K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi từ 1 đến 4 NƠI DỰA “Người đàn bà nào dắt đứa nhỏ đi trên đường kia ? Khuôn mặt trẻ đẹp chim vào những miền xa nào... Đứa bé đang lẫm chẫm muôn chạy lên, hai chân nó cứ ném về phía trước, bàn tay hoa hoa một điệu múa kì lạ. Và cái miệng líu lo không thành lời, hát một bài hát chưa từng có. Ai biết đâu, đứa bé bước còn chưa vững lại chính là nơi dựa cho người đàn...
Đọc tiếp

Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi từ 1 đến 4

NƠI DỰA

“Người đàn bà nào dắt đứa nhỏ đi trên đường kia ?
Khuôn mặt trẻ đẹp chim vào những miền xa nào...
Đứa bé đang lẫm chẫm muôn chạy lên, hai chân nó cứ ném về phía trước, bàn tay hoa hoa một điệu múa kì lạ.
Và cái miệng líu lo không thành lời, hát một bài hát chưa từng có.
Ai biết đâu, đứa bé bước còn chưa vững lại chính là nơi dựa cho người đàn bà kia sống.

Người chiến sĩ nào đỡ bà cụ trên đường kia?
Đôi mắt anh có cái ánh riêng của đôi mắt đã nhiều lần nhìn vào cái chết.
Bà cụ lưng còng tựa trên cánh tay anh bước từng bước run rẩy.
Trên khuôn mặt già nua, không biết bao nhiêu nếp nhăn đan vào nhau, mỗi nếp nhăn chứa đựng bao nỗi cực nhọc gắng gỏi một đời.
Ai biết đâu, bà cụ bước không còn vững lại chính là nơi dựa cho người chiến sĩ kia đi qua những thử thách.”

(Nguyễn Đình Thi, Tia nắng, NXB Văn học, Hà Nội, 1983)

Câu 1. Trong bài thơ, tác giả quan niệm thế nào về nơi dựa? Anh/chị có đồng tình với quan niệm đó không, vì sao?

Câu 2. Theo anh/chị, đôi mắt “có cái ánh riêng của đôi mắt đã nhiều lần nhìn vào cái chết” là đôi mắt như thế nào? Điều đó cho ta biết điều gì về người chiến sĩ trong bài thơ?

Câu 3. Liệt kê những từ láy được sử dụng trong bài thơ và phân tích hiệu quả nghệ thuật của việc sử dụng những từ láy đó.

Câu 4. Bài thơ được chia thành 2 phần, với hai bối cảnh tưởng như không hề liên quan đến nhau, nhưng thực ra có liên kết chặt chẽ. Theo anh/chị, sự liên kết đó được tạo nên bởi những yếu tố nào?

1
11 tháng 2 2020

Câu 1:

- Tác giả quan niệm nơi dựa là nơi con người được an ủi về mặt tinh thần, tâm hồn sau những mệt mỏi, vấp ngã.

- Học sinh đồng tình / không đồng tình với quan niệm trên và đưa ra lí giải phù hợp.

Câu 2:

- Đôi mắt "có cái ánh riêng của đôi mắt đã nhiều lần nhìn vào cái chết" là đôi mắt bình thản, đã qua nhiều trải nghiệm, ung dung trước những biến thiên của cuộc đời.

- Qua đôi mắt cho ta thấy người chiến sĩ đã qua nhiều trải nghiệm, chứng kiến nhiều hi sinh, mất mát, rèn giũa cho anh lòng dũng cảm, sự can trường.

Câu 3:

Các từ láy: lẫm chẫm, líu lo, run rẩy, gắng gỏi.

Hiệu quả nghệ thuật: miêu tả cụ thể hơn hình dáng, đặc điểm của em bé, cụ già - những chỗ dựa tinh thần cho người đàn bà, người chiến sĩ.

Câu 4:

Sự liên kết đó chính là liên kết ở chủ đề: nơi dựa, chỗ dựa tinh thần của những người tưởng như gan góc, can trường nhưng lại cần dựa để tiếp thêm sức mạnh của những người tưởng như nhỏ bé, yếu đuối.

Người đàn bà nào dắt đứa nhỏ đi trên đường kia?Khuôn mặt trẻ đẹp chìm vào những miền xa nào...Đứa bé đang lẫm chẫm muốn chạy lên, hai chân nó cứ ném về phía trước, bàn tay hoa hoa một điệu múa kì lạ.Và cái miệng líu lo không thành lời, hát một bài hát chưa từng có.Ai biết đâu, đứa bé bước còn chưa vững lại chính là nơi dựa cho người đàn bà kia sống.Người chiến sĩ nào...
Đọc tiếp

Người đàn bà nào dắt đứa nhỏ đi trên đường kia?

Khuôn mặt trẻ đẹp chìm vào những miền xa nào...

Đứa bé đang lẫm chẫm muốn chạy lên, hai chân nó cứ ném về phía trước, bàn tay hoa hoa một điệu múa kì lạ.

Và cái miệng líu lo không thành lời, hát một bài hát chưa từng có.

Ai biết đâu, đứa bé bước còn chưa vững lại chính là nơi dựa cho người đàn bà kia sống.

Người chiến sĩ nào đỡ bà cụ trên đường kia?

Đôi mắt anh có cái ánh riêng của đôi mắt đã nhiều lần nhìn vào cái chết.

Bà cụ lưng còng tựa trên cánh tay anh, bước từng bước run rẩy.

Trên khuôn mặt già nua, không biết bao nhiêu nếp nhăn đan vào nhau, mỗi nếp nhăn chứa đựng bao nỗi cực nhọc gắng gỏi một đời.

Ai biết đâu, bà cụ bước không còn vững lại chính là nơi dựa cho người chiến sĩ kia đi qua những thử thách.

(Nơi dựa - Nguyễn Đình Thi, Ngữ Văn 10, tập hai, NXB Giáo Dục, 2006, Tr. 121-122)

Có ý kiến cho rằng nơi dựa có cùng ý nghĩa với sống dựa, đúng hay sai? Vì sao?

1
23 tháng 5 2018

Có ý kiến cho rằng nơi dựa có cùng ý nghĩa với sống dựa, đúng hay sai? Vì sao?

- Học sinh trả lời là sai cho điểm, trả lời là đúng không cho điểm.

- Học sinh giải thích ngắn gọn: nơi dựa được hiểu là chỗ dựa về mặt tinh thần hoặc vật chất; từ đó giúp cho chúng ta có thêm sức mạnh, niềm tin, động lực để hướng tới một cuộc sống tốt đẹp. Còn sống dựa là lối sống phụ thuộc vào người khác; dễ làm cho chúng ta ỷ lại, thiếu niềm tin, tinh thần phấn đấu để vươn lên trong cuộc sống.

Lưu ý: Trong trường hợp học sinh trả lời ý 1 là đúng thì có giải thích ý 2 đúng cũng không cho điểm. Nếu ý 1 học sinh trả lời là sai, thì ý 2 chỉ cần giải thích: nơi dựa là chỗ dựa về mặt tinh thần hoặc vật chất và sống dựa là lối sống phụ thuộc vào người khác, thì vẫn cho điểm tuyệt đối.

Người đàn bà nào dắt đứa nhỏ đi trên đường kia?Khuôn mặt trẻ đẹp chìm vào những miền xa nào...Đứa bé đang lẫm chẫm muốn chạy lên, hai chân nó cứ ném về phía trước, bàn tay hoa hoa một điệu múa kì lạ.Và cái miệng líu lo không thành lời, hát một bài hát chưa từng có.Ai biết đâu, đứa bé bước còn chưa vững lại chính là nơi dựa cho người đàn bà kia sống.Người chiến sĩ nào...
Đọc tiếp

Người đàn bà nào dắt đứa nhỏ đi trên đường kia?

Khuôn mặt trẻ đẹp chìm vào những miền xa nào...

Đứa bé đang lẫm chẫm muốn chạy lên, hai chân nó cứ ném về phía trước, bàn tay hoa hoa một điệu múa kì lạ.

Và cái miệng líu lo không thành lời, hát một bài hát chưa từng có.

Ai biết đâu, đứa bé bước còn chưa vững lại chính là nơi dựa cho người đàn bà kia sống.

Người chiến sĩ nào đỡ bà cụ trên đường kia?

Đôi mắt anh có cái ánh riêng của đôi mắt đã nhiều lần nhìn vào cái chết.

Bà cụ lưng còng tựa trên cánh tay anh, bước từng bước run rẩy.

Trên khuôn mặt già nua, không biết bao nhiêu nếp nhăn đan vào nhau, mỗi nếp nhăn chứa đựng bao nỗi cực nhọc gắng gỏi một đời.

Ai biết đâu, bà cụ bước không còn vững lại chính là nơi dựa cho người chiến sĩ kia đi qua những thử thách.

(Nơi dựa - Nguyễn Đình Thi, Ngữ Văn 10, tập hai, NXB Giáo Dục, 2006, Tr. 121-122)

Nêu hai biện pháp tu từ được thể hiện rõ nhất trong đoạn trích?

1
25 tháng 9 2017

Nêu hai biện pháp tu từ :

- Lặp cấu trúc (điệp ngữ).

- Đối lập (tương phản).

Đọc những câu thơ sau trong bài thơ "Ngưỡng cửa" :Nơi này ai cũng quenNgay từ thời tấm bé Khi tay bà, tay mẹ                 Còn dắt vòng đi men Nơi bố mẹ ngày đêmLúc nào qua cũng vội,Nơi bạn bè chạy tớiThương lúc nào cũng vuiNơi này đã đưa tôiBuổi đầu tiên đến lớpNay con đường xa tắp,Vẫn đang chờ tôi đi.(Theo Vũ Quần Phương)Hình ảnh "ngưỡng cửa" của ngôi nhà trong mỗi khổ thơ trên gợi cho em nghĩ đến...
Đọc tiếp

Đọc những câu thơ sau trong bài thơ "Ngưỡng cửa" :

Nơi này ai cũng quen

Ngay từ thời tấm bé 

Khi tay bà, tay mẹ                 

Còn dắt vòng đi men 

Nơi bố mẹ ngày đêm

Lúc nào qua cũng vội,

Nơi bạn bè chạy tới

Thương lúc nào cũng vui

Nơi này đã đưa tôi

Buổi đầu tiên đến lớp

Nay con đường xa tắp,

Vẫn đang chờ tôi đi.

(Theo Vũ Quần Phương)

Hình ảnh "ngưỡng cửa" của ngôi nhà trong mỗi khổ thơ trên gợi cho em nghĩ đến những điều gì đẹp đẽ và sâu sắc ?

……………………………………………………………………………………………………….......

...................................................................................................................................................................

...................................................................................................................................................................

........................................................................................................................…………………………

……………………………………………………………………………...............................................

......................................................................................................………………………………………

………………………………………………………………...................................................................

..................................................................................……………………………………………………

0
Bài 3. Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi: Nếu ngọn gió nào dẫn con đến phương trời xa thẳm Con đừng quên lối về nhà Nơi thung sâu khơi nguồn ngọn gió… Nếu cánh chim nào chở con lên thăm mặt trời cháy đỏ Con đừng quên lối về nhà Nơi sớm chiều vẫn nhen ngọn lửa Nếu vạt mây nào đưa con lên chơi với ngôi sao xanh biếc Con đừng quên lối về nhà Suối trong con tắm mình thuở bé…? (Trương Hữu Lợi, “Bài...
Đọc tiếp

Bài 3. Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi:
Nếu ngọn gió nào dẫn con đến phương trời xa thẳm
Con đừng quên lối về nhà
Nơi thung sâu khơi nguồn ngọn gió…
Nếu cánh chim nào chở con lên thăm mặt trời cháy đỏ
Con đừng quên lối về nhà
Nơi sớm chiều vẫn nhen ngọn lửa
Nếu vạt mây nào đưa con lên chơi với ngôi sao xanh biếc
Con đừng quên lối về nhà
Suối trong con tắm mình thuở bé…?

(Trương Hữu Lợi, “Bài hát con kiến”,
NXB Đồng Nai, TP. Hồ Chí Minh, 1998, tr.60-61)

Câu 1. Bài thơ là lời nhắn nhủ của ai với ai?
Câu 2. Hãy tìm những dòng thơ nói về “nhà” trong bài thơ. Những dòng thơ này giúp em
cảm nhận như thế nào về
“nhà”?
Câu 3. Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong bài thơ? Việc sử dụng biện pháp tu từ đó có
tác dụng gì?

Câu 4. Những hình ảnh “phương trời xa thẳm”, “mặt trời cháy đỏ”, “ngôi sao xanh biếc” gợi
cho em liên tưởng tới điều gì?

Câu 5. Lời nhắn nhủ trong bài thơ khơi gợi trong em những cảm xúc, suy nghĩ gì?
cứu mai phải nộp rồi 
 

0
6 tháng 6 2016

ko hiểu

Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:Tiếng đànThủy nhận cây đàn vi-ô-lông, lên dây và kéo thử vài nốt nhạc. Ánh đèn hắt lên khuôn mặt trắng trẻo của em. Em nâng đàn đặt lên vai. Khi ắc-sê vừa khẽ chạm vào những dây đàn thì như có phép lạ, những âm thanh trong trẻo vút bay lên giữa yên lặng của gian phòng. Vầng trán cô bé hơi tái đi nhưng gò má ửng hồng, đôi mắt sẫm  màu hơn, làn mi...
Đọc tiếp

Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:

Tiếng đàn

Thủy nhận cây đàn vi-ô-lông, lên dây và kéo thử vài nốt nhạc. Ánh đèn hắt lên khuôn mặt trắng trẻo của em. Em nâng đàn đặt lên vai. Khi ắc-sê vừa khẽ chạm vào những dây đàn thì như có phép lạ, những âm thanh trong trẻo vút bay lên giữa yên lặng của gian phòng. Vầng trán cô bé hơi tái đi nhưng gò má ửng hồng, đôi mắt sẫm  màu hơn, làn mi rậm cong dài khẽ rung động. Tiếng đàn bay ra vườn. Vài cánh ngọc lan êm ái rụng xuống nền đất mát rượi. Dưới đường, lũ trẻ rủ nhau thả những chiếc thuyền gấp bằng giấy trên những vũng nước mưa. Ngoài Hồ Tây, dân chài đang tung lưới bắt cá. Hoa mười giờ nở đỏ quanh các lối đi ven hồ. Bóng mấy con chim bồ câu lướt nhanh trên những mái nhà cao thấp. 

- Lên dây : chỉnh dây đàn cho đúng chuẩn 

- Ắc – sê : cái cần có căng dây để kéo đàn vi – ô – lông. 

- Dân chài : người làm nghề đánh cá.

Thủy chơi loại đàn nào ? 

A. Đàn oóc-gan

B. Đàn bầu

C. Đàn vi-ô-lông

2
15 tháng 5 2018

Lời giải:

Loại đàn mà Thủy chơi là đàn Vi-ô-lông.

19 tháng 2 2022

c đàn vi-ô-lông

Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:   Cây xương rồngThuở ấy, ở một làng xa lắm có một cô gái nhỏ mồ côi cả cha lẫn mẹ. Cô xinh đẹp, nết na nhưng bị câm. Về sau, một anh thợ mộc cưới cô về làm vợ nhưng được vài năm thì anh qua đời, để lại cho cô một đứa con trai.Vì được mẹ nuông chiều từ bé nên cậu con trai lớn lên đã trở thành một kẻ vô tâm. Cậu thường bỏ nhà đi theo...
Đọc tiếp

Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:

   Cây xương rồng

Thuở ấy, ở một làng xa lắm có một cô gái nhỏ mồ côi cả cha lẫn mẹ. Cô xinh đẹp, nết na nhưng bị câm. Về sau, một anh thợ mộc cưới cô về làm vợ nhưng được vài năm thì anh qua đời, để lại cho cô một đứa con trai.

Vì được mẹ nuông chiều từ bé nên cậu con trai lớn lên đã trở thành một kẻ vô tâm. Cậu thường bỏ nhà đi theo những đám cờ bạc, rượu chè bê tha. Bà mẹ câm vừa hầu hạ vừa tưới lên mặt con những giọt nước mắt mặn chát của mình.

Một ngày kia, không còn gượng nổi trước số phận nghiệt ngã, bà hóa thành một loài cây không lá, toàn thân đầy gai cằn cỗi. Đó chính là cây xương rồng.

Lúc đó, người con mới tỉnh ngộ. Hối hận và xấu hổ, cậu bỏ đi lang thang rồi chết ở dọc đường. Cậu biến thành những hạt cát bay đi vô định. Ở một nơi nào đó, gió gom những hạt cát làm thành sa mạc. Các loài cây đều tránh xa sa mạc. Riêng cây xương rồng vẫn mọc trên vùng cát bỏng và hoang vu ấy.

Ngày nay, người ta bảo rằng sa mạc sinh ra loài cây xương rồng. Thực ra không phải thế, chính xương rồng mới là mẹ sinh ra cát bỏng. Lòng người mẹ thương đứa con lỗi lầm, đã mọc lên trên cát cho sa mạc đỡ quạnh hiu.

      (Truyện cổ tích)

Khi chết, người con biến thành gì?

1
15 tháng 4 2019

Hướng dẫn giải:

- Khi chết, người con trai biến thành những hạt cát bay đi vô định rồi gom lại thành sa mạc.

Đọc bài văn sau và trả lời câu hỏi:CHIM RỪNG TÂY NGUYÊN     Những cơn gió nhẹ làm mặt nước hồ I –rơ – pao chao mình rung động. Bầu trời trong xanh soi bóng xuống đấy hồ càng xanh thêm và như rộng ra mênh mông. Nơi đây cất lên những tiếng chim ríu rít. Chúng từ các nơi trên miền Trường Sơn bay về. Chim đại bàng vàng mỏ đỏ đang chao lượn, bóng che rợp mặt đất. Mỗi lần đại bàng vỗ...
Đọc tiếp

Đọc bài văn sau và trả lời câu hỏi:

CHIM RỪNG TÂY NGUYÊN

     Những cơn gió nhẹ làm mặt nước hồ I –rơ – pao chao mình rung động. Bầu trời trong xanh soi bóng xuống đấy hồ càng xanh thêm và như rộng ra mênh mông. Nơi đây cất lên những tiếng chim ríu rít. Chúng từ các nơi trên miền Trường Sơn bay về. Chim đại bàng vàng mỏ đỏ đang chao lượn, bóng che rợp mặt đất. Mỗi lần đại bàng vỗ cánh lại phát ra những tiếng vi vu vi vút từ trên nền trời xanh thẳm, giống như có hàng trăm chiếc đàn cùng hòa âm. Bầy thiên nga trắng muốt chen nhau bơi lội... Những con kơ – púc, mình đỏ chót và nhỏ như quả ớt, cố rướn cái mỏ thanh mảnh của mình hót lên lanh lảnh nghe như tiếng sáo. Các chú chim piêu có bộ lông màu xanh lục, đôi chân như đi tất vàng giống hệt những nhà thể thao đang nhào lộn trên cành cây. Chim vếch – ka mải mê chải chuốt bộ lông vàng óng của mình. Chim câu xanh, chim sa – tan nhẹ nhàng cất tiếng hót gọi đàn... ( Thiên Lương)

Bài văn miêu tả mấy loại chim?

A. 5 loại chim.

B. 6 loại chim.

C. 7 loại chim

3
1 tháng 12 2019

Đáp án C

4 tháng 12 2021

 fe

j k qsf

 jksdojnbpgiuwrKh 

Điền vào ô trống:a) Tiếng bắt đầu bằng s hay x ?Cái Mỹ có một anh lính thật đẹp. Đấy là một anh lính nho nhỏ, xinh....bằng đất mẹ mới mua cho Mỹ phiên chợ huyện hôm qua. Lũ trẻ trong.... xúm....lại, đứa nào cũng muốn cầm, sờ vào cái áo màu....lá cây, cái mũ có ngôi....khẩu....đen bóng và cả vào khuôn mặt nho nhỏ, hồng hồng của anh ta nữa. Nhưng cái Mỹ chỉ cho mỗi đứa cầm xem một...
Đọc tiếp

Điền vào ô trống:

a) Tiếng bắt đầu bằng s hay x ?

Cái Mỹ có một anh lính thật đẹp. Đấy là một anh lính nho nhỏ, xinh....bằng đất mẹ mới mua cho Mỹ phiên chợ huyện hôm qua. Lũ trẻ trong.... xúm....lại, đứa nào cũng muốn cầm, sờ vào cái áo màu....lá cây, cái mũ có ngôi....khẩu....đen bóng và cả vào khuôn mặt nho nhỏ, hồng hồng của anh ta nữa. Nhưng cái Mỹ chỉ cho mỗi đứa cầm xem một tí vừa đủ để nó hỏi xong một câu : ".... nhỉ ?". Cứ như là nó để anh lính cười với bạn nó quá lâu.

Theo HẢI HỒ

b) Tiếng chứa vần ât hay âc ?

Trời vẫn còn.... phất mưa. Đường vào làng nhão nhoét.... dính vào đế dép, chân lên nặng chình chịch. Tôi suýt.... lên tiếng khóc, nhưng nghĩ đến.... nhiều người đang chờ mẹ con tôi, tôi lại ráng đi. Ngôi nhà ấy, vào những ngày tất niên, mẹ con tôi năm nào cũng có mặt. Từ sân vào, qua....tam cấp là lên cái hiên rộng. Ngoại hay ngồi đó,....từng trang báo. Cậu Xuân bao giờ cũng là người đầu tiên chạy xuống sân, bổng tôi qua các.... thềm.

Theo TRỌNG CAO

1
6 tháng 5 2019

a. xinh xinh - trong xóm - xúm xít - màu xanh - ngôi sao - khẩu súng - sờ - xinh nhỉ? - sợ.

b. lất phất - đất - nhấc - bật lên - rất nhiều - bậc tam cấp - lật - nhấc bổng - bậc thềm.

Điền vào chỗ trống :a) Tiếng bắt đầu bằng s hoặc xCái Mỹ có một anh lính thật đẹp. Đấy là một anh lính nho nhỏ, xinh ..... bằng đất mẹ mới mua cho Mỹ phiên chợ huyện hôm qua. Lũ trẻ trong ..... xúm ..... lại, đứa nào cũng muốn cầm, sờ vào cái áo màu ..... lá cây, cái mũ có ngôi ....., khẩu ..... đen bóng và sờ cả vào khuôn mặt nho nhỏ, hồng hồng của anh ta nữa. Nhưng cái Mỹ chỉ cho...
Đọc tiếp

Điền vào chỗ trống :

a) Tiếng bắt đầu bằng s hoặc x

Cái Mỹ có một anh lính thật đẹp. Đấy là một anh lính nho nhỏ, xinh ..... bằng đất mẹ mới mua cho Mỹ phiên chợ huyện hôm qua. Lũ trẻ trong ..... xúm ..... lại, đứa nào cũng muốn cầm, sờ vào cái áo màu ..... lá cây, cái mũ có ngôi ....., khẩu ..... đen bóng và sờ cả vào khuôn mặt nho nhỏ, hồng hồng của anh ta nữa. Nhưng cái Mỹ chỉ cho mỗi đứa cầm xem một tí vừa đủ để nó hỏi xong một câu : "..... nhỉ ?" Cứ như là nó ..... để anh lính cười với bạn nó quá lâu.

b) Tiếng có vần ât hoặc âc

   Trời vẫn còn ..... phất mưa. Đường vào làng nhão nhoét. ..... dính vào đế dép, ..... chân lên nặng chình chịch. Tôi suýt ..... lên tiếng khóc, nhưng nghĩ đến ..... nhiều người đang chờ mẹ con tôi, tôi lại ráng đi. Ngôi nhà ấy, vào những ngày tất niên, mẹ con tôi năm nào cũng có mặt. Từ sân vào, qua ..... tam cấp là lên cái hiên rộng. Ngoại hay ngồi đó, ..... từng trang báo. Cậu Xuân bao giờ cũng là người đầu tiên chạy xuống sân, ..... bổng tôi qua các ..... thềm.

1
27 tháng 3 2018

a) Tiếng bắt đầu bằng s hoặc x

   Cái Mỹ có một anh lính thật đẹp. Đấy là một anh lính nho nhỏ, xinh xắn bằng đất mẹ mới mua cho Mỹ phiên chợ huyện hôm qua. Lũ trẻ trong xóm xúm xít lại, đứa nào cũng muốn cầm, sờ vào cái áo màu xanh lá cây, cái mũ có ngôi sao, khẩu súng đen bóng và sờ cả vào khuôn mặt nho nhỏ, hồng hồng của anh ta nữa. Nhưng cái Mỹ chỉ cho mỗi đứa cầm xem một tí vừa đủ để nó hỏi xong một câu : "xinh nhỉ ?" Cứ như là nó sợ để anh lính cười với bạn nó quá lâu.

b) Tiếng có vần ât hoặc âc

   Trời vẫn còn lất phất mưa. Đường vào làng nhão nhoét. Đất dính vào đế dép, nhấc chân lên nặng chình chịch. Tôi suýt bật lên tiếng khóc, nhưng nghĩ đến rất nhiều người đang chờ mẹ con tôi, tôi lại ráng đi. Ngôi nhà ấy, vào những ngày tất niên, mẹ con tôi năm nào cũng có mặt. Từ sân vào, qua bậc tam cấp là lên cái hiên rộng. Ngoại hay ngồi đó, lật từng trang báo. Cậu Xuân bao giờ cũng là người đầu tiên chạy xuống sân, nhấc bổng tôi qua các bậc thềm.