K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

18 tháng 10 2021

* Với kinh tế:

 

- Kìm hãm tốc độ tăng trưởng kinh tế do tỉ lệ phụ thuộc cao.

 

- Sức ép lên vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động.

 

* Với xã hội:

 

- Khó khăn trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống: Thu nhập, bình quân lương thực và thực phẩm theo đầu người thấp, gia tăng tỉ lệ đói nghèo, mù chữ,...

 

- Xã hội phân hóa giàu nghèo.

 

- Tệ nạn xã hội gia tăng, mất trật tự an ninh.

 

* Với tài nguyên, môi trường:

 

- Ô nhiễm môi trường:

 

+ Nguồn nước: do nước thải sinh hoạt và nước thải từ các nhà máy…

 

+ Không khí: do khí thải từ xe cộ, các nhà máy…

 

+ Ô nhiễm tiếng ồn: tiếng còi xe, tiếng máy móc từ các công trường, nhà máy…

 

+ Đất: sử dụng nhiều phân bón hóa học, thuốc trừ sâu, nước thải từ các khu công nghiệp…

 

     ⟶ Môi trường sống bị hủy hoại dần.

 

- Không gian cư trú chật hẹp.

18 tháng 10 2021

Dân số tăng quá nhanh gây ra:

+Kinh tế chậm phát triển: vì khi có quá nhiều người sẽ dẫn đến thiếu việc làm.

+Đời sống chậm cải thiện: vì dân số tăng nhanh dẫn đến việc chăm sóc sức khỏe, ngành y tế, giáo dục không kịp đáp ứng đủ nhu cầu 

+ Tác động tiêu cực tới môi trường: vì khi số dân tăng nhanh, lượng rác thải thải ra nhiều hơn, diện tích rừng bị thu hẹp,...

29 tháng 5 2017

Sự gia tăng dân số quá nhanh đã dẫn đến những hậu quả xấu như: kinh tế chậm phát triển, đời sông chậm cải thiện, tài nguyên cạn kiệt nhanh và môi trường bị ồ nhiễm nhiều.

1 tháng 10 2017

Tăng dân số quá nhanh gây sức ép nặng nề đến kinh tế, xã hội, môi trường.

- Kinh tế: GDP theo đầu người thấp, nền kinh tế chậm phát triển,...

- Xã hội: Thất nghiệp, thiếu việc làm nhiều, khó khăn trong giáo dục và đào tạo, y tế, các phúc lợi xã hội, anh ninh,...

- Môi trường: Tài nguyên bị khai thác quá mức dãn đến kiệt quệ; môi trường bị ô nhiễm và bị tàn phá...

30 tháng 3 2017

Sức ép dân số tới tài nguyên, môi trường :

* Dân số tăng quá nhanh → Hậu quả :
- Đẩy nhanh tốc độ khai thác tài nguyên  TNTN bị khai thác kiệt quệ
Dân số tăng nhanh tác động đến môi trường: + Ô nhiễm nguồn nước : do nước thải sinh hoạt và nước thải từ các nhà máy…
Ô nhiễm không khí : do khí thải từ xe cộ, các nhà máy…
Ô nhiễm tiếng ồn : tiếng còi xe, tiếng máy móc từ các công trường, nhà máy…
Ô nhiễm đất : sử dụng nhiều phân bón hóa học, thuốc trừ sâu, nước thải từ các khu công nghiệp…
→ Môi trường sống bị hủy hoại dần

Sức ép dân số tới cuộc sống :
Dân số tăng nhanh dẫn đến:
Thừa lao động, thiếu việc làm
Khai thác tự nhiên quá mức → Môi trường suy thoái → sản xuất suy giảm
Nghèo đói, mù chữ, xã hội phân hóa giàu nghèo
Tệ nạn xã hội phát triển. Trật tự an ninh rối loạn
Kinh tế, văn hóa kém phát triển
Năng suất lao động giảm
Sức khỏe kém, bệnh tật tăng, tuổi thọ thấp
Một số hình ảnh về sức ép dân số tới chât lượng cuộc sống
Đông con
Thiếu chỗ ở
Thiếu nước sạch
Nghèo đói, suy dinh dưỡng


31 tháng 3 2017

Gia tăng dân số quá nhanh ở đới nóng đã dẫn đến những hậu quả xấu như: kinh tế chậm phát triển, đời sống chậm cải thiện, tài nguyên cạn kiệt nhanh và môi trường bị ô nhiễm nhiều.

13 tháng 7 2017

Gây sức ép nặng nề đối với việc phát triển kinh tế, xã hội, môi trường.
– Kinh tế: GDP/người thấp, tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm,…
– Xã hội: thất nghiệp, thiếu việc làm, giáo dục, y tế……..gặp nhiều khó khăn.
– Môi trường: tài nguyên bị khai thác quá mức dẫn đến cạn kiệ, môi trường bị ô nhiễm suy thoái.

13 tháng 7 2017

Gây sức ép nặng nề đối với việc phát triển kinh tế, xã hội, môi trường.
- Kinh tế: GDP/người thấp, tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm,...

- Xã hội thất nghiệp, thiếu việc làm, giáo dục, y tế........gặp nhiều khó khăn.

- Môi trường: tài nguyên bị khai thác quá mức dẫn đến cạn kiệ, môi trường bị ô nhiễm suy thoái.

10 tháng 11 2021

Tham khảo!

26 tháng 1 2022

a) 

* Về dân số

- Dân số nước ta đông, tăng nhanh và tăng liên tục: tăng từ 23,8 triệu người năm 1954 lên 86,9 triệu người năm 2010, tăng thêm 63,1 triệu người. Năm 2010, dân số gấp gần 3,7 lần so với năm 1954.

- Dân số tăng không đều qua các giai đoạn từ 1954 – 2010:

+ Tốc độ tăng dân số của giai đoạn 1954 – 1976 tăng chậm hơn giai đoạn 1976 – 2010 (giai đoạn 1954 – 1976 dân số tăng 2,1 lần, giai đoạn 1976 – 2010 dân số tăng 1,8 lần).

* Về tỉ lệ gia tăng tự nhiên

- Tỉ lệ gia tăng tự nhiên thay đổi qua các giai đoạn.

+ Giai đoạn 1954 – 1976 tỉ lệ gia tăng tự nhiên cao, trung bình trên 3%/năm, đây là thời kì bùng nổ dân số ở nước ta.

+ Từ 1976 – 2010 tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên ở nước ta giảm dần.

b)

Dân số nước ta tăng trong khi nền kinh tế còn chậm phát triển dẫn tới hậu quả:

- Đối với phát triển kinh tế:

+ Tốc độ tăng dân số chưa phù hợp với tốc độ tăng trưởng kinh tế. Trên thực tế để tăng 1% dân số thì mức tăng trưởng kinh tế hàng năm phải đạt từ 3 - 4% và lương thực phải tăng trên 4%. Trong điều kiện kinh tế nước ta còn gặp nhiều khó khăn thì mức tăng dân số như hiện nay là vẫn còn cao.

+ Khó có thể giải quyết hết việc làm được vì nguồn lao động nước ta tăng nhanh trong khi nền kinh tế còn chậm phát triển.

+ Dân số tăng nhanh làm ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa tích luỹ và tiêu dùng, tạo mâu thuẫn giữa cung và cầu.

+ Làm cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành và lãnh thổ diễn ra chậm.

- Sức ép đối với tài nguyên môi trường:

+ Nguồn tài nguyên thiên bị suy giảm do khai thác quá mức.

+ Môi trường ô nhiễm.

+ Không gian cư trú ngày càng trở nên chật hẹp,...

- Sức ép đối với chất lượng cuộc sống:

+ Chất lượng cuộc sống của người dân chậm được nâng cao.

+ GDP/người thấp.

+  Các vấn đề phát triển giáo dục, y tế, văn hoá, cơ sở hạ tầng,...

+ Tỉ lệ thiếu việc làm và thất nghiệp lớn.

26 tháng 1 2022

tk

a)

Giai đoạn 1960 - 2007:

- Dân số thành thị và dân số nông thôn nước ta đều tăng.

+ Dân số thành thị tăng từ 4,73 triệu người (năm 1960) lên 23,37 triệu người (năm 2007), tăng gấp 4,9 lần.

+ Dân số nông thôn tăng từ 25,44 triệu người (năm 1960) lên 61,80 triệu người (năm 2007), tăng gấp 2,4 lần.

- Dân số thành thị có tốc độ tăng nhanh hơn dân số nông thôn.

b) Phần lớn dân cư nước ta sống ở nông thôn, vì

- Trình độ phát triển kinh tế nước ta còn thấp, nền kinh tế nông nghiệp vẫn là chủ yếu.

- Nước ta mới ở giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hóa tương ứng là giai đoạn đầu của quá trình đô thị hóa, trình độ đô thị hóa chưa cao, phần lớn các đô thị thuộc loại vừa và nhỏ.

- Chịu ảnh hưởng nặng nề của chiến tranh kéo dài.