K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Câu 1:Trình bày những hiểu biết của em về tác giả Thanh Tịnh?(Tìm hiểu thêm những ý ngoài SGK) Câu 2:Nêu những hiểu biết của em về tác phẩm ''Tôi đi học''(Xuất xứ, thể loại, nhân vật chính, nội dung) Câu 3:Nỗi nhớ về buổi tựu trường của tác giả được khởi nguồn từ thời điểm nào?Vì sao?(về thời gian,không gian) Câu 4:Tâm trạng của nhân vật ''tôi''khi nhớ về những kỉ niệm cũ(phân tích 4 từ láy:rạo...
Đọc tiếp

Câu 1:Trình bày những hiểu biết của em về tác giả Thanh Tịnh?(Tìm hiểu thêm những ý ngoài SGK)
Câu 2:Nêu những hiểu biết của em về tác phẩm ''Tôi đi học''(Xuất xứ, thể loại, nhân vật chính, nội dung)
Câu 3:Nỗi nhớ về buổi tựu trường của tác giả được khởi nguồn từ thời điểm nào?Vì sao?(về thời gian,không gian)
Câu 4:Tâm trạng của nhân vật ''tôi''khi nhớ về những kỉ niệm cũ(phân tích 4 từ láy:rạo rực,mơn man,tưng bừng,rộn rã)

Câu 5:Trong các câu văn sau''Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhueng lần này tự nhiên thấy lạ.Cảnh vật xung quanh tôi đều thay đổi,vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn:hôm nay tôi đi học''

-Cảm giác quen mà lạ của nhân vật ''tôi'' có ý nghĩa gì?
-Tâm trạng thay đổi cụ thể của nhân vật ''tôi'' cụ thể như thế nào?
-Qua những cảm nghĩ mới mẻ ấy ''tôi'' đã bộc lộ phẩm chất gì?
Câu 6:Trong câu văn:''Ý nghĩ ấy thoáng qua trong trí tôi nhẹ nhàng như một làn mây lướt qua ngang trên ngọn núi''
-Tác giả đã dử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Phân tích ý nghĩa?


Các anh/chị giúp em với ạ!!Em xin cảm ơn trước ạ vì ngày mai em có buổi dự giờ nên em đang cần gấp ạ

3
6 tháng 8 2019

1. Nhà thơ Thanh Tịnh (11.12.1911 – 17.7.1988) – Hà Nội, tên thật là Trần Văn Ninh, lên 6 tuổi đổi tên là Trần Thanh Tịnh; học tiểu học và trung học ở Huế. Từ 1933 bắt đầu đi làm hướng dẫn viên du lịch rồi vào nghề dạy học. Đây là thời gian ông bắt đầu sáng tác văn chương. Trong sự nghiệp sáng tác của mình, Thanh Tịnh đã có những đóng góp trong nhiều lĩnh vực: truyện ngắn, truyện dài, thơ, ca dao, bút kí văn học, song có lẽ thành công hơn cả là truyện ngắn và thơ.

2.Trong cuộc sống mỗi con người , kỉ niệm trong sáng của tuổi học trò , nhất là buổi tựu trường đầu tiên , thường đc ghi nhớ mãi.

3. Thời gian : buổi sáng cuối thu

không gian ;Trên con đường dài và hẹp

Vì đó là thời điểm và nơi chốn quen thuộc , gần gũi , gắn liền với tuổi thơ của tác giả .Đó là lần đầu tiên được cắp sãh tới trường.

4. Khi nhớ về thì tác giả có cảm giác nảy nở trong lòng , nhầm diễn tả lại tâm trạng trong lòng của nhân vật tôi

5Nhân vật tôi có tâm trạng muốn tập làm người lớn, thấy tâm trạng mình trang trọng và đứng đắn

6

Trong truyện ngắn ” Tôi đi học”có một hình ảnh so sánh rất hay và đặc sắc, đó là ” ý nghĩ thoáng qua trong trí tôi nhẹ nhàng như một làn mây lướt ngang trên ngọn núi”. Tác giả đã so sánh cái ý nghĩa non nớt ngày thơ của mình với ” làn mây” diễn tả sự trong sáng thơ ngây dịu dàng đáng yêu của những đứa trẻ vô tư hồn nhiên của những trẻ thơ.

Cái ý nghĩ ấy sẽ chỉ có trong tâm trí của những trẻ lần đầu được cắp sách tới trường thể hiện một sức mạnh kỳ diệu, mãnh liệt. Bao năm tháng qua rồi mà những kỉ niệm vẫn sống dậy và lung linh. Qua cách diễn tả thật đặc sắc và hay, ta thẫm đẫm chất trữ tình và hiểu sâu sắc về một tâm hồn khát khao bay cao bay xa với một niềm hi vọng ước ao hoài bảo lớn lao để vươn tới chân trời mới, một tương lai đang phơi phới chào đón những đứa trẻ hồn nhiên.

Bằng câu văn ngắn gọn, ta thấy ước mơ, khát vọng ấy của tác giả thật cao đẹp và thiêng liêng biết bao.

Câu 1 :

Tác giả

  • Thanh Tịnh (1911- 1988)
  • Tên thật là: Trần Văn Ninh.
  • Quê quán: Huế.
  • Các tác phẩm: Hận chiến trường, quê mẹ, ngậm ngải tìm trầm, những giọt nước biển.... → Sáng tác của Thanh Tịnh toát lên vẻ đẹp dằm thắm, tình cảm êm diu, trong trẻo, nhẹ nhàng, sâu lắng.
  • Năm 2007, Ông được tặng giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật.

Câu 2 :

Tác phẩm

  • “Tôi đi học” in trong tập “Quê mẹ” xuất bản 1941.
  • Bố cục: 4 phần
    • Phần 1: Từ đầu đến "tôi đi học": Khởi nguồn của nỗi nhớ
    • Phần 2: Tiếp theo đến "Trên ngọn núi": Tâm trạng và cảm giác của nhân vật tôi trên đường đến trường
    • Phần 3: Tiếp theo đến "chút nào hết": Tâm trạng và cảm xúc của nhân vật tôi khi đứng trong sân trường và phải tời tay mẹ để vào lớp học
    • Phần 4: Còn lại: Tâm trạng của nhân vật Tôi khi vào lớp và đón nhận giờ học đầu tiên

Câu 3 :

Khởi nguồn nỗi nhớ

  • Thời điểm gợi nhớ: Cuối thu - ngày khai trường
  • Quang cảnh:
    • Lá rụng nhiều, những đám mây bàng bạc
    • Mấy em bé rụt rè cùng mẹ đến trường
  • Tâm trạng của nhân vật tôi khi nhớ lại kỉ niệm tựu trường: Náo nức, mơn man, tưng bừng, rộn rã → những từ láy có tính biểu cảm cao diễn tả sâu sắc, cụ thể, độc đáo những cảm xúc trong sáng, nảy nở trong lòng

Câu 4 :

Cảm xúc của nhân vật tôi trong buổi tựu trường đầu tiên
  • Khi cùng mẹ đi trên đường tới trường
    • Có sự thay đổi lớn trong lòng
    • Thấy mình lớn lớn, nhận thức nghiêm túc hơn
    • Cảm thấy trang trọng, đứng đắn với bộ quần áo mới, vở mới
    • Muốn được chững chạc
  • Tâm trạng và cảm giác của nhân vật tôi khi đứng giữa sân trường
    • Cảm thấy mình bé nhỏ so với trường
    • Lo sợ, ngập ngừng và thầm mong được như học trò cũ
    • Khi xếp hàng: chơ vơ, muốn bước nhanh mà toàn thân cứ run, dềnh dàng chân co, chân duỗi

→ Những cảm xúc tự nhiên, rất đáng nhớ, đáng yêu

  • Cảm giác và tâm trạng của nhân vật tôi khi ngồi vào bàn học đón tiết học đầu tiên
    • Cái gì cũng cảm giác lạ, hay thấy cái gì cũng thân thiết và gần gũi, vừa ngỡ ngàng, vừa tự tin → có sự thay đổi lớn trong tâm trí nhân vật
    • Hình ảnh gợi nhớ những ngày trẻ thơ chơi bơi hoàn toàn đã chấm dứt, bước sang một giai đoạn mới: làm người lớn → hình ảnh có ý nghĩa tượng trưng
    • Hình ảnh "dòng chữ của thầy trên bảng" thể hiện niềm tự hào, gợi ra những cảm xúc đẹp, đáng nhớ về một thời niên thiếu: tôi đi học

→ những tình cảm, cảm xúc đáng nhớ, đáng trân trọng và lưu giữ trong tâm hồn mỗi người.

  • Cảm nhận về thái độ, cử chỉ của người lớn đối với các em trong lần đầu tiên đi học
    • Phụ huynh: Chuẩn bị ân cần, chu đáo → lo lắng, hồi hộp cùng các em
    • Thầy giáo: vui vẻ, giàu tình yêu thương
    • Ông Đốc: từ tốn, bao dung

→ quan tâm, chăm sóc chu đáo cho những học trò bé bỏng ⇒ đem đến sự ấm áp, giúp các em tự tin, vững vàng hơn

21 tháng 4 2021
I. Đôi nét về tác giả Phạm Duy Tốn

- Phạm Duy Tốn (1883-1924), nguyên quán Phượng Vũ, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây (nay là Hà Nội), sinh quán thôn Đông Thọ (nay là phố Hàng Dầu, Hà Nội)

- Ông là một trong số những nhà văn mở đường cho truyện ngắn hiện đại Việt Nam

- Truyện ngắn của oogn thường viết về hiện thực xã hội đương thời

II. Đôi nét về tác phẩm Sống chết mặc bay

1. Hoàn cảnh ra đời

- “Sống chết mặc bay” được sáng tác tháng 7 năm 1918

- Đây là tác phẩm được xem là thành công nhất của Phạm Duy Tốn

2. Tóm tắt

    Sống chết mặc bay là câu chuyện về sự tắc trách của quan phụ mẫu làng X, thuộc phủ X dẫn đến cái chết của hàng bao nhiêu con người, nhà cửa trôi băng, lúa má ngập hết, kẻ sống không chỗ ở, kẻ chết không nơi chôn. Bởi trong khi dân chúng khổ cực, vất vả giữ đê ngăn nước lũ từ sông Nhị Hà thì quan phụ mẫu vẫn say sưa với ván bài tổ tôm trong cái đình cao và vững chãi, mặc kệ dân chúng ngoài kia.

3. Bố cục (3 phần)

- Phần 1 (từ đầu đến “khúc đê này vỡ mất”): Tình hình vỡ đê vá sức chống đỡ

- Phần 2 (tiếp đó đến “Điếu, mày!”): Cảnh quan phụ mẫu đánh tổ tôm khi “đi hộ đê”

- Phần 3 (còn lại): Cảnh vỡ đê và nhân dân lâm vào cảnh lầm than

4. Giá trị nội dung

“Sống chết mặc bay” đã lên án gay gắt tên quan phủ “lòng lang dạ thú” và bày tỏ niềm thương cảm trước cảnh “nghìn sầu muôn thảm” của nhân dân do thiên tai và cũng do thái độ vô trách nhiệm của kẻ cầm quyền gây nên

5. Giá trị nghệ thuật

- Kết hợp nghệ thuật tương phản và tăng cấp khéo léo

- Lời văn cụ thể, sinh động, giàu cảm xúc

- Miêu tả nhân vật sắc nét

13 tháng 5 2021
Nghi mà dài hết bài luôn vậy
13 tháng 5 2022

Tham khảo

Mở đầu tác phẩm, tác giả đã xây dựng một tình huống độc đáo được đặt trong sự đối lập gay gắt. Một bên là tình cảnh vô cùng nguy khốn của dân chúng: "Gần một giờ đêm. Trời mưa tầm tã. Nước sông Nhị Hà lên to quá; khúc đê làng X thuộc phủ X xem chừng núng thế lắm, hai ba đoạn đê thẩm lậu rồi, không khéo thì vỡ mất". Tính mạng "con dân" cả vùng đang bị đe dọa nghiêm trọng. Quang cảnh hàng trăm ngàn con người đang ra sức chống chọi lại với cơn lũ thật khẩn trương, vất vả. "Kẻ thì thuổng, người thì cuốc, người đội đất, kẻ vác tre", "người nào người nấy lướt thướt như chuột lột". Một bên là cảnh quan huyện "kẻ cha mẹ của dân" có trách nhiệm đốc thúc dân chúng bảo vệ đê thì lại đang chễm chệ trong đình "cách đó chừng bốn năm trăm thước. Đình ấy cũng ở trong mặt đê, nhưng cao mà vững chãi, dẫu nước to thế nữa, cũng chẳng việc gì". Ngoài kia con dân đang chân lấm tay bùn, đem thân hèn yếu để chống chọi lại với sức nước thì trong đình "đèn thắp sáng trưng", "nha lệ lính tráng, kẻ hầu người hạ đi lại rộn rịp". Dường như ngoài kia và trong này là cả hai thế giới khác biệt hoàn toàn. Nếu ngoài kia là thảm cảnh thì trong này là thú vui. Ngoài kia gấp gáp khẩn trương, trong này thong dong nhàn nhã. Cái náo loạn đặt bên cạnh cái yên ả. Trái với "con dân" đang "trăm lo ngàn sợ", quan phụ mẫu "uy nghi chễm chện ngồi" như không hề hay biết đến tình trạng thảm thương của dân chúng. Dựng lên hai cảnh đối lập gay gắt đó, tác giả vạch trần thói vô trách nhiệm của bọn quan lại đương thời. Trong tình cảnh ấy, vô trách nhiệm chính là một tội ác.

27 tháng 2 2022

Nghệ thuật là điệp ngữ, câu hỏi tu từ

Tác dụng: Thể hiện nỗi nhớ da diết một thời vàng son của hổ khi còn là "Chúa sơn lâm"

19 tháng 10 2021

Em tham khảo ở đây:

Tiểu sử, quan điểm, sự nghiệp sáng tác cùng phong cách nghệ thuật của O Hen-ri

19 tháng 10 2021

dạ em cảm ơn ạ

 

23 tháng 2 2021

của văn bản nào ?

31 tháng 7 2021

Tham khảo

- Tên khai sinh: Nguyễn Sen

- Quê quán:

-Sinh ra tại quê nội ở thôn Cát Động, thị trấn Kim Bài, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây (nay thuộc Hà Nội) - làm nghề thủ công-Lớn lên ở quê ngoại - làng Nghĩa Đô, phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Đông, nay thuộc quận Cầu Giấy, Hà Nội

- Bút danh: Tô Hoài được tạo nên bởi 2 địa danh có ý nghĩa với cuộc đời ông là sông Tô Lịch và phủ Hoài Đức.

- Cuộc đời: từ khi còn là thanh niên ông đã phải làm nhiều công việc để kiếm sống như dạy trẻ, bán hàng, kế toán hiệu buôn..., cũng có những lúc ông phải chịu cảnh thất nghiệp.

- Sự nghiệp văn chương:

Tô Hoài viết văn từ trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 và nhanh chóng được công chúng chú ý đếnÔng có khối lượng tác phẩm phong phú và đa dạng, gồm nhiều thể loại như truyện ngắn, truyện dài kỳ, hồi ký, kịch bản phim, tiểu luận, báo chí...

- Tác phẩm tiêu biểu:

Dế Mèn phiêu lưu kí (truyện dài. 1941)O chuột (tập truyện ngắn, 1942)Truyện Tây Bắc (tập truyện, 1853)...
31 tháng 7 2021

BN THAM KHẢO

 

 Tên khai sinh: Nguyễn Sen

- Quê quán:

Sinh ra tại quê nội ở thôn Cát Động, thị trấn Kim Bài, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây (nay thuộc Hà Nội) - làm nghề thủ côngLớn lên ở quê ngoại - làng Nghĩa Đô, phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Đông, nay thuộc quận Cầu Giấy, Hà Nội

- Bút danh: Tô Hoài được tạo nên bởi 2 địa danh có ý nghĩa với cuộc đời ông là sông Tô Lịch và phủ Hoài Đức.

- Cuộc đời: từ khi còn là thanh niên ông đã phải làm nhiều công việc để kiếm sống như dạy trẻ, bán hàng, kế toán hiệu buôn..., cũng có những lúc ông phải chịu cảnh thất nghiệp.

- Sự nghiệp văn chương:

Tô Hoài viết văn từ trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 và nhanh chóng được công chúng chú ý đếnÔng có khối lượng tác phẩm phong phú và đa dạng, gồm nhiều thể loại như truyện ngắn, truyện dài kỳ, hồi ký, kịch bản phim, tiểu luận, báo chí...

- Tác phẩm tiêu biểu:

Dế Mèn phiêu lưu kí (truyện dài. 1941)O chuột (tập truyện ngắn, 1942)Truyện Tây Bắc (tập truyện, 1853)... 

- Phong cách viết: tôn trọng sự thật trong đề tài, nội dung, sáng tác kết hợp với lối trần thuật tài hoa, vốn từ linh hoạt, các sáng tác của ông đều có sự kết hợp với các vùng miền khác nhau tạo nên nét sống động, hấp dẫn.

- Giải thưởng: năm 1996, ông được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học, nghệ thuật