K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

16 tháng 5 2019

Gợi ý:

– Thần tượng là gì? Theo nghĩa đen thì thần tượng chỉ một pho tượng thần thánh được nhiều người tôn sùng.

– Theo nghĩa bóng thần tượng chỉ một con người bằng xương bằng thịt nhưng được nhiều người yêu mến tôn sùng, mà sự yêu mến này thường hướng tới chân, thiện, mỹ

– Thần tượng có vai trò tích cực trong việc định hướng xã hội bởi nếu một thần tượng tốt sẽ giúp các fan (người hâm mộ) của mình đi theo hướng tích cực từ trang phục, thẩm mỹ, bản lĩnh sống…

– Thần tượng cũng có sự tiêu cực bởi nếu một người có lối sống không lành mạnh, phong cách thời trang lố lăng, hở hang… thì sẽ khiến người hâm mộ của mình học hỏi theo và trở thành trào lưu xấu cho xã hội.

– Cách ứng xử với thần tượng sao cho đúng: Hiện nay nhiều bạn trẻ đang trở thành “fan cuồng” cho thần tượng của mình. Các bạn trẻ là lứa tuổi dễ bị kích đông, lôi kéo đã yêu ai là yêu hết mình tìm mọi cách để bắt chước biến mình giống như thần tượng của mình.

– Cần phải lựa chọn bởi thần tượng cũng là một con người mà đã là người thì không ai hoàn hảo “ mười phân vẹn mười” sẽ có những điều đúng và sai, do vậy người hâm mộ cần lựa chọn điều đúng để học hỏi theo.

– Nhiều bạn trẻ chạy đua theo thần tượng bỏ ăn, bỏ học, bỏ nhà để được gặp thần tượng của mình, điều này thật sự không nên.

– Cần có cái nhìn đúng đắn về thần tượng bởi việc quá ái mộ một ai đó tới mức mờ lý trí thì sẽ thật nguy hiểm.

18 tháng 5 2019

a. Giải thích:

- Hiện tượng cuồng thần tượng là gì?

- Hiện tượng này bắt nguồn từ đâu và lý do một bộ phận các bạn trẻ hiện nay có xu hướng thần tượng một cách quá đà

b. Thực trạng:

- Hiện tượng "cuồng" ngày nay không khó bắt gặp

- Những tin tức trên các mặt báo lớn về sự cuồng nhiệt không có giới hạn

- Những cảnh tượng xếp hàng ăn ngủ tại sân bay để đón thần tượng

- Thậm chí năm 2007, đã có trường hợp con dọa giết bố mẹ vì không cho đi xem thần tượng Super Junior từ Hàn Quốc về

c. Nguyên nhân

- Sự phát triển rầm rộ của văn hóa thần tượng trong ngành giải trí

- Tâm lý quá đà của giới trẻ khi tìm được hình mẫu lý tưởng

d. Ý nghĩa, hậu quả

- Suy đồi đạo đức vì quá cuồng loạn thần tượng

- Mất phương hướng, luôn ảo tưởng về hình mẫu thần tượng

- Hành vi tiêu cực ảnh hưởng xấu tới những người hâm mộ chân chính

E. Giải Pháp

- Gia đình, nhà trường có phương pháp định hướng hợp lý

- Cá nhân mỗi người có điểm dừng nhất định để giữ gìn văn hóa thần tượng

Câu 1: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏiLà một kỳ quan hùng vĩ hiến cho người, Sơn Đoòng cũng là một thách thức kinh khủng đối với người. Chặng nào, đoạn nào, vẻ đẹp mời mọc vẫy gọi ta, thì gian nan cũng muốn chặn bước, hạ gục ta. Nên khám phá Sơn Đoòng là khám phá kép. Vừa khám phá hang, vừa khám phá chính mình. Chinh phục thiên nhiên, cũng là chinh phục bản thân. Thấy được...
Đọc tiếp

Câu 1: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi

Là một kỳ quan hùng vĩ hiến cho người, Sơn Đoòng cũng là một thách thức kinh khủng đối với người. Chặng nào, đoạn nào, vẻ đẹp mời mọc vẫy gọi ta, thì gian nan cũng muốn chặn bước, hạ gục ta. Nên khám phá Sơn Đoòng là khám phá kép. Vừa khám phá hang, vừa khám phá chính mình. Chinh phục thiên nhiên, cũng là chinh phục bản thân. Thấy được tự nhiên đến đâu cũng thấy ra mình, thấy ra người đến đấy. Người ham mạo hiểm đến Sơn Đòng để thỏa chí. Người hiếu kỳ đến Sơn Đoòng để có trải nghiệm về cái hang lớn nhất hành tinh. Người nhờ Sơn Đoòng mà đổi đời. Kẻ đến Sơn Đoòng để ghi điểm. Kẻ mượn Sơn Đoòng chốc lát để đánh bóng tên tuổi. Người gắn bó với Sơn Đoòng đến ngỡ như tử vì đạo chỉ để giúp đời…

a, Xác định PTBĐ chính

b, Chỉ ra 1 câu văn sử dụng phép nhân hóa

c, Nêu tác dụng của việc lặp từ Sơn Đòong" Nhiều lần trong đoạn

d, Giải thích ngắn gọn tại sao tác giả viết" Chinh phục thiên nhiên cũng là chinh phục bản thân"

Câu 2: Nhiều học sinh hiện nay thích bắt chước các trào lưu từ mạng xã hội, thể hiện sự hâm mộ quá mức đối với các "thần tượng"

Viết bài ngắn (khoảng 300 từ) trình bày suy nghĩ của em về hiện tượng trên

Câu 3: cảm nhận của em về tình yêu thương cha con sâu sắc của nhân vật bé Thu trong truyện ngắn Chiếc Lược ngà

0
16 tháng 6 2021

Hiện nay, một số bạn học sinh đang chạy theo những “mốt” quần áo rất đắt tiền nhưng có hình dáng rất “kì dị”. Các bạn cho rằng như vậy là hợp thời nhưng các bạn đâu có nhận ra là rnình phai nhạt đi nét truyền thống văn hóa của dân tộc Việt Nam ta. Vậy thì việc chạy theo mốt như vậy có đúng hay không?
Các bạn đang trút bỏ chiếc áo sơ mi trắng, chiếc quần xanh đen để mặc vào mình những bộ quần áo không hợp với người Việt Nam chúng ta. Hôm nay là mốt quần bò tua gấu..., ngày mai lại là “mốt” áo ngắn cùn cỡn, giày cao gót, ngày kia là áo chun, áo thụng rồi tiếp đến không biết còn những “mốt” nào được tung ra thị trường nữa. Các bạn cứ vòi tiền bố mẹ, đòi mua những thứ quần áo như vậy thì không biết phải cần đến bao nhiêu tiền? Mồ hôi công sức bố mẹ làm ra được “đốt” dưới bàn tay của các bạn đấy.
Có những bạn ngày trước vốn ăn mặc rất giản dị nhưng chỉ sau một thời gian cách ăn mặc đã thay đổi: tóc tém với đôi đường vàng đỏ, áo xanh quần túm thủng gối, ngắn thì thủng tay. Các bạn cho rằng mình phải án mặc như vậy mới là người “sành điệu”, cho khỏi bị các bạn chê là “lỗi thời”, “lạc hậu”. Nhưng các bạn ơi, xin các bạn hãy quay nhìn theo một hướng khác, hướng đến các bạn vẫn mặc theo lối truyền thống với bộ đồng phục quen thuộc, chắc chắn các bạn sẽ nhận ra nhiều điều.
Trong khi các bạn đang theo đuổi các “mốt” thời trang thì có những bạn vẫn mặc những bộ quần áo được các bạn cho là “lỗi thời”, “lạc hậu”, nhưng các bạn ấy vẫn được mọi người tôn trọng vì bộ quần áo ấy lại rất hợp với tuổi trẻ, vẫn rất đẹp, rất hấp dẫn. Vậy phải chăng cứ phải mặc theo lối “sành điệu” mới được coi là đẹp sao? Không, các bạn thấy đấy, với cách ăn mặc giản dị, phù hợp với lứa tuổi học sinh, các bạn ấy vẫn đẹp, đẹp một cách ngây thơ, hồn nhiên, trong sáng. Từ đó có thể khẳng định rằng: Đẹp không cần cứ phải “mốt”.
Hơn thế, hiện nay nước ta có rất nhiều khách du lịch đến, nếu họ thấy trên đường phốtoàn là những thanh niên học sinh với những bộ quần áo “sành điệu” như vậy liệu họ nghĩ gì về trang phục của nước ta, về truyền thông văn hóa Việt Nam?
Chính vì những lí do trên mà cách ăn mặc của một số bạn hiện nay không được chấp nhận và cũng vì vậy tôi hi vọng các bạn sẽ thay đổi cách ăn mặc của mình sao cho hợp thời nhưng phù hợp với hoàn cảnh, truyền thông đất nước ta và phù hợp với tính cách của bản thân từng bạn, những đội viên và những đoàn viên Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

Hiện nay khi Internet đã được phủ sóng rộng rãi tới khắp mọi miền đất nước thì các dịch vụ như: giải trí, thư giãn cũng được cập nhật thường xuyên. Trong đó không thể không kể tới mạng Facebook đang gây bão đối với nhiều người sử dụng Internet hiện nay.

Facebook thực chất cũng chỉ là một kênh giao lưu, trò chuyện giữa mọi người với nhau như: Yahoo, Skype, hay Twitter, hoặc Blog… thế nhưng nó lại có khả năng gây nghiện với nhiều người dùng. Tình trạng nghiện facebook giờ đây đang trở thành một hiện tượng cần phải nhanh chóng kiềm chế và điều chỉnh lại, bởi vì nó có thể gây ra rất nhiều những hậu quả không đáng có.

Trước hết, ta cần phải hiểu xem Facebook là gì? Tại sao nó có thể gây nghiện? Việc nghiện Facebook sẽ gây ra những tác hại như thế nào đối với con người. Facebook chính là một mạng lưới xã hội ảo, là nơi trò chuyện, nơi thư giãn, giải trí, hay chia sẻ cũng như thổ lộ tâm trạng mỗi người. Có thể nói facebook chính là một thế giới vừa thực, mà cũng vừa ảo. Ở đó chúng ta dễ dàng "chat", "chém gió", nói chuyện phiếm với bạn bè và cũng có rất nhiều nổi tiếng đã được biết tới thông qua mạng lưới này.

Facebook cũng chính là một hình thức giải trí, là nơi giúp nhiều người thư giãn sau những căng thẳng mệt mỏi trong cuộc sống. Chính vì vậy mà có rất nhiều bạn trẻ thường tìm đến nhằm giải tỏa căng thẳng, hay mong muốn tìm những sự đồng cảm, và chia sẻ cảm xúc đối với những người xung quanh. Nó giúp chúng ta có thể dễ dàng biết được tâm trạng, và cảm xúc của những người xung quanh mà không cần phải gặp gỡ trực tiếp.

Chỉ cần một status thôi là chúng ta cũng có thể kiểm soát và hiểu được người khác đang nghĩ gì. Điều đó thật đơn giản và tiện ích.Tuy nhiên, facebook cũng chính là mạng lưới dễ gây nghiện đối với nhiều người dùng nếu không biết tự kiểm soát thời gian của mình, không biết kiểm soát bản thân.

Ở Facebook, chúng ta đều có thể tìm kiếm được những thứ mà không thể tìm thấy ở bên ngoài. Đặc biệt là đối những bạn trẻ đam mê sự tự sướng và thích phô ra cho mọi người cùng thấy thì Facebook chính là một công cụ rất đắc lực để làm việc này. Chỉ cần một cái click, một post bài đăng hình ảnh của bạn đã được chia sẻ lên mạng và sẽ có rất nhiều người biết tới. Rồi chờ đợi từng nút , từng "comment" hay cái "share". Chỉ như vậy thôi cũng khiến cho bản thân bạn thấy rất vui rồi.

Tuy nhiên, cũng chính những điều đó sẽ dễ dàng cuốn bạn vào cái thế giới ảo này một cách nhanh chóng nhất. Nghiện Facebook thực sự là một trong những cái rất khó có thể dứt bỏ, bởi vì nó đã trở thành một thói quen buộc phải làm hằng ngày, phải "check in" thường xuyên. Rất nhiều bạn trẻ ngày nay chỉ dành thời gian để lướt Facebook: từ những lúc đi học, hay cho tới những lúc đi làm cũng dành thời gian cho Facebook, thậm chí có những lúc đi chơi với bạn bè cũng Facebook, ngồi với bố mẹ cũng Facebook.

Hình như, cuộc sống mà thiếu đi Facebook thì nhiều người như cảm thấy thật tẻ nhạt và vô vị. Có nhiều người còn nói rằng Facebook cũng giống như những bữa cơm hàng ngày, đối với họ là không thể thiếu. Bạn thấy sao? Điều có thật nực cười với cái suy nghĩ ngớ ngẩn như thế hay không? Vào Facebook chỉ để check in, khoe với mọi người hôm nay đi những đâu, hay làm những gì, thậm chí tới ăn những gì và để xem tụi bạn có gì khác so với mọi ngày hay không.

Thế giới ảo luôn luôn mang tới cho chúng ta những cảm giác thích thú và tò mò như vậy. Cũng chính điều đó đã khiến cho bạn đã đánh đổi rất nhiều thời gian chỉ để vào Facebook mỗi ngày. Nhưng bạn đâu hay biết rằng cũng chính Facebook là con dao hai lưỡi, đã khiến cho bạn ngày một trở nên ích kỉ, và hẹp hòi hơn. Không ít các bạn học sinh cấp 2, cấp 3 hiện nay đang bị cuốn vào vòng xoáy “nghiện” facebook và khó để thoát ra.

Chiếc điện thoại giờ đây là một vật bất ly thân, và các em đang dành quá nhiều thời gian vào đó, trong khi thời gian dành cho học tập thì không có. Hệ quả tất yếu của việc này dẫn tới là điểm kém, là ý thức kém và kết quả học tập kém. Điều này thật đáng buồn! Không phải tất cả mọi chuyện đều có thể mang lên facebook.

Đã có rất nhiều câu chuyện về tình trạng đưa mọi thứ lên mạng xã hội Facebook như: có một cô bạn đi chơi qua đêm với bạn trai, và đã bị người khác bắt gặp và chụp ảnh. Người đó cảm thấy thích thú với việc chia sẻ những hình ảnh tế nhị đó lên mạng xã hội cho mọi người cùng biết. Vậy là chỉ cần một bài post, một cái click là đã nhận lại được vô số , share. Thế nhưng, hai người bạn kia sẽ cảm thấy xấu hổ như thế nào, sẽ đối mặt với mọi người xung quanh thế nào? Cũng chính điều đó đã “giết chết” không ít người, tước đoạt đi nhiều thứ của những người khác chỉ để thỏa mãn bản thân mình. Đó là một hành động không đẹp, và tuyệt đối không được phép!

Bạn cứ tưởng rằng danh sách bạn bè của mình có tới vài nghìn người bạn, bạn thích thú với điều đó, đem đi khoe với tất cả mọi người về số lượng bạn ảo này. Nhưng liệu bạn có biết rằng, chính mình đang dần thu hẹp rất nhiều mối quan hệ thực ở quanh mình chỉ để “đầu tư” vào những người bạn ảo mà có khi là chưa bao giờ gặp mặt đó hay không.

“Bệnh” nghiện Facebook đang và đã để lại rất nhiều hậu quả không đáng có, và không nên để xảy ra tình trạng như vậy. Các mối quan hệ thân thiết bắt đầu trở nên dãn ra, không gian và thời gian dành cho gia đình và bạn bè cũng không còn nhiều. Thời gian dành cho học tập cũng bị gián đoạn nhiều, và tâm trí của bạn cũng dần mất đi cảm xúc bởi vì những thứ chỉ có trên mạng ảo đó.

Để có thể hạn chế được hiện tượng nghiện facebook hiện nay, thì đòi hỏi phần lớn là ở nhận thức của người dùng. Bản thân họ phải tự ý thức được facebook thực chất chỉ là một công cụ giải trí đơn thuần, và đừng bao giờ để nó thành người bạn bám rễ, dành quá nhiều thời gian cho nó. Việc “nghiện” Facebook này cũng ảnh hưởng tới chính sức khỏe bạn rất nhiều.

Bởi vậy, trong mỗi chúng ta không kể lứa tuổi nào cũng đều cần có được nhận thức đúng đắn về việc sử dụng facebook hiện nay. Chơi và biết điểm dừng để khiến tâm trí luôn thoải mái hơn chứ không phải u mị đi.

16 tháng 6 2021

Hiện nay cùng với sự phát triển vượt bậc của công nghệ thông tin đã cho ra đời nhiều mạng xã hội. Nhắc đến mạng xã hội thì không thể thiếu Facebook – một trang mạng rất quen thuộc đối với thế giới nói chung và Việt Nam ta nói riêng. Không thể không nhắc đến những gì mà mạng xã hội làm được cho con người: giao lưu, kết bạn, giải trí, quảng bá thương hiệu, bán hàng…Nhưng chúng ta cũng không phủ nhận những tác hại khôn lường từ mạng xã hội mang lại. Mạng xã hội đã và đang làm mất quỹ thời gian ngắn ngủi của con người. Quá tập trung mạng xã hội, chúng ta dường như quên rằng mình phải làm rất nhiều việc. Quá rong chơi trong thế giới ảo ta quên mất mình cần sống cho mình, cho mọi người xung quanh. Chính mạng xã hội đang dần dần thủ tiêu mọi giao tiếp của con người. Ngồi đâu, ở đâu đâu bạn cũng chỉ thấy người ta chúi đầu vào điện thoại và quên đi việc phải trò chuyện cùng nhau. Đó là chưa nói đến việc những thông tin trên mạng xã hội là thông tin chưa qua kiểm chứng, thật giả lẫn lộn. Chẳng những gây hại về sức khỏe, sản phẩm công nghệ này còn tác động tiêu cực về mặt tinh thần của con người, đặc biệt là giới trẻ. Do nguồn thông tin trên mạng không có ai giám sát, kiểm duyệt nên còn tràn lan rất nhiều thông tin sai lệch, văn hóa phẩm đồi trụy, trong khi giới trẻ còn chưa đủ nhận thức để sàng lọc thông tin, dễ dẫn đến nhận thức lệch lạc, kéo theo đó là hành động sai lầm. Bị kẻ xấu lợi dụng tên tuổi, hình ảnh vào những việc làm phạm pháp gây ảnh hưởng tới uy tín và lòng tin của người khác. Có nhiều học sinh cũng chính vì nghiện mạng xã hội mà việc học tập ngày càng đi xuống. Lo sống ảo nên quên mất bản thân cần phải cố gắng trong đời thực. Bởi vậy chúng ta cần nhận thức được ý nghĩa thực sự của mạng xã hội và cần phải sử dụng mạng xã hội một cách thông minh và phải làm chủ nó cũng như làm chủ được bản thân trước những cám dỗ.

6 tháng 4 2021

Thế kỉ XXI chứng kiến sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ với sự xuất hiện của hàng loạt các thiết bị thông minh phục vụ cho nhu cầu ngày càng tăng của con người. Bên cạnh những lợi ích to lớn không thể phủ nhận, thì chúng cũng mang lại không ít những thách thức đòi hỏi sự quan tâm của toàn xã hội. Một trong những vấn đề gây nhức nhối nhất trong những năm gần đây là hiện tượng nghiện game ở học sinh.

Game là một phần của trò chơi điện tử. Chúng ta không nên nhầm lẫn giữa game và trò chơi điện tử bởi trò chơi điện tử là sự kết hợp giữa trò chơi và thiết bị giúp bạn tương tác và chơi được trò chơi đấy. Một số các game phổ biến hiện nay có thể kể đến như Liên minh huyền thoại, DOTA , Clash of Clans, Haft-life,… được giới trẻ vô cùng ưa chuộng. Và “nghiện game” đã chính thức được tổ chức Y tế Thế giới WHO công nhận như một dạng  rối loạn tâm lý, y hệt như trầm cảm hay tâm thần phân liệt và cần có các cách điều trị đặc dụng riêng để giúp những "con nghiện" thoát khỏi ám ảnh tâm lý. Nghiện game có thể một số biểu hiện như không thể kiểm soát được thời gian, tần suất, địa điểm chơi game, luôn bị ám ảnh bởi các hình ảnh trong game, coi trọng game hơn bất cứ thứ gì khác trong cuộc sống đến mức quên ăn, quên ngủ, không còn nghĩ gì đến học hành, công việc.Việc nghiện game ở học sinh đã và đang gây ra những ảnh hưởng vô cùng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống không chỉ của cá nhân học sinh đó mà còn lên toàn xã hội. Trước hết, nghiện game gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe học sinh. Việc tiếp xúc hàng giờ, thậm chí hàng ngày với máy tính có thể gây ra mỏi mắt, dần dần suy giảm thị lực. Bên cạnh đó, việc chơi các trò chơi chiến đấu thường xuyên đặt bộ não trong một trạng thái căng thẳng liên tục, đó là nguyên nhân dẫn đến các chứng rối loạn thần kinh, suy giảm trí nhớ. Không những thế, sức khỏe học sinh cũng bị tàn phá khi các “con nghiện game” thường xuyên ăn uống qua loa, tạm bợ, bỏ bữa để có thời gian chơi game, trong khi đó, cột sống cũng rất dễ bị tổn thương khi ngồi trong một tư thế, thậm chí là sai tư thế quá lâu…

Cùng với những tác động tiêu cực lên sức khỏe thế chất, nghiện game cũng ảnh hưởng xấu đến tinh thần và kết quả học tập của học sinh. Coi game là “thứ tồn tại duy nhất, những thứ khác có hay không có không quan trọng”, thành tích học tập dễ sa sút, học sinh không còn tâm trí học hành, làm việc, đắm chìm vào thế giới ảo và xa lánh với đời sống thật, họ dễ rơi vào trạng thái u uất, chán nản, lâu dần sinh ra trầm cảm, thậm chí có những hoang tưởng từ cuộc sống trong trò chơi ra ngoài đời thật.Đồng thời, hiện tượng nghiện game đang diễn ra cũng gây ảnh hưởng to lớn tới gia đình, nhà trường và xã hội. Học sinh nghiện game sẵn sàng bỏ ra rất nhiều tiền vào các game online. Ở lứa tuổi học sinh, chưa làm ra tiền, các em dễ nảy sinh tính trộm cắp, nói dối bố mẹ để có tiền chơi game. Ở mức độ nặng hơn, tâm trí học sinh còn có thể bị kiểm soat bởi những hành động trong game, gây ra những hành động trái pháp luật, gây tổn thương cho bản thân và cho người khác, trở thành gánh nặng cho cả xã hội.

24 tháng 3 2023

Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ số hóa nên các trò chơi điện tử, game online hiện nay cũng rất phát triển với sự đa dạng về thể loại phù hợp với nhu cầu của người sử dụng. Tuy nhiên hiện nay một bộ phận lớn thanh thiếu niên cũng như học sinh đang sa đà quá vào trò chơi điện tử khiến công việc học hàng sa sút kéo theo nhiều hệ lụy nguy hiểm.

Như chúng ta đã biết, trước đây việc ra đời của các trò chơi điện tử mang tính chất giải trí giúp con người giải tỏa bớt căng thẳng sau những giờ làm  việc. Thì ngày nay, với sự phát triển của xã hội đã ra đời game online.

Game online là những trò chơi qua mạng Internet, với nhiều loại hình khác nhau, thoải mái cho bạn trẻ lựa chọn. Nếu chỉ chơi để giải trí thì nó không ảnh hưởng đến học hành nhưng nếu như nghiện, mê mẩn quá thì sẽ dẫn đến nhiều điều tai hại. Đó là nghiện game. Nghiện game được định nghĩa chính là sa vào trò chơi đó mà không thể thoát ra được, chìm đắm trong thế giới game, sao nhãng việc học tập cũng như khiến cho tinh thần không còn minh mẫn nữa.

Hiện nay tình trạng nghiện game online đang diễn ra rất nhiều, đặc biệt ở học sinh, sinh viên. Vì đây là lứa tuổi dễ bị sa vào những trò chơi vô bổ, chưa phải lo nghĩ nhiều đến tương lai, hoặc bị bạn bè dụ dỗ, lôi kéo cùng chơi. Game online nếu chơi không khoa học sẽ bị nghiện, chất nghiện nằm ở trong những trò chơi. Và không phải trò nào cũng có thể gây nghiện được.

Những quán game đang ngày càng mọc lên nhảm nhảm, ngoài phố, trong ngõ, đâu đâu cũng thấy game. Đây là một trong những điểm hút học sinh, sinh viên. Bản thân các em không kiềm chế được sự tò mò, kích thích của trò chơi mà sa vào.

Nguyên nhân mà giới trẻ nghiện game xuất phát từ nhiều phía. Ba mẹ không chăm lo quan tâm đến đời sống tinh thần của con cái, nên con cái sẽ tìm đến một thế giới khác để giải tỏa tâm lý. Nhiều bạn trẻ rời nhà lên thành phố học đại học, ba mẹ không quản được, bạn bè lôi kéo nên ngày đêm chìm ngập trong thế giới đó. Bản thân mỗi người nếu không có bản lĩnh và sự kiềm chế thì chắc chắn sẽ bị thế giới ảo này cuốn trôi vào vòng xoáy.

 

Hậu quả của việc nghiện game online thực sự rất đang ngại. Học tập sa sút nghiêm trọng, bỏ bê việc học, dành thời gian để "cày" game quá nhiều còn dẫn đến đầu óc không còn được tỉnh táo. Tiền mất tật mang, thế giới game sẽ chẳng mang lại cho bạn bất cứ được điều gì có ích, chỉ toàn những điều tai hại.

Vậy làm thế nào để kéo những người nghiện game thoát khỏi thế giới ảo đó?

Thực ra rất khó để đưa họ ra khỏi thế giới đó, nhưng có thể ngăn ngừa, hạn chế được thói hư này. Động viên, khuyến khích các bạn tham gia những câu lạc bộ tình nguyện để làm phong phú thêm đời sống tinh thần. Đó cũng là một biện pháp bổ ích và thú vị. Hạn chế việc nghiện game thì các bạn trẻ đã tự tạo cho mình một sân chơi lành mạnh để học và chơi hiệu quả, an toàn nhất.

Như vậy có thể thấy rằng tình trạng nghiện game online ở giới trẻ đang tăng lên, cần phải tìm cách để có thể hạn chế được thực trạng đáng buồn này.

30 tháng 7 2021

Em tham khảo:

Xã hội ngày càng phát triển con người ngày càng bị cuốn vào guồng quay của công việc, tiền tài và nhiều người trở nên vô cảm hơn, bệnh vô cảm là gì? vô cảm là sự thờ ơ trước niềm vui, nỗi buồn của người khác. Bệnh vô cảm khiến cho tâm hồn con người khô khan, càng khiến cho khoảng cách giữa người với người ngày càng xa hơn. Trong xã hội ngày nay bệnh vô cảm ngày càng trở nên trầm trọng, nhất là trong giới trẻ có thể thấy qua việc chứng kiến tai nạn giao thông, có những người không giúp đỡ nạn nhân mà chỉ lo quay video, chụp ảnh để đưa lên mạng xã hội với mục đích câu like. Nguyên nhân dẫn đến bệnh vô cảm đó là do ý thức của con người, do cuộc sống phát triển và con người coi trọng tiền bạc hơn cả nhân cách, tình cảm. Để ngăn chặn căn bệnh vô cảm cần có biện pháp giáo dục cho mỗi công dân tình yêu thương ngay từ khi còn là một đứa trẻ, tuyên truyền cho cộng đồng về căn bệnh vô cảm. Nhưng quan trọng hơn hết là bản thân mỗi người phải tự giác ý thức được tác hại của căn bệnh vô cảm, có thể nói vô cảm là căn bệnh nguy hiểm nhất trong các căn bệnh nguy hiểm mà xã hội cần bài trừ, ngăn chặn.

10 tháng 5 2023
 

Thơ mới là một hiện tượng nổi bật của văn học Việt Nam nói chung và thơ ca nói riêng trong thế kỷ XX. Nó vừa ra đời đã nhanh chóng khẳng định vị trí xứng đáng trong nền văn học dân tộc với các “hoàng tử thơ”: Thế Lữ, Xuân Diệu, Huy Cận, Chế Lan Viên, Hàn Mặc Tử v..v… Phong trào Thơ mới đã tạo nên một thời đại rực rỡ phong phú trong lịch sử văn học Việt Nam. Hoài Thanh đã viết trong Thi nhân Việt Nam: “… trong lịch sử thi ca Việt Nam chưa bào giờ có một thời đại phong phú như thời đại này. Chưa bao giờ người ta thất xuất hiện cùng một kần một hồn thơ rộng mở như Thế Lữ. mơ màng như Lưu Trọng Lư, hùng tráng như Huy Thông, trong sáng như Nguyễn Nhược Pháp, ảo não như Huy Cận, quê mùa như Nguyễn Bính, kỳ dị như Chế Lan Viên… và thiết tha, rạo rực, băn khoăn như Xuân Diệu. Thơ mới là thời đại của những phong cách thơ độc đáo và một trong những nội dung tiêu biểu của thơ mới là tình yêu quê hương như một nhà nghiên cứu từng nhận xét: “Tình yêu quê hương đất nước một khoảng rộng trong trái tim của thơ mới”.

Thơ mới ra đời trong hoàn cảnh đất nước chìm trong chế độ thực dân nửa phong kiến. Các nhà thơ mới nhận thức rõ nỗi đau mất nước, chán ghét thực tại nên họ gửi gắm nỗi niềm về đất nước, quê hương vào những vần thơ. Tình quê hương đấtnước trong Thơ mới thể hiện ở nhiều cung bậc khác nhau: lúc ca ngợi cảnh đẹp của quê hương, lúc nhớ quê hương da diết, lúc hoài niệm ngưỡng mộ và tiếc nuối một né đẹp văn hóa trong quá khứ, lúc gửi gắm niềm tâm sự thầm kín… Và một trong những bài thơ xuất sắc của phong trào thơ mới viết thành công với đề tài này, không thể không nhắc tới Thế Lữ với Nhớ rừng, Tế Hanh với Quê hương.

Viết về tình yêu quê hương đất nước, thứ nhất, hai bài thơ này ca ngợi cảnh đẹp thiên nhiên.

Bài thơ Nhớ rừng của Thế Lữ dựng lên hai khoảng không gian, đối lập: sự hùng vĩ của thiên nhiên và sự chật hẹp, tù túng của vườn bách thú nơi con hổ đang sống. Thiên nhiên trong bài thơ hiện lên thật đẹp đẽ, ấn tượng. Đó là cảnh bóng cả, cây già với những gió gào ngàn, nguồn hét núi:

“Nhớ cảnh sơn lâm bóng cả cây già

Với tiếng gió gào ngàn, với giọng nguồn hét núi”

Cảnh thiên nhiên ở nơi rừng xanh, nơi con hổ từng là chúa tể của muôn loài trái ngược với những cảnh giả tạo, bắt chước của vườn bách thú. Và đặc biệt, ca ngợi vẻ đẹp của thiên nhiên, Thế Lữ đã rất thành công khi miêu tả hình ảnh bộ tranh tứ bình tinh xảo và độc đáo. Đầu tiên là bức tranh rừng núi trong đêm:

“Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối

Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan.”

Cảnh có màu vàng óng ả của trăng, màu xanh trong vắt của nước suối đại ngàn, màu trắng đen mờ ảo của cỏ cây hoa lá. Hổ ta đang đứng trên bờ, say sưa ngắm nhìn cảnh vật đẹp đến say lòng ấy. Ta có cảm giác hổ say mồi thì ít mà say đắm vẻ đẹp huyền ảo của đêm trăng thì nhiều. Vũ trụ có trăng, lúc khuyết, lúc tròn, lúc lên, lúc lặn để rồi hổ ta không biết bao lần ngây ngẩt trước ánh trăng vàng tung tóe. Nhớ làm sao những đêm vàng đấy mộng mơ ấy! Và giờ đây nó càng quý vô ngần vì nó là đêm của tự do và ảo mộng.

=333 chúc bạn học tốt