K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

15 tháng 10 2021

Dứt lời, bà lại lúi húi tranh thủ làm phép tính trong cuốn sổ nhỏ ghi các món hàng hóa xuất-nhập hằng ngày của cửa hàng tạp hóa mà mình bà đang quản lý. Cách làm việc cần mẫn, chăm chỉ ấy có lẽ bà vẫn còn giữ được từ thời làm nhân viên nuôi quân, sau đó là bếp trưởng bếp cơ quan của Bệnh viện Quân y 103 (Học viện Quân y)...

Cái duyên với nghiệp “nuôi quân”

Nhiều lần gọi vào số máy bàn của gia đình không được, cuối cùng, tôi phải “cầu cứu” Đại tá Nguyễn Văn Hanh, nguyên Trưởng phòng Hậu cần-Kỹ thuật Bệnh viện Quân y 103, thì được anh Hanh giải thích: “Bà Dung ngồi từ sáng đến tối ngoài cửa hàng tạp hóa, ông thì hay sang hàng xóm chơi nên gọi không ai nghe là đúng rồi. Cậu cứ đi vào sân bóng Yên Xá, xã Tân Triều, (huyện Thanh Trì,TP  Hà Nội) hỏi bà Dung bán tạp hóa, ai cũng biết”. Quả thật, khi còn cách sân vận động cả cây số, tôi hỏi thăm về bà Dung, đã có người cặn kẽ chỉ đường. Nghe tôi gọi bà bằng danh xưng “Anh hùng”, người chỉ đường ngạc nhiên: “Bà ấy là Anh hùng Lao động cơ á? Vậy mà chúng tôi ở đây ít người biết lắm. Anh hùng mà giản dị, chẳng khác gì người bình thường thế nhỉ?”.

 

Cửa hàng tạp hóa ghi tên “Bác Dung” trên tấm biển không có gì đặc biệt so với các gian hàng khác. Và bà chủ ngồi chìm nghỉm trong các gian hàng hóa. Thấy tôi không tìm mua hàng mà đặt vấn đề muốn viết về mình, bà Dung cười: “Có gì đâu cháu. Bác chẳng có gì nổi bật đâu. Ngày ấy cả nước đều khổ, ai cũng phải phấn đấu hết mình. Nước mình ngày ấy ai chẳng là anh hùng. Nói vậy, nhưng rồi bà cũng kể cho tôi nghe về quãng đời binh nghiệp gắn chặt với công việc “nuôi quân” của mình.

Theo lời bà kể, tôi được biết Trung tá QNCN, Anh hùng Lao động Đinh Thị Dung sinh năm 1943, tại Ứng Hòa, Hà Tây (cũ), nay là TP Hà Nội. Năm 4 tuổi, cô bé Dung theo mẹ ra Yên Xá, Tân Triều, huyện Thanh Trì sinh sống. Năm 1959, khi vừa tròn 16 tuổi, Dung xin vào làm công nhân tại Học viện Quân y, với công việc nấu ăn. Năm 1963, nhận thấy tâm huyết, trách nhiệm với công việc của nữ nhân viên, cấp trên đã quyết định tuyển dụng Đinh Thị Dung vào quân đội và điều chuyển sang làm nhiệm vụ nấu ăn tại Viện 103 (nay là Bệnh viện Quân y 103, Học viện Quân y). Nhận thấy trình độ của mình còn hạn chế nên lúc rảnh rỗi, bà Dung lại tranh thủ tự học để nâng cao trình độ, nghiệp vụ, nhất là kỹ thuật nấu ăn và quản lý kinh tế. Chính vì vậy, sau thời gian ngắn, bà được cử làm quản lý bếp ăn của bệnh viện.

Câu chuyện của tôi với bà Dung liên tục bị ngắt quãng do thỉnh thoảng lại có khách vào mua hàng. Chờ mãi, bà mới có rảnh để kể cho tôi nghe những kỷ niệm về một thời bà nấu ăn, phục vụ bộ đội trong điều kiện địch đánh phá đầy gian nan, vất vả. “Nhà tôi ở cách bệnh viện khoảng 3 km, nhưng bình thường tôi chỉ đi bộ đến cơ quan. Hôm nào cũng phải đến sớm trước giờ ăn một tiếng để kiểm tra thực đơn, chất lượng thực phẩm. Sau đó kiểm tra sổ sách, để ý xem bộ đội phản hồi thế nào về bữa ăn để kịp thời rút kinh nghiệm. Những hôm trực nấu bữa sáng, tôi ở lại luôn đơn vị. Nhớ lúc địch leo thang ném bom Hà Nội, mọi người cứ giục tôi đi sơ tán, nhưng tôi nhất quyết không chịu. Bởi vì mình mà đi, thì ai ở lại nấu ăn phục vụ y bác sĩ và thương binh? Có lần bom rơi đúng khu vực bệnh viện, nhiều người lo cho tôi nên mắng gay gắt lắm, bảo tôi là phụ nữ chân yếu tay mềm ở lại làm gì? Tôi chỉ cười không nói gì”.

Nấu ăn trong điều kiện bình thường đã vất vả, vào thời điểm phải sơ tán để tránh bom của địch lại càng vất vả hơn. Đã nhiều lần, bếp trưởng Đinh Thị Dung phải lặn lội đạp xe cùng cấp dưỡng đi mấy chục cây số mua thức ăn, mua than về để nấu bếp. Có những lúc thực phẩm khan hiếm, cơm phải độn ngô, sắn, khoai, hạt bo bo..., thương cán bộ, học viên, bà Dung tìm mọi cách để cải thiện bữa ăn cho anh em, như: Tự tổ chức xay gạo, ngô, khoai làm bánh đúc, bánh cuốn, bánh ngô ăn đổi món cho đỡ ngán. Rồi những khi trời lặng, bà lặn lội đi quanh khu vực sơ tán, đến từng cánh đồng ở khu vực quanh Hà Đông để tìm mua của người dân tôm, cua, cá còn tươi, mang về xay giã, nấu canh cải thiện cho chiến sĩ. Hình ảnh bếp trưởng với chiếc xe đạp cà tàng đi tìm mua các loại thực phẩm đã trở nên thân quen với người dân quanh vùng Hà Đông khi đó.

Một kỷ niệm mà bà Dung cũng không thể quên trong cuộc đời quân ngũ, đó là khoảng tháng 2-1960, bà được giao nhiệm vụ nấu ăn phục vụ lớp đào tạo quân y sĩ đầu tiên cho cán bộ nước bạn Lào sang học tại Học viện Quân y. Lúc đầu, do chủ quan, bà cứ nghĩ các bạn Lào cũng ăn như người Việt nên tự tin “trổ tài”, mang những món đặc sản của quê hương ra thết đãi bạn. Nhưng vừa xuống bếp ăn, nhìn thấy những món “lạ hoắc”, toàn bộ học viên nhất loạt bỏ ăn. Không hiểu chuyện gì xảy ra, bà hớt hải đi tìm cán bộ quản lý học viên để hỏi nguyên do. Lúc đó mới ngã ngửa khi biết bạn có thói quen ăn cơm nếp bốc tay và trong bữa ăn phải có nhiều ớt cay. Vậy là bà lại cầu thị nhờ phiên dịch trao đổi để các bạn Lào dạy cho bà cách chế biến, nấu nướng. Cuối cùng, sau nửa tuần cặm cụi học cách chế biến, bà thành thạo các món “tủ” của bạn Lào, rồi còn làm thêm nhiều món phụ khác rất hợp với khẩu vị của bạn. Từ đó, cứ khi nào thấy bà Dung mang thức ăn ra là các học viên Lào lại vỗ tay rào rào khen ngợi.

Thấy tôi hỏi về câu chuyện bà trả lại cả mấy tấn gạo dư cho cơ quan, bà Dung cười: “À, chuyện đó thì có gì đâu. Mình kiểm tra thấy thừa thì phải báo cáo cấp trên để xử lý thôi mà”. Rồi bà kể, đó là thời điểm sau năm 1975, kinh tế đất nước khó khăn, gạo ăn rất hiếm. Trong một lần kiểm kho, đối chiếu sổ sách, bà Dung phát hiện trong kho còn khoảng 5 tấn gạo dôi dư nên lập tức báo cho cấp trên. “Tôi không báo cáo cũng chẳng ai biết, nhưng trong hoàn cảnh toàn dân, toàn quân đang thiếu gạo từng bữa, mình làm sao có thể làm chuyện trái với lương tâm được? Tiếng là làm nuôi quân, rồi quản lý bếp ăn, nhưng từ khi công tác đến lúc nghỉ hưu, tôi chưa bao giờ mang một miếng cháy, mẩu thịt nào về nhà, dù ở nhà các con đói cơm, phải ăn độn”.

Ghi nhận những đóng góp miệt mài, cần mẫn suốt cả thời thanh xuân cho công việc nấu ăn, quản lý nhà bếp và đức tính thật thà, hết mình vì bộ đội, ngày 22-12-1989, Đại úy QNCN Đinh Thị Dung vinh dự được Chủ tịch nước tặng danh hiệu Anh hùng Lao động. Đến bây giờ, bà vẫn được coi là quân nhân nữ duy nhất làm công việc nuôi quân được nhận danh hiệu cao quý này. Tìm hiểu, tôi còn được biết, ngoài danh hiệu Anh hùng Lao động, bà Dung đã được tặng thưởng 3 Huân chương Chiến công, 9 danh hiệu Chiến sĩ thi đua, 11 năm là Chiến sĩ Quyết thắng. Năm 1988, bà được Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tặng danh hiệu “Người phụ nữ mới xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.

Sau 42 năm như con ong thợ chăm chỉ phục vụ quân đội, năm 2001, bà Dung được cấp trên cho nghỉ hưu. Năm 2003, nữ Anh hùng quyết định ra mặt đường cách nhà vài trăm mét để thuê ki ốt bán tạp hóa. Từ khi mở cửa hàng, lúc nào người ta cũng thấy quán bà đông khách. Ngoài việc bán nhiều loại hàng, toàn là những đồ thiết yếu, phục vụ cuộc sống hằng ngày, một lý do quan trọng khiến cửa hàng của bà đông khách là do bà bán giá phải chăng, tính tình lại thật thà. “Mình xác định bán hàng cho vui, phục vụ bà con là chính. Ở nhà suốt ngày cũng buồn chân buồn tay, lại thêm yếu người đi. Bây giờ các cửa hàng tiện ích mọc lên cũng nhiều, các hình thức kinh doanh online mở ra cũng lắm, cửa hàng mình cũng bị ảnh hưởng, nhưng không sao. Cứ túc tắc tháng kiếm chút ít để chăm lo cho sinh hoạt hằng ngày, không phải tiêu vào lương, ăn bám vào con cái là được rồi. Có những người nghèo khổ, gặp khó khăn hoặc sa cơ lỡ bước, ghé vào đây mua hàng mình còn biếu không lấy tiền. Già rồi, sống vì niềm vui, chứ tiền nhiều thì cũng có làm gì đâu”. Sau lời chia sẻ thật tâm, bà Dung lại cười. Nhìn nụ cười đôn hậu, hiền lành ấy, chắc không ai nghĩ đó là nụ cười của một nữ Anh hùng, từng một thời vượt qua bom đạn, hết mình phục vụ bộ đội, lập được nhiều thành tích xuất sắc.

15 tháng 10 2021

bạn tham khảo nha!

Báo Independent ngày 1-3-2021 đăng tin một bé gái 2 tuổi sống sót sau khi rơi từ ban công chung cư cao tầng nhờ tài xế người hùng (anh Nguyễn Ngọc Mạnh). Bài báo cũng cho biết, những người dân đã chứng kiến và ghi hình hành động quả cảm này hết lời can gợi anh Mạnh. Sau một đêm hìn hảnh anh tràn ngập trên internet, anh Mạnh đã thực sự trở thành người hùng, thành ân nhân của gia đình cháu bé. Dù vậy, anh Mạnh chia...
Đọc tiếp
Báo Independent ngày 1-3-2021 đăng tin một bé gái 2 tuổi sống sót sau khi rơi từ ban công chung cư cao tầng nhờ tài xế người hùng (anh Nguyễn Ngọc Mạnh). Bài báo cũng cho biết, những người dân đã chứng kiến và ghi hình hành động quả cảm này hết lời can gợi anh Mạnh. Sau một đêm hìn hảnh anh tràn ngập trên internet, anh Mạnh đã thực sự trở thành người hùng, thành ân nhân của gia đình cháu bé. Dù vậy, anh Mạnh chia sẻ, anh không thích gọ ianhlà ngườ ihùng vì anh tin rằng bất cứ ai ở trong hoàn cảnh đó cũng sẽ hành động như anh ... (Nguồn Báo Nhân dân điện tử)1. Trong bản tin trên từ người hùng được nhắc lại nhiều lần. Hãy giải nghĩa từ người hùng hoặc từ ân nhân và cho biết em giải nghĩa theo cách nào?
1

- Người hùng là chỉ những người tài giỏi hơn người, có khả năng phi thường khiến người người ngưỡng mộ.

- Ân nhân là: ân là ơn, nhân là người -> người mình chịu ơn sâu.

Em giải nghĩa từ anh hùng bằng cách thể hiện khái niệm mà từ biểu thị, còn từ ân nhân là giải thích ý nghĩa của từng thành tố.

25 tháng 3 2021

Mình chịu :v

mk chỉ có thể gợi ý các luận điểm để bạn tự triển khai đc thui à, freemk chỉ có thể gợi ý các luận điểm để bạn tự triển khai đc thui à, free thêm các câu mở đầu luận điểm khi bạn viết thành bài văn + cách mở bài . nếu bạn đồng ý thì mk lập sẵn giàn ý để bạn triển khai các luận điểm

7 tháng 5 2021

Vào ngày 28/2 vừa qua, cộng đồng mạng và toàn thể người dân trong cộng đồng đã được phen xôn xao, kinh hoàng bạt vía về vụ việc bé gái 2 tuổi rưỡi bò ra lan can và rơi từ lan can tầng 12 xuống. Và sau đó, hành động cứu cháu bé của anh Nguyễn Ngọc Mạnh đã trở thành tâm điểm của tin tức suốt thời gian gần đây. Anh đã trèo lên mái tôn và đỡ cháu bé, cứu thoát cháu bé khỏi cái chết trong gang tấc. Sau đó, anh cũng không đòi hỏi phải hậu tạ hay cảm ơn, anh chỉ tiếp tục làm công việc của mình và còn mong mọi người đừng gọi mình là anh hùng nữa. Khi trả lời phỏng vấn của báo chí, anh đã trả lời rằng, anh làm việc tốt thì cũng vì nhận được việc tốt từ những người xung quanh, anh không coi việc đó có gì là to tát cả và anh coi đó là việc mà mình phải làm. Anh sống một cuộc đời bình dị và không đòi hỏi sự chú ý gì từ dư luận cả. Chính những việc làm ấy của anh đã làm cho chúng ta cảm thấy cảm động vô cùng. Đầu tiên, thứ mà ta thấy được đó chính là sự mưu trí, nhanh nhẹn và dũng cảm vô cùng của anh Mạnh. Khi anh nghe thấy tiếng kêu thất thanh, tiếng khóc của cháu bé, không chần chừ 1 giây phút nào hết, anh đã ngay lập tức trèo lên mái tôn trơn trượt, định thần đứng cho vững và đỡ lấy cháu bé, cứu mạng cháu bé trong gang tấc. Hành động ấy còn thể hiện sự dũng cảm và lòng tốt sáng ngời của anh. Dường như bản chất tốt bụng của anh đã ăn sâu vào trong máu đến mức khi gặp phải tình huống ấy, sự dũng cảm và mưu trí của anh bật ra thành phản xạ và cứu sống người khác. Hơn nữa, chính hành động ấy của anh là một hành động nghĩa cử cao đẹp, truyền cảm hứng người tốt việc tốt cho vô vàn những người xung quanh. Từ đó, xã hội sẽ trở nên ngày một tốt đẹp, hạnh phúc hơn khi có những người như anh. Anh còn chính là người hùng khi không chỉ cứu mạng cháu bé mà còn sống một cuộc đời giản dị và tinh thần khiêm tốn đáng nể. Anh không đòi hỏi hậu tạ, anh ân cần hỏi thăm cháu bé và coi đó là việc mà mình phải làm. Anh Mạnh xứng đáng với tất cả những lời khen, lời tán dương và ca ngợi của nhân dân về tinh thần dũng cảm, mưu trí và lòng tốt sáng ngời ấy. Anh mãi mãi là tấm gương tốt đẹp về người tốt việc tốt trong cộng đồng.

7 tháng 5 2021

Vào ngày 28/2 vừa qua, cộng đồng mạng và toàn thể người dân trong cộng đồng đã được phen xôn xao, kinh hoàng bạt vía về vụ việc bé gái 2 tuổi rưỡi bò ra lan can và rơi từ lan can tầng 12 xuống. Và sau đó, hành động cứu cháu bé của anh Nguyễn Ngọc Mạnh đã trở thành tâm điểm của tin tức suốt thời gian gần đây. Anh đã trèo lên mái tôn và đỡ cháu bé, cứu thoát cháu bé khỏi cái chết trong gang tấc. Sau đó, anh cũng không đòi hỏi phải hậu tạ hay cảm ơn, anh chỉ tiếp tục làm công việc của mình và còn mong mọi người đừng gọi mình là anh hùng nữa. Khi trả lời phỏng vấn của báo chí, anh đã trả lời rằng, anh làm việc tốt thì cũng vì nhận được việc tốt từ những người xung quanh, anh không coi việc đó có gì là to tát cả và anh coi đó là việc mà mình phải làm. Anh sống một cuộc đời bình dị và không đòi hỏi sự chú ý gì từ dư luận cả. Chính những việc làm ấy của anh đã làm cho chúng ta cảm thấy cảm động vô cùng. Đầu tiên, thứ mà ta thấy được đó chính là sự mưu trí, nhanh nhẹn và dũng cảm vô cùng của anh Mạnh. Khi anh nghe thấy tiếng kêu thất thanh, tiếng khóc của cháu bé, không chần chừ 1 giây phút nào hết, anh đã ngay lập tức trèo lên mái tôn trơn trượt, định thần đứng cho vững và đỡ lấy cháu bé, cứu mạng cháu bé trong gang tấc. Hành động ấy còn thể hiện sự dũng cảm và lòng tốt sáng ngời của anh. Dường như bản chất tốt bụng của anh đã ăn sâu vào trong máu đến mức khi gặp phải tình huống ấy, sự dũng cảm và mưu trí của anh bật ra thành phản xạ và cứu sống người khác. Hơn nữa, chính hành động ấy của anh là một hành động nghĩa cử cao đẹp, truyền cảm hứng người tốt việc tốt cho vô vàn những người xung quanh. Từ đó, xã hội sẽ trở nên ngày một tốt đẹp, hạnh phúc hơn khi có những người như anh. Anh còn chính là người hùng khi không chỉ cứu mạng cháu bé mà còn sống một cuộc đời giản dị và tinh thần khiêm tốn đáng nể. Anh không đòi hỏi hậu tạ, anh ân cần hỏi thăm cháu bé và coi đó là việc mà mình phải làm. Anh Mạnh xứng đáng với tất cả những lời khen, lời tán dương và ca ngợi của nhân dân về tinh thần dũng cảm, mưu trí và lòng tốt sáng ngời ấy. Anh mãi mãi là tấm gương tốt đẹp về người tốt việc tốt trong cộng đồng.

ok nha :)))

13 tháng 4 2022

Nguyên 1 câu chuyện em thêm mắm thêm muối vô nha ( suy nghĩ của e với mb kb á)

Vua Quang Trung đại phả quân Thanh

Nghe tin quân Thanh đã chiếm Thăng Long, Bắc Bình Vương các tướng sĩ bàn việc đem quân ra đánh. Các tướng sĩ đều xin vua dẹp giặc để yên lòng người và danh nghĩa rõ rệt.

Ngày 25 tháng 11 năm Mậu Thân 1788, Bắc Bình Vương làm lễ lên ngôi Hoàng đế, lấy hiệu là Quang Trung.

Vua Quang Trung liền đó tự đem quân thủy bộ tiến ra Bắc. Đến Nghệ An lại 10 ngày tuyển thêm binh, cà thảy được 10 vạn và hơn 100 con voi.

Ngày 20 tháng Chạp ra tới núi Tam Điệp, Ngô Văn Sở ra mất tạ tội. Vua Quang Trung an ủi mọi người rồi truyền cho tướng sĩ ăn Tết Nguyên Đán để ngày 30 tháng Chạp thì cất quân, định ngày mùng 7 tháng Giêng Thăng Long mở tiệc ăn mừng.

Vua Quang Trung chia đại quân ra làm ô đạo:

- Hai đạo theo đường biển, vào sông Lục Đầu để tiếp ứng mặt hữu và chặn quân Thanh chạy về.

- Hai đạo đi đường núi để tiếp ứng mặt tả và đánh vào phía tây quân địch.

- Đạo trung quân do vua Quang Trung điều khiển tiến theo quan lộ thẳng Thăng Long.

Qua sông Giản Thủy (địa giới Ninh Bình và Hà Nam), quân vua Quang Trong phá tan tiến đến Phú Xuyên, bắt sông trọn đám quân do thám nhà Thanh đóng ở đó. không để một người nào chạy thoát được để báo tin với các đồn lân cận.

Nửa đêm ngày mồng 3 tháng Giêng năm Kì Dậu (1789), vua Quang Trung vây kín đồn Hà Hồi, rồi bắc loa gọi hàng. Quân Thanh sợ hãi xin hàng, cả quân lương, khí giới.

Mờ sáng ngày mồng 5, vua Quang Trung cho lệnh tiến đánh đồn Ngọc Hồi Quân Thanh bán súng ra như mưa. Vua Quang Trung sai lấy ván ghép lại thành mảnh to và quấn rơm cỏ ướt, cứ 20 người khiêng một mảnh, mang dao nhọn, lại có 20 người cầm khí giới núp theo sau. Đến trước cửa đồn, quân sĩ bỏ ván xuống rút dao xông vào chém. Quân đi sau cũng lăn xả vào đánh. Quân Thanh chống không nổi, bỏ chạy tán loạn. Quân ta thừa thế đánh tràn tới lấy được các đồn. Xác quân Thanh nằm ngổn ngang khắp giồng, các tướng Thanh như Hứa Thế Hanh đểu tử trận.

Trong lúc vua Quang Trung kịch chiến ở Ngọc Hồi, Đô đốc Long đem cánh tả quân đánh dồn Khương Thượng, gần gò Đống Đa. Sầm Nghi Đống chống không nổi, thắt cổ chết. Đô đốc Long tiến đánh Thăng Long.

Tôn Sĩ Nghị bỏ cả ấn tín chạy qua sông để lên mạn Bắc. Quân sĩ tranh nhau qua cầu, cầu đổ, chết đuôi thây đầy sông. Đạo quân Vân Nam và Quý Châu đóng ở miền Sơn Tây vội vã chạy về.

Trưa hôm ấy, vua Quang Trung áo ngự bào đẫm đen thuốc súng, hiên ngang tiên vào Thăng Long giữa muôn tiêng hoan hô của quân sĩ và dân chúng.

13 tháng 4 2022

chị gõ nhanh thế :)

13 tháng 4 2022

THAM KHẢO 

Tuần trước, trong giờ sinh hoạt lớp, cô em đã kể cho bọn em nghe rất nhiều những câu chuyện về những vị anh hùng và những danh nhân của nước ta. Nhưng trong số đó, em thích nhất là câu chuyện về Hai Bà Trưng.

Trưng Trắc là con gái Lạc tướng Mê Linh, nay thuộc tỉnh Phúc Yên. Khi bà cùng em là Trưng Nhị phất cờ khởi nghĩa thì các Lạc tướng và dân chúng hưởng ứng rất đông. Chẳng bao lâu, quân Hai Bà Trưng tràn đi khắp nơi, chiếm được 65 thành trì. Tô Định chống cự không lại trốn chạy về Tàu. Hai Bà lên ngôi vua, đóng đô ở Mê Linh (năm 40 sau tây lịch). Dân chúng vui mừng độc lập.

Trưng Nữ Vương trị vì được hơn một năm thì nhà Đông Hán sai danh tướng là Mã Viện đem binh sang đánh. Quân của Mã Viện là quân thiện chiến, quân ta thì mới nhóm lên, nhưng nhờ sự dũng cảm, quân ta thắng được mấy trận đầu. Quân giặc phải rút về đóng ở vùng Lãng Bạc. Sau đó, Mã Viện được thêm viện binh, dùng mưu lừa quân ta kéo lên mạn thượng du rồi đánh úp. Hai Bà thua trận nên rút quân về giữ Mê Linh.
Mùa thu năm 43, Mã Viện đem binh vây đánh thành Mê Linh. Quân ít, thế cùng. Hai Bà phải bỏ chạy. Mã Viện xua quân đuổi theo. Hai Bà nhảy xuống sông Hát (chỗ sông Đáy đổ ra sông Hồng Hà) trầm mình để khỏi sa vào tay giặc.

Hai Bà Trưng làm vua không được bao lâu nhưng là hai vị anh thư cứu quốc đầu tiên của nước ta nên được hậu thế sùng bái đời đời.

Hiện nay, ở làng Hát Môn, thuộc huyện Phúc Thọ, tỉnh Sơn Tây và làng Đồng Nhân, gần Hà Nội, có đền thờ Hai Bà, hàng năm, đến ngày mồng sáu tháng hai âm lịch là ngày hội để nhớ ơn hai vị nữ tướng.

Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi:         “Đã từ bao đời nay, hình ảnh người mẹ thường hiện hữu trong thơ ca. Mỗi nhà thơ viết về mẹ đều mang đến những nét riêng đầy xúc động. Nhiều người yêu thơ từng nhắc đến Mẹ và quả của Nguyễn Khoa Điềm, Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa của Nguyễn Duy, Trở về với mẹ ta thôi của Đồng Đức Bốn… và trong những bài thơ hay viết về mẹ không thể...
Đọc tiếp

Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi:

         “Đã từ bao đời nay, hình ảnh người mẹ thường hiện hữu trong thơ ca. Mỗi nhà thơ viết về mẹ đều mang đến những nét riêng đầy xúc động. Nhiều người yêu thơ từng nhắc đến Mẹ và quả của Nguyễn Khoa Điềm, Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa của Nguyễn Duy, Trở về với mẹ ta thôi của Đồng Đức Bốn… và trong những bài thơ hay viết về mẹ không thể không nhắc đến bài Mẹ của nhà thơ Đỗ Trung Lai. Bài thơ được in trong tập thơ Đêm sông Cầu, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân năm 2003.
         Bài thơ Mẹ triển khai qua hai hình tượng sóng đôi: cau và mẹ, nhà thơ chọn một thứ cây rất gần gũi trong đời sống ở mỗi làng quê. Đã từ bao đời ,cây cau, quả cau cùng lá trầu trở thành một nét đẹp trong đời sống tinh thần người Việt. Hình ảnh quả cau, lá trầu xuất hiện trong mọi nghi lễ quan trọng của vòng đời con người từ khi sinh ra đời, cưới hỏi, lễ Tết đến sinh hoạt hằng ngày. Miếng trầu là đầu câu chuyện. Xuyên suốt bài thơ, nhà thơ Đỗ Trung Lai đã khai thác thủ pháp nghệ thuật đối lập qua từng khổ thơ để đem đến cho người đọc những cảm nhận sự gần gũi giữa cau và mẹ: Lưng mẹ còng rồi/Cau thì vẫn thẳng/Cau - ngọn xanh rờn/Mẹ - đầu bạc trắng.
Lời thơ ngỡ như lời nhận xét thông thường những đằng sau mỗi con chữ là bao đắng đót, xót xa khi nhận ra thời gian, nỗi vất vả cuộc đời đã hằn lên lưng còng, trên mái đầu bạc trắng của mẹ. Không cần nhiều lời chỉ qua hai hình ảnh lưng còng và mái đầu bạc trắng của mẹ mà gợi ra bao cảm nhận về công lao của mẹ, sự nhọc nhằn, đắng cay trong cuộc đời mẹ cho con khôn lớn, trưởng thành. Nhà thơ Trương Nam Hương khi viết về mẹ cũng có những câu đầy xúc động về tấm lưng còng của mẹ: Thời gian chạy qua tóc mẹ/Một màu trắng đến nôn nao/Lưng mẹ cứ còng dần xuống/Cho con ngày một thêm cao (Trong lời mẹ hát).
Cùng với thời gian, cau ngày càng cao, mẹ ngày một thấp, dân gian có câu: "Gần đất xa trời" nhằm nói lên sự già nua, cái chết đang đến gần. Sự gần đất của mẹ theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng  nghe bao nuối tiếc khi quỹ thời gian của mẹ không còn nhiều. Mẹ như ngọn đèn trước gió, như chuối chín cây, thời khắc con không còn mẹ đang đến ngày một gần: Cau ngày càng cao/Mẹ ngày một thấp/Cau gần với giời/Mẹ thì gần đất!
Mỗi khổ trong bài thơ đều gắn với cau, hình ảnh người mẹ và miếng trầu bao đời đã trở nên quen thuộc. Ngày xưa, khi mẹ chưa già, quả cau bổ làm tư - vừa miếng với mẹ nhưng bây giờ quả cau bổ tám mẹ còn ngại to, ý niệm thời gian hiển hiện trong mỗi khổ của bài thơ, thời gian làm mẹ ngày một già đi, răng rụng dần nên miếng cau nhỏ nhưng vẫn khó khăn với mẹ.
Hình ảnh người mẹ được ví như miếng cau khô gầy, thời gian đã bào mòn tất cả, chỉ nay mai mẹ không còn trên thế gian nữa, nhà thơ không khỏi ứa nước mắt trước hình hài của mẹ.
Khổ kết với câu hỏi tu từ, người con thảng thốt nhận ra quỹ thời gian của mẹ không còn nhiều, không tránh khỏi quy luật cuộc đời và ngày con xa mẹ đang đến gần. Câu hỏi nhưng không có câu trả lời, chỉ có mây bay về xa như những nỗi niềm rưng rưng, dâng trào cảm xúc: Ngẩng hỏi giời vậy/- Sao mẹ ta già?/Không một lời đáp/Mây bay về xa.
          Bài thơ rất kiệm lời mà hàm chứa bao tình ý sâu xa, lời thơ dung dị, tự nhiên, không nhiều dụng công nghệ thuật nhưng vẫn gây xúc động người đọc bởi cảm xúc chân thành, chạm đến những gì thiêng liêng nhất của mỗi người, đó là tình mẫu tử.”

                                                   (Theo báo Hải Dương , Nguyễn Quỳnh Anh)

Câu 1: Văn bản trên thuộc kiểu văn bản nào?

A.   Văn bản biểu cảm.

B.Văn bản nghị luận.

C. Văn bản thông tin.

D. Văn bản tự sự.

Câu 2: Trong câu “Mẹ như ngọn đèn trước gió, như chuối chín cây ..” người viết  đã sử dụng biện pháp tu từ nào?

A.   Ẩn dụ.

B.   Hoán dụ.

C.    So sánh.

D.   Tương phản.

Câu 3: Trong câu văn “Mỗi khổ trong bài thơ đều gắn với cau, hình ảnh người mẹ và miếng trầu bao đời đã trở nên quen thuộc” có các Phó từ là?

A.Mỗi, đều,và.

B. Mỗi , đã.

C.Đều, đã.

D. Đều, và , đã.

Câu 4:Trong  văn bản, cách cấu trúc các đoạn văn trong phần thân bài dựa theo

A.   việc phân tích từng khổ thơ.

B.   việc phân tích từng câu thơ.

C.   việc phân tích từng hình ảnh về mẹ.

D.việc phân tích từng yếu tố nghệ thuật

Câu 5: Mục đích của văn bản này là gì?

A.   Thuyết phục người đọc về sự gần gũi giữa mẹ và hình ảnh cây cau .

B.   Thuyết phục người đọc về một bài thơ hay.

C.   Thuyết phục người đọc về nghệ thuật thơ bốn chữ qua  một bài thơ.

D.Thuyết phục người đọc về những biện  pháp tu từ độc đáo được sử dụng trong thơ .

Câu 6:Nhiệm vụ của đoạn 1 trong văn bản là:

A. Giới thiệu tác giả, xuất xứ văn bản , khái quát nội dung và nghệ thuật của bài thơ .

B.Giới thiệu đề tài , đưa ra nhận định chung, giới thiệu khái quát về tác giả và bài thơ

C.Giới thiệu đề tài , đưa ra nhận định về cái hay trong nội dung và nghệ thuật của bài thơ.

D.Giới thiệu đề tài , nhận định chung về những nét đặc sắc trong nội dung bài thơ.

 Câu 7: Nhiệm vụ của đoạn cuối trong văn bản là gì?

A. Liên hệ , mở rộng bài thơ với các bài thơ cùng chủ đề khác.

B. Khái quát lại tình cảm của nhà thơ dành cho mẹ.

C. Khái quát lại tác dụng của những biện pháp nghệ thuật đã được sử dụng trong bài thơ.

D. Khái quát lại cái hay trong nghệ thuật và nội dung của bài thơ.

Câu 8: Gạch chân dưới cụm chủ -vị dung để mở rộng thành phần chính của câu trong câu văn :

Mỗi nhà thơ viết về mẹ đều mang đến những nét riêng đầy xúc động”.

Câu 9: Văn bản này giúp em hiểu thêm được điều gì về bài thơ Mẹ của nhà thơ Đỗ Trung Lai ? (Viết trong khoảng 3 – 5 dòng)?

Câu 10: Quan sát người thân trong gia đình mình qua năm tháng , em thấy người thân có những thay đổi như thế nào? Em có cảm xúc gì khi nhận ra những thay đổi ấy? (Viết khoảng 7-10 câu văn)

3
3 tháng 8 2023

Câu 1: Văn bản trên thuộc kiểu văn bản nào?

A.   Văn bản biểu cảm.

B.Văn bản nghị luận.

C. Văn bản thông tin.

D. Văn bản tự sự.

Câu 2: Trong câu “Mẹ như ngọn đèn trước gió, như chuối chín cây ..” người viết  đã sử dụng biện pháp tu từ nào?

A.   Ẩn dụ.

B.   Hoán dụ.

C.    So sánh.

D.   Tương phản.

Câu 3: Trong câu văn “Mỗi khổ trong bài thơ đều gắn với cau, hình ảnh người mẹ và miếng trầu bao đời đã trở nên quen thuộc” có các Phó từ là?

A.Mỗi, đều,và.

B. Mỗi , đã.

C.Đều, đã.

D. Đều, và , đã.

Câu 4:Trong  văn bản, cách cấu trúc các đoạn văn trong phần thân bài dựa theo

A.   việc phân tích từng khổ thơ.

B.   việc phân tích từng câu thơ.

C.   việc phân tích từng hình ảnh về mẹ.

D.việc phân tích từng yếu tố nghệ thuật

Câu 5: Mục đích của văn bản này là gì?

A.   Thuyết phục người đọc về sự gần gũi giữa mẹ và hình ảnh cây cau .

B.   Thuyết phục người đọc về một bài thơ hay.

C.   Thuyết phục người đọc về nghệ thuật thơ bốn chữ qua  một bài thơ.

D.Thuyết phục người đọc về những biện  pháp tu từ độc đáo được sử dụng trong thơ .

Câu 6:Nhiệm vụ của đoạn 1 trong văn bản là:

A. Giới thiệu tác giả, xuất xứ văn bản , khái quát nội dung và nghệ thuật của bài thơ .

B.Giới thiệu đề tài , đưa ra nhận định chung, giới thiệu khái quát về tác giả và bài thơ

C.Giới thiệu đề tài , đưa ra nhận định về cái hay trong nội dung và nghệ thuật của bài thơ.

D.Giới thiệu đề tài , nhận định chung về những nét đặc sắc trong nội dung bài thơ.

 Câu 7: Nhiệm vụ của đoạn cuối trong văn bản là gì?

A. Liên hệ , mở rộng bài thơ với các bài thơ cùng chủ đề khác.

B. Khái quát lại tình cảm của nhà thơ dành cho mẹ.

C. Khái quát lại tác dụng của những biện pháp nghệ thuật đã được sử dụng trong bài thơ.

D. Khái quát lại cái hay trong nghệ thuật và nội dung của bài thơ.

Câu 8: Gạch chân dưới cụm chủ -vị dung để mở rộng thành phần chính của câu trong câu văn :

Mỗi nhà thơ viết về mẹ đều mang đến những nét riêng đầy xúc động”.

3 tháng 8 2023

chị ơi văn bản là kiểu nghị luận mới có câu 5 kêu mục đích văn bản là thuyết phục ... á chị:")