K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Đoạn văn sau có phải đoạn văn chứng minh không? Ngay ở châu Âu, óc thẩm mĩ của người Anh cũng không giống người Pháp. Chẳng hạn về tiểu thuyết, văn sĩ Pháp cố giữ tính cách nhất trí cho truyện mỗi chi tiết phải có một chức vụ riêng, phải giúp độc giả hiểu thêm tính tình nhân vật hoặc dắt độc giả đến gần đoạn kết một chút, phải như một tia sáng chiếu qua tấm kính rồi tụ...
Đọc tiếp

Đoạn văn sau có phải đoạn văn chứng minh không?

Ngay ở châu Âu, óc thẩm mĩ của người Anh cũng không giống người Pháp. Chẳng hạn về tiểu thuyết, văn sĩ Pháp cố giữ tính cách nhất trí cho truyện mỗi chi tiết phải có một chức vụ riêng, phải giúp độc giả hiểu thêm tính tình nhân vật hoặc dắt độc giả đến gần đoạn kết một chút, phải như một tia sáng chiếu qua tấm kính rồi tụ lại ở một điểm, điểm ấy là kết cục của truyện, hoặc tư tưởng luận đề mà tác giả muốn trình bày.

Người Anh không theo quan niệm ấy; tiểu thuyết của họ thường rườm rà, có vẻ vớ vẩn như một con đường mòn uốn khúc qua những cánh đồng, một bãi cỏ, để tới một đích mơ hồ, hoặc chẳng tới một đích nào cả mà bỗng dưng ngừng lại ở bên một bờ sông. Người không quen với lối ấy có thể chê họ là không biết dựng cốt truyện lắm chứ, nhưng cái cách xây dựng của họ là như vậy. Họ muốn cốt truyện phải phức tạp, đời sống không bình dị, xuôi theo một chiều mà rắc rối, có muôn mặt; và một nghệ phẩm càng diễn đạt sự phức tạp ấy bao nhiêu thì càng có giá trị bấy nhiêu.

(Theo Nguyễn Hiến Lê, Hương sắc trong vườn văn) 

A.Có 

B. Không

1
3 tháng 11 2019

Đáp án: A

14 tháng 1 2018

Những luận cứ từ “Con người của Bác” tới “Nhất, Định, Thắng, Lợi” giàu sức thuyết phục:

   + Dẫn chứng phong phú, cụ thể, sinh động

   + Hệ thống luận cứ toàn diện (giản dị trong ăn, ở, lối sống, làm việc, nói, viết)

   + Dẫn chứng phong phú, cụ thể, sinh động

   + Những điều tác giả đưa ra được đảm bảo bằng mối quan hệ gắn bó lâu dài giữa tác giả và chủ tịch Hồ Chí Minh.

Nước từ trên cao phóng giữa hai vách đá dựng đứng chảy đứt đuôi rắn. DượngHương Thư đánh trần đứng sau lái co người phóng chiếc sào xuống lòng sôngnghe một tiếng “soạc”! Thép đã cắm vào sỏi! Dượng Hương Thư ghì chặt trên đầusào, lấy thế trụ lại, giúp cho chú Hai và thằng Cù Lao phóng sào xuống nước. [..]Những động tác thả sào, rút sào rập ràng nhanh như cắt. Thuyền cố...
Đọc tiếp

Nước từ trên cao phóng giữa hai vách đá dựng đứng chảy đứt đuôi rắn. Dượng
Hương Thư đánh trần đứng sau lái co người phóng chiếc sào xuống lòng sông
nghe một tiếng “soạc”! Thép đã cắm vào sỏi! Dượng Hương Thư ghì chặt trên đầu
sào, lấy thế trụ lại, giúp cho chú Hai và thằng Cù Lao phóng sào xuống nước. [..]
Những động tác thả sào, rút sào rập ràng nhanh như cắt. Thuyền cố lấn lên.
Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai
hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống
như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh, hùng vĩ. Dượng Hương Thư đang vượt
thác khác hẳn dượng Hương Thư ở nhà, nói năng nhỏ nhẻ, tính nết nhu mì, ai gọi
cũng vâng vâng dạ dạ.
1.Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Nêu xuất xứ của văn bản đó? Nêu rõ tên
tác giả và phương thức biểu đạt chủ yếu của đoạn văn trên?
2.Theo con vị trí quan sát để miêu tả của người kể chuyện là ở chỗ nào? Vị trí quan
sát ấy có thích hợp không? Vì sao?
3. Phân tích tác dụng của động từ “phóng” trong đoạn văn trên?
4. Chỉ ra biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu văn in đậm và nêu tác dụng
của biện pháp nghệ thuật đó?
5. Dựa vào văn bản tìm được ở câu 1, hãy viết đoạn văn 7-8 câu nêu cảm nhận của
em về nhân vật dượng Hương Thư, trong đoạn có sử dụng 1 phó từ (gạch chân và
chú thích rõ).
Bài 2: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
Thế rồi từ điều này sang điều khác, thầy Ha-men nói với chúng tôi về tiếng
Pháp, bảo rằng đó là ngôn ngữ hay nhất thế giới, trong sáng nhất, vững vàng
nhất; phải giữ lấy nó trong chúng ta và đừng bao giờ quên lãng nó, bởi vì khi một
dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì
chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù…

(Buổi học cuối cùng – An-phông-xơ Đô –đê)

1.Nêu bối cảnh diễn ra câu chuyện trong truyện “Buổi học cuối cùng”. Tại sao tác
giả lại gọi đây là “Buổi học cuối cùng”?
2. Truyện có hai nhân vật chính. Nhưng tác giả lại để Phrăng giữ vai người kể
chuyện, việc Phrăng vào vai người kể chuyện đem đến những hiệu quả nghệ thuật
nào?
3. Con hiểu thế nào và có suy nghĩ gì về câu nói của thầy Ha-men trong truyện
“Buổi học cuối cùng”: “...khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ chừng nào họ còn giữ
vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù”?
4.Viết đoạn văn khoảng 7 câu nêu cảm nhận của con về thấy Ha-men trong truyện
“Buổi học cuối cùng” trong đoạn có sử dụng 1 từ ghép và 1 phó từ (gạch chân và
chú thích rõ)

0
15 tháng 7 2018

Chọn đáp án: D

Đọc đoạn trích sau: “Họa sĩ nghĩ thầm: “Khách tới bất ngờ, chắc cu cậu chưa kịp quét tước dọn dẹp, chưa kịp gấp chăn chẳng hạn”. Ông rất ngạc nhiên khi bước lên bậc thang bằng đất, thấy người con trai đang hái hoa. Còn cô kĩ sư chỉ “ô” lên một tiếng! Sau gần hai ngày, qua ngót bốn trăm cây số đường dài cách xa Hà Nội, đứng trong mây mù ngang tầm với chiếc cầu vòng kia,...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau: 

“Họa sĩ nghĩ thầm: “Khách tới bất ngờ, chắc cu cậu chưa kịp quét tước dọn dẹp, chưa kịp gấp chăn chẳng hạn”. Ông rất ngạc nhiên khi bước lên bậc thang bằng đất, thấy người con trai đang hái hoa. Còn cô kĩ sư chỉ “ô” lên một tiếng! Sau gần hai ngày, qua ngót bốn trăm cây số đường dài cách xa Hà Nội, đứng trong mây mù ngang tầm với chiếc cầu vòng kia, bỗng nhiên lại gặp hoa dơn, hoa thược dược, vàng,tím,đỏ,hồng phấn,tổ ong… ngay lúc dưới kia đang mùa hè,đột ngột và mừng rỡ, quên mất e lệ, cô chạy đến bên người con trai đang cắt hoa. Anh con trai, rất tự nhiên như với một người bạn đã quen thân, trao bó hoa đã cắt cho người con gái, và cũng rất tự nhiên,cô đỡ lấy”. 

(Lặng lẽ Sa Pa–Nguyễn Thành Long,SGK lớp9 tập1,trang 182) 

1.Nêu hoàn cảnh ra đời của truyện ngắn"Lặng lẽ Sa Pa" và nhận xét về tình huống truyện. 

2. Phân tích ngữ pháp câu văn cuối của đoạn trích trên. Xét theo cấu tạo ngữ pháp, đó là kiểu câu gì? 

3.Qua đoạn trích trên,em có cảm nhận gì về nhân vật anh thanh niên? 

4. Một bạn học sinh đã viết câu mở đầu đoạn văn như sau: "Trong truyện ngắn "Lặng lẽ Sa Pa" của Nguyễn Thành Long, có những nhân vật không xuất hiện trực tiếp mà chỉ được giới thiệu gián tiếp qua lời kể của anh thanh niên, nhưng cũng góp phầnthểhiệnchủđềtácphẩm." Hãy viết khoảng 10 câu văn tiếp theo câu mở đầu ấy để tạo thành đoạn văn lập luận theo phương pháp Tổng – Phân – Hợp. Trong đoạn văn có sử dụng một câu phủ định và thành phần khởi ngữ.(gạch dưới câu  phủ định và thành phần khởi ngữ) 

1
1 tháng 6 2020

1. Hoàn cảnh:

- Viết năm 1970, kết quả của chuyến đi thực tế lên Lào Cai của tác giả.

- Tác phẩm in trong tập Giữa trong xanh (xuất bản năm 1972).

Tình huống truyện

- Đơn giản, tự nhiên: Cuộc gặp gỡ tình cờ của những người khách trên xe với anh thanh niên trên đỉnh Yên Sơn.

- Cơ hội khắc họa những chân dung lao động của anh thanh niên một cách tự nhiên: khi chính anh bộc lộ qua lời nói, hành động và qua sự đánh giá của người họa sĩ già.  Đánh giá khách quan

- Làm nổi bật chủ đề, tư tưởng tác phẩm: Trong cái lặng lẽ của Sa Pa, nơi mà chỉ nghe đến thôi người ta chỉ nghĩ đến sự nghỉ ngơi vẫn có những con người đang ngày đêm làm việc miệt mài say mê cho đất nước.

Nêu luận điểm chính trong các đoạn văn sau đây bằng cách đặt câu hỏi ở đầu mỗi đoạn văn cho phù hợp.a. (…) Văn chương không phải gọt từng chữ, luyện từng câu là hay, không phải đọc lấy kinh hiệu, đọc lấy rèn rĩ là hay, cũng không phải chấp chỉnh câu biền câu ngẫu, kì khu trổ phượng chạm rồng là hay. Hay là hay ở tư tưởng cao, hay là hay ở kiến thức rộng, hay là hay ở bàn...
Đọc tiếp

Nêu luận điểm chính trong các đoạn văn sau đây bằng cách đặt câu hỏi ở đầu mỗi đoạn văn cho phù hợp.

a. (…) Văn chương không phải gọt từng chữ, luyện từng câu là hay, không phải đọc lấy kinh hiệu, đọc lấy rèn rĩ là hay, cũng không phải chấp chỉnh câu biền câu ngẫu, kì khu trổ phượng chạm rồng là hay. Hay là hay ở tư tưởng cao, hay là hay ở kiến thức rộng, hay là hay ở bàn thấu lí, hay là hay ở câu nói đạt tình.

( Phan Kế Bính, Luận về lí thuyết văn chương)

b. (…)Sao không có. Vì văn chương có khi rất thiêng liêng, có sức rất mạnh mẽ, có thể làm cho cảm động lòng người, chuyển di phong tục, và có thể làm cho cải biến được cuộc đời nữa. Tựu trung sự kết quả cũng có cái kết quả hay, mà cũng có cái kết quả dở. Cái hay cái dở đó, nhỏ thì thấy ở trong một người, lớn thì thấyở trong một thế vận

( Phan Kế Bính, Luận về lí thuyết văn chương)

1
30 tháng 4 2020

đợi nghĩ tí

31 tháng 5 2021

tham khảo nhé

Trong cuộc sống, đa số ta đều bắt gặp những con người luôn lao động bằng chân tay và theo sau đó cũng có một bộ phận nhỏ lao động bằng trí óc. Cô của tôi năm nay đã tròn 30 tuổi mà ngày nào cũng phải thức khuya để lo lắng về mọi chuyện. Vì cô làm nghề giáo viên trường cấp 1 ( trường tiểu học cơ sở ) nên phải làm nhiều thứ để có thể giảng dạy cho các em dễ hiểu bài. Trường cấp 1 có tầm quan trọng rất lớn đến các em nhỏ cho nên cô làm giáo án, làm bài giảng, những câu hỏi để dạy cho các em mỗi ngày. Bình thường chúng ta thường nghĩ lao động chân tay là rất mệt nhưng lao động trí óc cũng không kém phần cực nhọc. Mỗi phút giây, mỗi trang giáo án như thể ba nhiêu giọt mồ hôi của cô. Từng tia nắng, ngọn gió nhẹ lướt qua hiền từ bên cạnh nơi cô ngồi. Chao ôi ! Một con người gương mẫu và chăm chỉ như cô tôi chắc chắn sẽ đạt nhiều thành công trong cuộc sống.

*** Phép so sánh: in đậm ( như thể: từ so sánh ngang bằng ) ***

__ Phép nhân hóa: gạch chân ( nhẹ lướt qua, hiền từ: dùng từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ vật ) __

31 tháng 5 2021

Kể về một người lao động trí óc số 2

Cô giáo của em là một người lao động trí óc nghiêm túc mà em có dịp tiếp xúc hằng ngày.

Cô em đã ngoài ba mươi tuổi nhưng trông cô như mới chỉ hai mấy tuổi. Dáng người cô thanh thanh, thon gọn, mảnh dẻ với mái tóc dài buộc gọn gàng. Khuôn mặt cô thon, hình trái xoan, thanh tú. Nổi bật trên khuôn mặt đôn hậu của cô là đôi mắt sáng như sao, long lanh những tia nhìn ấm áp. Cô em rất yêu quý học trò. Cô giảng bài khúc chiết, rõ ràng, tỉ mỉ. Bạn nào lười học, cô ân cần bảo ban. Bạn nào ngoan ngoan, cô âu yếm khen ngợi và nêu gương bạn ấy trước lớp. Ngày hai buổi đến lớp, cô giáo của em miệt mài soạn giảng, đem hết tinh thần giảng dạy cho chúng em hiểu thấu đáo bài học.Bài dạy của cô chắc hẳn có tính hài hước.Cô dạy không khiến học sinh áp lực,mà còn thấy học sinh thoải mái và vui vẻ. Vào giờ rỗi rảnh, không có bài tập khó, cô thường kể chuyện danh nhân lịch sử cho chúng em nghe. Cô lúc nào cũng hiền hậu, yêu thương chúng em.

Em rất yêu quý cô giáo và sẽ cố gắng học giỏi để ba mẹ và cô giáo vui lòng.

5 tháng 3 2023
 

Chọn đáp án A

 
HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
20 tháng 12 2023

Chọn đáp án A

a) Phương pháp nêu định nghĩa, giải thích- Huế là một trong những trung tâm văn hóa, nghệ thuật lớn của Việt Nam.(Huế)- Nông Văn Vân là tù trưởng dân tộc Tày, giữ chức tri châu Bảo Lạc (Cao Bằng).(Khởi nghĩa Nông Văn Vân)Trong đoạn văn trên ta thường gặp từ gì? Sau từ ấy người ta cung cấp một kiến thức như thế nào? Hãy nêu vai trò và đặc điểm của loại câu văn định nghĩa, giải...
Đọc tiếp

a) Phương pháp nêu định nghĩa, giải thích

- Huế là một trong những trung tâm văn hóa, nghệ thuật lớn của Việt Nam.

(Huế)

- Nông Văn Vân là tù trưởng dân tộc Tày, giữ chức tri châu Bảo Lạc (Cao Bằng).

(Khởi nghĩa Nông Văn Vân)

Trong đoạn văn trên ta thường gặp từ gì? Sau từ ấy người ta cung cấp một kiến thức như thế nào? Hãy nêu vai trò và đặc điểm của loại câu văn định nghĩa, giải thích trong văn bản thuyết minh.

b) Phương pháp liệt kê

Phương pháp liệt kê có tác dụng như thế nào đối với việc trình bày tính chất sự việc. (trang 127 SGK Ngữ văn 8 tập 1)

c) Phương pháp nêu ví dụ

Chỉ ra và nêu tác dụng của các ví dụ trong đoạn trích (trang 127 SGK Ngữ văn 8 tập 1)

d) Phương pháp dùng số liệu, con số

Đoạn văn (trang 127 SGK Ngữ văn 8 tập 1) cung cấp những số liệu, con số nào? Nếu không có số liệu, có thể làm sáng tỏ vai trò của cỏ trong thành phố không?

e) Phương pháp so sánh

Đọc câu văn (trang 128 SGK Ngữ văn 8 tập 1) và cho biết tác dụng của phương pháp so sánh.

f) Phương pháp phân loại phân tích

Hãy cho biết bài Huế đã trình bày đặc điểm của thành phố Huế theo những mặt nào?

1
1 tháng 1 2019

a, Phương pháp nêu định nghĩa, giải thích

   + Trong các câu văn trên người ta thường sử dụng nhiều từ "là. Sau từ đó người ta cung cấp tri thức về bản chất, đặc trưng của đối tượng.

   + Loại câu văn giải thích, định nghĩa trong thuyết minh có đặc điểm thường xuất hiện từ "là", đưa ra bản chất đối tượng.

b, Phương pháp liệt kê

Phương pháp liệt kê có tác dụng đưa ra hàng loạt số liệu, tính chất, đặc điểm của sự vật nào đó nhằm nhấn mạnh, khẳng định đối tượng cần thuyết minh làm rõ.

   + Đoạn Cây dừa Bình Định: liệt kê lợi ích từ tất cả các bộ phận của cây dừa đều hữu dụng.

   + Đoạn trích trong bài "Thông tin về ngày Trái Đất năm 2000 liệt kê hàng loạt tác hại của bao bì ni lông.

c, Phương pháp nêu ra ví dụ

- Nêu ví dụ là phương pháp thuyết minh có tính thuyết phục . Lấy dẫn chứng từ sách báo, đời sống để làm rõ điều mình trình bày.

   + Trong đoạn trích bài Ôn dịch, thuốc lá nêu ví dụ các nước phát triển xử phạt đối với người sử dụng thuốc lá.

d, Phương pháp dùng số liệu

- Phương pháp dùng số liệu là sử dụng những con số có tính định lượng để giải thích, minh họa, chứng minh cho một sự vật, hiện tượng nào đó.

e, Phương pháp so sánh

- Phương pháp so sánh trong văn thuyết minh là so sánh, đối chiếu một sự vật, hiện tượng nào đó trừu tượng, chưa thật gần gũi, còn mới mẻ với mọi người với những sự vật, hiện tượng thông thường, dễ gặp, dễ thấy.

f, Phương pháp phân loại, phân tích

- Áp dụng phương pháp phân loại, phân tích để làm rõ bản chất, đặc điểm của đối tượng, sự vật. Phương pháp này áp dụng với những đối tượng loại sự vật đa dạng, chia ra từng loại để trình bày.