K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

11 tháng 3 2020

Yên Bái là một tỉnh miền núi, nằm ở phía Tây Bắc của Tổ quốc, có tới 30 dân tộc anh em cùng chung sống và có vị trí chiến lược hết sức quan trọng trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

       Là "cửa ngõ phên dậu" vùng Tây Bắc, nơi giao thoa của hai khu vực Đông Bắc - Tây Bắc, của những nền văn hoá đa sắc tộc, hình thành nên nền văn minh sông Hồng rực rỡ. Thiên phú và sự sáng tạo lao động của cộng đồng các dân tộc Yên Bái đã tạo nên một vùng đất nhiều tiềm năng. Cùng dòng chảy của lịch sử dân tộc Việt Nam, nhân dân các dân tộc Yên Bái đã hun đúc nên truyền thống yêu nước, đoàn kết, anh dũng, kiên cường trong đấu tranh chống giặc ngoại xâm, cần cù, sáng tạo trong lao động sản xuất, trong các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc.

         Sự hấp dẫn của vùng đất này là hình sông thế núi, được kiến tạo dọc sông Hồng trên nền phù sa cổ sinh, với những cánh đồng bằng phẳng đan xen cùng núi non ngoạn mục vươn sát bờ sông tạo thành những lát cắt phóng khoáng, trùng điệp, đó là tặng vật của thiên nhiên để con người gây dựng nên những xóm làng trù mật và thanh bình. Từ đây, những khát vọng về sự yên ấm thơ mộng được đặt cho các tên làng, trở thành dấu ấn không thể phai nhạt như Châu Quế, Yên Hưng, Lan Đình, Cổ Phúc, Yên Lương, Âu Lâu, Bình Phương, Linh Thông, Minh Quân, Nga Quán…Những tên làng nhắc tới là biết ngay đất Yên Bái.

         Dải đất này trầm tích bao bí mật của quá khứ, từ thủa xa xưa. Những kết quả khảo cổ học cho thấy đây là vùng đất có lịch kỳ từ thời đá mới trải dài tới đồ đồng, đồ sắt. Tiêu biểu nhất tương ứng với thời kỳ đá Sơn Vi tìm thấy ở Mậu A, được các nhà khảo cổ đánh giá là di chỉ có những đặc trưng nổi trội nhất. Dọc lưu vực sông là quê hương của thạp đồng Đào Thịnh, thạp đồng Hợp Minh nổi tiếng quốc gia cùng vô số đồ đồng phát lộ, được người xưa chôn dấu dọc dải đất hai bên bờ sông. Vùng đất này cũng là vùng còn chứa nhiều bí ẩn đầy ký ức của cư dân cổ xưa, đang rất cần được các nhà khoa học khám phá.

        Cùng với trí tuệ và bàn tay tạo dựng của con người, nhiều nơi ngoài việc trồng lúa nước còn phát triển các làng nghề: trồng dâu nuôi tằm, đan lát thủ công làm miến, kéo mật, cùng với những rừng quế bạt ngàn, những nương chè ngút ngát xanh tươi. Các làng văn hóa được tạo dựng, chính là nơi giữ gìn cảnh quản môi trường thiên nhiên và bảo tồn các giá trị văn hóa dân gian được bao thế hệ lưu truyền. Ở đây có thể bắt gặp cái lạ và độc đáo của khèn "ma nhí", sáo "cúc kẹ" dân tộc Xa Phó, cũng như sự huyên linh trong "tết nhẩy" của dân tộc Dao và các giá trị phi vật thể khác đang tiềm ẩn trong nhân dân. Đó là kết quả của lao động sản xuất và nhu cầu sinh hoạt tinh thần của người dân các dân tộc sáng tạo nên.

         Đồng hành cùng với lịch sử, các giá trị văn hóa tinh thần được xác lập cùng với tín ngưỡng bản địa, các đình đền miếu mạo được nhân dân tôn ái xây dựng. Những đền chùa nổi tiếng trong vùng như đền Đông Cuông, Tuần Quán, Nhược Sơn, chùa Bách Lẫm, Ngọc Am được tu bổ, đáp ứng nhu cầu tâm linh của người dân và cũng là các di tích văn hóa gắn với các truyền tích được người dân lưu giữ. Các dấu tích đình đền còn gắn với các sự kiện lịch sử từng xẩy ra trên mảnh đất này đó là, đền Nhược Sơn gắn với tên tuổi Hà Bổng, Hà Chương thời kỳ chống Nguyên Mông; Đền Đông Cuông (còn gọi là đền Thần Vệ Quốc) gắn với khởi nghĩa Giáp Dần (1914) của đồng bào Tày, Dao địa phương chống thực dân Pháp, đền Tuần Quán gắn với khởi nghĩa Yên Bái tháng 2 năm 1930 của các chí sĩ yêu nước tụ họp ở đây trước khi khởi sự. Thành phố Yên Bái còn nổi bật di tích lịch sử văn hóa Lễ đài nơi Bác Hồ nói chuyện với các nhân dân các dân tộc Yên Bái (ngày 24/9/1958) giữa trung tâm thành phố,một địa chỉ quen thuộc với cả nước là di tích lịch sử văn hóa: Lăng mộ Nguyễn Thái Học và các nhà yêu nước hy sinh năm 1930 trong khởi nghĩa Yên Bái chống thực dân Pháp nổi tiếng đương thời, được tọa lạc trong công viên Yên Hòa khoáng đạt.

        Trung tâm Yên Bái còn là nơi cửa ngõ nối giữa Đông Bắc với Tây Bắc của Tổ quốc, có đường sắt và đường bộ nối Hà Nội và các tỉnh đồng bằng trung du với Vân Nam - Trung Quốc. Nơi đây còn có chiến khu Vần Dọc của thời kháng chiến chống Pháp, có bến phà Âu Lâu đã trở thành di tích lịch sử văn hóa của địa phương.

        Có thể tự hào rằng, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, Đảng bộ tỉnh Yên Bái đã giác ngộ, giáo dục, tập hợp, đoàn kết, lãnh đạo nhân dân, tạo nên sức mạnh đại đoàn kết các dân tộc, sức mạnh của cả đảng bộ, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên, công nhân, nông dân, trí thức, lực lượng vũ trang, các doanh nghiệp, hợp tác xã và các tầng lớp nhân dân trong tỉnh làm nên kỳ tích anh hùng - một tỉnh Yên Bái phát triển toàn diện, vững bước đi lên cùng cả nước trong sự nghiệp đổi mới - công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

           "Lịch sử là dòng chảy, truyền thống là hành trang", chặng đường cách mạng vẻ vang của Đảng bộ và nhân dân các dân tộc trong tỉnh những năm qua là niềm tự hào về những chiến công, những thành tích đã đạt được, đồng thời cũng nhận thức sâu sắc nhiệm vụ, mục tiêu trong công cuộc đổi mới, hội nhập quốc tế, phấn đấu thực hiện bằng được mục tiêu xây dựng Yên Bái trở thành tỉnh phát triển khá trong vùng Trung du và Miền núi phía Bắc.​

học tốt

11 tháng 3 2020

Bn Nguyễn Ngọc Linh ơi có bài nào ngắn hơn ko

11 tháng 3 2020

 Yên Bái là một tỉnh miền núi, nằm ở phía Tây Bắc của Tổ quốc, có tới 30 dân tộc anh em cùng chung sống và có vị trí chiến lược hết sức quan trọng trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

       Là "cửa ngõ phên dậu" vùng Tây Bắc, nơi giao thoa của hai khu vực Đông Bắc - Tây Bắc, của những nền văn hoá đa sắc tộc, hình thành nên nền văn minh sông Hồng rực rỡ. Thiên phú và sự sáng tạo lao động của cộng đồng các dân tộc Yên Bái đã tạo nên một vùng đất nhiều tiềm năng. Cùng dòng chảy của lịch sử dân tộc Việt Nam, nhân dân các dân tộc Yên Bái đã hun đúc nên truyền thống yêu nước, đoàn kết, anh dũng, kiên cường trong đấu tranh chống giặc ngoại xâm, cần cù, sáng tạo trong lao động sản xuất, trong các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc.

         Sự hấp dẫn của vùng đất này là hình sông thế núi, được kiến tạo dọc sông Hồng trên nền phù sa cổ sinh, với những cánh đồng bằng phẳng đan xen cùng núi non ngoạn mục vươn sát bờ sông tạo thành những lát cắt phóng khoáng, trùng điệp, đó là tặng vật của thiên nhiên để con người gây dựng nên những xóm làng trù mật và thanh bình. Từ đây, những khát vọng về sự yên ấm thơ mộng được đặt cho các tên làng, trở thành dấu ấn không thể phai nhạt như Châu Quế, Yên Hưng, Lan Đình, Cổ Phúc, Yên Lương, Âu Lâu, Bình Phương, Linh Thông, Minh Quân, Nga Quán…Những tên làng nhắc tới là biết ngay đất Yên Bái.

         Dải đất này trầm tích bao bí mật của quá khứ, từ thủa xa xưa. Những kết quả khảo cổ học cho thấy đây là vùng đất có lịch kỳ từ thời đá mới trải dài tới đồ đồng, đồ sắt. Tiêu biểu nhất tương ứng với thời kỳ đá Sơn Vi tìm thấy ở Mậu A, được các nhà khảo cổ đánh giá là di chỉ có những đặc trưng nổi trội nhất. Dọc lưu vực sông là quê hương của thạp đồng Đào Thịnh, thạp đồng Hợp Minh nổi tiếng quốc gia cùng vô số đồ đồng phát lộ, được người xưa chôn dấu dọc dải đất hai bên bờ sông. Vùng đất này cũng là vùng còn chứa nhiều bí ẩn đầy ký ức của cư dân cổ xưa, đang rất cần được các nhà khoa học khám phá.

        Cùng với trí tuệ và bàn tay tạo dựng của con người, nhiều nơi ngoài việc trồng lúa nước còn phát triển các làng nghề: trồng dâu nuôi tằm, đan lát thủ công làm miến, kéo mật, cùng với những rừng quế bạt ngàn, những nương chè ngút ngát xanh tươi. Các làng văn hóa được tạo dựng, chính là nơi giữ gìn cảnh quản môi trường thiên nhiên và bảo tồn các giá trị văn hóa dân gian được bao thế hệ lưu truyền. Ở đây có thể bắt gặp cái lạ và độc đáo của khèn "ma nhí", sáo "cúc kẹ" dân tộc Xa Phó, cũng như sự huyên linh trong "tết nhẩy" của dân tộc Dao và các giá trị phi vật thể khác đang tiềm ẩn trong nhân dân. Đó là kết quả của lao động sản xuất và nhu cầu sinh hoạt tinh thần của người dân các dân tộc sáng tạo nên.

         Đồng hành cùng với lịch sử, các giá trị văn hóa tinh thần được xác lập cùng với tín ngưỡng bản địa, các đình đền miếu mạo được nhân dân tôn ái xây dựng. Những đền chùa nổi tiếng trong vùng như đền Đông Cuông, Tuần Quán, Nhược Sơn, chùa Bách Lẫm, Ngọc Am được tu bổ, đáp ứng nhu cầu tâm linh của người dân và cũng là các di tích văn hóa gắn với các truyền tích được người dân lưu giữ. Các dấu tích đình đền còn gắn với các sự kiện lịch sử từng xẩy ra trên mảnh đất này đó là, đền Nhược Sơn gắn với tên tuổi Hà Bổng, Hà Chương thời kỳ chống Nguyên Mông; Đền Đông Cuông (còn gọi là đền Thần Vệ Quốc) gắn với khởi nghĩa Giáp Dần (1914) của đồng bào Tày, Dao địa phương chống thực dân Pháp, đền Tuần Quán gắn với khởi nghĩa Yên Bái tháng 2 năm 1930 của các chí sĩ yêu nước tụ họp ở đây trước khi khởi sự. Thành phố Yên Bái còn nổi bật di tích lịch sử văn hóa Lễ đài nơi Bác Hồ nói chuyện với các nhân dân các dân tộc Yên Bái (ngày 24/9/1958) giữa trung tâm thành phố,một địa chỉ quen thuộc với cả nước là di tích lịch sử văn hóa: Lăng mộ Nguyễn Thái Học và các nhà yêu nước hy sinh năm 1930 trong khởi nghĩa Yên Bái chống thực dân Pháp nổi tiếng đương thời, được tọa lạc trong công viên Yên Hòa khoáng đạt.

        Trung tâm Yên Bái còn là nơi cửa ngõ nối giữa Đông Bắc với Tây Bắc của Tổ quốc, có đường sắt và đường bộ nối Hà Nội và các tỉnh đồng bằng trung du với Vân Nam - Trung Quốc. Nơi đây còn có chiến khu Vần Dọc của thời kháng chiến chống Pháp, có bến phà Âu Lâu đã trở thành di tích lịch sử văn hóa của địa phương.

mk chi bit : măng rừng , cam văn chấn, táo mèo

Những năm 1989 - 1990 của thế kỷ trước, vùng đất ngọc Lục Yên (Yên Bái) từng là thủ phủ của dân tứ xứ về khai thác đá quý. Sau thời hoàng kim, giờ đây đá quý khan hiếm dần, nên người dân địa phương đã tận dụng những viên đá màu còn sót lại để làm tranh đá. Nhờ vào đôi bàn tay khéo léo, tài hoa, kết hợp với trí tưởng tượng phong phú, họ đã biến những viên đá vô tri vô giác trở thành những tác phẩm nghệ thuật có giá trị.

Hiện nay, Lục Yên có gần 50 cơ sở sản xuất tranh đá, tập trung chủ yếu ở thị trấn Yên Thế. Nguyên liệu làm tranh đá phần lớn là đá ruby “mắt tôm” tự nhiên, có màu sắc đẹp, được nhiều khách hàng ưa thích. Dù mới thịnh hành khoảng mấy năm nay, nhưng tranh đá quý Lục Yên đã trở thành một trong những sản phẩm có thương hiệu lớn trên thị trường trong nước và thế giới.

Được biết, người dân trong vùng học được nghề làm tranh đá quý nhờ một người có tên là “Cường bạc” thường xuyên tiếp xúc với những ông chủ cỡ “bự” người Thái mò đến đất Lục Yên để tìm kiếm những viên đá đỏ làm giầu. Những cơ sở chế tác tranh đá quý của người Thái thường giấu nghề. Qua nhiều lần mua bán đá lẻ, ông đã học mót được bí kíp, kinh nghiệm làm tranh đá của người Thái để về truyền dạy lại cho người dân nơi đây.

Bây giờ đến Lục Yên, khác hẳn với sự tĩnh lặng của cảnh mua bán ở chợ đá quý Yên Thế, mà xen vào đó là những âm thanh quen thuộc của cánh giã đá làm nguyên liệu cho tranh đá quý. Công việc chính của họ là cho đá vào cối, rồi dùng chày để giã liên hồi cho nhỏ, nhưng không được để những viên đá đó tan thành bột.

Trong một cơ sở sản xuất tranh đá quý, mỗi người làm một công việc khác nhau. Họ chia thành từng phân xưởng nhỏ như: Phân xưởng rửa đá bằng axít, phân loại đá, giã đá và ghép tranh. Chị Nguyễn Thị Hằng, một người giã đá tâm huyết với nghề gần 20 năm làm tranh đá, chia sẻ: Giã đá phải theo một quy trình. Khâu đầu tiên là rửa đá, tiếp đó là cho đá vào cối giã. Giã xong dùng sàng nhỏ để lọc ra những viên còn to, chưa đạt yêu cầu thì tiếp tục giã lại. Nhìn đôi bàn tay chai sạn của những người đập đá mới hiểu hết công việc của họ vất vả biết nhường nào. Trung bình mỗi ngày, một người thợ lành nghề chỉ giã được 1 kg đá.

Sau khi giã đá là công đoạn chế tác tranh. Đây là công việc đòi hỏi kỹ thuật hết sức công phu. Sau khi họa sĩ vẽ mẫu bằng bút chì hay phấn mầu trên tấm gỗ phoócmica xong, những công nhân tỷ mỉ rắc đá và bột đá với độ mầu chuẩn để tạo hình, rồi nhỏ keo 502 cho chúng kết dính. Phía dưới đá mầu luôn có một lớp bột đá cẩm thạch làm nền để cho tranh vừa bền chắc vừa khỏa lấp những khiếm khuyết. Cái khó nhất là biến những viên đá mầu nhỏ li ti thành những hình ảnh sinh động, có thần thái riêng biệt. 

 Chị Bùi Thanh Ngoan, thị trấn Yên Thế, Lục Yên (Yên Bái) chủ cửa hàng tranh đá quý cho biết: “Công việc làm tranh đá đòi hỏi phải tỉ mỉ, từ việc sơ chế đá, chọn đá màu đến vẽ tranh, chốt đá, ghép đá... đều thể hiện sự tài hoa, khéo léo. Chọn nguyên liệu là khâu quan trọng nhất. Những viên chuẩn, đẹp mới tạo thành những bức tranh có giá trị. Những viên đá quý được ngâm qua axít sẽ làm dậy màu đặc trưng, long lanh, sắc sảo hơn”

Chị Nguyễn Thị Hạnh, một nghệ nhân ghép tranh đá quý lành nghề ở thị trấn Yên Thế cho hay: “Trải qua nhiều năm kinh nghiệm trong nghề, mỗi bức tranh thành công là sự kết hợp hài hòa giữa ý tưởng và đôi bàn tay tỉ mẩn, tinh tế, chăm chút công phu từng họa tiết do người họa sĩ đã vẽ sẵn. Những người làm tranh phải có sự am hiểu về nghệ thuật điện ảnh như cận cảnh, viễn cảnh, sự phối cảnh. 

 Làm tranh chân dung khó nhất là việc cân đối tỉ lệ của các bộ phận cơ thể, độ đậm, nhạt của da, sự pha trộn gam màu sáng tối. Vì thế chỉ những nghệ nhân cao tay mới rải được những viên đá vô tri vô giác ghép lên bức tranh thành người có hồn”. Những người làm tranh còn cho biết thêm, để có những loại đá quí như đá lông công (đá xanh) để làm lá phải mua tận bên Lào, hay đá opan cũng phải cất công mua ở Gia Lai, Đắk Lắk. Để có màu đen, người làm tranh phải dùng đá téttits (đá cút sao, đá nham thạch), màu vàng là chất liệu đá opan mua từ miền Nam... Theo những người thợ làm tranh đá quý thì khi những bức tranh đá bị bẩn hoặc muốn làm mới chỉ cần lấy dầu bóng tóc, màu sơn xoa trực tiếp lên bề mặt tranh để rửa, bức tranh đá quý sẽ sạch, bóng trở lại.

Ông Nguyễn Ngọc Sơn, Trưởng phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện Lục Yên cho biết: Hiện tại, nguyên liệu làm tranh đá tại Lục Yên đang dần khan hiếm do cơn lốc khai thác đá quý những năm gần đây. Vì thế các xưởng tranh đá quý đã nhập nguyên liệu đá quý từ Quỳ Hợp, Đắk Nông, thậm chí từ xứ sở đá quý xa xôi như Mianma. Dù mới hình thành được vài năm gần đây, nhưng làng tranh đá quý Lục Yên đã đem lại nguồn thu nhập ổn định cho rất nhiều người dân trong vùng. Hiện nay, một số cơ sở tranh đá quý Lục Yên vẫn sử dụng những mẫu vẽ sẵn từ một số mẫu tranh dân gian đơn giản như tranh Đông Hồ (Bắc Ninh) hay Hàng Trống (Hà Nội), những chiếc đĩa, quạt có chữ thư pháp… Do thị hiếu của người chơi tranh mà ngày càng xuất hiện những bức tranh khổ lớn, làm theo đơn đặt hàng của khách phỏng theo các tác phẩm nổi tiếng thế giới.

Trong cái khó đã “ló” cái khôn, người dân Lục Yên bằng bàn tay tài hoa, cần cù lao động, đã biết vận dụng sáng tạo nguồn tài nguyên quý giá từ thiên nhiên, kể cả những thứ tưởng chừng đã bỏ đi, để làm nên những sản phẩm độc đáo. 

16 tháng 12 2020

may thế, cảm ơn bn nha

8 tháng 11 2023

có Thạp đồng Đào Thịnh nha

 

5 tháng 4 2022

Không ai làm được câu này à

5 tháng 4 2022

mất sgk lớp 6 r

5 tháng 4 2022

5 tháng 4 2022

Thanh niên hỏi sử khi giỏi sử giống tôi