K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

10 tháng 6 2019

Chọn D.

Từ thí nghiệm như mô tả ở bài 20.9 về sự nở vì nhiệt của các chất khí ôxi, hiđrô và cácbôníc ta thấy cả ba chất đều nở vì nhiệt như nhau.

Câu 1: Máy cơ đơn giản nào sau đây không thể thay đổi đồng thời cả độ lớnvà hướng của lực?A. Đòn bẩy và ròng rọc cố định.B. Ròng rọc cố định và ròng rọc động.C. Mặt phẳng nghiêng và đòn bẩy.D. Ròng rọc động và mặt phẳng nghiêng.Câu 2: Người ta dùng một palăng gồm một ròng rọc động và một ròng rọc cốđịnh để đưa một vật có khối lượng 50kg từ mặt đất lên cao 8m....
Đọc tiếp

Câu 1: Máy cơ đơn giản nào sau đây không thể thay đổi đồng thời cả độ lớn
và hướng của lực?
A. Đòn bẩy và ròng rọc cố định.
B. Ròng rọc cố định và ròng rọc động.

C. Mặt phẳng nghiêng và đòn bẩy.
D. Ròng rọc động và mặt phẳng nghiêng.
Câu 2: Người ta dùng một palăng gồm một ròng rọc động và một ròng rọc cố
định để đưa một vật có khối lượng 50kg từ mặt đất lên cao 8m. Hãy chọn câu trả
lời đúng:
A. Lực kéo vật là 250N và đầu sợi dây phải di chuyển xuống dưới 8m.
B. Lực kéo vật là 250N và đầu sợi dây phải di chuyển lên trên 8m.
C. Lực kéo vật là 25N và đầu sợi dây phải di chuyển lên trên 16m.
D. Lực kéo vật là 50N và đầu sợi dây phải di chuyển xuống dưới 16m.
Câu 3: Khi nói về sự dãn nở vì nhiệt của các chất, câu kết luận không đúng là

A. Chất rắn nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng.
B. Chất lỏng nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.
C. Chất khí nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.
D. Chất rắn nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.
Câu 4: Khi nói về sự nở vì nhiệt của các chất, câu kết luận không đúng là
A. Các chất rắn khác nhau, nở vì nhiệt khác nhau
B. Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau
C. Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau.
D. Các chất khí nở vì nhiệt ít hơn chất lỏng.
Câu 5: Hiện tượng nào sau đây sẽ xảy ra khi nung nóng một vật rắn?
A. Khối lượng của vật tăng.
B. Khối lượng riêng của vật tăng.
C. Thể tích của vật tăng.
D. Cả thể tích và khối lượng riêng của vật đều tăng
Câu 6: Nguyên tắc cấu tạo và hoạt động của nhiệt kế dùng chất lỏng dựa trên:
A. sự dãn nở vì nhiệt của chất rắn.
B. sự dãn nở vì nhiệt của chất khí.

C. sự dãn nở vì nhiệt của chất lỏng.
D. sự dãn nở vì nhiệt của các chất.

PHẦN TỰ LUẬN: (7 điểm)
Câu 7: (1,5 điểm). Lấy 1 ví dụ về ròng rọc có trong vật dụng và thiết bị thông
thường? Muốn được lợi cả hướng và độ lớn của lực thì khi sử dụng ròng rọc ta
nên làm thế nào?
Câu 8: (2 điểm). Nêu ví dụ về hiện tượng các chất rắn, lỏng, khí khi nở vì
nhiệt, nếu bị ngăn cản thì gây ra lực lớn và cách khắc phục.
Câu 9: (2 điểm). Tại sao khi rót nước nóng vào cốc thủy tinh dày lại dễ vỡ hơn
khi rót vào cốc thủy tinh mỏng?
Câu 10: (1,5 điểm). Nêu ứng dụng của nhiệt kế dùng trong phòng thí nghiệm,
nhiệt kế rượu và nhiệt kế y tế?

1
8 tháng 4 2020

giúp mình nha. cảm ơn 

có ai biết vật lí thì chỉ giùm minh mấy bài này với1: một sợi dây đồng ở nhiệt độ 45 độ c. Biết độ dài ở 20 độ C là 1 mét. Cứ tăng 1 độ C thì nó dài thêm 0,017mm. Tính độ dài của dây đồng ở 45 độ C.2:khối lượng riêng của rượi ơ 0 độ C là 800kg/mkhối. tính khối lượng riêng của rượi ở 5 độ C biết cứ 1 độ thì thể tích tầng 1/1000 thể tích của nước ở 0 độ...
Đọc tiếp

có ai biết vật lí thì chỉ giùm minh mấy bài này với

1: một sợi dây đồng ở nhiệt độ 45 độ c. Biết độ dài ở 20 độ C là 1 mét. Cứ tăng 1 độ C thì nó dài thêm 0,017mm. Tính độ dài của dây đồng ở 45 độ C.

2:khối lượng riêng của rượi ơ 0 độ C là 800kg/mkhối. tính khối lượng riêng của rượi ở 5 độ C biết cứ 1 độ thì thể tích tầng 1/1000 thể tích của nước ở 0 độ C.

3:hai ống thủy tinh giống nhau đặt nằm ngang , bịt kín 2 đầu ở giữa có giọt thủy ngân. một ống chúa không khí, 1 ông là chân không. hãy xác định ông nào chữa không khí,vì sao

4:tại sao trong phòng thí nghiệm về sự nở vì nhiệt của chất khí người ta chỉ xoa tay rồi áp vào bình cầu là đã quan sát được sự nở vì nhiệt của chất khí, còn trong thí nghiệm sự nở vì nhiệt của chất lỏng người ta phải nhúng bình cầu vào chậu nước nóng mới có thể quan sát được hiện tượng sự nở vì nhiệt của chất lỏng

5:khi bóng đèn điện đang sáng nếu bị hắt nước vào thì dễ vỡ ,vì sao

0
Vật lí 6 nhé1.Khi làm muối=nc biển người ta đã dựa vào hiện tượg j?2.Ròng rọc cố định đc sd trog côg vir65c nào dưới đâyA.Đưa xe máy lên bậc dớc ở cửa để vào trog nhàB.Dịch chuyển 1 tảg đá sang bên cạnhC.Đứg dưới đất dùg lực kéo xuốg để đưa vật liệu xd lên caoD.Đứg trên cao dùg lực kéo lên để đưa vlxd từ dưới lên3.Tại sao người ta ko đóng chai nước ngọt thật đầy?4.Cho...
Đọc tiếp

Vật lí 6 nhé

1.Khi làm muối=nc biển người ta đã dựa vào hiện tượg j?

2.Ròng rọc cố định đc sd trog côg vir65c nào dưới đây

A.Đưa xe máy lên bậc dớc ở cửa để vào trog nhà

B.Dịch chuyển 1 tảg đá sang bên cạnh

C.Đứg dưới đất dùg lực kéo xuốg để đưa vật liệu xd lên cao

D.Đứg trên cao dùg lực kéo lên để đưa vlxd từ dưới lên

3.Tại sao người ta ko đóng chai nước ngọt thật đầy?

4.Cho 3 chất có cùg thể tích ban đầu là:đồg,nước,hơi nước

Hãy cho biết khi nhiệt độ 3 chất đó tăg lên như nhau thì chất nào nở vì nhiệt nhiều nhất,chất nào nở vỉ nhiệt ít nhất.

5.Tại sao khi đun nước,ta ko nên đổ nước thật đầy ấm

6.Cho 3 chất cùng thể tích ban đầu là:théo,nước ngọt,ko khí

Hãy cho biết khi nhiệy độ 3 chất đó tăg lên như nhau thì chất nào nở vì nhiệt ít nhất,chất nào nở vì nhiệt nhiều nhất

7.Tại sao khi trồng chuối hoặc mía người ta thường chặt bớt lá?

 

0
30 tháng 7 2018

Giải SBT Vật Lí 6 | Giải bài tập Sách bài tập Vật Lí 6

20 tháng 5 2016

Câu 1 :Giống : Đều nở ra khi nóng , co lại khi lạnh 
Khác : Chất rắn , lỏng các chất khác nhau nở ra vì nhiệt khác nhau . Chất khí nở ra vì nhiệt giống nhau
Câu 2 : 
Trong hơi thổ của người cũng có hơi nước => khi gặp mặt gương lạnh => ngưng tụ => những giọt nước rất nhỏ => làm mờ gương . Một lúc sau những giọt nước bay hơi vào không khí làm mặt gương sáng trở lại .

20 tháng 5 2016

nhầm "hơi thở " nhé bạn 

Câu 1: Thể tích của các chất thay đổi như thế nào khi nhiệt độ tăng, khi nhiệt độ giảm?Câu 2: Trong các chất rắn, lỏng, khí chất nào nở vì nhiệt nhiều nhất; chất nào nở vì nhiệt ít nhất.?Câu 3: Tìm một thí dụ chứng tỏ sự co dãn vì nhiệt khi bị ngăn trở có thể gây ra lực rất lớn?Câu 4: Nhiệt kế hoạt động dựa trên hiện tượng nào? Hãy kể tên và nêu công dụng của các nhiệt kế thường gặp trong...
Đọc tiếp

Câu 1: Thể tích của các chất thay đổi như thế nào khi nhiệt độ tăng, khi nhiệt độ giảm?

Câu 2: Trong các chất rắn, lỏng, khí chất nào nở vì nhiệt nhiều nhất; chất nào nở vì nhiệt ít nhất.?

Câu 3: Tìm một thí dụ chứng tỏ sự co dãn vì nhiệt khi bị ngăn trở có thể gây ra lực rất lớn?

Câu 4: Nhiệt kế hoạt động dựa trên hiện tượng nào? Hãy kể tên và nêu công dụng của các nhiệt kế thường gặp trong đời sống?

Câu 5: Các chất khác nhau có nóng chảy và đông đặc ở cùng một nhiệt độ xác định không? Nhiệt độ này gọi là gì?

Câu 6: Trong thời gian nóng chảy nhiệt độ của chất rắn có tăng không khi ta vẫn tiếp tục đun.

Câu 7: Các chất lỏng có bay hơi ở cùng một nhiệt độ xác định không? Tốc độ bay hơi của chất lỏng phụ thuộc vào những yếu tố nào?

Câu 8: Ở nhiệt độ nào thì chất lỏng cho dù có tiếp tục đun vẫn không tăng nhiệt độ? Sự bay hơi của chất lỏng ở nhiệt độ này có đặc điểm gì ?

4
24 tháng 5 2021

câu 1: thể tích các chất tăng khi nhiệt độ tăng, thể tích các chất giảm khi nhiệt độ giảm.

câu 2: 

Chất nở vì nhiệt nhiều nhất : chất khí

Chất nở vì nhiệt ít nhất : chất rắn

câu 3:

- Khi nóng lên thanh thép nở dài ra làm chốt ngang bị gãy.

- Vào mùa hè, khi nhiệt độ tăng quá nhiều, các thay ray đường tàu hoả nở ra làm các thay ray bị uốn cong.

câu 4:

Nhiệt kế hoạt động dựa trên hiện tượng: sự giãn nở vì nhiệt của các chất

Các loại nhiệt kế thường gặp và công dụng:

+ Nhiệt kế thủy ngân: Đo nhiệt độ trong phòng

+ Nhiệt kế y tế: Đo nhiệt độ cơ thể người

+ Nhiệt kế rượu: Đo nhiệt độ của khí quyển

câu 5:

- Các chất khác nhau đều nóng chảy và đông đặc ở cùng 1 nhiệt độ xác định cho mỗi chất

- Nhiệt độ đó gọi là nhiệt độ nóng chảy (hay đông đặc) của mỗi chất.

câu 6:

trong thời gian nóng chảy nhiệt độ của chất rắn không tăng khi ta vẫn tiếp tục đun

câu 7

Chất lỏng bay hơi nở vì nhiệt của chúng khác nhau. Tốc độ gió bay hơi của một chất lỏng được phụ thuộc vào những yếu tố là: gió, ánh nắng, độ co giản của vật.

câu 8

Mỗi chất lỏng sôi ở một nhiệt độ nhất định, nhiệt độ đó gọi là nhiệt độ sôi.

trong suốt quá trình sôi nhiệt độ của chất lỏng không thay đổi.

Vậy ở nhiệt độ sôi thì một chất lỏng cho dù có tiếp tục đun cũng không tăng nhiệt đô.

Tham khảo :

Câu 1 :

Thể tích các chất tăng khi nhiệt độ tăng, thể tích các chất giảm khi nhiệt độ giảm.

Câu 2 :

Trong các chất rắn, lỏng, khí chất nở vì nhiệt nhiều nhất là chất khí. Chất nở vì nhiệt ít nhất là chất rắn.

Câu 3 :

Khi bạn rót nước nóng vào 1 cốc thủy tinh dày có thể xảy ra hiện tượng nứt , vỡ cốc vì sự co dãn vì nhiệt khi bị ngăn trở gây ra lực rất lớn.

Câu 4 :

* Nhiệt kế hoạt động dựa trên hiện tượng dãn nở vì nhiệt của các chất.

* Các nhiệt kế thường gặp trong đời sống.

+ Nhiệt kế rượu: đo nhiệt độ không khí. 

+ Nhiệt kế thuỷ ngân: để đo nhiệt độ sôi của nước hoặc những vật có nhiệt độ cao hơn 100oC (GHĐ của nhiệt kế thuỷ ngân là: 130oC).

Câu 5 :

Mỗi chất nóng chảy và đông đặc ở cùng một nhiệt độ nhất định. Nhiệt độ này gọi là nhiệt độ nóng chảy.

Câu 6 :

Trong thời gian nóng chảy nhiệt độ của chất rắn không tăng khi ta vẫn tiếp tục đun .

Câu 7 :

Chất lỏng không bay hơi ở cùng một nhiệt độ xác định. ... Tốc độ bay hơi của chất lỏng phụ thuộc vào yếu tố chính là gió, điện tích và mặt thoáng của chất lỏng.

Câu 8 :

Ở nhiệt độ sôi thì chất lỏng dù có tiếp tục đun vẫn không tăng nhiệt độ.

=>Sự bay hơi ở nhiệt độ này có đặc điểm vừa bay hơi trong lòng chất lỏng và cả trên mặt thoáng. ...

+ Phần lớn các chất đông đặc ở một nhiệt độ xác định, nhiệt độ đó gọi là nhiệt độ đông đặc.