K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Nội dung chính của đoạn trích sau:“Hồn Trương Ba: (ngồi ôm đầu một hồi lâu rồi đứng vụt dậy) Không! Không! Tôi không muốn sống như thế này mãi! (nhìn chân tay, thân thể) Tôi chán cái chỗ ở không phải của tôi này lắm rồi, chán lắm rồi! Cái thân thể kềnh càng thô lỗ này, ta bắt đầu sợ mi, ta chỉ muốn rời xa mi tức khắc! Nếu cái hồn của ta có hình thù riêng nhỉ, để nó được...
Đọc tiếp

Nội dung chính của đoạn trích sau:

Hồn Trương Ba: (ngồi ôm đầu một hồi lâu rồi đứng vụt dậy) Không! Không! Tôi không muốn sống như thế này mãi! (nhìn chân tay, thân thể) Tôi chán cái chỗ ở không phải của tôi này lắm rồi, chán lắm rồi! Cái thân thể kềnh càng thô lỗ này, ta bắt đầu sợ mi, ta chỉ muốn rời xa mi tức khắc! Nếu cái hồn của ta có hình thù riêng nhỉ, để nó được tách ra khỏi cái xác này, dù chỉ một lát!. [...] Hồn Trương Ba bần thần nhập lại vào xác hàng thịt. Trên sân khấu, nhân vật Trương Ba biến đi. Chỉ còn lại xác hàng thịt mang hồn Trương Ba ngồi lặng lẽ bên chõng…Vợ Trương Ba vào”.

A.   Cuộc đối thoại giữa Hồn Trương Ba và xác hàng thịt

B.   Cuộc đối thoại giữa Hồn Trương Ba và những người thân trong gia đình

C.   Cuộc đối thoại giữa Hồn Trương Ba với Đế Thích

D.   Quyết định cuối cùng của Hồn Trương Ba

1
26 tháng 12 2017

Đáp án cần chọn là: A

24 tháng 4 2018

Đáp án cần chọn là: C

Nhìn bàn tay mảnh mai của em dịu dàng đưa mũi kim thoăn thoắt, không hiểu sao tôi thấy ân hận quá. Lâu nay, mải vui chơi bè bạn, chẳng lúc nào tôi chú ý đến em… Từ đấy, chiều nào tôi cũng đi đón em. Chúng tôi nắm tay nhau vừa đi vừa trò chuyện. Vậy mà giờ đây, anh em tôi sắp phải xa nhau. Có thể sẽ xa nhau mãi mãi. Lạy trời đây chỉ là một giấc mơ. Một giấc mơ thôi. Nhưng không, có...
Đọc tiếp

Nhìn bàn tay mảnh mai của em dịu dàng đưa mũi kim thoăn thoắt, không hiểu sao tôi thấy ân hận quá. Lâu nay, mải vui chơi bè bạn, chẳng lúc nào tôi chú ý đến em… Từ đấy, chiều nào tôi cũng đi đón em. Chúng tôi nắm tay nhau vừa đi vừa trò chuyện. 
Vậy mà giờ đây, anh em tôi sắp phải xa nhau. Có thể sẽ xa nhau mãi mãi. Lạy trời đây chỉ là một giấc mơ. Một giấc mơ thôi. 
Nhưng không, có tiếng dép lẹp kẹp trong nhà và tiếng mẹ tôi:

- Thằng Thành, con Thủy đâu? 
Chúng tôi giật mình, líu ríu dắt nhau đứng dậy 
- Đem chia đồ chơi ra đi!

– Mẹ tôi ra lệnh. Thủy mở to đôi mắt như người mất hồn, loạng choạng bám vào cánh tay tôi. Dìu em vào trong nhà, tôi bảo 
- Không phải chia nữa. Anh cho em tất.

1. Đoạn trích trên trích từ văn bản nào?

2. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.

3.Tìm 4 từ láy trong đoạn trích.

4. Xác định quan hệ từ trong câu:'' Nhưng không, có tiếng dép lẹp kẹp trong nhà và tiếng mẹ tôi.''

5. Xét về mặt nội dung, Tính mạch lạc của văn bản được thể hiện như thế nào trong đoạn trích.

6. Đoạn văn trên sử dụng phép tu từ gì? Chỉ ra và nêu tác dụng.

'' Vậy mà giờ đây, anh em tôi sắp phải xa nhau. Có thể sẽ xa nhau mãi mãi. Lạy trời đây chỉ là một giấc mơ. Một giấc mơ thôi.''

7. Nếu em là người anh, em có chia đồ chơi không? vì sao?

- Các bạn cố gắng giúp mình nhé!

1
GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
3 tháng 1 2019

1. Đoạn văn trích trong văn bản Cuộc chia tay của những con búp bê.

2. Phương thức biểu đạt chính: Tự sự

3. Từ láy: mảnh mai, dịu dàng, thoăn thoắt, ân hận, mãi mãi, lẹp kẹp, líu ríu, loạng choạng...

4. Quan hệ từ trong câu trên là: Nhưng, trong, và

5. Tính mạch lạc trong câu trên được thể hiện là: sự việc được kể sau là hệ quả và chịu tác động của việc kể trước.

6. Đoạn văn được nêu sử dụng điệp từ. "xa nhau" - "xa nhau mãi mãi", "một giấc mơ" - "một giấc mơ thôi" => nhân vật tôi đang không muốn tin những chuyện xảy đến với hai anh em mình. Phép điệp từ đã nhấn mạnh ước mơ, mong muốn của nhân vật tôi.

7. Nếu là người anh, em sẽ không chia đồ chơi mà nhường lại hết cho Thủy.

Nhưng Thành là một đứa trẻ, tất yếu nghe lời mẹ, chia đồ chơi, mặc dù trong lòng thì không muốn.

Nhưng rồi một chuyện không may xảy ra. Một ngày cuối năm năm mươi tám - năm đó ta chưa võ trang - trong một trận càn lớn của quân Mĩ - ngụy, anh Sáu bị hi sinh. Anh bị viên đạn của máy bay Mĩ bắn vào ngực. Trong giờ phút cuối cùng, không còn đủ sức trăng trối lại điều gì, hình như chỉ có tình cha con là không thể chết được, anh đưa tay vào túi, móc cây lược, đưa cho tôi rồi nhìn tôi...
Đọc tiếp

Nhưng rồi một chuyện không may xảy ra. Một ngày cuối năm năm mươi tám - năm đó ta chưa võ trang - trong một trận càn lớn của quân Mĩ - ngụy, anh Sáu bị hi sinh. Anh bị viên đạn của máy bay Mĩ bắn vào ngực. Trong giờ phút cuối cùng, không còn đủ sức trăng trối lại điều gì, hình như chỉ có tình cha con là không thể chết được, anh đưa tay vào túi, móc cây lược, đưa cho tôi rồi nhìn tôi một hồi lâu... cho đến bây giờ, thỉnh thoảng tôi cứ nhớ lại đôi mẳt của anh...

a) Đoạn trích trên thuộc tác phẩm nào? Tác giả là ai?

b) Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên.

c) "Trong giờ phút cuối cùng, không còn đủ sức trăng trối lại điều gì, hình như chỉ có tình cha con là không thể chết được, anh đưa tay vào túi, móc cây lược, đưa cho tôi rồi nhìn tôi một hồi lâu". Tưởng tượng là người chứng kiến cảnh đó, em hãy viết một vài câu để diễn tả "cái nhìn ấy".

1
12 tháng 7 2020

a) Đoạn trích trên thuộc tác phẩm "Chiếc lược ngà" của Nguyễn Quang Sáng.

b) PTBĐ : tự sự

c) Trong từng giây phút hấp hối cuối cùng, điều mà ông Sáu nghĩ đến vẫn là chiếc lược ngà mà ông chưa trao được cho con.Tuy rằng sự sống trong ông đang lụi tàn nhưng tình cha con lại đang bùng lên mãnh liệt hơn bao giờ hết.Đó là ánh nhìn của một người sắp ra đi nhưng chứa đựng trong nó là một tình cảm thiêng liêng cháy bỏng của ông.Đó là ánh mắt chứa đựng muôn vàn tình yêu thương chân thành , chứa đựng cả nỗi đau xót đến tột cùng khi không ông không còn có cơ hội để gặp lại đứa con gái .Đó còn là đôi mắt không bao giờ chết cũng như tình cha con bất diệt , mãi tồn tại trong cả ông Sáu và bé Thu. Chiến tranh có thể cướp đi sự sống nhưng không thể , không bao giờ hủy diệt được tình cảm phụ tử mãnh liệt, thiêng liêng, cao quý.

23 tháng 12 2016

Vũ Bằng tên thật là Vũ Đăng Bằng (1913 – 1984) sinh tại Hà Nội, là nhà văn và nhà báo bắt đầu sự nghiệp sáng tác từ trước Cách mạng tháng Tám 1945. Ông có sở trường về truyện ngắn, tùy bút, bút kí. Sau năm 1954, ông vào Sài Gòn vừa viết văn, làm báo, vừa hoạt động cách mạng.

Bài văn này trích từ thiên tuỳ bút Tháng Giêng mơ về trăng non rét ngọt in trong tập Thương nhớ mười hai. Tác phẩm được viết trong hoàn cảnh đất nước bị chia cắt, tác giả phải sống trong vùng kiểm soát của Mĩ – ngụy, xa cách quê hương đất Bắc, Nhà văn đã gửi vào trang sách nỗi niềm thương nhớ quê hương, gia đình tha thiết và lòng mong mỏi đất nước hòa bình, thống nhất. Điều đó thể hiện qua hoài niệm về cảnh sắc thiên nhiên và phong vị cuộc sống hằng ngày của Thủ đô Hà Nội với vẻ đẹp mang đậm bản sắc văn hóa tinh tế của một vùng và cũng là của chung đất nước.


Nói đến tình yêu nồng nàn của mình đối với mùa xuân, tác giả mượn quy luật để khẳng định: Tự nhiên như thế: ai cũng chuộng mùa xuân. Mà tháng giêng là tháng đầu của mùa xuân, người ta càng trìu mến, không có gì Lạ hết. Ai bảo được non đừng thương nước, bướm đừng thương hoa, trăng đừng thương gió; ai cấm được trai thương gái, ai cấm được mẹ yêu con; ai cấm được cô gái còn son nhớ chồng thì mới hết được người mê luyến mùa xuân.

Nhà văn nhớ về mùa xuân đất Bắc là nhớ về cảnh đẹp thiên nhiên và những cảnh sinh hoạt đời thường mang nét đặc trưng nhất. Những hình ảnh đẹp đẽ, khó quên tái hiện rõ ràng trong tâm tưởng nhà văn: Mùa xuân của tôi – mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội – là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, có tiếng trống chèo vọng lại từ những thôn xóm xa xa, có câu hát huê tình của cồ gái đẹp như thơ mộng…

Giọng văn du dương, trầm bổng, giàu chất thơ của Vũ Bằng đã đưa chúng ta vào thế giới hồi ức miên man, dạt dào cảm xúc. Thế giới ấy là một phần không thể thiếu trong cuộc sống tinh thần của kẻ tha hương. Nhà văn nhắc đi nhắc lại như lời tỏ tình thiết tha, say đắm: Mùa xuân của tôi… mùa xuân thần thánh của tôi… Điều đó chứng tỏ tình yêu mùa xuân đã thấm sâu vào tâm hồn, vào máu thịt của người con đất Bắc. Để nhấn mạnh sức sống và sự cuốn hút kì lạ của mùa xuân, tác giả đã dùng cách nói cường điệu ; cường điệu mà vẫn rất tự nhiên: Ấy đấy, cái mùa xuân thần thánh của tôi nó làm cho người ta muốn phát điên lên như thế đấy. Ngồi yên không chịu được. Nhựa sống ở trong người cứ căng lên như máu căng lên trong lộc của loài nai, như mầm non của cây cối, nằm im mãi không chịu được, phải trồi ra thành những cái lá nhỏ li ti giơ tay vẫy những cặp uyên ương đứng cạnh.

Cùng với mùa xuân trở lại, tim người ta dường như cũng trẻ hơn ra, và đập mạnh hơn… Ra ngoài trời, thấy ai cũng muốn yêu thương, về đến nhà lại cũng thấy yêu thương nữa… Đẹp quá đi, mùa xuân ơi – mùa xuân của Hà Nội thân yêu, của Bắc Việt thương mến. Không khí ấm áp mùa xuân còn hiện lên trong khung cảnh gia đình ngày Tết với bàn thờ, đèn nến, hương trầm… và tình cảm cha con, vợ chồng, anh em quấn quýt, sum vầy. Viết về những cảnh này, giọng điệu của tác giả vừa sôi nổi nhiệt thành, vừa da diết lắng sâu. Điều đó đã tạo nên âm hưởng trữ tình và sức truyền cảm mạnh mẽ của đoạn văn. Cuối bài văn, tác giả tập trung miêu tả những nét riêng của trời đất, thiên nhiên vào thời điểm từ sau ngày rằm tháng giêng Âm lịch. Khả năng quan sát sắc sảo và cảm nhận tinh tế của tác giả được thể hiện qua những chi tiết, hình ảnh tiêu biểu và những từ ngữ trau chuốt, chọn lọc: … Nhưng tôi yêu mùa xuân nhất là vào khoảng sau ngày rằm tháng Giêng, Tết hết mà chưa hết hẳn, đào hơi phai nhưng nhụy vẫn còn phong, cỏ không mướt xanh như cuối đông, đầu Giêng, nhưng trái lại, lại nức một mùi hương man mác. Thường thường, vào khoảng đó trời đã hết nồm, mưa xuân bắt đầu thay thế cho mưa phùn, không còn làm cho nền trời đùng đục như màu pha lê mờ. Sáng dậy, nằm dài nhìn ra cửa sổ thấy những vệt xanh tươi hiện ở trên trời, mình cảm thấy rạo rực một niềm vui sáng sủa. Trên giàn hoa lý, vài con ong siêng năng đã bay đi kiếm nhị hoa. Chỉ độ tám chín giờ sáng, trên nền trời trong trong có những làn sóng hồng hồng rung động như cánh con ve mới lột. Qua bài văn hay và đẹp như một bài thơ trữ tình, người đọc thấy rõ tác giả là người không chỉ am hiểu kĩ càng mà còn rất yêu mến mùa xuân, yêu mến thiên nhiên; biết trân trọng sự sống và biết tận hưởng những vẻ đẹp kì diệu mà nó mang đến cho con người. Vũ Bằng quả là một cây bút tài hoa của nền văn xuôi Việt Nam hiện đại
24 tháng 1 2017

Bạn Hoàng Thị Ngọc Anh ơi, chỉ cảm nhận 1 đoạn trong bài văn thôi mà ???

dì tôi nhập viện vì bệnh tai biến, sau khi cấp cứu thì chuyển qua phòng hồi sức…vì bệnh viện gần nhà tôi nên bên nhà dì mới nhờ gia đình tôi qua trực phụ vào ban đêm, chủ yếu là dìu hoặc lật mình để thay đồ, ai từng nuôi bệnh người nhà chắc cũng biết.Hôm đó đến lượt tôi , ban ngày đi làm nên khoảng 11giờ tối mới vào được, tôi và chị Hân (con thứ ba của dì) thay nhau người...
Đọc tiếp

dì tôi nhập viện vì bệnh tai biến, sau khi cấp cứu thì chuyển qua phòng hồi sức…vì bệnh viện gần nhà tôi nên bên nhà dì mới nhờ gia đình tôi qua trực phụ vào ban đêm, chủ yếu là dìu hoặc lật mình để thay đồ, ai từng nuôi bệnh người nhà chắc cũng biết.Hôm đó đến lượt tôi , ban ngày đi làm nên khoảng 11giờ tối mới vào được, tôi và chị Hân (con thứ ba của dì) thay nhau người canh ,người ngủ…kể sơ về phòng bệnh nhé… trong phòng gồm hai dãy giường, mỗi dãy ba giường, có nhà vệ sinh trong phòng luôn… lúc này tất cả các giường đều có bệnh nhân nằm, dì tôi nằm giường thứ hai hướng ra cửa.Bệnh nhân đều là người lớn tuổi,ban đêm trong phòng tắt bớt đèn, chỉ còn một bóng duy nhất nằm gần phòng vệ sinh nhưng cũng chiếu sáng được nguyên phòng…
Đêm đầu tiên tôi vào… tiếng máy thở oxy, mùi thuốc tiệt trùng làm tôi có cảm giác sợ, cửa sổ chỉ mở hé ra vì có máy điều hòa…chị hân ngồi trên ghế canh dì, còn tôi thì trải chiếu dưới nền sát bên giường bệnh để nằm…giường bên cạnh là một cụ ông tầm 70 tuổi, người nuôi bệnh ông thì nằm phía bên kia giường, nhìn qua sàn là thấy… nằm được một lát thì ngủ quên…bỗng…tôi giật mình và mơ màng tỉnh dậy vì dường như có ai đó khiều vào lòng bàn chân…lúc này có cảm giác lành lạnh nên tôi mở mắt ra rồi kéo cái mền nhỏ lót phía trên đầu để đắp…chị tôi ngồi ngủ gục trên giường, tôi nằm quay qua hướng sàn giường ông cụ bên cạnh rồi nằm ngủ tiếp …thỉnh thoảng có vài người bệnh ho, rồi thở dốc nên nằm cứ chập chờn…chợt…có tiếng cười khúc khích vang lên bên tai…mở mắt ra…tôi nhìn thấy phía dưới sàn giường ông cụ có hai đứa con nít tầm bảy,tám tuổi, đứa trai và đứa gái…có vẻ là hai chị em, tụi nó nằm sấp đầu hướng về phía tôi và đang chơioẳn tù tì, vừa chơi vừa cười giởn…bực mìnhvì ai mà lại để con nít vào phòng bệnh của mấy người già dễ lây bệnh ,mà còn để nó cười giởn nữa chứ…tôi lấy ngón tay gõ gõ xuống nền gạch, hai đứa nhỏ mới dừng giởn rồi nhìn qua bên tôi… lúc này mới để ý kỹ…hai đứa nhìn dễ thương lắm, mà nó có vẻ sao sao ấy, đầu nó hình như to hơn mấy đứa trẻ bình thường thì phải…tôi nói khẽ “khuya rồi, giởn nhỏ tiếng thôi mấy em, để cho mọi người nghỉ ngơi nữa, à mà sao hai em không đi ngủ?”…hai đứa nhỏ im re không trả lời… tôi thấy vậy nên cũng không hỏi nữa mà nằm quay lưng lại…nằm được một tí thì bỗng…”cộp…cộp…” có tiếng như là tiếng gõ vào nền gạch….tiếng động đó vang lên đều đều…tôiquay người lại thì thấy hai đứa nhỏ ấy đang lấy ngón tay gỡ gỡ xuống nền gạch, bắt chước y như tôi lúc nãy…lúc này tôi giận lắm, vì mình nhắc nhở nó mà nó lại nhái lại nên tôi định la…nhưng… miệng tôi cứng lại…vì…khi nhìn vào gương mặt hai đứa nhỏ tôi thấy rất sợ…hai mắt tụi nó dường như to lên vậy…mí mắt thì thâm quầng lại…làn da tái mét…chúng nhìn tôi với gương mặt giận dữ…tôi có thể nhìn rõ từng sợi chỉ máu trong mắt nó…tôi vội quay về hướng sàn giường dì tôi rồi trùm mền kín đầu…nhìn vào cái đồng hồ đeo tay thì thấy đã là ba giờ sáng …cứ mong cho sáng thật mau để méc ba má tụi nhỏ đó cho nó ăn đòn tét đít…lúc đó nằm quay lưng về tụi nó mà cứ có cảnh giác lạnh toát cả sống lưng, lâu lâu như có dòng điện chạy ngang làm tôi rùng mình….
“Phịch”…có ai đó đạp trúng chân tôi….rồi đèn trong phòng được bật sáng lên hết, tôi giở mền ra mà phải lấy tay che mắt lại như ma cà bông gặp ánh mặt trời…rồi một giọng lảnh lót vang lêntừ chị y tá “dậy, đến giờ khám bệnh, người nhà ra ngoài bớt dùm”….nhìn vào đồng hồ hóa ra là 4h30 rồi, tôi mới đứng dậy nhưng không quên nhìn qua để kiếm hai đứa bé lúc nãynhưng giờ không thấy tụi nó đâu, chỉ thấy dìhai (người nhà của ông cụ nằm giường ấy) cũng lật đật đứng dậy…mọi người đi ra ngoài, tôi ra sau cùng vì còn chưa tỉnh ngủ và đang mãi ngắm một chị y tá đẹp hết hồn…khi ra cửa thì phát hiện một sự thật khủng khiếp… đôi tông lào màu đen nam tính của tôi đâu mất rồi… mà giờ đây còn duy nhất một đôi dép nhựa mà mấy cô hay mang ấy, lại có con bướm trên quai nữa…ồ màu hồng nữa chứ…tôi hướng về chỗ chị hân, mặt cười mà như mếu…rồi tôi nói “chị ba ơi, chắc em đổi giới tính nên mới có đôi dép này nè”…chị hân bật cười, rồi mấy người nuôi bệnh chung phòng cũng khúc khích cười theo…vậy là mất tiêu đôi dép, phải đi chân không về, kẻo mang đôi dép màu hồng kia thì đi ngang khoa thần kinh lại bị bắt vào vì tưởng bệnh nhân…ngồi đợi ở ngoài hành lang, tôi ngồi gần dì hai, định hỏi về cái vụ hai đứa con nít dưới sàn , nhớ lại gương mặt và đôi mắt tụi nó lúc giận dữ làm tôi thấy rùng mình…”dì hai…”…tôi vừa kêu tên dì thì bỗng…tôi khựng lại…lấy tay dụi mắt hai, ba lần rồi tôi đứng dậy đi lại ngay chỗ cửa phòng bệnh…vì…sát bên cửa phòng có một tấm biển nhỏ màu đỏ…trên đó ghi là…”không được cho trẻ dưới 10 tuổi vào”….vậy hai đứa nhỏ lúc nãy là thế nào?…một bàn tay nắm vai tôi, giật mình quay lại thì ra là dì hai…”nhìn gì dữ vậy con?”…”dạ, không… à mà tấm bảng này ghi vầy là không có đứa con nít nào được vào đây,mà ban đêm thì có cho mấy đứa khoảng mười tuổi ngủ lại không dì?”…”không đâu, phòng bệnh của người già, mấy bệnh người già dễ lây nhiễm lắm nên đâu có cho con nít vào, mà bệnh viện, ban đêm ai lại cho con cái nhỏ tuổi vào ngủ với người bệnh đâu…”…nghe dì hai nói mà mồ hôi tôi tuôn ra như tắm…từ nhỏ đến giờ cũng hay nghe kể chuyện ma trong bệnh viện, nhưng chỉ nghe là có ma ở nhà xác thôi…ai dè…nay gặp thiệt… mà tôi không dám nói cho bà chị nghe, tính bả sợ ma chú luôn, nghe xong chắc không dám nuôi bệnh luôn thì khổ…tôi mới im re, rồi khi về nhà thì đốt nhang cho ông bà, thần phật để phù hộ, chắc tôi nặng vía nên không thấy bệnh hoạn hay gì, à mà chắc là xui xẻo thì có…vì lúc gặp xong là bị mất đôi dép….
Ở nhà một, hai bữa rồi vào bệnh viện tiếp, lúc này biết sợ rồi nên có nằm là trùm kín đầu lại, không dám nhúc nhích… định ở nhà không vào,nhưng thương dì nên cắn răng mà vào… đêm đó, dì tôi sau khi uống sữa thì giữa khuya bị nôn, đồ bệnh nhân được phát hai bộ nhưng lúc chiều đã được gom đi giặt nên chỉ còn một bộ đang mặc…chị hân mới kêu tôi đi xuống phòng trực để xin một cái áo dành cho bệnh nhân, tôi vội đi thật nhanh….nhưng… vì ít vào bệnh viện nhiều nên phòng trưc ở đâu thì tôi không biết… ngoài hành lang ánh đèn cứ mờ mờ, mấy phòng bệnh thì đóng cửa, ngoài hành lang, trên mấy băng ghế có vài người nằm ngủ, định lại hỏi họ chỗ phòng trưc , nhưng người ta đang ngủ mà mình kêu dậy là mất lịch sự lắm…đang rối…thì thấy chỗ hướng nhà vệ sinh gần cầu thang có một cô mặc đồ giống y tá, nhưng bộ đồ màu xanh lá chứ không phải màu trắng hoặc xanh dương như của điều dưởng hay của mấy cô dọn vệ sinh…cô này đeo khẩu trang nên không thấy được mặt…tôi vội chạy lại gần…không khí dường như càng lúc càng lạnh…tôi lại gần rồi hỏi ” cô ơi, cho con hỏi phòng trực nằm ở đâu?”…cô y tá đó không thèm trả lời mà chỉ tay về hướng ngược lại…tôi cảm ơn rồi đi nhanh về hướng đó mà trong bụng nói thầm “gì mà tiết kiệm lời nói dữ vậy”…đi qua cũng hơn năm phòng rồi mà không thấy phòng trực…đến khúc cuối đường để đi qua bên dãy khác…tôi bước xuống thềm, đi qua chỗ mấy bụi cây xanh…ngoài đây tối thui…không có một bóng người… chợt…từ xa thấy có ánh đèn sáng sáng dạ ra…tôi đi lại gần thì thấy có hai chú mặc đồ bảo vệ đang ngồi ở cái bàn trước cửa căn phòng đó…tôi đi lại gần…hai chú bảo vệ thấy tôi nên đi ra rồi hỏi “đêm khuya đi đâu ra đây vậy nhỏ?”…”dạ, con đi nuôi bệnh trong chỗ phòng hồi sức bên tai biến, chị con kêu lên phòng trực xin cái áo cho dì con, áo kia dơ rồi..”…”vậy sao đi ra đây…”…”con không biết đường lên phòng trực nên đi kiếm thì gặp cô y tá mặc áo màu xanh lá chỉ con lại hướng này”…”trời, mày biết đây là đâu không?”…”dạ không, con ít đi vô bệnh viện này lắm”…”đây là Nhà Xác đó…”…lúc này nhìn lên tấm bản treo trên cửa phòng đó…những chữ đó đập vào mắt mà tay chân rụng rời, mặt mày không còn giọt máu…chú bảo vệ mới nói tiếp ” mà bà y tá nào chỉ mày ác quá vậy”…”con đâu có biết, cô đó đeo khẩu trang, mà bận bộ đồ y tá màu xanh lá…”….”lạ vậy, bệnh viện này là đồ y tá thì màu trắng, đồ mấy cô điều dưỡng hoặc vệ sinh thì màu xanh dương…à , chú nhớ rồi, có đồmàu xanh lá…nhưng mà….đó là đồ đồng phục cũ của bệnh viện này cách đây mười mấy năm rồi..”…..nghe xong điếng hồn…”vậy là mày gặp… rồi đó”….tôi im re rồi nhờ một chú dẫn về chỗ phòng trực dùm…trên đường đi tôi dặn chú đừng kể chuyện này với ai , chú cười rồi nói “biết rồi, chú ở đây gần hai mươi năm, gặp nhiều chuyện còn ghê hơn nữa kìa”…nghe xongmà chân đi muốn túm lại, không lẽ nhờ chú cõng dùm luôn chứ….rốt cuộc cũng đến phòng trực, phòng trực nằm cách chỗ mà tôi gặp..cô y tá… có vài bước chân…khi vào phòng thì tôi thấy chị hân đang ở trong đó, chị bảo “mày đi đâu mà lâu vậy, tao đợi hoài, tưởng mày bị cô y tá nào hớp hồn nên lên đây kiếm thì không thấy, mém tí nữa là thông báo mày bị mất tích”….tức quá, định trả lời là “ừ, tui đi theo cô y tá lại chỗ nhà xác” nhưng lại thôi…trả lời là em bị lạc đường cho xong vậy, dù sao tôi cũng có tật xấu là bị mù đường….
Định không vào nữa, nhưng chị hân năn nỉ vào, vì tôi vui tính, dễ sai nên chị khá là thân với tôi..mà xong đêm nay là ngày mai dì xuất viện, nên rángđi bữa cuối cho xong vậy…mà nghĩ lại mang tiếng vào trưc phụ mà tôi toàn nằm ngủ để chị hân canh dì , lâu lâu mới thức dậy để đở dì uống nước hoặc lau mình…. chắc chị biết tôi làm nguyên ngày nên mới ưu tiên như vậy….
Đêm nay tôi vào sớm, dì tôi đã bớt nên tỉnh táo lắm…ngồi nói chuyện với dì một hồi thì dì đi ngủ, nhìn sang giường đối diện không thấy cái bà cụ nằm ở đó đâu nữa, tôi quay sang hỏi chị “chị ba, bà già nằm giường số năm đâu rồi há?”….”bà cụ đó đi rồi, gia đình bà ấy mới làm thủ tục chuyển về lúc trưa”…”ồ, sướng vậy, mà hồi bữa em thấy bả mệt lên, mệt xuống vậy mà giờ khỏi bệnh về trước luôn, ghê thiệt…”…chị nhìn tôi bằng ánh mắt ngạc nhiên rồi nói “thằng ngu này, đi ở đây là chết đó….” tôi nhìn sang chiếc giường trải ga trắng toát rồi nuốt nước miếng ừng ực vì sợ….khuya…đang ngủ thì giật mình thức dậy…tôi thấy trên giường số năm có một người nằm trùm cái mền màu trắng phủ từ đầu tới chân….tôi ngồi bật dậy…nằm phòng có máy điều hòa mà mồ hôi ra như tắm…nhìn kỹ lại thì không thấy gì trên giường số năm ấy cả…vậy hóa ra tôi nằm mơ…thở phào nhẹ nhõm…..thấy chị hân ngồi ghế ngủ bên cạnh dì,tôi đứng dậy kêu chị nằm ngủ đi để tôi canh cho, dù sao tôi ngủ cũng hết được rồi… ngồi mà cứ len lén nhìn xuống mấy cái sàn giường xem có gặp lại tụi kia không…đang nhìn thì cái chân người bệnh bật ra đập xuống giường nghe cái “ầm” làm thót tim, muốn tè ra quần…đúng là sợ mà vẫn thích tò mò…dù sao vài tiếng nữa cũng không bao giờ trở lại cái chỗ này rồi… mà lở “thấy” tụi nó một phát là xác định đau tim rồi “định cư” ở đây luôn không chừng…..
Nhớ lại cái chuyện này vui lắm , cái ông cụ nằmgiuờng bên cạnh là thương binh, nên vào ban đêm ông hay bị mớ…cái đêm đầu tiên vào ngủ, khuya, vừa đi tiểu ra, định nằm xuống ngủ thì ông tự nhiên ngồi bật dậy rồi nói “đứng im, bỏ súng xuống, không là tao bắn”….giật mình, đứng giơ hai tay lên trời luôn, đến khi dì hai thức dậy rồi đở ông nằm xuống thì mới biết, mấy lần sau thì vẫn ngủ bình thường chứ không bị ông làm giật mình nữa, còn cái vụ hai đứa con nít thì tôi nghe chú bảo vệ kể, phòng đó trước đây là phòng bệnh nhi, nên có hồn ma trẻ con là bình thường thôi…. à bật mí là đây là một bệnh viện của quân đội hay quân y gì ấy ở miềnnam, tên thì mình không tiện nhắc đến….tạm hết…
Cảm ơn ace page đã đọc và ủng hộ mình, nếu có gì sai sót thì mọi người góp ý kiến cho mình cải thiện lại ạ, vì mình không phải là người viết chuyên nghiệp, với lại học vấn không cao lắm nên ace thông cảm..

0
11 tháng 1 2019

Rạp đang chiếu phim thì một bà đứng dậy len qua hàng ghế ra ngoài. Lát sau, bà trở lại và hỏi ông ngồi đầu hàng ghế rằng:

   - Thưa ông ! Phải chăng lúc ra ngoài tôi vồ ý giẫm vào chân ông ?

   - Vâng, nhưng xin bà đừng băn khoăn, tôi không sao !

   - Dạ không ! Tôi chỉ muốn hỏi để xem tôi có tìm đúng hàng ghế của mình khôn

2. Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới :Tôi giật sững người. Chẳng hiểu sao tôi phải bám chặt lấy tay mẹ. Thoạt tiên là sự ngỡ ngàng, rồi đến hãnh diện, sau đó là xấu hổ. Dưới mắt em tôi, tôi hoàn hảo đến thế kia ư? Tôi nhìn như thôi miên vào dòng chữ đề trên bức tranh: “Anh trai tôi”. Vậy mà dưới mắt tôi thì...- Con đã nhận ra con chưa? - Mẹ vẫn hồi...
Đọc tiếp

2. Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới :

Tôi giật sững người. Chẳng hiểu sao tôi phải bám chặt lấy tay mẹ. Thoạt tiên là sự ngỡ ngàng, rồi đến hãnh diện, sau đó là xấu hổ. Dưới mắt em tôi, tôi hoàn hảo đến thế kia ư? Tôi nhìn như thôi miên vào dòng chữ đề trên bức tranh: “Anh trai tôi”. Vậy mà dưới mắt tôi thì...

- Con đã nhận ra con chưa? - Mẹ vẫn hồi hôp.

Tôi không trả lời mẹ vì tôi muốn khóc quá. Bởi vì nếu nói được với mẹ, tôi sẽ nói rằng: “Không phải con đâu. Đấy là tâm hồn và lòng nhân hậu của em con đấy”.

(Trích Bức tranh của em gái tôi – Tạ Duy Anh

Câu 1. Xác định ngôi kể được sử dụng trong đoạn trích trên.

Câu 2. Nêu nội dung chính của đoạn trích trên.

Câu 3. Tìm các tính từ có trong câu văn sau:

Thoạt tiên là sự ngỡ ngàng, rồi đến hãnh diện, sau đó là xấu hổ.

Câu 4. Theo em, thế nào là lòng nhân hậu?

Câu 5. Từ đoạn trích trên, em hãy viết đoạn văn ngắn (khoảng 5 đến 7 câu) trình bày những bài học mà em đã rút ra cho bản thân.

1
18 tháng 2 2020

Câu 1 :

Ngôi kể thứ nhất ( người kể xưng tôi )

Câu 3 :

Ngỡ ngàng, hãnh diện, xấu hổ.

Câu 4 :

Lòng nhân hậu là tấm lòng yêu thương, luôn chia sẻ cảm thông với những người xung quanh. Người có tấm lòng nhân hậu luôn dễ dàng tha thứ cho lỗi lầm của người khác.

Câu 5 :

 Từ truyện này em rút ra được bài học : lòng nhân hậu , sự độ lượng thật cao quý và có sức chinh phục rất lớn , nó cảm hóa đc phần nhỏ bé , xấu xa trong tâm hồn con người. Qua đoạn kết này ta có thể thấy được người anh đã lớn hơn , trưởng thành hơn về suy nghĩ người anh ko những ko đáng ghét mà còn đáng yêu đáng quý!

Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:   Ý nghĩa của cuộc sốngCó ba người đàn ông mặt mày buồn bã đến hỏi ý kiến của một nhà hiền triết, làm thế nào để bản thân sống vui vẻ.- Trước tiên, các ông hãy nói xem các ông sống vì cái gì? – Nhà hiền triết hỏi.Người đầu tiên nói:- Vì tôi không muốn chết, vì vậy mà tôi sống.Người thứ hai nói:- Vì tôi muốn nhìn xem ngày mai có tốt hơn...
Đọc tiếp

Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:

   Ý nghĩa của cuộc sống

Có ba người đàn ông mặt mày buồn bã đến hỏi ý kiến của một nhà hiền triết, làm thế nào để bản thân sống vui vẻ.

- Trước tiên, các ông hãy nói xem các ông sống vì cái gì? – Nhà hiền triết hỏi.

Người đầu tiên nói:

- Vì tôi không muốn chết, vì vậy mà tôi sống.

Người thứ hai nói:

- Vì tôi muốn nhìn xem ngày mai có tốt hơn ngày hôm nay hay không, vì vậy mà tôi sống.

Người thứ ba nói:

- Vì tôi có một gia đình phải nuôi dưỡng. Tôi không thể chết, vì vậy mà tôi sống.

Nhà hiền triết lắc đầu nói:

- Thế thì đương nhiên các ông không được vui vẻ rồi, vì các ông sống chỉ vì sợ hãi, chờ đợi, trách nhiệm bất đắc dĩ, chứ không vì lí tưởng.

      (Theo Quà tặng cuộc sống)

Sau khi ba người trình bày mong muốn của mình, nhà hiền triết đã nói gì?

1
26 tháng 5 2017

Hướng dẫn giải:

- Nhà hiền triết đã nói họ sống không được vui vẻ vì họ sống chỉ vì sợ hãi, chờ đợi, trách nhiệm bất đắc dĩ chứ không vì lí tưởng.