K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 5 2020

CHÍNH LÀ BÁC SĨ NGÀY ĐÊM ĐẨY LÙI DỊCH BỆNH , CHO DÙ KHÓ KHĂN NHƯNG HỌ VẪN CỐ GẮNG VÌ NGƯỜI DÂN VIỆT NAM VÀ CÁC NƯỚC KHÁC , CỐ NÊN NHÉ MỌI NGƯỜI 

vâng mk biết ạ. nhưng mk cần các bạn làm thành dàn ý cho đề này ạ

3 tháng 5 2020

CẢ VIỆT NAM ĐANG CHUNG TAY ĐẨY LÙI DỊCH BỆNH COVID -19 

3 tháng 5 2020

giết COVID-19 HEHE

Bài 1: Lập dàn ý về đại dịch covid-19 theo những gợi ý dưới đây (đúng 2 trang giấy vở): 1. Nêu nguồn gốc (lịch sử ra đời) của đại dịch covid-19. 2. Đại dịch covid-19 có những biến thể gì? Kể tân, phân loại. 3. Chỉ ra được tổn hại (tác hại) của đại dịch covid-19 đối với nhân loại. 4. Mặt tích cực của đại dịch covid-19. 5. Làm cách nào để đẩy lùi covid-19. Bài 2: Từ dàn ý đã lập của bài trên...
Đọc tiếp

Bài 1: Lập dàn ý về đại dịch covid-19 theo những gợi ý dưới đây (đúng 2 trang giấy vở): 1. Nêu nguồn gốc (lịch sử ra đời) của đại dịch covid-19. 2. Đại dịch covid-19 có những biến thể gì? Kể tân, phân loại. 3. Chỉ ra được tổn hại (tác hại) của đại dịch covid-19 đối với nhân loại. 4. Mặt tích cực của đại dịch covid-19. 5. Làm cách nào để đẩy lùi covid-19. Bài 2: Từ dàn ý đã lập của bài trên em hay viết thành một bài văn về đại dịch covid-19 (trong 4-5 trang giấy vở). Hoặc: Từ dàn ý đã lập của bài trên em hay viết thành một đoạn văn về đại dịch covid-19 (trong 2-4 trang giấy vở)

*** Văn thuyết minh trong đó có sử dụng biện pháp nghệ thuật.

@Mọi người giúp em với ạ. Em đang cần gấp.

0
12 tháng 5 2021

TK:

I. Mở bài

- Đoàn kết là sức mạnh, tinh thần đoàn kết là truyền thống quý báu của ông cha ta để lại và được thế hệ sau tiếp nối, sự đoàn kết đã nhiều lần giúp đất nước vượt qua cảnh hiểm nghèo.

II. Thân bài

1. Giải thích

- Đoàn kết là tập hợp của nhiều lực lượng khác nhau tạo thành một khối vững chãi, từ đó thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ riêng để đi đến thành công. Sự đoàn kết chính là tập thể vững mạnh, khối thống nhất sẽ tạo nên sức mạnh to lớn.

Tinh thần đoàn kết là sự gắn kết, sự liên kết bền chặt giữa các cá nhân trong một tập thể để trải qua hoặc hoàn thành những giai đoạn khác nhau của cuộc sống.

2. Biểu hiện tình đoàn kết

* Khi có chiến tranh

- Đất nước và người dân cùng đồng lòng đồng sức đánh đuổi giặc ngoại xâm, giữ vững biên cương bờ cõi (nêu ra thêm các cuộc đấu tranh của dân tộc từ thời phong kiến và lịch sử hiện đại nhân dân chống Pháp, Mỹ).

* Khi hòa bình

- Khôi phục đất nước bị tàn phá sau chiến tranh, cả về mặt kinh tế lẫn xã hội.

- Chung tay xây dựng đất nước, kinh tế xã hội, văn hóa phát triển và hội nhập với quốc tế sâu rộng.

- Khi có thiên tai, dịch bệnh, lũ lụt người dân trong cả nước ủng hộ, quyên góp sức người sức của khôi phục cuộc sống người dân trong cả nước.

- Đảng và nhân dân cùng nhau xây dựng khối đại đoàn kết, ngăn chặn các thế lực thù địch chống phá, bảo vệ độc lập chủ quyền biển đảo quê hương.

3. Ý nghĩa, sức mạnh của tinh thần đoàn kết

– Đoàn kết không chỉ là tập hợp lực lượng thành một khối thống nhất mà phải thống nhất về tư tưởng, hành động, mục tiêu cụ thể.

– Đoàn kết là các thành viên phải tương trợ, giúp sức lẫn nhau cùng nhau giải quyết các khó khăn, thử thách để đi đến thành công.

– Đoàn kết là sức mạnh to lớn, chất keo gắn kết còn người tạo nên sức mạnh vượt trội.

- Tinh thần đoàn kết giúp cho con người cảm thấy bản thân mình không bị lạc lõng, luôn có động lực để phấn đấu tới những điều tốt đẹp hơn.

- Tinh thần đoàn kết giống như một tấm lá chắn lớn giúp con người vững bước vượt qua những khó khăn, thách thức trong cuộc sống.

4. Bài học nhận thức và hành động

- Làm sao có được sự đoàn kết ?

+ Mỗi cá nhân nên đặt lợi ích chung hàng đầu, phấn đấu cống hiến hết mình vì tổ chức.

+ Hiểu rõ sức mạnh đoàn kết và cố gắng phát huy tinh thần đó trong tổ chức, tập thể.

- Lên án người không có sự đoàn kết:

+ Phê phán các cá nhân sống ích kỉ, hẹp hòi, chỉ nghĩ cho bản thân mình, tự tách mình khỏi xã hội.

+ Phê phán những kẻ âm mưu chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc với mục đích xấu, trục lợi cho cá nhân.

III. Kết bài

- Đoàn kết là giá trị tinh thần quý báu mà cha ông ta đã để lại cho thế hệ sau, mỗi chúng ta phải biết kế thừa và phát huy tinh thần đoàn kết sẽ giúp chúng ta vượt qua mọi khó khăn, chông gai và đi đến thành công.

Cùng nhau đẩy lùi dịch Co-vid-19!!!!!!!!!!!!!!!!!

14 tháng 12 2021

Trong các triều đại phong kiến ở Việt Nam thì triều đại để lại nhiều dấu ấn nhất có lẽ là triều Trần. Không đạt được những thành tựu to lớn về mặt kinh tế, văn hóa mà thời Trần còn lừng lẫy sử sách với chiến thắng của ba lần chống quân Mông -Nguyên. Phải chăng chính những chiến thắng vang dội ấy đã tạo nên một hào khí vô cùng to lớn, mạnh mẽ, chỉ có ở thời Trần mà không phải bất kì một triều đại nào khác của Việt Nam - hào khí Đông A. Chỉ có ở thời Trần, người ta mới cảm được sức mạnh to lớn mà hào hùng vô cùng của hào khí này. Và nó đã nghiễm nhiên trở thành niềm cảm hứng đi vào không ít tác phẩm thơ ca nổi tiếng vào thời ấy, trong đó có tác phẩm thơ "Thuật hoài" của Phạm Ngũ Lão.

Nhắc về hào khí Đông A, hẳn không ít người đã từng nghe thấy rất nhiều lần nhưng vẫn luôn băn khoăn tự hỏi, hào khí Đông A là gì? Tại sao nó lại được phát huy mạnh mẽ nhất vào thời nhà Trần? Hào khí Đông A là hào khí của thời Trần, hai chữ Đông và A khi ghép lại trong nguyên văn chữ Hán sẽ tạo nên chữ Trần, vậy nên mới nói, hào khí này là hào khí của nhà Trần, của quân và dân đời Trần. Nó cũng là cái khí thế oai hùng, hào sảng của nhà Trần, khi mà ở thời kì này, chúng ta đã ba lần đánh thắng quân Mông - Nguyên - đội quân hung hãn nhất thế giới thời bấy giờ. Hào khí Đông A cũng chính là cái khí thế đầy nhiệt huyết, hừng hực trong niềm vui chiến thắng kẻ thù, là sự khát khao mang tính thời đại bởi đói ai cũng muốn góp một phần sức lực bảo vệ non sông, xây dựng Tổ quốc mình. Đồng thời, cũng phải nói rằng hào khí Đông A là kết tinh sâu sắc của lòng yêu nước nồng nàn của con người Việt Nam ta thời đó.

Vậy nên, khi viết "Thuật hoài", Phạm Ngũ Lão - người con của thời đại ấy đã mang vào trong những câu thơ của mình cái hào khí Đông A hào hùng đó. Nó vang vọng trong mỗi câu chữ của bài thơ.

Ở ngay những dòng đầu tiên của bài thơ, người đọc cũng có thể cảm thấy ngay cái hào khí Đông A toát ra từ việc miêu tả một người anh hùng, một người dũng sĩ thời Trần. Chắc hẳn, qua hình ảnh ấy, Phạm Ngũ Lão như muốn khẳng định rằng thời đại hào hùng sẽ được tạo nên bởi những con người hào hùng. Và chân dung vị anh hùng, con người hiên ngang ấy đã được ông khắc họa trong bức chân dung giữa không gian kì vĩ:

"Hoành sóc giang sơn kháp kỉ thu"

Mới câu thơ đầu tiên thôi mà người đọc chúng ta đã cảm nhận được sự hùng dũng, lẫm liệt, vẻ đẹp của một tráng sĩ mang trong mình hào khí Đông A đang hiên ngang cầm ngang ngọn giáo dài, quyết tâm sẵn sàng bảo vệ Tổ quốc của mình dù đã qua thu. Trong bản phiên âm, "hoành sóc" có nghĩa là cầm ngang ngọn giáo, thể hiện một khí phách vừa có chút tĩnh tại, an nhiên, nhưng cũng không kém phần hiên ngang, khí phách, đó là tư thế của một người tráng sĩ chuẩn bị ra trận để chiến đấu. Tuy nhiên ở bản dịch thơ, người dịch đã dịch "hoành sóc" thành "múa giáo", đây là một hành động, một tư thế biểu diễn, nghe vừa ngang tàng, lại hơi phô trương. Tuy thế chúng ta đều có thể cảm nhận được hình ảnh của một vị tráng sĩ, tay cầm ngọn giáo dài, sẵn sàng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc thân yêu. Chúng ta cũng thấy được tư thế của người anh hùng ấy đang được đặt trong một không gian rộng lớn "giang sơn", trong khoảng thời gian dài vô tận "kháp kỉ thu". Cả một không gian thật hùng vĩ được tái hiện lại và in đậm trong đó là hình tượng của người tráng sĩ anh hùng. Không chỉ vậy, "kháp kỉ thu" còn nhấn mạnh sự dẻo dai, tinh thần chiến đấu bất khuất, quyết tâm cống hiến tận lực cho đất nước của một người binh thời Trần. m điệu vang vọng trong câu thơ cũng là một âm điệu khỏe khắn, hào hùng, đúng với cái hào khí Đông A mà Phạm Ngũ Lão đang muốn thể hiện.

Nếu như ở câu thơ đầu tiên, người đọc chỉ thấy hình ảnh của một chiến binh nhà Trần giữa giang sơn rộng lớn, thì bước sang câu thơ thứ hai, hình tượng người lính chẳng còn đơn lẻ nữa mà là cả một đoàn quân với một khí thế thật mãnh liệt:

"Tam quân tì hổ khí thôn ngưu"

Hình ảnh một đoàn quân anh hùng hiện lên thật hùng vĩ, thật tráng lệ biết bao. So với câu thơ đầu, hình ảnh thơ được mở rộng ra thật to lớn, ở câu một, người ta chỉ thấy toát lên hình tượng của một người lính, thì ở đây là hẳn "tam quân" với tiền quân, trung quân, hậu quân với sức mạnh như vũ bão, có thể "khí thôn ngưu" - "nuốt trôi trâu". Phạm Ngũ Lão đã đặt ra ở trong câu thơ này một phép so sánh "tam quân tì hổ". Ông so sánh đội quân nhà Trần "tì hổ", phải chăng muốn khẳng định sức mạnh, sự mạnh mẽ, oai hùng của tam quân nhà Trần như là hổ, là báo. Phép cường điệu, ẩn dụ mà Phạm Ngũ Lão sử dụng đã cho thấy được sức mạnh thật to lớn của đoàn quân mang khí thế của cả một triều đại anh hùng. Với khí thế ấy, cùng sức mạnh phi thường, đội quân đó chắc hẳn có thể làm nên được những việc vô cùng lớn lao. Câu thơ miêu tả khái quát hình ảnh xung trận của những chiến binh nhà Trần, họ mang trong mình một sức mạnh to lớn, vĩ đại, một khí thế hào hùng, hào khí của thời đại Đông A.

Thế nhưng, khi đọc câu thơ này, người đọc không khỏi băn khoăn về hình ảnh "khí thôn ngưu"! Đây là hình ảnh tác giả Phạm Ngũ Lão đã dùng để miêu tả về khí thế của "tam quân" thời Trần. "Khí thôn ngưu" có thể là khí thế nuốt trôi trâu như bản dịch, đó là sự ước lệ của tác giả khi nói về những người chiến binh trẻ tuổi mang trong mình khí phách của đội quân nhà Trần. Hoặc cũng có thế "ngưu" ở đây là một vì sao trên trời, lúc này, câu thơ sẽ mang ý nghĩa về hào khí, khí thế của quân đội nhà Trần có thể át được cả sao Ngưu. Mặc dù ở đây có hai cách hiểu với hai hướng khác nhau, nhưng dù hiểu theo nghĩa nào thì câu thơ cũng đều đạt được mục đích là làm nổi bật lên sức mạnh của đội quân nhà Trần, khí thế hào hùng mà họ dùng khi xung trận. Hai nghĩa này không những không mâu thuẫn mà còn bổ sung cho nhau, để chúng ta có thể hiểu được tại sao một đội quân của một đất nước nhỏ bé lại có thể ba lần đánh thắng giặc ngoại xâm Mông - Nguyên đang thống trị thế giới lúc bấy giờ.

Hào khí Đông A cứ vang vọng mãi lên, sục sôi trong mỗi chiến bình với khí thế xuất trận, thế nhưng đôi khi nó lại trầm lắng, thể hiện một cách thật nhẹ nhàng, kín đáo, trong suy tư của con người. Con người dù ở thời đại nào cũng đều mong có thể trở thành một người có thế giúp ích cho non sông đất nước. Vậy nên, những người con thời Trần mang hào khí Đông A ấy trong tâm tư của mình, luôn quyết tâm lập nên công danh báo đền ơn nước. Chí khí ấy thật đáng khâm phục, thật đáng tự hào biết mấy, và Phạm Ngũ Lão đã làm nổi bật cái khát vọng lớn lao ấy của những người con nhà Trần qua hai câu thơ:

"Nam nhi vị liễu công danh trái
Tu thính nhân gian thuyết vũ hầu".

Cái ý chí của thân nam nhi quyết tâm lập công báo đền nợ nước đã làm nổi bật lên chí khí cao cả, cái tâm cao cả của người tráng sĩ. Đã làm thân nam nhi ở đời, đứng trong trời đất, phải quyết tạo nên được "công danh", sự nghiệp cho thỏa cái chí làm trai ở đời. Đây là một trong những quan điểm vô cùng đúng đắn và tích cực của tư tưởng Nho giáo. Chẳng thế mà Nguyễn Trãi đã nói

"Đã mang tiếng ở trong trời đất
Phải có danh gì với non sông".

Chí làm trai ở đời, "công danh" chính là một món nợ mà thân trai phải mang, phải trả cả cuộc đời. Chính vì luôn luôn tâm niệm như vậy mà cả đời Phạm Ngũ Lão luôn cống hiến không ngừng cho sự nghiệp của nhà Trần. Ông đóng góp rất nhiều trong công cuộc chống giặc xâm lăng, bình định thiên hạ. Công lao xây dựng đất nước của ông cao vời vợi đến cả vua Trần Minh Tông cũng phải tỏ lòng ngưỡng mộ. Cả cuộc đời đã cống hiến hết mình như vậy mà Phạm Ngũ Lão vẫn thấy mình chưa "trả xong nợ công danh - vị liễu công danh trái", ông vẫn "thẹn" khi nghe người đời kể chuyện Vũ hầu giúp Lưu Bị khôi phục nhà Hán. Ông luôn tâm niệm rằng những việc mình làm vẫn còn nhỏ bé, chưa thể sánh ngang với tiền nhân thiên cổ được. Tuy nhiên, cái "thẹn" ấy của người tráng sĩ chẳng những không làm ông nhỏ bé, thấp kém đi mà còn nâng tầm vị thế của ông lên với một nhân cách cao cả.

Hai câu thơ sau trùng xuống, thâm trầm như là lời kể, lời tự bộc bạch của tác giả với bao nỗi niềm ngổn ngang trong lòng. Tuy nó chỉ là một nỗi niềm riêng của ông, nhưng góp cùng với hai câu thơ đầu, chúng vẫn hòa mình để tạo nên một vẻ đẹp của khí thế thời đại, góp phần để hào khí anh hùng Đông A mãi còn vang vọng đến tận hôm nay.

Cả bài thơ "Thuật hoài" của Phạm Ngũ Lão được bao trùm bởi lòng tự hào dân tộc, bởi hào khí của con người và thời đại nhà Trần. Được thể hiện thật cô đọng và súc tích, bài thơ đã toát lên cái hào khí oai thiêng của dân tộc Việt Nam, toát lên từ một tâm hồn cao đẹp, một tấm lòng yêu nước vô cùng sâu sắc. Đọc bài thơ, người đọc chúng ta càng cảm thấy tự hào về một triều đại hào hùng trong dòng lịch sử của dân tộc ta, mới có thể hiểu tại sao ở thời đại đó, chúng ta lại có thể ba lần đánh bại đội quân Mông - Nguyên đang tung hoành khắp thế giới. Cái hào khí mà thời đại ấy thể hiện, tuy nó đã trôi qua, nhưng cái tinh thần mà nó đã thể hiện thì còn vang vọng mãi tới tận ngày nay. Thế hệ chúng ta kế tiếp hào khí anh hùng ấy bằng những dấu son chói lọi trong hai cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ cứu nước. Và chúng ta càng không thể quên hình ảnh người tráng sĩ chí lớn - Phạm Ngũ Lão, văn võ song toàn, biểu tượng cho bậc trai tráng, cho người chiến binh của thời đại mang hào khí Đông A quyết thắng ấy.

Bài thơ với thể thơ đường luật cổ, với những hình ảnh ước lệ, so sánh, ẩn dụ , giọng thơ thật hùng tráng, mạnh mẽ, mang phong vị của người chiến sĩ anh hùng. "Thuật hoài" sẽ mãi là bài ca, là tấm lòng của người tướng quân cả cuộc đời vì dân vì nước với lý tưởng và nhân cách cao cả. Thế hệ con cháu chúng ta phải luôn biết rèn luyện nhân cách sống có lý tưởng, có ý chí, quyết tâm thực hiện lý tưởng để không thẹn với thế hệ đi trước, với hào khí anh hùng mà dân tộc ta đã thể hiện qua bao tháng năm qua.

14 tháng 12 2021

Phạm Ngũ Lão xuất thân bình dân nhưng có tài kiêm văn võ. Tương truyền, Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn trẩy quân dẹp giặc Nguyên - Mông đã gặp ông. Bấy giờ Phạm Ngũ Lão đang ngồi giữa đường đan sọt. Quân lính của Vương quát dẹp đường, ông vẫn không nghe thấy, lấy giáo đâm vào đùi chảy máu mới sực tỉnh. Bởi Phạm đang mãi nghĩ tới "nợ công danh", đem tài năng của mình ra thi thố dẹp giặc giúp nước. Được Hưng Đạo Vương thu nhận làm tì tướng, Phạm tỏ rõ tài năng, lập nhiều công trạng, là một trong những người anh hùng lừng lẫy thời Trần.

Thuật hoài là bài thơ tỏ lòng. Thơ tỏ lòng dưới các tên thuật hoài, ngôn chí, cảm hoài là lối thơ quen thuộc xưa. Nó tập trung bày tỏ chí hướng, khí phách của "chí làm trai". Ấy là cái "nợ công danh", cái nợ lập thân với nước, với vua để tự khẳng định mình.

Người chinh phụ trong Chinh phụ ngâm từng tuyên ngôn: "Chí làm trai dặm nghìn da ngựa...", Nguyễn Công Trứ cũng nói tới "Chí anh hùng", tỏ rõ "đã sinh ra ở trong trời đất ; phải có danh gì với núi sông"... Tuy nhiên căn cứ vào từng bài, ứng với từng người, từng thời, tác phẩm có thể chỉ là một kiểu cách sách vở, nói cho có "khẩu khí" vậy thôi. Một số khác thoạt nhìn cũng nằm trong khuôn khổ này nhưng chính là tâm sự thật, là niềm day dứt máu thịt, là khát vọng sống cao đẹp của một con người, một thế hệ ở thời đại mình. Vì thế, hình ảnh và khí phách của nhân vật trữ tình trong những tác phẩm cũng rất khác nhau, tạo nên ở người đọc sự rung cảm khác nhau. Chẳng hạn ở Đặng Dung (người cuối triều Trần) là vẻ bi tráng: "Thù nước chưa xong đầu vội bạc; Mấy độ mài gươm dưới bóng trăng". Nguyễn Công Trứ là sự cao ngạo nhưng xót xa thân phận, dẫu là thân phận anh hùng.

Thuật hoài của Phạm Ngũ Lão - Chàng nam tử trong bài thơ này đặt trong hệ thống "tỏ lòng" có một vẻ đẹp, khí phách riêng. Đấy chính là cái lẽ làm bài thơ qua nghìn năm vẫn tồn tại, xúc động lòng người.

Điểm thứ nhất, bài thơ không phải là khẩu khí của một người mà là khẩu khí của cả một thời đại. Thời đại "Hào khí Đông A". Bằng cách này, cách khác nhiềungười trong thời Trần lúc bấy giờ đã nói như thế. Trần Thủ Độ: "Nếu bệ hạ muốn hàng thì trước hết phải chém đầu thần đã". Trần Quang Khải: "Chương Dương cương giáo giặc; Hàm tử bắt quân thù". Trần Nhân Tông: "Xã tắc hai phen bon ngựa đá; Non sông nghìn thủa vững âu vàng".

Thuật hoài của Phạm Ngũ Lão là một tiếng nói, không phải tiếng nói của chủ soái mà tiếng nói của một người, của thế hệ tuổi trẻ sống trong sự nghiệp chống ngoại xâm, muốn đóng góp sức mình, để lại tuổi tên trong sự nghiệp ấy.

Điểm thứ hai, chí khí, khát vọng công danh của Phạm Ngũ Lão cất lên qua bài thơ là sự thúc dục từ sự nghiệp chung, oai hùng lừng lẫy. Nó được minh chứng bằng chiến công của chính bản thân ông. Đó không phải là thứ "khẩu khí hão", tỏ lòng theo công thức.

Sự hoà hợp, tương ứng giữa thời đại và cá nhân làm cho bài thơ hùng tráng mà chân thực.

Múa giáo non sông trải mấy thu

Ba quân khí mạnh suốt sao ngưu.

Dẫu được hiểu "cầm ngang ngọn giáo trấn giữ đất nước vừa mấy thu ; ba quân dũng mãnh như hổ báo, khí thế nuốt được cả trâu" hay "nuốt sao Ngưu" thì câu thơ cũng đều muốn dựng lại bối cảnh, hiện thực xã hội rộng lớn. Đó là hình ảnh, là bức tranh hoành tráng của sự nghiệp đánh giặc thời Trần. Phân tích bức tranh này, chúng ta thấy có nhiều tầng hình ảnh với cách thức "dựng tranh" rất nghệ thuật.

Cả hai câu thơ đầu này là cái nền rộng: hào khí đánh giặc của một dân tộc trong đó có người chiến sĩ và có cả đoàn quân. Hào khí ấy được tập trung miêu tả ở hình ảnh tiêu biểu nhất, thể hiện khí phách anh hùng nhất "múa giáo". "Múa giáo non sông trải mấy thu - Ba quân Như vậy, cả "ba quân" cùng múa giáo, cùng ra trận. Song thu lại thành điểm là hành động của người chiến sĩ. Câu thơ dựng lên trựớc mắt ta hình ảnh "một tráng sĩ múa gươm" xung trận trên cái nền "ba quân đậy hào khí giết giặc" kia. Câu thơ từ "điểm" mởrộng ra. Hoặc ngược lại, mở ra rất rộng, thu hẹp dần rồi thu thành một "điểm" (Tráng sĩ anh hùng - đội quân tráng sĩ - Ba quận, dân tộc hoặc Ba quân, dân tộc - đội quân tráng sĩ - tráng sĩ anh hùng) khiến cho chỉ hai câu thơ mà trường diễn tả rất rộng, trường cảm xúc rất mãnh liệt, sâu sắc. Câu thơ tượng trưng nhưng lại rất thực. Cái thực của thời đại ở thế hệ trẻ tuổi, ở mỗi cá nhân.

Hai câu thơ cuối cùng, hình ảnh Người tráng sĩ không còn hiện lên "trông thấy nữa". Nó được biểu hiện qua tâm sự, suy nghĩ:

Công danh nam tử còn vương nợ

Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ hầu.

Ở đây có một quan niệm nhân sinh quen thuộc của những con người có chí khí thời phong kiến. Làm thân con trai cái nợ công danh là cái nợ phải trả. Công danh là sự nghiệp và tiếng thơm. Nó còn tỏ rõ sự phân biệt nam - nữ trong đó, song không phải là tiêu cực. Khi một thế hệ "lo" những điều như thế. Và nợ công danh có một khuôn mâu mà học theo, vươn tới: gương Vũ hầu - Gia Cát Lượng.

Trên cái nghĩa chung này là hoàn cảnh và điều kiện cụ thể của Phạm Ngũ Lão. Với nhà thơ - người anh hùng họ Phạm, công danh - chí làm trai - gắn vớisự đóng góp, xả thân cao nhất, ích lợi nhất, nhiều nhất cho đất nước, dân tộc trong công cuộc bảo vệ đất nước. Nỗi niềm canh cánh ấy, cái "thẹn" ấy làm cho con người vươn tới những cái cao đẹp, anh hùng. Nó cũng là sự khích lệ, một tuyên ngôn cho thế hệ và thời đại. Bản dịch nghĩa đã dịch "kẻ nam nhi... nên thẹn..." e là người đọc hiểu một ý là "chưa trả xong nợ nam nhi". Có lẽ phải dịch: "Nam nhi... thì thẹn" để rõ cái ý khuyến cáo, khích lệ, hướng tới cả một thế hệ lúc bấy giờ.

Hai câu thơ do vậy cỏ vẻ đẹp của khát vọng lập công, đóng góp, hi sinh cho dân tộc đất nước.

Bài thơ 4 câu 28 chữ đã dựng lên hào khí của cả một thời đại, một thế hệ và một con người. Nó là sự thể hiện cảm hứng yêu nước, chủ nghĩa yêu nước mãnh liệt. Dung lượng nhỏ nhưng sức bao quát, hàm chứa trong đó thật lớn lao. Đây là bài thơ điển hình về nội dung, về hình thức của văn học trung đại.

Đọc ngữ liệu sau và thực hiện các yêu cầu:Với sức mạnh đoàn kết, ý chí một lòng, Việt Nam đã trở thành “điểm sáng” trong phòng chống dịch COVID-19 toàn cầu. Trong cuộc chiến chống lại đại dịch, Việt Nam đã có biết bao anh hùng thầm lặng, không quản gian khó hy sinh, không toan tính đến việc riêng tư hay sự an toàn của bản thân để cứu chữa cho những người bệnhTrong cuộc chiến đầy cam go đó, chúng ta...
Đọc tiếp

Đọc ngữ liệu sau và thực hiện các yêu cầu:

Với sức mạnh đoàn kết, ý chí một lòng, Việt Nam đã trở thành “điểm sáng” trong phòng chống dịch COVID-19 toàn cầu. Trong cuộc chiến chống lại đại dịch, Việt Nam đã có biết bao anh hùng thầm lặng, không quản gian khó hy sinh, không toan tính đến việc riêng tư hay sự an toàn của bản thân để cứu chữa cho những người bệnh

Trong cuộc chiến đầy cam go đó, chúng ta không thể kể hết tinh thần chống dịch kiên cường, quả cảm của các tầng lớp nhân dân... Những tháng qua, không khó để chúng ta bắt gặp những hình ảnh "ăn núi, ngủ rừng", vội vàng những bữa cơm chiều, rồi đến những đôi mắt thâm quầng vì thiếu ngủ... của đội ngũ y, bác sĩ và chiến sĩ lực lượng vũ trang nơi tuyến đầu “chống giặc” COVID-19, đã lay động hàng triệu trái tim. Tạm gác lại cuộc sống thường nhật, họ phải xa gia đình, người thân yêu để chiến đấu “chống giặc” COVID-19.

Có thể thấy, chiến trường nào cũng đầy hiểm nguy, gian khổ, trận chiến nào cũng có những mất mát, hy sinh. Trong cuộc chiến phòng, chống dịch COVID-19 hiện nay, những người anh hùng thầm lặng này đã để lại nhiều nỗi niềm xúc động, sự tin yêu và khâm phục của hàng triệu người Việt Nam.

(Những hy sinh thầm lặng trong trận chiến chống dịch - Nhóm PV Xây dựng Đảng – dangcongsan.vn)

 

Câu 1(0,5 điểm):  Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn ngữ liệu trên?

Câu 2(0,5 điểm): Câu: “Với sức mạnh đoàn kết, ý chí một lòng, Việt Nam đã trở thành “điểm sáng” trong phòng chống dịch COVID-19 toàn cầu..” thuộc kiểu câu gì?

Câu 3(1,5 điểm): Chỉ ra và phân tích tác dụng của phép tu từ được sử dụng trong câu văn sau: “Có thể thấy, chiến trường nào cũng đầy hiểm nguy, gian khổ, trận chiến nào cũng có những mất mát, hy sinh.”

Câu 4 (0,5điểm): Nội dung đoạn ngữ liệu trên?

Câu 5(1,0 điểm): Trong  lúc đang chung tay phòng chống dịch bệnh Covid - 19, bản thân em sẽ làm gì để góp phần đẩy lùi dịch bệnh?

Tôi xin các bạn :)

1
20 tháng 2 2022

Câu 1(0,5 điểm):  Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn ngữ liệu trên?

=> nghị luận ( đời sống xh)

Câu 2(0,5 điểm): Câu: “Với sức mạnh đoàn kết, ý chí một lòng, Việt Nam đã trở thành “điểm sáng” trong phòng chống dịch COVID-19 toàn cầu..” thuộc kiểu câu gì?

=> câu trần thuật

Câu 3(1,5 điểm): Chỉ ra và phân tích tác dụng của phép tu từ được sử dụng trong câu văn sau: “Có thể thấy, chiến trường nào cũng đầy hiểm nguy, gian khổ, trận chiến nào cũng có những mất mát, hy sinh.”

phép tu từ : điệp ngữ

tác dụng:nhấn mạnh sự mất mát hy sinh của đội ngũ y bác sĩ là rất lớn lao, quý giá 

Câu 4 (0,5điểm): Nội dung đoạn ngữ liệu trên?

=> Nói về những sự hy sinh thầm lặng của thiên thần áo trắng, cứu người chống dịch không cần nhà báo , không cần người khác khen ngợi .

Câu 5(1,0 điểm): Trong  lúc đang chung tay phòng chống dịch bệnh Covid - 19, bản thân em sẽ làm gì để góp phần đẩy lùi dịch bệnh?

=> Em chỉ ở nhà, đó là cách ly để phòng bệnh:))

20 tháng 2 2022

omg rất cảm ơnnn

 

Ý kiến về thực hiện tốt 5K là: 

- Trong thời đại dịch, 5K được coi là "tấm chắn thép" để bảo vệ sức khỏe của mọi người trong xã hội.

5K bao gồm: khử khuẩn, khẩu trang, khoảng cách, không tập trung, khai bao y tế 

Giá trị của việc thực hiện tốt 5K trong thời đại dịch: 

- Covid rất dễ lây truyền qua đường hô hấp, việc không tập trung nơi đông người đồng thời đeo khổ trang sẽ giảm thiểu được khả năng lây bệnh cho người khác. Nếu không may bản thân là mầm bệnh cũng sẽ hạn chế được mức thấp nhất ảnh hưởng đến người khác. 

- Khai báo y tế là một công việc quan trong để giúp các lực lượng chức năng truy vết F1, F2 của F0 đã nhiễm bệnh. Khi đã khoanh vùng được F1, F2 và đưa họ vào khu cách ly sẽ giảm thiểu được việc lây lan Covid nếu họ vô tình bị nhiễm. 

- Covid có thể tồn tại trong không khí trong 1 khoảng thời gian nhất định. Việc khử khuẩn liên tục sẽ giữ cho mọi bề mặt được sạch sẽ, hạn chế được virus mang mầm bệnh tồn tại và lan truyền trong không khí. 

=> Việc thực hiện tốt 5K trong thời đại Covid góp phần giúp ngăn chặn covid lây lan trên diện rộng đồng thời giảm thiệt hại đến mức thấp nhất. 

- Bài học nhận thức: 5K là một phương pháp tối ưu để phòng chống dịch Covid mà mỗi chúng ta cần thực hiện

- Liên hệ bạn thân: Em đã thực hiện 5K và phòng chống dịch covid như thế nào?

Từ những hiểu biết xã hội, viết đoạn văn trình bày suy nghĩ về tình yêu thương con người của dân tộc VN trong cuôc sống hiện nay theo dàn ý sau.-Dẫn đề:+Cách 1: Trong cuôc sống hiện nay, nhất là trong cuộc chiến chống dịch covid 19 thì tình yêu thương con người là rất cần thiết.+Cách 2: “Nơi lạnh nhất k phải là bắc  cực mà là nơi thiếu tình thương” vì thế tình yêu thương con ng trong cuộc chiến chống dịch...
Đọc tiếp

Từ những hiểu biết xã hội, viết đoạn văn trình bày suy nghĩ về tình yêu thương con người của dân tộc VN trong cuôc sống hiện nay theo dàn ý sau.

-Dẫn đề:

+Cách 1: Trong cuôc sống hiện nay, nhất là trong cuộc chiến chống dịch covid 19 thì tình yêu thương con người là rất cần thiết.

+Cách 2: “Nơi lạnh nhất k phải là bắc  cực mà là nơi thiếu tình thương” vì thế tình yêu thương con ng trong cuộc chiến chống dịch covid 19 hiện nay là hết sức quan trọng.

-Giải thích:

+Thương yêu: sẵn sàng chia sẻ niềm vui nỗi buồn, tạo điều kiện giúp đỡ về vật chất và tinh thần.

-Biểu hiện:

+Nhiều tổ chức thiện nguyện giúp đỡ ng dân trong vùng dịch, hàng chục ngàn y bs ở MB xung phong vào “chia lửa” với Sài Gòn, Bình Dương.

-Nguyên nhân :

+Tình hình dịch bênh bùng phát mạnh ở nhiều  nơi.

+Ai cũng mong dịch bệnh được đẩy lùi.

+Ai cũng có lúc gặp khó khăn hoạn nạn cho nên tình thương chính là nét đẹp truyền thống từ bao đời nay.

-Tác dụng:

+Ổn định kinh tế, chính trị

+Tình cảm gắn bó, tạo nên sức mạnh động viên to lớn.

-Phản đề:

+Thực tế vẫn có ng còn nếu mất đoàn kết, chia bè phái mâu thuẫn  tạo sơ hở để kẻ xấu lợi dụng.

+Một số ng vì ích kỉ cho nên còn thờ ơ trước khó khăn của ng khác, thậm chí còn chê bai kích bác, làm tổn thương  những ng có tấm lòng thiện nguyện.

-Nhận thức:

+Mỗi ng cần nhận thức đúng tình yêu thương là biểu hiện cao đẹp của ng có đạo đức, thương ng cũng là thương mình, biết sống tốt đời đẹp đạo là làm gương cho thế hệ nối tiếp.

-Hành động:

+Mỗi ng cần thực hiện tốt khẩu hiệu 5K.

+ Lan tỏa những việc tốt, lên án việc xấu.

-Liên hệ:

+Trong giai đoạn khó khăn chung của cả thế giới, em càng cố gắng giữ gìn sức khỏe và thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy.

-Kết thúc vấn đề:

+Thương yêu con ng là một lối sống đẹp mang lại hạnh phúc cho mỗi chúng ta.

Mở rộng: (ko bắt buộc)

-Cuộc sống sẽ có ý nghĩa hơn nếu ai ai cũng nêu cao khẩu hiệu “Thương người như thể thương thân”.

2
4 tháng 8 2021

Dàn ý chi tiết như vậy rồi chị nghĩ em có thể tự viết thành đoạn văn được mà?

Dàn ý chi tiết như văn còn gì