K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 10 2019
Thực trạng đốt rừng làm nương rẫy ở nước ta

Diện tích rừng phòng hộ đang ngày càng suy giảm; thay vào đó là diện thích sản xuất tăng. Nguyên nhân là do người dân đốt rừng là nương rẫy.

Báo cáo của Cục kiểm lâm cho biết hiện nay tình trạng đốt rừng làm nương rẫy ngày càng phức tạp hơn nên cơ quan chức năng khó phát hiện. Người dân thường khai phá vào đêm, chỉ vài mét vuông mỗi ngày. Sau một thời gian dài, diện tích lớn rừng bị đốt khai phá thành đất nông nghiệp. Khi bị phát hiện thì cây trồng đã được trồng, vài năm sau, người dân biến đất lâm nghiệp thành đất canh tác của nhà mình.

Tình trạng đốt rừng làm nương rẫy ở Kon Tum

Dọc theo quốc lộ 24, rất nhiều mảng rừng phòng hộ bị đốt phá nham nhở. Màu xanh của rừng tự nhiên bị thay bằng màu xanh của sắn; thậm chí vẫn chỉ là những chồi sắn mới nhú.

Tại đèo Măng Đen, nơi giáp ranh Kon Rẫy và Kon Plông, nhiều mảng rừng bị đốt các cây gỗ to vẫn cháy âm ỉ. Mặc dù đã được dựng biển “Rừng phòng hộ đầu nguồn, cấm phát nương, làm rẫy” nhưng rừng vẫn bị đốt phá. Đặc biệt nguy hiểm là diện tích rừng bị khai phá lại nằm ngay đỉnh đèo. Nếu không có rừng che phủ thì rất dễ xảy ra sạt lở, mưa lũ, lũ quét.

Các cánh rừng phòng hộ dọc theo tuyến Đông Trường Sơn hướng về huyện K’Bang bị đốt phá liên tục cả ngày lẫn đêm. Theo thống kê, từ năm 2016 đến nay, có 12 vụ đốt rừng làm nương rẫy; làm suy giảm hơn 3 ha rừng ở khu vực rừng do Lâm trường Măng La quản lý.

Ngoài ra, những dự án thủy điện thu hồi đất sản xuất của người dân cũng dẫn đến tình trạng đốt rừng làm nương rẫy ngày càng tăng.

Tình trạng đốt rừng làm nương rẫy ở Núi Voi

Tình trạng đốt rừng làm nương rẫy ở Núi Voi vẫn đang diễn ra. Chính điều này làm cho diện tích rừng ngày càng thu hẹp; ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sinh thái; là tác nhân gây biến đổi khí hậu.

Theo báo cáo, hai bên sườn đồi dọc theo đường Hoa Đỗ Quyên nối liền Phường 3, TP Đà Lạt với huyện Đức Trọng, diện tích rừng phòng hộ đang bị suy giảm do người dân đốn hạ, đốt rừng. Khu vực này khá hoang vắng nên người dân thường đốt phá rừng vào ban đêm; cơ quan chức năng khó phát hiện. Như vậy, diện tích đất rừng bị thu hẹp, diện tích đất vườn được mở rộng.

Biện pháp khắc phục tình trạng đốt rừng làm nương rẫy Cần khắc phục được những hạn chế của pháp luật

Các luật về bảo vệ rừng vẫn còn nhiều thiếu sót. Cần phải tiếp tục rà soát, sửa đổi và bổ sung những quy định phù hợp. Có như vậy mới đáp ứng tốt hơn trong công tác đấu tranh phòng chống hành vi đốt rừng làm nương rẫy, phá hủy rừng phòng hộ đầu nguồn.

Cần chú ý phải cụ thể hóa các quy định trong luật bảo vệ rừng. Chẳng hạn như về nghĩa vụ, quyền lợi của cá nhân, tổ chức được giao đất trồng rừng. Cũng như các quyền lợi và nghĩa vụ của cơ nhà nước từ trung ương tới địa phương trong quản lý rừng. Bên cạnh đó, nhà nước cần ban hành các văn bản quy định cụ thể vai trò; địa vị pháp lý của lực lượng kiểm lâm trong việc thi hành pháp luật và bảo vệ rừng.

Những vấn đề này đặc biệt cần thiết trong giai đoạn hiện nay khi mà tình trạng đốt rừng làm nương rẫy ngày càng nghiêm trọng, phức tạp và tinh vi hơn.

Khắc phục yếu kém, hạn chế trong quản lý hành chính nhà nước

Phải thẳng thắn thừa nhận rằng, hoạt động quản lý hành chính nhà nước hiện nay còn tồn tại nhiều hạn chế, yếu kém. Đây cũng chính là một yếu tố tác động khiến tình trạng đốt rừng làm nương rẫy diễn ra phức tạp hơn. Do đó, cần phải khắc phục yếu kém trong quản lý nhà nước là hết sức cần thiết. Một số biện pháp khắc phục như:

  • Tăng cường sự quản lý của nhà nước về lâm nghiệp ở các địa phương có rừng. Tổ chức thực hiện nghiêm túc và quyết liệt những văn bản chỉ đạo của Chính phủ, ngành về việc phòng chống đốt phá rừng và bảo vệ rừng.
  • Ngăn chặn và xử lý nghiêm đối tượng có hành vi phá rừng và chống người thi hành công vụ.
  • Phối hợp liên ngành như người dân, chủ rừng, chính quyền địa phương, lực lượng kiểm lâm… trong việc quản lý và bảo vệ rừng. Bộ máy quản lý cần phải được vận hành liên tục và thường xuyên.
  • Phát hiện, ngăn chặn và giải quyết kịp thời những hành vi đốt phá hủy hoại rừng.
  • Cần phải tăng cường sự quản lý trong việc khai thác rừng. Cách tốt nhất về lâu dài là chỉ cho phép những chủ rừng được khai thác theo phương án quản lý và bảo vệ rừng được duyệt.

Khắc phục hạn chế trong tuyên truyền, giáo dục phòng chống đốt phá rừng

Công tác tuyên truyền, giáo dục và phổ biến pháp luật bảo vệ rừng hiện nay vẫn còn hạn chế, chưa đúng mức. Người thực hiện công việc này có khi chưa có nhiều kinh nghiệm và cách tuyên truyền không phù hợp. Dẫn đến người dân không hiểu dẫn đến tình trạng đốt rừng làm nương rẫy vẫn diễn ra.

Đặc biệt ở những nơi vùng sâu vùng xa, người dân thường không thấy được sự cần thiết của việc bảo vệ rừng. Do đó, họ vẫn tiếp tục đốt rừng làm nương rẫy; thậm chí tiếp tay cho những kẻ buôn bán gỗ trái phép hoạt động.

Chính vì vậy, để khắc phục tình trạng đốt rừng làm nương rẫy hiệu quả thì cần phải đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục cho người dân về luật bảo vệ rừng.

Những trường hợp đốt phá rừng thì cần xét xử lưu động tại địa phương ở những nơi đông dân cư, tập trung nhiều đồng bào dân tộc thiểu số. Thông qua đó, người dân được tuyên truyền pháp luật và răn đe để có ý thức chấp hành luật về bảo vệ rừng tốt hơn.

Trên đây là thực trạng đốt rừng làm nương rẫy và các biện pháp khắc phục hiệu quả nhất. Rừng phòng hộ đóng vai trò quan trọng đối với môi trường sinh thái, biến đổi khí hậu; con người, sự phát triển kinh tế xã hội. Do đó, mỗi người cần phải có ý thức bảo vệ rừng ngay từ hôm nay; để bảo vệ cuộc sống xanh – sạch – đẹp của chúng ta.

2 tháng 10 2019
Giải pháp khắc phục tình trạng đốt rừng làm nương rẫy Khắc phục những hạn chế của pháp luật

Tiếp tục sửa đổi và bổ sung các quy định của luật bảo vệ rừng. Giúp đáp ứng được phần nào đòi hỏi cần thiết trong công tác đấu tranh phòng chống hành vi đốt rừng làm nương rẫy, hủy hoại rừng. Tuy nhiên các luật này vẫn còn những thiếu sót nhất định. Do đó, cần tập trung sửa đổi, rà soát bổ sung các quy định của pháp luật. Theo hướng sát với thực tế. Đặc biệt là cần phải cụ thể hóa quy định của pháp luật. Về nghĩa vụ và quyền lợi của tổ chức, cá nhân đã được nhà nước giao đất để trồng rừng. Quyền và nghĩa vụ của cơ quan nhà nước trong việc quản lý từ trung ương tới địa phương.

Mặt khác, cần ban hành những văn bản quy định cụ thể vai trò và địa vị pháp lý của lực lượng kiểm lâm trong việc thực hành pháp luật và bảo vệ rừng. Đây không còn là vấn đề mới mẻ nhưng rất cần thiết. Đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay. Tình trạng đốt rừng làm nương rẫy, vi phạm luật bảo vệ rừng đã diễn ra ngày càng phức tạp và nghiêm trọng.

Khắc phục những yếu kém, hạn chế trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước

Chúng ta cần khắc phục những yếu kém trong hoạt động quản lý của nhà nước. Khiến tình trạng đốt rừng làm nương rẫy đang diễn ra ngày một phức tạp. Cụ thể là các biện pháp sau:

  • Thứ nhất, tăng cường quản lý nhà nước về lâm nghiệp tại địa phương. Tổ chức thực hiện nghiêm túc, quyết liệt các văn bản chỉ đạo của Chính phủ và của ngành. Về tăng cường chỉ đạo thực hiện các biện pháp bảo vệ rừng. Ngăn chặn tình trạng phá rừng và chống người thi hành công vụ.
  • Thứ hai, cần phải có sự phối hợp liên ngành trong quản lý, bảo vệ rừng. Cần vận hành bộ máy quản lý một cách thường xuyên, liên tục. Giải quyết nghiêm minh, kịp thời các hành vi phạm tội hủy hoại rừng.
  • Thứ ba, cần tăng cường quản lý khai thác rừng. Về lâu dài, đề nghị chỉ cho phép các chủ rừng khai thác theo phương án quản lý rừng bền vững được duyệt.
Khắc phục những hạn chế trong hoạt động tuyên truyền, giáo dục về phòng, chống tội hủy hoại rừng

Do công tác tuyên truyền và phổ biến pháp luật trong việc bảo vệ rừng chưa đúng mức. Người làm công tác tuyên truyền chưa có nhiều kinh nghiệm và phương hướng phù hợp. Lên việc tuyên truyền việc tránh đốt rừng làm nương rẫy chưa phát huy hiệu quả. Đặc biệt là người dân ở vùng sâu vùng xa. Chưa nhận được được tính cần thiết của việc bảo vệ rừng. Nên vẫn tiếp tục đốt rừng làm nương rẫy. Có nơi người dân còn tiếp tay cho bọn đầu nậu làm những hoạt động trái phép.

Do vậy, cần phải đẩy mạnh công tác giáo dục, tuyên truyền pháp luật về việc bảo vệ rừng. Khắc phục tình trạng đốt rừng làm nương rẫy cho nhân dân. Đặc biệt các trường hợp hủy hoại, đốt phá rừng cần phải được xét xử lưu động tại các khu vực đông dân cư, nơi tập trung đồng bào dân tộc thiểu số. Để tuyên truyền pháp luật tới người dân thông qua việc xét xử. Giúp họ có ý thức chấp hành quy định của pháp luật tốt hơn. Từ đó hạn chế hành vi hủy hoại rừng.

Chúc bạn học tốt!

14 tháng 11 2019

Đáp án: C

Hiện tượng du canh, du cư của một số dân tộc được mô tả qua tiến trình sau: 1- đốt rừng làm nương; 2- định cư và gieo trồng một số vụ mùa; 3- di cư đến một khu rừng mới và thực hiện lại bước 1 và 2 kể trên. Cho các khẳng định dưới đây: (1) Đất sau khi đốt rừng có nhiều chất dinh dưỡng nên năng suất cây trồng tương đối cao mà không cần phải bón phân. (2) Năng suất cây trồng...
Đọc tiếp

Hiện tượng du canh, du cư của một số dân tộc được mô tả qua tiến trình sau: 1- đốt rừng làm nương; 2- định cư và gieo trồng một số vụ mùa; 3- di cư đến một khu rừng mới và thực hiện lại bước 1 và 2 kể trên. Cho các khẳng định dưới đây:

(1) Đất sau khi đốt rừng có nhiều chất dinh dưỡng nên năng suất cây trồng tương đối cao mà không cần phải bón phân.

(2) Năng suất cây trồng qua các vụ mùa được duy trì ổn định do nhu cầu thấp của đồng bào dân tộc.

(3) Một trong các nguyên nhân dẫn đến sự du canh du cư là kĩ thuật canh tác thấp, khai thác hết chất dinh dưỡng của đất mới, làm giảm năng suất cây trồng, bà con phải di cư đến một khu vực mới.

(4) Du canh du cư khiến các chu trình sinh địa hóa tại khu vực đó bị ngưng trệ dẫn đến mất năng suất cây trồng.

Số khẳng định không chính xác là?

A.

B. 3

C. 2

D. 1

1
11 tháng 3 2018

Đáp án C

Các khẳng định không chính xác là (2) (4)

Đáp án C

2 sai, năng suất cây trồng sẽ giảm do nguồn di dưỡng từ tro các cây trong rừng hết làm cho đất trở nên nghèo dinh dưỡng

4 sai, mất năng suất cây trồng do đất hết dinh dưỡng

28 tháng 5 2019

Các hình thức sử dụng tài nguyên thiên nhiên bền vững là : (1) (2) (3) (4)

 

Đáp án cần chọn là: C

6 tháng 4 2022

Tham khảo:

Đối với học sinh, kiến thức không chỉ là học qua sách vở, bài giảng của thầy cô mà còn là sự quan sát, tìm hiểu thực tế. Tham quan, du lịch cũng là một cách tiếp xúc với thực tế, góp phần làm hiểu sâu hơn kiến thức đã học cũng như giải toả căng thẳng, đem lại nhiều niềm vui và sức khoẻ cho cuộc sống. Qua đó, ta thấy được tham quan, du lịch thực sự bổ ích đối với mọi người cũng như học sinh chúng ta.

Những chuyến tham quan, du lịch đem lại cho ta thật nhiều lợi ích. Đầu tiên phải kể đến là niềm vui sướng, hân hoan khi được tận mắt tham quan, tận mắt nhìn thấy những danh lam thắng cảnh nổi tiếng mà trước kia chỉ có thể nhìn qua sách báo. Có tận mắt trông thấy mới hiểu được cái đẹp, cái kì vĩ mà báo chí mọi người vẫn ca ngợi. Thêm vào đó, được chìm trong cái đẹp của thắng cảnh, được chú tâm tìm hiểu văn hoá lịch sử của các khu di tích cũng khiến tâm hồn ta thoải mái, giải toả căng thẳng, tạm thời quên đi nỗi lo lắng trong học tập, trong công việc và cuộc sống. Tâm hồn thoải mái thì sức khoẻ cũng cải thiện, tinh thần cũng trở nên khoẻ khoắn, năng động lạ thường. Đi tham quan, du lịch, không ai lại ngồi im mà phải đi đây đi đó tìm hiểu, cho thoả trí tò mò cũng như được nhìn ngắm cảnh thiên nhiên thoáng đãng, tươi đẹp. Đây chính là 1 cách rèn luyện sức khoẻ, giúp tinh thần được minh mẫn cũng như đem lại nhiều niềm vui cho cuộc sống.

Tham quan du lịch không chỉ mang lại cho ta sức khoẻ, niềm vui mà còn đem đến những bài học bổ ích không có trong sách vở, giúp ta hiểu sâu hơn những bài học trong nhà trường. Với một chuyến tham quan du lịch địa đạo Minh Đạm ở Bà Rịa, chúng ta không khỏi cảm phục lòng yêu nước đến quên mình của các chiến sĩ bộ đội. Bởi chỉ có lòng dũng cảm, ý chí niềm tin về một đất nước hòa bình mới tiếp cho họ nghị lực, để rồi chỉ với những công cụ thô sơ nhất là cuốc, xẻng, kì diệu làm sao đã đào được một căn cứ hoạt động cách mạng dưới lòng đất nhỏ, hẹp nhưng dài tận vài km. Căn cứ hoạt động cách mạng địa đạo Minh Đạm cho tới nay đã trở thành một điểm tham quan du lịch hấp dẫn, thu hút khách du lịch đến cùng tham quan, để biết được sự gian lao khổ cực của những người chiến sĩ đã trải qua để đem đến hòa bình ngày hôm nay. Tham quan di tích địa đạo Minh Đạm, mỗi chúng ta chợt nhận ra hòa bình tự do ngày hôm nay thật đáng quý biết bao, điều tưởng chừng đơn giản ấy lại phải đánh đổi bằng mồ hôi, nước mắt của các chiến sĩ bộ đội, từ đó, ta càng thêm quý trọng cuộc sống của bản thân, sống sao cho tốt để xứng đáng với cái độc lập tự do cao quý ấy. Đây chẳng phải là một lợi ích của việc tham quan du lịch sao? Chẳng những nâng cao hiểu biết về lịch sử dân tộc mà còn giúp ta thêm yêu cuộc sống, biết sống sao cho tốt hơn, cho phải đạo, cho xứng đáng với sự hi sinh của các chiến sĩ bộ đội anh dũng.

Sẽ thật thiếu sót nếu không nhắc đến khu di tích nhà tù Côn Đảo thuộc tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu vốn là một địa điểm tham quan du lịch độc đáo mà du khách khó có thể bỏ qua. Khu di tích diễn ta cuộc sống cực khổ, đau đớn của người chiến sĩ thời kháng chiến chống Pháp, Mĩ. Tại đây, họ bị nhốt trong những căn phòng chật hẹp không chút ánh sáng, nóng bức, ăn uống thiếu thốn, đã vậy còn bị đánh đập, tra tấn dã man, tàn bạo. Trăm bề cơ cực là vậy nhưng những người chiến sĩ vẫn rất anh dũng, nhất quyết không phản bội Tổ quốc, ý chí quyết tâm về một đất nước độc lập tự do đã chiến thắng nỗi đau thể xác tầm thường. Nhà tù Côn Đảo có một nơi gọi là chuồng cọp, đã vào đến đây thì chết là con đường duy nhất. Trên lớp, ta được thầy cô giáo giảng về những kiến thức lịch sử, những sự kiện trong quá khứ gắn liền với các địa danh lịch sử, nhưng những lời giảng đó chẳng thể diễn tả hết được cái gian lao, khó khăn cũng như lòng dũng cảm của các chiến sĩ bộ đội. Chỉ có tận mắt trông thấy mới hiểu được tường tận cái quá khứ lịch sử đầy gian khổ nhưng cũng không kém phần hào hùng của dân tộc ta.

Những chuyến tham quan du lịch mang lại cho ta hiểu biết về lịch sử, về mọi lĩnh vực trong cuộc sống cũng như giúp ta thêm yêu mến vẻ đẹp của thiên nhiên, quê hương, đất nước. Sở hữu vẻ đẹp tươi mát, hùng vĩ, ấn tượng, vịnh Hạ Long được mệnh danh là một trong 7 Kì quan thiên nhiên mới của thế giới. Nơi có làn nước trong xanh, mặt nước phẳng phẳng lặng, điểm thêm hàng ngàn đảo lớn nhỏ bao quanh. Đẹp nhất là Hò Chống Mái, Hòn Chó Đá,... phong cảnh thiên nhiên vô cùng hữu tình, thơ mộng. Vịnh Hạ Long sỡ hữu vẻ đẹp tự nhiên do một tay tạo hoá nhào nặn, không có tác động của con người, bởi vậy không khí nơi đây vô cùng trong lành, khoáng đạt. . Được nhìn ngắm, chiêm ngưỡng vẻ đẹp thiên nhiên, hòa cùng làn nước xanh trong, hít thở bầu không khí trong lành, tâm trạng ta bỗng thoải mái, thư giãn, trong lòng dâng lên một niềm vui, niềm sung sướng khó tả. Thêm vào đó, ta cũng càng cảm thấy yêu thiên nhiên hơn, mến thương vẻ đẹp của quê hương đất nước, một vẻ đẹp kì vĩ rất đáng tự hào.

Tham gia một chuyến du lịch cũng giúp kết nối con người với con người với con người. Đứng trước cảnh thiên nhiên tươi đẹp, chiêm ngưỡng nền văn hoá lịch sử hào hùng, những con người không quen biết xích lại gần nhau hơn, những người là bạn bè càng yêu mến nhau hơn, tất cả đều chung một tình yêu quê hương đất nước, một niềm tự hào dân tộc đến vô cùng. Để qua đó ta thấy được những chuyến tham quan du lịch cũng góp phần gắn kết tình bạn thêm thân thiết, sâu sắc hơn.

Càng đi nhiều nơi, tham quan nhiều thứ, ta càng tò mò hơn về những danh lam thắng cảnh văn hoá lịch sử trong và ngoài nước. Niềm vui thích được tận mắt trông thấy những địa danh thay vì qua sách báo càng khiến ta muốn đi du lịch nhiều nơi hơn.

Tham quan, du lịch rất bổ ích, nhất là với học sinh. Nó đem lại sức khoẻ, niềm vui, kiến thức, giúp ta thêm yêu quê hương đất nước cũng như gắn bó tình bạn bè thêm thân thiết. Bởi những lợi ích mà tham quan, du lịch đem lại, nên nếu có điều kiện, bạn nhớ đừng bỏ qua một chuyến du lịch nào nhé! Tôi cũng vậy, nếu có cơ hội được đi tham quan du lịch, tôi sẽ luôn tích cực tham gia, để tận hưởng những giây phút nhẹ nhõm, thoải mái sau nhiều ngày học tập căng thẳng.

6 tháng 4 2022

bài mạng hay sao mà nhanh thế

 

Trong tập quán du canh, du cư của một số dân tộc thiểu số khi bà con phá rừng làm nương trồng ngô thì một vài vụ đầu tiên không cần phải bón phân mà năng suất vẫn cao, càng về sau nếu không bón phân thì năng suất ngày càng giảm. Giải thích nào dưới đây là chính xác? A. Các chất dinh dưỡng bị rửa trôi nên đất ngày càng nghèo dinh dưỡng B. Các chất dinh dưỡng từ đất đã không được...
Đọc tiếp

Trong tập quán du canh, du cư của một số dân tộc thiểu số khi bà con phá rừng làm nương trồng ngô thì một vài vụ đầu tiên không cần phải bón phân mà năng suất vẫn cao, càng về sau nếu không bón phân thì năng suất ngày càng giảm. Giải thích nào dưới đây là chính xác?

A. Các chất dinh dưỡng bị rửa trôi nên đất ngày càng nghèo dinh dưỡng

B. Các chất dinh dưỡng từ đất đã không được luân chuyển trở lại cho đất vì chúng đã bị con người thu hoạch và chuyển đi nơi khác nên đất trở nên nghèo dinh dưỡng

C. Vì trồng ngô nên các chất hữu cơ bị phân hủy thành các chất vô cơ và bị rửa trôi.

D. Khi phá rừng, các khoáng chất không còn được bao phủ bởi thảm thực vật như cũ nên chúng bốc hởi vào không khí và bay đi nơi khác

1
21 tháng 3 2019

Đáp án B

Trong tập quán du canh, du cư của một số dân tộc thiểu số khi bà con phá rừng làm nương trồng ngô thì một vài vụ đầu tiên không cần phải bón phân mà năng suất vẫn cao, càng về sau nếu không bón phân thì năng suất ngày càng giảm. Do các chất dinh dưỡng từ đất đã không được luân chuyển trở lại cho đất vì chúng đã bị con người thu hoạch và chuyển đi nơi khác nên đất trở nên nghèo dinh dưỡng

Trong tập quán du canh, du cư của một số dân tộc thiểu số khi bà con phá rừng làm nương trồng ngô thì một vài vụ đầu tiên không cần phải bón phân mà năng suất vẫn cao, càng về sau nếu không bón phân thì năng suất ngày càng giảm. Giải thích nào dưới đây là chính xác? A. Các chất dinh dưỡng bị rửa trôi nên đất ngày càng nghèo dinh dưỡng.  B. Các chất dinh dưỡng từ đất đã không...
Đọc tiếp

Trong tập quán du canh, du cư của một số dân tộc thiểu số khi bà con phá rừng làm nương trồng ngô thì một vài vụ đầu tiên không cần phải bón phân mà năng suất vẫn cao, càng về sau nếu không bón phân thì năng suất ngày càng giảm. Giải thích nào dưới đây là chính xác?

A. Các chất dinh dưỡng bị rửa trôi nên đất ngày càng nghèo dinh dưỡng. 

B. Các chất dinh dưỡng từ đất đã không được luân chuyển trở lại cho đất vì chúng đã bị con người thu hoạch và chuyển đi nơi khác nên đất trở nên nghèo dinh dưỡng. 

C. Vì trồng ngô nên các chất hữu cơ bị phân hủy thành các chất vô cơ và bị rửa trôi. 

D. Khi phá rừng, các khoáng chất không còn được bao phủ bởi thảm thực vật như cũ nên chúng bốc hởi vào không khí và bay đi nơi khác.

1
20 tháng 3 2019

Đáp án B

Trong tập quán du canh, du cư của một số dân tộc thiểu số khi bà con phá rừng làm nương trồng ngô thì một vài vụ đầu tiên không cần phải bón phân mà năng suất vẫn cao, càng về sau nếu không bón phân thì năng suất ngày càng giảm. Do các chất dinh dưỡng từ đất đã không được luân chuyển trở lại cho đất vì chúng đã bị con người thu hoạch và chuyển đi nơi khác nên đất trở nên nghèo dinh dưỡng. 

Trong tập quán du canh, du cư của một số dân tộc thiểu số khi bà con phá rừng làm nương trồng ngô thì một vài vụ đầu tiên không cần phải bón phân mà năng suất vẫn cao, càng về sau nếu không bón phân thì năng suất ngày càng giảm. Giải thích nào dưới đây là chính xác?  A. Các chất dinh dưỡng bị rửa trôi nên đất ngày càng nghèo dinh dưỡng.  B. Các chất dinh dưỡng từ đất đã không...
Đọc tiếp

Trong tập quán du canh, du cư của một số dân tộc thiểu số khi bà con phá rừng làm nương trồng ngô thì một vài vụ đầu tiên không cần phải bón phân mà năng suất vẫn cao, càng về sau nếu không bón phân thì năng suất ngày càng giảm. Giải thích nào dưới đây là chính xác? 

A. Các chất dinh dưỡng bị rửa trôi nên đất ngày càng nghèo dinh dưỡng. 

B. Các chất dinh dưỡng từ đất đã không được luân chuyển trở lại cho đất vì chúng đã bị con người thu hoạch và chuyển đi nơi khác nên đất trở nên nghèo dinh dưỡng. 

C. Vì trồng ngô nên các chất hữu cơ bị phân hủy thành các chất vô cơ và bị rửa trôi

D. Khi phá rừng, các khoáng chất không còn được bao phủ bởi thảm thực vật như cũ nên chúng bốc hởi vào không khí và bay đi nơi khác. 

1
13 tháng 2 2018

Đáp án B

Trong tập quán du canh, du cư của một số dân tộc thiểu số khi bà con phá rừng làm nương trồng ngô thì một vài vụ đầu tiên không cần phải bón phân mà năng suất vẫn cao, càng về sau nếu không bón phân thì năng suất ngày càng giảm. Do các chất dinh dưỡng từ đất đã không được luân chuyển trở lại cho đất vì chúng đã bị con người thu hoạch và chuyển đi nơi khác nên đất trở nên nghèo dinh dưỡng

23 tháng 9 2019

Đáp án D

- Những biện pháp giúp bảo vệ hệ sinh thái rừng là: 1,2, 5, 6