K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

27 tháng 2 2020

Vầng trăng đột ngột hiện ra với một vẻ đẹp ám ảnh lòng người. ’’Trăng cứ tròn vành vạnh”, thời điểm trăng tròn chính là vào ngày rằm hàng tháng. Câu thơ gợi đến vẻ đầy đặn, tròn trịa của vầng trăng và cũng là vẻ sáng tươi hiền dịu của thứ ánh sáng trong lành nhất vũ trụ. Đêm trăng tròn, trăng để khắp không gian tràn đi ánh sáng vàng dịu, sóng sánh như mật ngọt. Trăng như rải bạc trên mặt nước. Trăng như tưới sạch, làm đẹp, làm bóng lên những lùm cây. Trăng làm mặt người hớn hở vui cười. Và nói như nhà văn Nam Cao: trăng làm mọi thứ đẹp lên! Nhưng vẻ “tròn vành vạnh” của vầng trăng còn gợi đến một suy tưởng khác: vầng trăng còn tròn đầy “vành vạnh” nghĩa là trăng vẫn còn trọn vẹn những ân nghĩa xưa với những người lính năm nào. Và điều đáng quý, đáng nghĩ là trăng vẫn tròn ngay cả khi người đã “vô tình": “Trăng cứ tròn vành vạnh / Kể chi người vô tình".

Bài cho bạn tham khảo :

Câu thơ gieo vào lòng người đọc một thoáng giật mình để rồi thấy ăn năn, day dứt. Vầng trăng kia cũng giống như bao con người, bao kí ức đẹp đẽ đã đi qua đời ta. Những con người của quá khứ, những kí ức xa xưa... tất thảy vẫn còn nguyên tấm lòng thuỷ chung trọn vẹn. Còn riêng ta, mới một chút phù hoa, danh lợi mà đã quên đi những ân tình, những thề nguyền thiêng liêng xưa cũ. Và rồi, ta càng thấy day dứt, băn khoăn hơn bởi khoảng lặng mênh mang của vầng trăng tròn cao thượng: "Ánh trăng im phăng phắc / Đủ cho ta giật mình”.

"Ánh trăng im phăng phắc" để ngân mãi những dòng ánh sáng toả đi khắp nhân gian. Điều đó cũng có nghĩa trăng mãi hao dung, hiền từ và độ lượng. Cái đáng sợ là cái im lặng của kí ức. Ta đã quên đi quá khứ, ta đã có lỗi với người xưa để sống một cuộc đời ồn ào, náo nhiệt nhưng tất cả vẫn im lặng dõi theo ta với cái nhìn bao dung, rộng mở. Và chính bởi sự cao thượng ấy đã khiến ta ”giật mình”. ”Giật mình để nhận ra sự cao đẹp của người xưa. “Giật mình” để nhận ra phần hờ hững, lãng quên đáng chê trách của mình. “Giật mình” còn để biết nhìn lại mình cho đúng. Tiền tài danh lợi, đó chưa phải là điều quý giá nhất ở đời. Phải biết sống có tình, có nghĩa, thuỷ chung trọn vẹn trước sau mới khiến lòng người sạch trong và thanh thản

25 tháng 12 2016

2. ẩn dụ. Trăng như một người bạn nghĩa tình mà nghiêm khắc.

9 tháng 1 2017

1: Ánh trăng im phăng phắc khiến cho ta giật mình nhận ra vẻ đẹp , sự thủy chung của thiên nhien , cũng chính điều đó nhắc nhở ta về đạo lí .

11 tháng 6 2021

từ ''giật mình'' cho thấy sự bất ngờ, chợt nhận ra điều gì đó, ở đây tác giả muốn nói đến sự bất ngờ của người lính khi gặp lại trăng- một người bạn đã cũ

26 tháng 2 2020

Trăng tròn vành vạnh => Trăng là những kỷ niệm vẫn vẹn nguyên, không thay đổi.

Tuy con người quên đi vẫng trăng, quay lưng, như vứt bỏ nó nhưng vầng trăng vẫn nhẫn nhịn, dõi theo soi sáng cho con người.

Sự im lặng của ánh trăng khiến cho con người cảm thấy hổ thẹn, chợt nhận ra là mình đã sai khi không đoái hoài đến vầng trăng. Nhân vật ta như đã hiểu ra lỗi lầm của mình .

26 tháng 2 2020

Cảm nhận về nhân vật TA mà bạn

5 tháng 2 2021

undefined

Đọc khổ thơ sau và trả lời các câu hỏi: Đọc khổ thơ sau và trả lời các câu hỏi: “Trăng cứ tròn vành vạnh kể chi người vô tình ánh trăng im phăng phắc đủ cho ta giật mình” Đọc khổ thơ sau và trả lời các câu hỏi: “Trăng cứ tròn vành vạnh kể chi người vô tình ánh trăng im phăng phắc đủ cho ta giật mình” (Trích Ánh trăng – Nguyễn Duy, Ngữ văn 9 -...
Đọc tiếp

Đọc khổ thơ sau và trả lời các câu hỏi: Đọc khổ thơ sau và trả lời các câu hỏi: “Trăng cứ tròn vành vạnh kể chi người vô tình ánh trăng im phăng phắc đủ cho ta giật mình” Đọc khổ thơ sau và trả lời các câu hỏi: “Trăng cứ tròn vành vạnh kể chi người vô tình ánh trăng im phăng phắc đủ cho ta giật mình” (Trích Ánh trăng – Nguyễn Duy, Ngữ văn 9 - Tập một - NXBGD năm 2014) Câu 1 (0,5 điểm). Xác định các phương thức biểu đạt trong khổ thơ trên. Câu 2 (0,5 điểm). Chỉ ra các từ láy có trong khổ thơ. Câu 3 (1,0 điểm). Nêu nội dung chính của khổ thơ. Câu 4 (1,0 điểm). Qua nội dung của khổ thơ trên, em rút ra cho mình thái độ sống như thế nào ? (Trích Ánh trăng – Nguyễn Duy, Ngữ văn 9 - Tập một - NXBGD năm 2014) Câu 1 (0,5 điểm). Xác định các phương thức biểu đạt trong khổ thơ trên. Câu 2 (0,5 điểm). Chỉ ra các từ láy có trong khổ thơ. Câu 3 (1,0 điểm). Nêu nội dung chính của khổ thơ. Câu 4 (1,0 điểm). Qua nội dung của khổ thơ trên, em rút ra cho mình thái độ sống như thế nào ? “Trăng cứ tròn vành vạnh kể chi người vô tình ánh trăng im phăng phắc đủ cho ta giật mình” (Trích Ánh trăng – Nguyễn Duy, Ngữ văn 9 - Tập một - NXBGD năm 2014) Câu 1 (0,5 điểm). Xác định các phương thức biểu đạt trong khổ thơ trên. Câu 2 (0,5 điểm). Chỉ ra các từ láy có trong khổ thơ. Câu 3 (1,0 điểm). Nêu nội dung chính của khổ thơ. Câu 4 (1,0 điểm). Qua nội dung của khổ thơ trên, em rút ra cho mình thái độ sống như thế nào ?

0
30 tháng 12 2020

a, Đoạn thơ trên được trích trong tác phẩm: ánh trăng

    Của tác giả: Nguyễn Duy

b, Phương thức biểu đạt: Miêu tả, biểu cảm

c, Từ láy: vành vạnh

=> Từ vành vạnh có nghĩa là sự thủy chung viên mãn tràn đầy trước sau như một. Điều đó hoàn toàn trái ngược với con người. Một hành động đẹp được thấy qua từ "vành vạnh" đó là trăng không hề trách móc sự bội bạc của con người

d, Nội dung khổ thơ trên: tác giả đã cho thấy được hình ảnh triết lí của trang và người lính

30 tháng 12 2020

đúng aj

mong add tick cho

26 tháng 2 2021

Em tham khảo nhé !!

Source : Hoidap247

Khổ thơ đã sử dụng thành công biện pháp ẩn dụ, nhân hóa để nói về vầng trăng tình nghĩa:

- Hình ảnh “trăng cứ tròn vành vạnh” là tượng trưng cho quá khứ nghĩa tình, thủy chung, đầy đặn, bao dung, nhân hậu.

- Hình ảnh nhân hóa “ánh trăng im phăng phắc” mang ý nghĩa nghiêm khắc nhắc nhở, là sự trách móc trong lặng im. Chính cái im phăng phắc của vầng trăng đã đánh thức con người, làm xáo động tâm hồn người lính năm xưa. Con người “giật mình” trước ánh trăng là sự bừng tỉnh của nhân cách, là sự trở về với lương tâm trong sạch, tốt đẹp. Đó là lời ân hận, ăn năn day dứt, làm đẹp con người.

=> Các biện pháp tu từ đã làm tăng giá trị biểu đạt, làm lời thơ giàu sức gợi hình, gợi cảm. Qua đó nhấn mạnh sự vô tâm của con người đối với vầng trăng và cho thấy sự tình nghĩa của vầng trăng trong cuộc đời.

 
26 tháng 2 2021

e cảm ơn ạ

 

20 tháng 2 2018

Bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy là tiếng lòng, là sự suy ngẫm, là một lần “giật mình” của nhà thơ trước điều vô tình dễ có ấy. Nó có ý nghĩa như một lời cảnh tỉnh, lời nhắc nhở chúng ta đừng quên đi những gì đẹp đẽ đã gắn bó với con người trong quá khứ.

“Trăng cứ tròn vằnh vạch
Kể chi người vô tình
Ánh trăng im phăng phắc
Đủ cho ta giật mình.”

Cái “giật mình ” đáng trân trọng và đầy ý nghĩa khép lại bài thơ trong muôn trùng suy tưởng từ người đọc. Vầng trăng kia lặng im không nói , không oán trách , vầng trăng cứ lặng lẽ tròn mà khiến hồn người sực tỉnh và trở về với chính mình , tìm lại những dấu yêu xa xưa đã bỏ quên vào dĩ vãng. Xin bạn đừng hỏi rằng nếu như không vì mất điện liệu nhà thơ có thể có được sự thức tỉnh giữa phồn hoa đô hội và nhận thấy một ánh trăng tri kỷ hay không? Bởi lẽ vầng trăng trước khi ta được sinh ra cũng cứ khuyết lại tròn , khi ta tồn tại hay sau này trở thành cát bụi trăng vẫn cứ tròn lại khuyết vật thôi. Thế mà cái điều hiển nhiên , có tính quy luật ấy lại khiến tác giả ” giật mình ” …

Những điều tưởng chừng như phi lý khi đưa vào tâm trạng con người để giải thích bỗng trở thành có nghĩa. Ánh trăng như đã xuyên suốt cả bài thơ , bổng trầm trải dọc theo chiều sâu cảm xúc nơi Nguyễn Duy : lúc lắng chìm , khi trăn trở , phút suy tư…

Bạn có thấy không? Giữa nhịp sống ồn ào , dòng đời cuộn chảy ;Vẫn còn trong trẻo trên cao -vầng trăng tròn vành vạch ; Vẫn còn vương vấn đâu đây ánh sáng trong mát , nhẹ nhàng , im lắng trong tâm hồn của mỗi chúng ta…

Từ một câu chuyện riêng ,tiếng thơ của Nguyễn Duy như một lời cảnh tỉnh, nhắc nhở thấm thía về thái độ sống “uống nước nhớ nguồn”,“ân nghĩa thuỷ chung” cùng quá khứ.Có lẽ vì vậy mà đến với “ánh trăng”,người đọc nào cũng thấy lòng mình dường như lắng lại .