K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Thạch sanh

Xưa ở quận Cao Bình có gia đình bác tiều phu Thạch Nghĩa, vợ chồng tuổi cao mà vẫn không con. Ông bà lo buồn và ra sức làm việc nghĩa. Ông thì sửa cầu, sửa cống, khơi rãnh, đắp đường. Bà thì nấu nước cho người qua đường uống. Việc làm của gia đình họ Thạch thấu đến trời, Ngọc Hoàng cho Thái tử đầu thai xuống trần làm con nhà họ Thạch. Thạch bà thụ thai ba năm, chưa sinh con thì Thạch ông mất. Sau đó, Thạch bà sinh một con trai khôi ngô tuấn tú đặt tên là Thạch Sanh. Cách ít năm sau, Thạch bà cũng mất, Thạch Sanh sống côi cút một mình trong túp lều tranh dưới gốc đa với một mảnh khố che thân và một cái búa đốn củi.

Năm Thạch Sanh mười ba tuổi, Ngọc Hoàng sai tiên ông xuống dạy cho chàng các môn võ nghệ và mọi phép thần thông.
Một hôm có anh hàng rượu tên là Lý Thông, đi bán rượu ghé vào gốc đa nghỉ chân, thấy Thạch Sanh khỏe mạnh, lanh lợi, ở một mình, bèn kết làm anh em và đưa Thạch Sanh về nhà.
Bấy giờ ở trong vùng có một con Trăn Tinh thường bắt người ăn thịt, quan quân nhiều lần vây đánh không được. Vì nó có phép thần thông biến hóa; nhà vua phải cho lập miếu thờ và mỗi năm nộp mạng một người cho nó. Năm ấy đến lượt Lý Thông phải nộp mình. Mẹ con Lý Thông nghe tin hoảng hốt, bàn mưu tính kế đưa Thạch Sanh đi thế mạng. Khi Thạch Sanh đi lấy củi về, Lý Thông đon đả mời chàng uống rượu và nói: “Ðêm nay anh phải đi canh miếu thờ trong rừng, nhưng trót cất mẻ rượu, anh đi sợ hỏng, nhờ em thay anh canh miếu một đêm”. Thạch Sanh vui vẻ nhận lời và đi ngay.
Nửa đêm Trăn Tinh hiện về, giơ vuốt, nhe răng hà hơi, nhả lửa, định xông vào miếu ăn thịt Thạch Sanh. Thạch Sanh bình tĩnh trổ tài đánh nhau với Trăn Tinh, cuối cùng chàng chém được đầu nó, đốt xác nó thành than, và thấy hiện lên trong miếu một bộ cung tên bằng vàng ngời sáng. Thạch Sanh mừng rỡ giắt búa, đeo cung và xách đầu Trăn Tinh chạy thẳng một mạch về nhà. Nghe tiếng Thạch Sanh gọi, mẹ con Lý Thông hoảng sợ, cho là oan hồn của Thạch Sanh sau khi bị Trăn Tinh ăn thịt, trở về nhà oán trách, bèn cất lời cầu khấn, van xin: “Sống khôn, thác thiêng em hãy tạm đi, ngày mai mẹ cùng anh sẽ mua sắm vàng hương, cơm canh, cỗ bàn cúng em chu tất!”. Bấy giờ, Thạch Sanh mới biết rõ tâm địa và mưu kế của mẹ con Lý Thông nhưng chàng không giận, vẫn vui vẻ kể chuyện giết Trăn Tinh cho mẹ con họ Lý nghe. Lý Thông liền nảy ra một mưu thâm độc mới. Nó nói Trăn Tinh là báu vật nhà vua nuôi, ai giết sẽ bị tội lớn. Thạch Sanh lo sợ, Lý Thông bảo Thạch Sanh trốn đi cho an toàn, một mình y sẽ tự lo liệu thu xếp giúp cho.

Sau khi Thạch Sanh từ giã mẹ con Lý Thông trở về gốc đa xưa, Lý Thông đi ngay về Kinh, tâu vua là đã trừ được Trăn Tinh. Nhà vua vui mừng trọng thưởng và phong cho Lý Thông làm Ðô đốc quận công. Tiếp đó, nhà vua mở hội kén chồng cho con gái là công chúa Quỳnh Nga. Hội kén chồng kéo dài hàng tháng nhưng công chúa không chọn được ai vừa ý đẹp lòng. Một hôm công chúa đang dạo chơi vườn đào thì một con chim đại bàng khổng lồ khác sà xuống cắp đi. Thấy chim cắp người bay qua, Thạch Sanh giương cung bắn, đại bàng bị trúng tên vào cánh trái, nó dùng mỏ ngậm tên rút ra rồi bay tiếp về hang ổ. Thạch Sanh lần theo vết máu tìm đến cửa hang đại bàng, chàng đánh dấu cửa hang ác điểu rồi trở lại gốc đa.
Nhà vua sai Lý Thông đi tìm công chúa, tìm được thì sẽ được lấy công chúa, làm phò mã, nối ngôi vua, không tìm được phải chịu tội. Lý Thông vừa mừng, vừa lo, y lập kế mở hội hát xướng mười ngày để nghe ngóng dò la tin tức. Ðến ngày thứ mười, biết tin Lý Thông mở hội, Thạch Sanh đến thăm và kể cho Lý Thông nghe việc bắn chim đại bàng, Lý Thông mừng vui khôn xiết, hậu đãi Thạch Sanh và nhờ chàng dẫn đường đến hang Ðại bàng cứu công chúa.
Thạch Sanh dùng thang dây xuống hang gặp công chúa và đưa thuốc mê cho đại bàng uống. Công chúa hẹn ước kết duyên cùng Thạch Sanh rồi Thạch Sanh buộc dây đưa nàng lên mặt đất. Lý Thông sai quân lính đưa công chúa lên kiệu rước về cung, còn y nói dối là ở lại đánh nhau với quái vật. Sau đó, Lý Thông dùng đá lấp kín cửa hang và trở về triều đình mạo nhận công trạng. Không thấy Thạch Sanh trở về, công chúa buồn thương rầu rĩ và bặt câm, không hé môi nói nửa lời. Nhà vua buồn bã, Lý Thông cầu đảo thuốc thang khắp nơi đều vô hiệu, việc tổ chức cưới xin phải đình hoãn.
Hết liều thuốc mê, đại bàng tỉnh dậy hóa phép thần thông hãm hại Thạch Sanh, chàng dũng sĩ “mặt đỏ mày xanh”, đã dám cả gan “phá nhà, cướp vợ” của nó. Thạch Sanh dùng tài võ nghệ và phép thần thông của mình tiêu diệt được đại bàng. Nhìn lên cửa hang kín bưng không còn một khe hở nhỏ, Thạch Sanh dạo khắp hang động của đại bàng và gặp Thái tử con vua Thủy Tề đang bị yêu quái nhốt trong cũi sắt. Thạch Sanh phá tan cũi sắt giải thoát cho Thái tử. Thái tử mời Thạch Sanh về Thủy Tề gặp vua cha. Vua Thủy Tề cảm ơn và hậu đãi chàng. Trong thời gian lưu lại thủy cung, một hôm Thạch Sanh đang cùng Thái tử dạo chơi thì một con Hồ Tinh xuất hiện, biến thành một cô gái xinh đẹp để cám dỗ, mê hoặc hại chàng. Thạch Sanh bắt nó phải hiện nguyên hình là một con cáo chín đuôi và hóa phép giam nó lại. Vua Thủy Tề mời Thạch Sanh ở lại thủy cung và sẽ phong chức tước cho chàng, nhưng Thạch Sanh từ chối. Vua Thủy Tề tặng Thạch Sanh một cây đàn thần và sai sứ giả rẽ nước đưa chàng trở lại trần gian. Thạch Sanh lại về với gốc đa xưa. Vắng bóng Thạch Sanh cây đa buồn ủ ê, khi Thạch Sanh trở về cây đa lại xanh tươi như cũ. Hồn hai con quái vật bị Thạch Sanh giết (Trăn Tinh và Ðại Bàng) gặp nhau tìm cách hãm hại Thạch Sanh. Chúng vào kho châu báu của nhà vua lấy cắp vàng bạc ném vào gốc đa nơi Thạch Sanh ở. Quân lính nhà vua bắt Thạch Sanh tống ngục, nhà vua giao cho Lý Thông xử tội. Lý Thông khép Thạch Sanh vào tội tử hình để bịt đầu mối. Trong lúc bị giam trong ngục, chờ hành hình, Thạch Sanh đem đàn ra gảy. Cây đàn thần vang lên tiếng tơ, tiếng trúc, cung thảm, cung sầu; cung thì kể tội Lý Thông vong ân, bạc nghĩa, cướp công Thạch Sanh; cung thì trách nàng công chúa sai lời hẹn ước dưới hang (tích tịch tình tang, ai đem công Chúa dưới hang mà về?)…
Nghe tiếng đàn, công chúa bừng tỉnh dậy, cười cười, nói nói. Nhà vua vui mừng nghe công chúa nói rõ ngọn ngành. Lập tức nhà vua hạ lệnh tha cho Thạch Sanh và bắt Lý Thông tống ngục. Tiếp đó, vua làm lễ thành hôn cho Thạch Sanh cùng công chúa và truyền ngôi cho Thạch Sanh. Vua giao toàn quyền cho Thạch Sanh xử tội Lý Thông. Thạch Sanh tha tội cho Lý Thông, cho mẹ con họ Lý về quê quán làm ăn. Nhưng về giữa đường, trời nổi giông gió, mẹ con Lý Thông bạc ác bị sét đánh chết, Lý Thông hóa thành con bọ hung suốt đời chui rúc nơi bẩn thỉu.

Biết tin Thạch Sanh kết duyên với công chúa Quỳnh Nga và lên ngôi trị vì thiên hạ, các hoàng tử, công hầu của mười tám nước chư hầu, những người đã từng kéo đến cầu hôn công chúa không được, vô cùng ghen tức, họ kéo quân đến gây sự với Thạch Sanh và công chúa. Thạch Sanh cùng công chúa ra tiếp đãi họ một cách tử tế. Tiếng đàn thần của Thạch Sanh phân rõ lẽ thiệt hơn, phải trái, làm cho quân sĩ các nước chư hầu mềm lòng, nản chí. Kẻ nhớ mẹ nhớ cha, người thương con nhớ vợ, ai cũng muốn về và ngại việc binh đao, cuối cùng các nước chư hầu đều thuận lui binh. Thạch Sanh mời họ ăn cơm. Chàng có niêu cơm thần nhỏ bé nhưng xới bao nhiêu bát, cơm vẫn đầy lên như cũ, khiến cho các nước chư hầu càng thêm kính phục.

8 tháng 10 2019

"Thạch Sanh" là một truyện cổ tích kì diệu nhất trong kho tàng truyện cổ dân gian Việt Nam. Hình ảnh chàng dũng sĩ chém Chằn tinh, bắn Đại bàng; và với cây đàn thần, niêu cơm thần, chàng dũng sĩ đã đem đến cho thế giới tuổi thơ bao kì thú, bao giấc mơ đẹp.

Thạch Sanh là con Trời. Vợ chồng tiều phu hiền lành, tốt bụng, gần xa ai cũng quý mến. Ngọc Hoàng đã thương tình cho Thái tử xuống trần đầu thai. Khác với người trần, Thạch Sanh nằm trong bụng mẹ nhiều năm mới cất tiếng chào đời. Yếu tố hoang đường ấy tạo nên chất kì diệu của truyện ca ngợi tính phi thường của Thạch Sanh. Vợ chồng tiều phu đã được Ngọc Hoàng thương cho đứa con trai khôi ngô tuấn tú nối dõi tông đường. Đó là niềm tin của dân gian: "Ở hiền thì gặp lành".

Mọi thứ hạnh phúc ở cõi trần đều có giá và phải trả giá. Con đường của Thạch Sanh cũng đầy gian truân. Phải chăng Ngọc Hoàng thử thách Thái tử? Mồ côi cả bố lẫn mẹ. Nhà nghèo, một túp lều ở gốc đa. Chỉ một chiếc búa cùn. Chỉ có một nghề kiếm củi độ thân. Tuổi thơ bơ vơ, thật đáng thương! Thiên thần đã đôn với đứa con mồ côi: dạy võ nghệ, các phép thần thông biến hóa, và trao cho chiếc búa thần. Thạch Sanh đã đổi đời, đã có ít nhiều sức mạnh. Sức mạnh vồ võ nghệ cao cường, về phép thuật thần thông biến hóa, về vũ khí, chiếc búa thần. Qua các chi tiết hoang đường ấy, nhân dân gửi gắm bao ước mơ: phải có sức mạnh vô địch để sông, để tồn tại, để chiến thắng trong một thê giới đầy ma quỷ!

Cuộc đời Thạch Sanh là những năm tháng đầy gian truân thử thách, chiến công nối tiếp chiến công.

Thạch Sanh đến miếu thần là để thế mạng cho Lý Thông. Nhưng chàng đâu có biết? Chằn tinh là một yêu quái khổng lồ, có nanh sắc, có nọc độc, có sức mạnh ghê gớm, lại biết tàng hình, lắm phép lạ, người đời sợ khiếp, vua quan chịu bó tay. Chằn tinh xuất hiện bất ngờ khi Thạch Sanh đang lim dim mắt nằm ngủ… Trong thế bị động, nhưng Thạch Sanh cực kì dũng cảm, tài trí đã dùng phép và búa thần giáng trả quái vật. Chằn tinh bị Thạch Sanh chém chết, bị cắt đầu, bị bổ xác. Một bộ cung tên vàng hiện ra. Thạch Sanh đã diệt trừ quái vật, trừ hậu họa cho nhân dân. Chàng dũng sĩ có thêm vũ khí mới: cung tên thần. Thạch Sanh đã có búa thần để đánh gần, đánh ở tầm thấp, giờ đây lại có cung tên thần, để đánh ở tầm cao, tầm xa. Thử hỏi, kẻ thù nào địch nổi chàng dũng sĩ?

Đại bàng là một kẻ thù rất nguy hiểm vì nó ở trên trời, lại có hang ổ sâu kín bí mật. Thái tử con vua Thủy tề còn bị Đại bàng bắt sống, giam giữ trong cũi sắt! Công chúa con vua còn bị Đại bàng quắp đi giữa thanh thiên bạch nhật trong lễ hội kén phò mã trước mắt bách võ bá quan và đông đủ anh tài trong thiên hạ! Thạch Sanh chỉ bắn một mũi tên vàng mà đã làm cho Đại bàng bị trọng thương. Lần theo vết máu, dũng sĩ tìm đến hang ổ ác điểu. Đại bàng có mỏ sắc, vuốt nhọn, có sức mạnh ghê gớm lao tới mổ, cắn xé Thạch Sanh. Vung búa thần giáng trả, dùng cung tên bắn mù hai mắt quái vật. Đại bàng bị giết, bị phanh xác. Một kẻ thù nguy hiểm nữa của nhân dân đã bị chàng dũng sĩ tiêu diệt! Chiến công diệt Đại bàng là một kì tích vì Thạch Sanh đã cứu được nàng công chúa và Thái tử con vua Thủy tề! Chiến công chân động cõi đời và còn vang dội tới vương quốc Thủy tề. Từ thủy phủ trở về, Thạch Sanh chỉ cầm trong tay một cây đàn thần làm kỉ niệm một chuyến viễn du thú vị. Chàng lại trở về gốc đa, chôn cũ yêu thương. Với chàng dũng sĩ thì vàng bạc châu báu cũng như dinh thự nguy nga, của ngon vật lạ đều trở nên xa lạ. Túp lều gốc đa là nơi đã sinh ra, lớn lên, với bao kỉ niệm buồn vui. Thạch Sanh trở về gốc đa tình tiết này, phải chăng nói lên quan niệm nhân sinh tốt đẹp của nhân dân thời xưa: "Một túp lều gianh, một trái tim vàng"?

Với Thạch Sanh, cây đàn thần không phải là một nhạc cụ để mua vui mà là một vũ khí vô cùng linh nghiệm. Nơi anh đánh đàn, gảy đàn là trong ngục. Tiếng đàn để giãi bày. Tiếng đàn như một thứ "thần dược" làm cho công chúa đang bị câm nghe tiếng đàn mà nói lên được! Nhờ tiếng đàn mà chàng dũng sĩ được gặp lại người đẹp, rồi được minh oan, để vạch trần bộ mặt thật của Lý Thông, tên bán rượu xảo quyệt, cướp công, độc ác, âm mưu hãm hại người…

Thạch Sanh không dùng búa thần, cung tên thần để giao tranh với tướng sĩ 18 nước chư hầu, mà chỉ dùng đàn thần đế lui giặc. Đó là tiêng đàn hóa bình. Niêu cơm Thạch Sanh là niêu cơm hàng vạn người ăn mãi không hết; niêu cơm ấm no, hạnh phúc. Đàn thần và niêu cơm thần đã góp phần tô đậm vẻ đẹp kì diệu truyện "Thạch Sanh".

Thạch Sanh tha tội cho Lý Thông, kẻ đã cướp công và hãm hại mình. Hành động ấy thể hiện đức độ lượng, lòng nhân ái bao dung cao đẹp.

Nhân vật Thạch Sanh thật đẹp. Với búa thần, cung tên vàng, đàn thần, với võ nghệ và phép thần thông biến hóa, chàng dũng sĩ đã chém Chằn tinh, giết Đại bàng, trừ diệt cái ác, trừ mọi tai họa cho nhân dân, đẩy lùi nguy cơ chiến tranh, đem lại hòa bình. Thạch Sanh đã trải qua bao gian truân thử thách, lấp lánh bao chiến công hiển hách. Anh đã được kết duyên với công chúa. Anh đã được nhà vua nhường ngôi báu. Chiến công và hạnh phúc ấy đã thể hiện ước mơ của nhân dân, những ước mơ hồn nhiên, trong sáng và rất đẹp. Thật vậy, truyện "Thạch Sanh" là một truyện cổ tích thần kì, nói lên một giấc mơ đẹp của nhân dân ta bao đời nay.

9 tháng 10 2016

Sơn Tinh nữa , bạn nhé !

Chúc bạn học tốt ! banhqua

11 tháng 10 2017

Sơn Tinh đâu phải đâu bạn phải là Công chúa ngủ trong rừng chứ

10 tháng 10 2016

Thạch Sanh,công chúa ngủ trong rừng,......

12 tháng 10 2016

 

Một số truyện cổ tích thần kì về nhân vật dũng sĩ cứu người bị hại : Thạch Sanh , công chúa ngủ trong rừng , ....

 

Kết thúc các truyện đó có điểm chung : Cái kết có hậu , chiến thắng giữa tốt - xấu , công bằng - bất công . 

  

6 tháng 10 2017

ruyện cổ tích là loại truyện truyền miệng dân gian, có nguồn gốc xa xưa nhưng chủ yếu ra đời trong xã hội có áp bức, bóc lột. Đó là những câu chuyện tưởng tượng xoay quanh những nhân vật dũng sĩ, nhân vật thông minh và nhân vật bất hạnh… Tuỳ theo đặc điểm nội dung và nghệ thuật, truyện cổ tích có thể được chia thành các loại truyện chính: truyện cổ tích về loài vật, truyện cổ tích thần kì và truyện cổ tích thế tục.

Trước hết, truyện cổ tích về loài vật thường có nội dung giải thích nguồn gốc của những đặc điểm riêng của từng con vật. Chẳng hạn tại sao con trâu có cái nốt ở cổ, tại sao con quạ có lông đen, con lươn cứ rúc trong bùn. Ngoài ra, một nhóm truyện khác tập trung kể về một con thú khôn ranh. Chẳng hạn các truyện về con thỏ khôn ranh thường dùng mẹo lừa để thắng cuộc hoặc để trốn thoát nanh vuôt của các con thú hung bạo và khoẻ hơn nó. Trí thông minh của thỏ là một loại vũ khí quan trọng của kẻ yếu trong cuộc cạnh tranh sinh tồn với các lực lượng hung bạo hơn.

Loại truyện cổ tích thứ hai là loại truyện cổ tích thần kì kể lại những sự kiện xảy ra trong đời sống gia đình và xá hội. Truyện cổ tích thần kì không chí có thể giới trần tục của con người mà còn có cả những thế giới có tính chất siêu nhiên như thượng giới, thuỷ cung, âm phủ, các hang động sâu thẳm, các khu rừng âm u, nơi ở của các con quái vật, yêu tinh, của những mụ phù thuỷ. Con người có thể xâm nhập vào thế giới siêu nhiên ấy; ngược lại những ông bụt, bà tiên, những yêu tinh, phù thuỷ lại cũng có thể xâm nhập vào thế giới trần tục của con người. Như vậy, trong truyện cổ tích thần kì, thế giới trần tục và thế giới siêu nhiên, nhân vật trần tục và nhân vật siêu nhiên quan hệ qua lại với nhau, tạo thành một thế giới cổ tích huyền bí, thơ mộng và đôi khi thật diễm ảo.

truyen-co-tich-1

Truyện cổ tích là những giấc mơ đẹp, những khát vọng tự do, hạnh phúc và công bằng xã hội

Loại truyện cổ tích thần kì có những nhân vật tài giỏi, khả năng đặc biệt, đôi khi phi thường và mang tính chất siêu nhiên. Sư Không Lộ có một cây gậy sắt trăm người xúm lại cũng không khiêng nổi. Cẩu Khây (truyện của người Tày), gặp trâu bò sụp hố, sa lầy có thể kéo lên và vác qua cánh đồng lầy một cách dễ dàng. Nội dung phần lớn các truyện kể lại những cuộc phiêu lưu li kì của nhân vật. Chàng Ná (truyện của người Hơ Rê) đi tìm cứu công chúa bị quái vật bắt giam. Thạch Sanh diệt chằn tinh cứu công chúa, và con vua Thuỷ Tề… Kể lại những chiến công của các nhân vật tài giỏi trong các cuộc phiêu lưu li kì ấy, truyện cổ tích thần kì đã khơi dậy trong lòng ta niềm vui thích trẻ thơ trước tinh thần dũng cảm diệt trừ cái ác, bảo vệ cuộc sống yên lành cho mọi người.

Loại truyện cổ tích thần kì có những nhân vật bất hạnh nêu ra những số phận bất hạnh, đôi khi bỉ thảm của những con người thấp cổ bé miệng. Đó là những kẻ mồ côi, bơ vơ không nơi nương tựa, bị hất ra lề đường kiểu Thạch Sanh mình trần khố có một manh nơi gốc cây đa. Đó là những người con riêng hiền lành bị dì ghẻ và đứa em cùng cha khác mẹ ngược đãi, hành hạ đến chết đi sống lại nhiều lần mà vẫn chưa hết khổ kiểu cô Tấm. Đó là những người em út bị người anh tham lam chiếm đoạt gia tài do cha mẹ để lại như người em trong truyện Cây khế. Có khi đó là ngưởi nghèo khổ suốt đời làm thân trâu ngựa, bị bọn nhà giàu bóc lột kiểu anh trai cày trong truyện Chàng gù, ghẻ lở đầy người như truyện Chàng ghẻ, có thân hình dị dạng như truyện Sọ Dừa, hoặc người đội lốt vật trong các chuyện Lấy chồng dê, Lấy vợ cóc, … Các nhân vật có hình dạng xấu xí như vậy thường xuất thân từ nhưng gia đình nghèo hèn, bị mọi người khinh rẻ, hắt hủi. Các nhân vật bất hạnh trên đây thường được miêu tả là những con người hiền lành, thật thà, tốt bụng, có tài năng. Bị hắt hủi, ngược đãi, họ thường chỉ cam lòng chịu đựng, gợi lòng thương cảm xót xa của ta.

Loại truyện cổ tích thứ ba là truyện cổ tích thế tục: chỉ kể về những con người và sự việc xảy ra trong thế giới trần tục với hai nhân vật chính là nhân vật thông minh và nhân vật ngốc nghếch.

Truyện về nhân vật thông minh thường ca ngợi sự nhanh trí, cách xử lí tài tình của các nhân vật này trong những tình huống phức tạp. Chẳng hạn phải trả lời một câu hỏi khó: Trâu của lão cày một ngày được mấy đường? Làm việc khó (xỏ được một sợi chỉ mảnh qua một vỏ ốc vặn dài, rỗng hai đầu); xử một vụ án khó (hai người đàn bà vu cho nhau ăn cắp vải của nhau mà không có chứng cớ). Đặc biệt nhân vật thông minh hay dùng đến mẹo lừa: Truyện Thằng Cuội, truyện Trạng Quỳnh. Loại truyện này nhằm ca ngợi trí thông minh của người bình dân.

Nhân vật ngốc nghếch cũng tạo nên một nhóm truyện riêng. Có loại nhân vật ngốc thực sự. Những hành vi ngốc nghếch này chủ yếu là do thực hiện lời khuyên của người khác một cách máy móc, không hề nhận thức được hoàn cảnh thực tế, nên tất yếu đưa đến thất bại: truyện Làm theo vợ dặn. Đôi khi do ngẫu nhiên mà những hành vi của nhân vật ngốc lại hợp với hoàn cảnh, do đó lại có hiệu quả: truyện Trạng Lợn. Những truyện Ngốc gặp may, Nói khoác gặp thời như vậy gợi lên những suy nghĩ về cách đánh giá thực tài của con người.

Bên cạnh nhân vật ngốc thực sự còn có nhân vật giả ngốc, ví dụ như nhân vật trong truyện Làm cho công chúa nói. Nhân vật giả ngốc còn xuất hiện trong nhiều truyện cười dân gian: Đầy tớ lù khù. Đây cũng là một dạng của nhân vật thông minh trong truyện dân gian. Như vậy, truyện cổ tích về nhân vật ngốc nghếch là những bài học vui, đã kích nhẹ nhàng về sự thất bại của những người chỉ biết suy nghĩ và hành động một cách máy móc, cứng nhắc trong khi cuộc sống thì vô cùng phong phú đa dạng.

Về nội dung, truyện cổ tích nêu cao khát vọng tự do, hạnh phúc và công bằng xã hội. Tuy phần nhiều truyện cổ tích thần kì và thế tục cũng như trong một số truyện cổ tích và loài vật, cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác rất quyết liệt, nhưng cuối cùng, cái thiện luôn luôn chiến thắng. Cô Tấm mò cua bắt tép cuối cùng trở thành hoàng hậu. Anh Thạch Sanh kiếm củi, kết thúc là một vị hoàng đế. Chàng Sọ Dừa dị dạng cuối cùng trở thành phò mã. Còn những kẻ tham lam, nham hiểm, tàn ác nhất thời có thể hưởng vinh hoa phú quý nhưng rốt cuộc sẽ bị trừng phạt. Những tiên, bụt có xuất hiện không phải để thuyết minh cho lí tưởng tôn giáo mà chính là để phù trợ cho cái thiện thắng cái ác. Lòng tin ở hiển gặp lành là một niềm tin chất phác nhưng tốt đẹp biết bao, nuôi dưỡng trong tâm hồn ta những cảm xúc trong sáng, những ý nghĩ tốt lành đối với con người và cuộc đời. Hơn nữa, truyện cổ tích còn là tiếng nói ca ngợi tình yêu tha thiết và thuỷ chung của con người. Hòn Vọng Phu, Tháp Bà Rầu là những đài kỉ niệm tinh thần về những người phụ nữ sắt son, trung hậu. Cuộc hôn nhân Tiên Dung, Chử Đồng Tử phản ánh truyền thống nhân đạo và khổt vọng dân chủ của nhân dân ta.

Tóm lại, với các loại truyện và những nội dung đã trình bày, truyện cổ tích là những giấc mơ đẹp, những khát vọng tự do, hạnh phúc và công bằng xã hội. Đây là kho báu về trí tuệ tâm hồn và thẩm mĩ cao đẹp của nhân dân ta.

Tóm lại, với các loại truyện và những nội dung đã trình bày, truyện cổ tích là những giấc mơ đẹp, những khát vọng tự do, hạnh phúc và công bằng xã hội. Đây là kho báu về trí tuệ tâm hồn và thẩm mĩ cao đẹp của nhân dân ta.

Chúc bạn học tốtvui

12 tháng 10 2016

Truyện kể về người dùng sĩ đã dung lên doi lại công lý; công bằng dù nhiêu lần bị người khác làm ton thương 

12 tháng 10 2016

truyện thạch sanh kể về chàng dũng sĩ hay kể về nạn nhân bị lừa đảo,bị cướp công,bị sát hại.Vì Thach Sanh đã nhiều lần bị Lí Thông cướp công sát hại rất nhiều

17 tháng 2 2023

bạn vào mấy web về các dũng sĩ vd như chị Võ Thị Sáu,Thạch Sanh,... bạn xem chung kiến thức về họ như ngày sinh,ngày mất,chiến công của họ là gì r bạn gọp tất cả nội dung đó lại r thêm một chút cảm nghĩ của bạn vào ở phần kết vd như e rất thích nhân vật này vì ... là được rồi á

17 tháng 2 2023

.... 

- Nàng Bạch Tuyết và Bảy Chú Lùn

22 tháng 9 2018

Thánh gióng , ba chàng dũng sĩ ...

~ hok tốt nha pn ~

21 tháng 2 2022

tham khảo :

     Nguyễn Ngọc Mạnh là người dũng sĩ trong đời thực để lại ấn tượng sâu đậm trong em. Anh chỉ là một người bình thường như bao chúng ta chứ không có phép thuật phi thường nào cả. Vậy mà khi chứng kiến hình ảnh em bé đang lơ lửng trên ban công, anh đã không ngại hiểm nguy, không kịp suy nghĩ mà lao lên nơi nhà xe bằng mái tôn bất chấp nguy hiểm. Trong phút giây nghìn cân treo sợi tóc, tinh thần, lòng trắc ẩn đã đánh thức bản năng anh hùng trong một con người bình thường. Và chính anh đã cứu sống em bé, cứu sống niềm tin trong tất cả chúng ta và giúp mọi người hiểu hơn về anh hùng đời thường. 

21 tháng 2 2022

Em tham khảo:

Dũng sĩ là những người có lòng dũng cảm, diệt trừ cái ác, bảo vệ cuộc sống bình yên cho người dân.  Với em, dũng sĩ thực thụ không ai khác chính là các chú bộ đội đang ngày đêm bảo vệ tổ quốc. Các chú ấy với bộ quân phục màu xanh đã in sâu vào lòng em bằng những hành động vĩ đại. Các chú giúp dân nghèo xây nhà, tăng gia sản xuất; giúp người dân chống chọi lũ lụt, thiên tai.  Khi có kẻ thù xuất hiện, hay trộm cướp… các chú cũng sẽ xuất hiện để bảo vệ nhân dân. Đối với em và rất nhiều người dân khác, các chú bộ đội chính là dũng sĩ mạnh mẽ như trong các bộ phim hoạt hình.  Nhờ có các chú ấy, mà chúng em có cuộc sống bình yên như hôm nay.

18 tháng 1 2023

Tham khảo:

Thạch Sanh chính là một vị dũng sĩ mà em cảm thấy rất ấn tượng. Chàng hiện lên với vẻ đẹp không chỉ về ngoại hình mà còn về tài năng, phẩm chất. Thạch Sanh vốn là con trai của Ngọc hoàng đầu thai xuống trần gian. Khi lớn lên, chàng được thiên thần dạy đủ các võ nghệ và mọi phép thần thông. Với xuất thân và tài năng phi thường như vậy đã dự báo rằng chàng nhất định sẽ lập nên những chiến công phi thường. Nhân vật này được xây dựng với những chiến công như đánh bại chằn tinh và đại bàng, cứu con vua Thủy Tề và thu phục các nước chư hầu. Đó là những chiến công chỉ có những chàng dũng sĩ trong truyện cổ tích mới làm được. Có thể thấy, hình ảnh chàng dũng sĩ Thạch Sanh dũng cảm, tài năng khiến cho người đọc cảm thấy thật cảm phục, yêu mến.