K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Dù đục dù trong, con sông vẫn chảyDù cao dù thấp, cây lá vẫn xanhDù người phàm tục hay kẻ tu hànhVẫn phải sống từ những điều rất nhỏTa hay chê rằng cuộc đời méo móSao ta không tròn ngay tự trong tâmĐất ấp ôm cho mọi hạt nảy mầmNhững chồi non tự vươn lên tìm ánh sángNếu tất cả đường đời đều trơn lángChắc gì ta đã nhận ra taAi trong đời cũng có thể tiến xaNếu có khả năng tự mình đứng...
Đọc tiếp

Dù đục dù trong, con sông vẫn chảy
Dù cao dù thấp, cây lá vẫn xanh
Dù người phàm tục hay kẻ tu hành
Vẫn phải sống từ những điều rất nhỏ
Ta hay chê rằng cuộc đời méo mó
Sao ta không tròn ngay tự trong tâm
Đất ấp ôm cho mọi hạt nảy mầm
Những chồi non tự vươn lên tìm ánh sáng
Nếu tất cả đường đời đều trơn láng
Chắc gì ta đã nhận ra ta
Ai trong đời cũng có thể tiến xa
Nếu có khả năng tự mình đứng dậy
Hạnh phúc cũng như bầu trời này vậy
Không chỉ dành cho một riêng ai!
(Lưu Quang Vũ)
1. Em hãy xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.
2. Những hình ảnh thiên nhiên nào được tác giả nhắc đến trong văn bản trên?
3. Xác định và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong hai khổ thơ đầu.
4. Văn bản gửi gắm đến chúng ta thông điệp gì?

0
7 tháng 4 2022

Tham khảo
1. Khổ thơ được trích trong tác phẩm “Con cò”. Tác giả là Chế Lan Viên.

2. Đoạn thơ đã sử dụng thành ngữ “Lên rừng xuống bể”.

3. Từ “dù” đặt ở hai câu thơ đầu nêu lên những giả thiết có thể xảy ra trong cuộc đời dài rộng. Từ “vẫn” khẳng định chân lí là tình yêu thương của mẹ mãi mãi dành cho con dù cuộc đời có đưa đẩy thế nào, dù con có xa hay ở gần mẹ. Đây chính là lời tự nhủ của mẹ, cho dù ở bất kì hoàn cảnh nào, tình mẹ vẫn bao la, son sắt.
4. 

Tình mẹ có lẽ là tình cảm đẹp đẽ nhất trong cuộc đời mà chúng ta có được. Dù là ở nơi đâu, dù là khi nào và dù chúng ta có lỗi lầm bao nhiêu đi nữa thì sau cùng mẹ vẫn là người bảo dung nhất, thứ tha cho ta tất cả. Trong suốt cuộc đời, mẹ vẫn luôn bên ta, từ những lời ru khi ta còn thơ bé, đến những ngày ta đã trưởng thành, bay đi theo những ước mơ, những khát vọng mới mẹ vẫn ở đó, vẫn luôn dõi theo ta từng ngày.

Trân quý những tình cảm thiêng liêng ấy mà những nhà văn, nhà thơ viết về mẹ đầy xúc động. Một trong số đó có thể kể đến Chế Lan Viên với bài thơ "Con cò", bài thơ rất đỗi bình dị với hình ảnh con cò qua lời ru mẹ mà khiến ta không khỏi nghẹn lòng bởi tình mẹ bao la, dạt dào, sâu rộng như biển cả.

" Con còn bế trên tay
Con chưa biết con cò
Nhưng trong lời mẹ hát
Có cánh cò đang bay

“Con cò bay la
Con cò bay lả
Con cò Cổng phủ
Con cò Đồng Đăng…”

Cánh cò là một chất liệu quen thuộc trong ca dao dân ca. Thơ xưa thường nói về cò như một biểu tượng của làng quê yên bình, xinh đẹp:

" Mấy cánh cò chốc chốc vụt bay ra"

Cánh cò trắng bay thảnh thơi trên bầu trời, khung cảnh của đồng quê rất đỗi dịu dàng, nên thơ. Nói về cò người ta còn nói đến sự hy sinh, lam lũ của người phụ nữ, vất vả, khó nhọc trong cuộc đời, như Tú Xương từng viết:

" Quanh năm buôn bán ở mom sông
Nuôi đủ năm con với một chồng
Lặn lội thân cò khi quãng vắng
Èo sèo mặt nước buổi đò đông:"

Hãy trong ca dao:

" Cái cò, cái vạc, cái nông
Gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non"

Trong tác phẩm hình ảnh cánh cò được vận dụng một cách đầy sáng tạo. Cánh cò đã đi sâu vào tiềm thức mỗi đứa trẻ qua lời ru của mẹ. Dù con còn thơ bé, con chưa biết rõ về hình dáng cò ra sao, nhưng trong lời ru dịu dàng thân thương ấy, con vẫn cảm nhận được có cánh cò đang bay, bay mãi. Từ thì liệu dân ca của những câu hát ru ngày xưa:

" Con cò cò bay lả lá bay la
Bây từ từ cửa phủ, bay ra là ra cánh đồng"

 

Tác  giả đưa vào thơ thật tự nhiên, tự nhiên mà sâu sắc như chính tình yêu của mẹ, mang theo cánh cò bé nhỏ chạm vào tâm hồn con. Đưa tâm hồn bé thơ ấy đến với những chân trời mới, những chân trời không tên bên tiếng ru ngọt ngào, thiết tha của mẹ.

"Ngủ yên! Ngủ yên! Con ơi chớ sợ!
Cành có mềm, mẹ đã sẵn tay nâng
Trong lời ru của mẹ thấm hơi xuân
Con chưa biết con cò, con vạc
Con chưa biết những cành mềm mẹ hát
Sữa mẹ nhiều con ngủ chẳng phân vân."

Trong tiếng hát của mẹ là cả sự yêu thương, chở che. Lời ru mẹ đưa con vào những giấc ngủ nồng say, bình yên, lời rũ thấm đượm hơi xuân, thấm đượm những ân tình của lòng mẹ. Lời ru mang cả niềm hy vọng cho con một giấc ngủ vẹn tròn, chẳng phân vân nghĩ ngợi. Mẹ vẫn ở đấy, vẫn bên con canh giữ cho giấc ngủ con thơ, cất tiếng ru từ những năm tháng ngày xưa bà đã từng ru mẹ để mẹ con bây giờ, thật thân thương biết bao nhiêu lòng mẹ nâng đỡ tâm hồn mỗi người con bay thật xa.

"Con ngủ yên thì cò cũng ngủ,
Cánh của cò, hai đứa đắp chung đôi.
Mai khôn lớn, con theo cò đi học,
Cánh trắng cò bay theo gót đôi chân."

Cò mang tình mẹ hãy cánh cò chính là lòng mẹ. Cò luôn bên em như mẹ luôn sát cánh cùng em trên mỗi bước đường. Hình ảnh cánh cò trong câu thơ không chỉ là biểu tượng cho tình yêu, sự chở che của người mẹ mà còn trở thành người bạn đồng hành cùng con trong giấc ngủ cũng như trên đường đời sau này. Khi con bước vào tuổi đến trường, mẹ vẫn theo con mỗi ngày đến lớp, mỗi bài học, mỗi vần thơ của con đều có bóng hình mẹ trong đó, mỗi bước chân con đi đều có cánh cò theo gót, có lòng mẹ dõi theo.

Đến khi con chạm ngõ vào đời, tự mình bước đi thì trái tim mẹ vẫn theo con trên mọi nẻo đường, nơi hiên nhà mẹ lặng lẽ mẹ vẫn ngồi đó ngóng con về, theo suốt mỗi bước chân.

"Cánh cò trắng lại bay hoài không nghỉ
Trước hiên nhà
Và trong hơi mát câu văn"

Với mỗi người mẹ, con chính là tình yêu, là sự sống, là ánh mặt trời diệu kỳ. Dẫu có khoảng cách bao nhiêu đi chăng nữa thì không thể làm tình mẹ vơi bớt, mẹ vẫn luôn dành cho con niềm thương vô bờ, vẫn cất cao lời ru dịu êm mang hương vị ngọt ngào gửi đến con:

"Dù ở gần con,
Dù ở xa con,
Lên rừng xuống bể,
Cò sẽ tìm con,
Cò mãi yêu con."

Vì con, mẹ đâu có ngại mệt nhọc gian khổ, thương còn, mẹ đâu sá gì những rừng bể chông chênh. Dù còn có ở nơi nào đi chăng nữa, mẹ vẫn sẽ bay đi tìm con, vẫn dành cho con tình yêu bất diệt, mãi mãi chẳng ai có thể ngăn trở được tình yêu ấy.

" Còn dù lớn vẫn là con của mẹ
Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con"

Chao ôi! Chỉ hai câu thơ ấy thôi mà sao đọc lên mà thương nhớ, mà nghẹn ngào đến vậy. Hai câu thơ mang sức sống bao trùm cả toàn bài, sức sống của tình mẹ, của tình mẫu tử ngàn đời đáng ngợi ca. Nhà thơ phải chăng đã rất thấu hiểu tấm lòng  của bao người mẹ mà viết nên vần thơ đẹp như thế, vần thơ mang cả trái tim, thốt lên tự sâu thẳm tâm hồn của những người phụ nữ hết lòng vì con. Hai câu thơ như một triết lý mạng tầm khái quát đầy chân thực, vững bền và sâu sắc nhất.

Lối thơ tự do được viết bên bằng những dòng cảm xúc tuôn trào, ngôn ngữ đầy tự nhiên, hình ảnh thơ đầy gần gũi và bình dị, đặc biệt sử dụng chất liệu dân gian vào trong thì phẩm đã giúp "Con cò" có một chỗ đứng vô cùng vững chắc trong trái tim người thưởng thức.

Đọc bài thơ, ai trong chúng ta, mỗi người con đều thấu hiểu thêm tấm lòng của những đấng sinh thành, họ đã giành cho ta tất cả những gì tốt đẹp nhất, đáng trân quý nhất mà họ có được. Từ đó, để thêm yêu, thêm thương, thêm kính trọng mẹ hơn những gì ta đã từng yêu, từng thương như thế. Mẹ- gia đình mãi mãi là điểm tựa tuyệt vời nhất cho mỗi người con, là  điều tốt đẹp nhất mà chúng ta có được trong đời.

7 tháng 4 2022

cảm ơn nhé

3 tháng 4 2022

a,được sử dụng với nghĩa chuyển

b,biện pháp tu từ nhân hóa

Cửa sông_giáp mặt 

Cửa sông _nhớ

Cửa sông_chẳng dứt 

c,Thành ngữ / tục ngữ có nội dung như khổ thơ trên:

Sông kia nước chảy lờ đờ
Con thuyền lững thững với trăng mờ nào soi
Con sông bên lở bên bồi
Bên lở lở mãi, bên bồi bồi thêm
Bao giờ gió đứng, sóng êm
Thuyền anh xuôi ngược qua đêm lại về
Với em anh trót nặng lời thề.

 

3 tháng 4 2022

hép hép câu c luôn :>

PHẦN I. ĐỌC HIỂU (4 điểm)Đọc đoạn ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi.“… Tấm gương là người bạn chân thành suốt một đời mình không bao giờ biết xu nịnh ai, dù đó là kẻ uy quyền hay giàu sang hãnh tiến. Dù gương có tan xương nát thịt  thì vẫn cứ nguyên một tấm lòng ngay thẳng trong sạch như từ lúc mẹ cha sinh ra nó…Có một gương mặt đẹp soi vào gương quả là hạnh phúc. Nhưng hạnh phúc càng trọn vẹn...
Đọc tiếp

PHẦN I. ĐỌC HIỂU (4 điểm)

Đọc đoạn ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi.

“… Tấm gương là người bạn chân thành suốt một đời mình không bao giờ biết xu nịnh ai, dù đó là kẻ uy quyền hay giàu sang hãnh tiến. Dù gương có tan xương nát thịt  thì vẫn cứ nguyên một tấm lòng ngay thẳng trong sạch như từ lúc mẹ cha sinh ra nó…

Có một gương mặt đẹp soi vào gương quả là hạnh phúc. Nhưng hạnh phúc càng trọn vẹn hơn nếu có một tâm hồn đẹp để mỗi khi soi vào tấm gương lương tâm sâu thẳm mà lòng không hổ thẹn…”

                                 (Theo Băng Sơn, U tôi, Ngữ văn 9, tập hai, NXBGDVN, 2018)

Câu 1. (0,5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn văn trên.

Câu 2. (0,5 điểm) Câu văn sau thuộc kiểu câu gì xét về cấu tạo:

     Tấm gương là người bạn chân thành suốt một đời mình không bao giờ biết xu nịnh ai, dù đó là kẻ uy quyền hay giàu sang hãnh tiến.

Câu 3. (1,0 điểm) Tấm gương trong đoạn văn trên có những đặc điểm gì?

Câu 4. (1.0 điểm) Xác định một biện pháp tu từ chủ yếu được sử dụng trong đoạn văn và nêu hiệu quả của biện pháp tu từ đó.

Câu 5.(1,0 điểm) Theo nhà văn Băng Sơn, con người cảm thấy hạnh phúc khi nào? Em có đồng ý với ý kiến đó của nhà văn không? Vì sao?

0
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:     “Tôi viết những dòng chữ này để gửi đến chúng ta, những người may mắn được sinh ra như những bông hoa khoe sắc hay phần còn lại được sinh ra như những loài cây dại. Dù bạn sinh ra từ đâu và như thế nào không quan trọng bằng bạn sẽ là ai và sẽ dùng bản thân mình tạo ra những giá trị tốt đẹp cho xã hội. Hãy luôn tự hào vì mình đã được sinh ra....
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:    

 “Tôi viết những dòng chữ này để gửi đến chúng ta, những người may mắn được sinh ra như những bông hoa khoe sắc hay phần còn lại được sinh ra như những loài cây dại. Dù bạn sinh ra từ đâu và như thế nào không quan trọng bằng bạn sẽ là ai và sẽ dùng bản thân mình tạo ra những giá trị tốt đẹp cho xã hội. Hãy luôn tự hào vì mình đã được sinh ra. Nếu điều kiện thuận lợi hãy coi nó là bàn đạp để tạo dựng những điều tốt đẹp, nếu khó khăn hãy coi đó là thử thách rèn luyện và khiến chúng ta mạnh mẽ hơn, dù thế nào hãy sống thật tốt cho bản thân và xã hội”.

(Ngay cả những loại cây dại mọc ven đường cũng có những giá trị của riêng nó - Phi Phụng - Báo Mực Tím)

a. Theo em trong đoạn trích trên, câu văn nào mang thông điệp có ý nghĩa nhất đối với em? Vì sao?  

b. Gọi tên kiểu câu chia theo mục đích nói của câu sau.      

“Hãy luôn tự hào vì mình đã được sinh ra.”

c. Dựa vào cơ sở nào để em biết đó là kiểu câu em vừa gọi tên ở câu b? 

d. Dựa vào nội dung đoạn văn đặt một câu cảm thán bày tỏ cảm xúc về một việc làm của mình hoặc của người khác tạo ra giá trị tốt đẹp cho xã hội. 

2
3 tháng 2 2021

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:    

 “Tôi viết những dòng chữ này để gửi đến chúng ta, những người may mắn được sinh ra như những bông hoa khoe sắc hay phần còn lại được sinh ra như những loài cây dại. Dù bạn sinh ra từ đâu và như thế nào không quan trọng bằng bạn sẽ là ai và sẽ dùng bản thân mình tạo ra những giá trị tốt đẹp cho xã hội. Hãy luôn tự hào vì mình đã được sinh ra. Nếu điều kiện thuận lợi hãy coi nó là bàn đạp để tạo dựng những điều tốt đẹp, nếu khó khăn hãy coi đó là thử thách rèn luyện và khiến chúng ta mạnh mẽ hơn, dù thế nào hãy sống thật tốt cho bản thân và xã hội”.

(Ngay cả những loại cây dại mọc ven đường cũng có những giá trị của riêng nó - Phi Phụng - Báo Mực Tím)

a. Theo em trong đoạn trích trên, câu văn nào mang thông điệp có ý nghĩa nhất đối với em? Vì sao?

Nếu điều kiện thuận lợi hãy coi nó là bàn đạp để tạo dựng những điều tốt đẹp, nếu khó khăn hãy coi đó là thử thách rèn luyện và khiến chúng ta mạnh mẽ hơn, dù thế nào hãy sống thật tốt cho bản thân và xã hội”.  

Vì nó truyền cảm hứng cho ta, giáo dục ta nên kiên trì bước tiếp cố gắng rồi sẽ nhận lại được thành công.

b. Gọi tên kiểu câu chia theo mục đích nói của câu sau.      

“Hãy luôn tự hào vì mình đã được sinh ra.”

Câu mệnh lệnh. 

c. Dựa vào cơ sở nào để em biết đó là kiểu câu em vừa gọi tên ở câu b? 

Vì có từ "hãy"

d. Dựa vào nội dung đoạn văn đặt một câu cảm thán bày tỏ cảm xúc về một việc làm của mình hoặc của người khác tạo ra giá trị tốt đẹp cho xã hội. 

Bạn không cần phải đánh giá thấp bản thân mình, chỉ cần bạn cố gắng hết sức.

3 tháng 2 2021

a. Theo em trong đoạn trích trên, câu văn nào mang thông điệp có ý nghĩa nhất đối với em? Vì sao?

Nếu điều kiện thuận lợi hãy coi nó là bàn đạp để tạo dựng những điều tốt đẹp, nếu khó khăn hãy coi đó là thử thách rèn luyện và khiến chúng ta mạnh mẽ hơn, dù thế nào hãy sống thật tốt cho bản thân và xã hội”.  

Vì nó truyền cảm hứng cho ta, giáo dục ta nên kiên trì bước tiếp cố gắng rồi sẽ nhận lại được thành công.

b. Gọi tên kiểu câu chia theo mục đích nói của câu sau.      

“Hãy luôn tự hào vì mình đã được sinh ra.”

Câu mệnh lệnh. 

c. Dựa vào cơ sở nào để em biết đó là kiểu câu em vừa gọi tên ở câu b? 

Vì có từ "hãy"

d. Dựa vào nội dung đoạn văn đặt một câu cảm thán bày tỏ cảm xúc về một việc làm của mình hoặc của người khác tạo ra giá trị tốt đẹp cho xã hội. 

Bạn không cần phải đánh giá thấp bản thân mình, chỉ cần bạn cố gắng hết sức.

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:“Xứ Huế vốn nổi tiếng với các điệu hò, hò khi đánh cá trên sông ngòi, biển cả, hò lúc cấy cày, gặt hái, trồng cây, chăn tằm. Mỗi câu hò Huế dù ngắn hay dài đều được gửi gắm ít ra một ý tình trọn vẹn. Từ ngữ địa phương được dùng nhuần nhuyễn và phổ biến, nhất là trong các câu hò đối đáp tri thức, ngôn ngữ được thể hiện thật tài ba, phong...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

“Xứ Huế vốn nổi tiếng với các điệu hò, hò khi đánh cá trên sông ngòi, biển cả, hò lúc cấy cày, gặt hái, trồng cây, chăn tằm. Mỗi câu hò Huế dù ngắn hay dài đều được gửi gắm ít ra một ý tình trọn vẹn. Từ ngữ địa phương được dùng nhuần nhuyễn và phổ biến, nhất là trong các câu hò đối đáp tri thức, ngôn ngữ được thể hiện thật tài ba, phong phú. Chèo cạn, bài thai, hò đưa linh buồn bã, hò giã gạp, ru em, giã vôi, giã điệp, bài chòi, bài tiệm, nàng vung náo nức nồng hậu tình người. Hò lơ, hò ô, xay lúa, hò nện gần gũi với dân ca Nghệ Tĩnh. Hò Huế thể hiện lòng khao khát, nỗi mong chờ hoài vọng thiết tha của tâm hồn Huế. Ngoài ra còn các điệu lí như: lí con sáo, lí hoài xuân, lí hoài nam."    

Từ văn bản của đoạn trích trên, em hãy viết đoạn văn (từ 7- 10 câu) bàn về việc: “Em sẽ làm gì để bảo tồn những di sản văn hóa của dân tộc?”

 

1
20 tháng 3 2022

Em viết theo các ý chị gợi ý nhé:

Nêu lên vấn đề cần bàn (VD: Bảo vệ di sản văn hóa dân tộc là một trong những điều quan trọng nhất hiện nay...)

Khái niệm di sản văn hóa?

Vai trò của di sản văn hóa?

Thực trạng của di sản văn hóa?

Dẫn chứng?

Trái với bảo vệ di sản VH dân tộc?

Bản thân em sẽ làm gì để bảo vệ di sản VH dân tộc?

Kết luận.