K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 10 2017

=> Đáp án D

16 tháng 6 2017

=> Đáp án B

6 tháng 11 2017

Cuộc đời của Lão Hạc chứa đầy nhưng bi kịch. Bi kịch làm cha, ki kịch làm người. Lão Hạc vốn là một người nông dân nghèo khổ bất hạnh. tài sản của lão chỉ có 3 sào vườn và một cậu con trai. Vợ lão không may qua đời sớm tất cả gánh nặng trong gia đình lão phải một mình gách vác. Vì con trai không đủ tiền cưới vợ đã bỏ nhà ra đi. Lão có con mà lại ko được sống chung với con. Lẽ ra ở tuổi lão phải được con cái chăm sóc. Tưởng như cuộc sống thế là đã khổ lắm rồi. Vậy mà cuộc đời lão còn khổ hơn sau khi lão trả qua trận ốm 2 tháng 18 ngày. Tiền mấy năm để được lão cũng đã tiêu hết rồi, mùa màng thì mất vụ các công việc thì bị chanh nhau hết. Làm sao đây, cậu Vàng còn ăn khỏe hơn lão bao nhiêu thức có trong nhà hay ngoài vườn lão cũng đã ăn hết rồi. Vì đường cùng lão đành bán con chó đi. Lão giờ chỉ viết làm mọi thức cho con, bao nhiêu tiền hoa lợi trong vườn bán được lão đều dnahf dhum cho con, hi vọng sau con về sẽ có tiền cưới vợ. Lão tự nhủ mảnh vườn là của con ta của mẹ nó tậu thì nó hưởng. Dù khó khăn lão vẫn giữ trọn vẹn 2 sào vườn cho con.. Lão từ chối tất cả sự giúp đỡ của ông giáo. Và cuối cùng , Lão Hạc đã kết liễu cuộc đời đau khổ của mình bằng cách ăn bả chó. Lão chết 1 cách đau đớn, lão thật đáng thương. Bi kịch của lão đó là muốn sống mà ko thể sống, muốn sống cùng đứa con mà cũng ko được. Dù nghèo đói, nhưng lão cũng không đi ăn trộm như Binh Tư. Chết trong sạch còn hơn là chết nhục nhã.

18 tháng 9 2021

Em tham khảo dàn ý nhé:

I. Mở bài

- Giới thiệu truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy.

- Nêu khái quát về bi kịch mất nước và bi kịch tình yêu trong truyện: Đây là hai bi kịch nổi bật trong truyện và có ý nghĩa biểu hiện lớn.

II. Thân bài

1. Bi kịch mất nước

- Quá trình xảy ra bi kịch:

+ Ban đầu, An Dương Vương là người có công lao to lớn trong việc dựng nước và giữ nước. Nhờ có sự giúp đỡ của Rùa Vàng đã xây thành, chế nỏ, đánh đuổi giặc ngoại xâm.

+ Sau đó, ngủ quên trong chiến thắng, An Dương Vương đã mắc phải một loạt sai lầm:

* Nhận lời cầu hòa của giặc mà không mảy may nghi ngờ

* Chấp nhận gả con gái cho giặc, để Trọng Thủy ở rể, vô tình tạo cơ hội để giặc ươm mần tai họa.

* Để con gái tự ý dẫn con trai kẻ thù thăm thú thành, lộ báu vật quốc gia.

* Cậy vào thành cao, hào sâu, không xây dựng lực lượng, đến khi địch tấn công vẫn ung dung đánh cờ.

 

- Nguyên nhân dẫn đến bi kịch mất nước

+ Lơ là, mất cảnh giác, không đề phòng trước những âm mưu gian hiểm của địch

+ Chủ quan có thành trì kiên cố, nỏ thần chiến thắng mọi kẻ thù nên không không dựng lực lượng

+ Không nắm được hết nội bộ của mình, không hiểu hết tính cách con gái, nhẹ dạ cả tin.

- Bài học về bi kịch mất nước

+ Nêu cao tinh thần cảnh giác trước âm mưu xâm lược của kẻ thù.

+ Giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa gia đình, quốc gia, dân tộc

+ Luôn củng cố sức mạnh quân sự, không ỷ thế vào tiềm lực sẵn có mà chủ quan, lơ là.

- Thái độ của nhân dân trước bi kịch mất nước

+ Luôn tin tưởng vào bản chất ái quốc của vị vua thực tài có công lao to lớn với đất nước. Dù đã mắc những sai lầm to lớn cuối cùng đã sửa sai bằng cách chém chết Mị Châu sau khi nghe lời kết tội của Rùa Vàng, hành động vì lẽ phải, vì dân tộc

+ Cái nhìn bao dung và biết ơn của nhân dân: Bất tử hóa cái chết của An Dương Vương

2. Bi kịch tình yêu.

- Quá trình diễn ra bi kịch:

 

* Mị Châu:

+ Mị Châu vốn là một nàng công chúa hồn nhiên, trong sáng, hết mình vì tình yêu đến mức mù quáng.

+ Không đề phòng Trọng Thủy, nàng đã hồn nhiên tiết lộ những bí mật quốc gia, để kẻ thù đánh cắp nỏ thần, rắc lông ngỗng dẫn đường cho giặc đuổi theo.

+ Cuối cùng, phát hiện bị lừa dối, phản bội nàng đau đớn, xót xa ân hận vô cùng

* Trọng Thủy:

+ Trọng Thủy cũng yêu Mị Châu nhưng lại nuôi tham vọng lớn là vừa có được nước Âu Lạc, vừa có được hạnh phúc bên người đẹp.

+ Trọng Thủy phải gánh trọng trách chữ hiếu, chữ trung với phụ vương, với quốc gia, nên đã lựa chọn hi sinh chữ tình.

+ Cuối cùng trước cái chết của Mị Châu đã vô cùng đau đớn, dằn vặt, ân hận

→ Cả Trọng Thủy và Mị Châu đều là những con người chịu đau đớn trong mối tình này.

- Nguyên nhân dẫn đến bi kịch:

+ Do lơ là, mất cảnh giác chủ quan, khinh địch của An Dương Vương

+ Bởi sự mù quáng, nhẹ dạ cả tin của Mị Châu

+ Do tham vọng to lớn đến thâm hiểm của cha con Triệu Đà.

- Bài học, ý nghĩa rút ra sau bi kịch

 

+ Giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng

+ Không yêu một cách mù quáng

+ Tình yêu không thể đi liền với chiến tranh, những toan tính.

- Thái độ của nhân dân trước bi kịch tình yêu

Bao dung, đồng cảm, xót thương: Chi tiết ngọc trai-giếng nước cuối truyện không chỉ mang ý nghĩa minh oan cho Mị Châu mà còn thể hiện mối tình thủy chung, gắn bó của Mị Châu – Trọng Thủy ở một kiếp khác.

3. Mối quan hệ giữa bi kịch mất nước và bi kịch tình yêu.

- Bi kịch tình yêu mở đường cho bi kịch mất nước:

+ Đằng sau câu chuyện tình yêu của Mị Châu - Trọng Thủy là một âm mưu chính trị thâm hiểm. Trọng Thủy đến với Mị Châu chủ yếu làm gián điệp, cướp nỏ thần và đuổi cùng giết tận nước Âu Lạc.

+ Mị Châu vì tình yêu cũng đã vô tình tiếp tay cho giặc

→ Tình yêu của Mị Châu và Trọng Thủy là thủ phạm trực tiếp dẫn đến bi kịch mất nước.

- Bi kịch mất nước tạo nên bi kịch tình yêu:

+ Vì sự lơ là, mất cảnh giác, chủ quan An Dương Vương vô tình đẩy con gái vào bi kịch tình yêu.

+ Vì chiến tranh, thâm thù và tham vọng cả Mị Châu và Trọng Thủy đều phải chịu đau khổ.

→ Bi kịch tình yêu của Mị Châu-Trọng Thủy cũng là hệ quả, nạn nhân của bi kịch mất nước

III. Kết bài

- Khái quát lại nội dung và giá trị thể hiện của bi kịch mất mất nước và bi kịch tình yêu.

- Thể hiện suy nghĩ, cảm nhận trước hai bi kịch đó: Xót thương, đồng cảm và có những nhận thức sâu sắc về các bài học quý giá từ hai bi kịch đó

18 tháng 9 2021

Dạ e cảm ơn ạ

 

21 tháng 11 2019

=> Đáp án B

29 tháng 1 2019

Hình tượng chó sói trong truyện ngụ ngôn của La-phông-ten được xây dựng dựa trên đặc tính vốn có của loài sói, là săn mồi

- Tác giả nêu ra hai luận điểm:

   + Chó sói là kẻ đáng cười (vì không kiếm nổi miếng ăn nên đói meo)

   + Chó sói còn là kẻ đáng ghét vì nó làm hại đến người khác

   + Con sói được nói đến trong bài thơ là một con sói cụ thể, rất sinh động (gầy giơ xương, đi kiếm mồi, muốn ăn thịt cừu non..)

   + Con chó sói được nhân cách hóa như hình tượng cừu dưới ngòi bút phóng khoáng của nhà thơ

   + Thể hiện được đặc trưng của thể loại ngụ ngôn

- Con sói đáng thương:

   + Trông như tên trộm cướp, khốn khổ bất hạnh, lấm lét, lo lắng, cơ thể gầy giơ xương

   + Chỉ là gã vô lại, luôn luôn đói dài và luôn luôn bị ăn đòn

Ý nghĩa - Giá trị

    Sau bài học, học sinh:

- Cảm nhận được đặc sắc trong việc xây dựng hình ảnh chó sói và cừu của La Phông-ten.

- Nắm được một trong những đặc trưng cơ bản của tác phẩm văn học: tác phẩm văn học luôn in đậm dấu ấn cách nhìn, cách nghĩ riêng của nhà văn.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1

- Bị dân chúng – thợ xây đài hiểu lầm, oán thán: mất lòng dân.

- Bị phe phản nghịch và người đời kết tội oan, là “gian phu dâm phụ”, là tội đồ làm hao hụt công khổ, để dân gian lầm than”: mất danh dự.

- Mất Đan Thiêm: mất người tri kỉ.

- Cửu Trùng Đài bị đốt thành tro bụi: mộng lớn tiêu tan

- Bị giải ra pháp trường: mất mạng sống.

=> Ông rơi vào tình cảnh bi đát tột cùng, mất tất cả => kết thúc quen thuộc ở thể loại bi kịch.

7 tháng 10 2018

Chọn đáp án: C.

Giải thích: Kịch Bắc Sơn được viết 1946, trong những năm đầu kháng chiến chống Pháp.

15 tháng 11 2017

Nam Cao là nhà văn xuất sắc trong nền văn học hiện thực 1930 – 1945. Ông để lại cho đời nhiều tác phẩm. Trong đó "Lão Hạc" là một truyện ngắn đặc sắc của Nam Cao viết về cuộc đời bất hạnh và cái chết thương đau của lão nông nghèo khổ. Thông qua tác phẩm nhà văn đã xây dựng thành công tấn bi kịch của Lão Hạc.

Bi kịch là một trạng thái tâm hồn của con người, bức bối đau khổ không giải thoát được bởi mâu thuẫn giữa một bên là mơ ước mong muốn một bên là hiện thực. Lão Hạc trong tác phẩm có một cuộc đời đấy bi kịch.

Lão Hạc là một người nông dân nghèo khổ bất hạnh. Tài sản của lão chỉ có ba sào vườn, một túp lều, một con chó do vợ lão để lại. Vợ lão chết đã lâu, lão sống trong cảnh gà trống nuôi con. Nhưng đứa con trai của lão vì không có tiền cưới vợ đã phẫn chí xin đi làm ở đồn điền cao su, đi biền biệt 5, 6 năm nay chưa về. Lão sống cô đơn lủi thủi bất hạnh, bao bất hạnh cũng trút lên đầu lão. Lão có con mà không được sống cùng con, phải ở một mình. Đáng lẽ ra đến cái tuổi của lão được con cái chăm sóc, ngược lại lão sống cô đơn chỉ còn biết bầu bạn với cậu Vàng.

Tưởng như cuộc sống của lão thế là khổ lẳm rồi.Vậy mà cuộc đời lão còn khổ hơn khi một tai họa ập đến nhà lão: lão bị ốm một trận nặng hai tháng 18 ngày và lão đã phải tiêu vào số tiền mà lão dành cho con lão, khổ hơn đáng thương hơn là hoa màu trong vườn nhà lão mất mùa gần hết: "làng mất mùa sợi, giá gạo thì ngày càng tăng,bao nhiêu việc nhẹ thì đàn bà con gái đã nhận làm hết". Lão thật đáng thương. Con lão đi làm ăn xa nên lào dành hết tình cảm cho cậu Vàng, lão coi cậu vàng như đứa con cầu tự, lão ăn gì cũng cho nó ăn nấy, lão cho cậu ăn trong bát sứ như gia đình nhà giàu. Bắt rận và tắm cho nó, lão tâm sự với nó như với người. Nhưng mỗi ngày cậu Vàng lại ăn hết hai hào gạo. Cậu còn ăn khỏe hơn lão. Mà cuộc sống của lão ngày càng khó khăn để nuôi cậu Vàng thì lão không có tiền để nuôi, bán nó đi thì lão đau khổ. Cuối cùng lão cũng đã quyết định bán cậu vàng, lão rất ân hận vì mình đã lừa một con chó. Lão giờ đây sống lủi thủi một mình vì không có ai tâm sự lão như rơi vào vực thẳm. Chỉ đơn giản là giữ cậu vàng lại để có người bầu bạn nhưng lão đã không làm được lão đã phải bán cậu đi. Lão Hạc thật đáng thương.

Chỉ vì gia đình nghèo, mà lão đã không có tiền cưới vợ cho con, đau đớn hơn khi đứa con đi làm đồn điền cao su. Lão giờ chỉ biết làm mọi thứ cho con, bao nhiêu tiền hoa lợi trong vườn bán được lão đều dành dụm cho con, hi vọng con trở về sẽ có tiền cưới vợ. Lão tự nhủ mảnh vườn là của con ta của mẹ nó tậu thì nó hưởng. Dù khó khăn lão vẫn giữ trọn vẹn ba sào vườn cho con. Nhưng chớ trêu, là lão bị ốm một trận. Đã phải tiêu vào số tiền dành dụm cho con. Cuộc đời lão sao mà khổ vậy.

Từ ngày bán cậu Vàng đi. Lão một mình lủi thui. Cuộc sống ngày càng khó khăn vất vả, lão chỉ biết ăn khoai, ăn củ chuối, ăn sung luộc, ăn rau má, thỉnh thoảng một vài củ dáy hay bữa chai bữa ốc để sống qua ngày. Lão từ chối tất cả mọi sự giúp đỡ của ông giáo. Và cuối cùng, Lão Hạc đã kết liễu cuộc đời đau khổ của mình bằng cách ăn bả chó. Lão chết một cách đau đớn thê thảm: đầu tóc rũ rượi, mắt long sòng sọc, tru tréo, bọt mép sùi ra...vật vã đến hai giờ đồng hồ lão mới chết. Lão Hạc thật đáng thương, muốn sống mà không thể sống, phải tự kết liễu chính cái cuộc đời đau khổ của mình. Người nông dân hiền lành ấy phải chịu đựng biết bao đau thương tủi cực.

Bi kịch của lão Hạc đó là muốn sống mà không thể sống, muốn sống cùng đứa con mà không được sống, muốn có cậu Vàng bên cạnh làm bạn mà không thể. Rồi lão kết thúc tất cả tấn bi kịch của đời mình bằng cái chết. Người nông dân ấy đã không tìm ra được lối thoát cho cuộc đời mình, nên họ đã tự kết liễu cuộc đời mình để thoát khỏi sự đau khổ ấy.

Tóm lại, cuộc đời Lão Hạc là một bi kịch đầy nước mắt đau thương. Sống nghèo đói cô đơn, lúc chết thì đau đớn. Lão tiêu biểu cho nỗi bi kịch của người nông dân thời kì ấy, không tìm ra lối thoát. Lão cũng như cuộc đời của Binh Tư, Lang giận cuối cũng vẫn tìm đến cái ch

15 tháng 11 2017

Nam Cao là nhà văn có sở trường viết về đề tài nông dân, nông thôn bởi nhà văn vốn có sự am hiểu, sự gắn bó thân thiết với cuộc sống của những người nông dân. Cũng có lẽ vì lẽ đó mà Nam Cao đã xây dựng quá mức thành công hình ảnh những người nông dân trong xã hội phong kiến xưa, nó chân thực đến mức gây ám ảnh đối với độc giả. Và một trong những tác phẩm như thế, đó chính là truyện ngắn “Lão Hạc”.

Truyện ngắn “Lão Hạc” xoay quanh câu chuyện về cuộc đời và số phận đầy bất hạnh của nhân vật Lão Hạc. Nhà văn Nam Cao đã khắc họa nhân vật này với những bi kịch chất chồng. Theo dõi câu chuyện về cuộc đời của lão, độc giả không khỏi thương cảm, xót xa cho những bi kịch ấy. Trước hết, bi kịch đầu tiên của nhân vật này, đó chính là bi kịch của đói nghèo, thiếu thốn.

Vợ Lão Hạc mất từ sớm, nhà chỉ còn có lão và một cậu con trai sống lương tựa vào nhau. Nhưng rồi, vì cuộc sống đói nghèo, gia đình không có tiền nên con trai lão không thể lấy được người con gái anh ta yêu trong làng, chứng kiến cảnh cô gái đi lấy chồng, vì quá tuyệt vọng, đau khổ mà con trai lão đã bỏ nhà, bỏ lão mà đi tỉnh mộ, xin vào làm công nhân đồn điền cao su.

Như vậy, cuộc sống vốn neo người lại càng thêm trống trải, hoang vắng. Ở căn nhà rách nát của lão chỉ còn lại một mình lão và một con chó mà con trai lão để lại, được lão đặt tên là cậu Vàng. Cuộc sống cô đơn, khổ cực của lão chỉ còn lại con chó Vàng. Nhưng rồi lão cũng đổ bệnh, không làm ăn gì được nữa, cái ăn trong nhà cũng dần vơi cạn, lão đã phải ăn đến những thứ như: củ chuối luộc hay sung luộc chấm muối. Mà sức ăn của cậu Vàng rất khỏe, lão không còn đủ sức nuôi mình, nói gì đến cậu vàng. Trong cái đói khổ đã đẩy Lão Hạc vào một quyết định vô cùng khó khăn, đó là việc bán cậu Vàng.

Con trai lão bỏ lão mà đi, cuộc sống lại chỉ có cậu Vàng bầu bạn, vì vậy có thể nói, cậu Vàng không đơn giản chỉ là một con chó được lão nuôi mà còn là một người bạn thân thiết, một người con, một người cháu mà lão hết lòng yêu quý. Vì vậy, khi không còn lựa chọn nào khác, lão mới phải suy nghĩ đến cách bán cậu Vàng. Nhưng, nếu theo dõi câu chuyện, ta có thể thấy quyết định này được lão đưa ra không dễ dàng chút nào, đã rất nhiều lần lão sang hỏi ý kiến của ông Giáo về việc bán cậu Vàng. Cuối cùng, khi đã bán cậu Vàng, Lão Hạc lại đau khổ vì day dứt, khổ tâm, lão ân hận đau khổ khi mình lại đi lừa một con chó, lão luôn bị giằng xé bởi ý nghĩ : “ A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão lại đối xử với tôi như thế này?”. Cuộc sống vốn đã đơn độc, nay cậu Vàng cũng không còn, ta có thể thấy Lão Hạc đã chìm sâu trong nỗi tuyệt vọng, trong bi kịch của chính bản thân mình.

Bi kịch thứ hai của Lão Hạc mà ta có thể kể đến, đó chính là bi kịch nội tâm của lão, giữa một bên là chết đi để không tiêu thêm vào khoản tiền mà lão để dành cho cậu con trai, hoàn thành trách nhiệm của một người cha với người con của mình, và một bên là tiếp tục sống để đau khổ, để mà tiếp tục dằn vặt khi dùng tiền của con trai để nuôi sống mình. Có thể thấy, ngay sau khi bán cậu Vàng, chưa có một phút giây nào lão được thanh thản. Những suy nghĩ, những đấu tranh vẫn diễn ra tận sâu trong nội tâm của Lão Hạc.

Nhưng dường như, đến cuối cùng, Lão cũng đã có những quyết định dứt khoát và có sự chuẩn bị chu toàn cho quyết định ấy. Lão đã chuẩn bị hậu sự cho chính mình. Lão đã gửi ông Giáo một khoản tiền mà lão đã để dành cho con trai, nhờ ông giáo coi trông khu vườn và căn nhà, để khi con trai lão về thì đưa cho anh ta. Ngoài ra, Lão Hạc cũng gửi ông Giáo một khoản tiền để nhờ hàng xóm lo việc hậu sự cho ông khi không may ông có mệnh hệ gì. Nghĩa là Lão hạc đã dự liệu trước mọi việc cho mình. Lão Hạc xin Binh Tư một ít bả chó, mà theo suy nghĩ của hắn ta, mục đích của Lão Hạc là để đánh bẫy chó của hàng xóm.

Nhưng điều làm các nhân vật Binh Tư, ông giáo cũng như người đọc bất ngờ nhất, đó là liều bả chó mà Lão Hạc xin không phải dùng để đánh chó mà lão dùng cho mình. Hình ảnh Lão Hạc giãy đành đạch, miệng sùi bọt mép là một chi tiết gây ám ảnh mạnh mẽ đối với người đọc. Ám ảnh bởi cách thức dữ dội, đau đớn mà Lão Hạc chọn cho mình, ám ảnh bởi chính con người tốt đẹp bên trong lão. Lão Hạc không muốn sống tiếp để tiêu cạn số tiền để dành cho người con, cũng không muốn ngửa tay xin sự trợ giúp từ những người hàng xóm, càng không bán lương tâm của mình để làm những điều sai trái. Do vậy, hình ảnh Lão Hạc hiện lên với những phẩm chất đáng quý của con người Việt Nam: thương con, sống tình nghĩa, có đạo đức.

Như vậy, thông qua hình ảnh của Lão hạc, người đọc có thể cảm nhận được tận cùng những bi kịch, những bất hạnh trong cuộc sống của người nông dân trong xã hội xưa, họ khổ vì đói nghèo, rồi từ cái đói, cái nghèo đã đẩy họ vào biết bao nhiêu bi kịch, bất hạnh, đắng cay của đời. Truyện ngắn cũng thể hiện sự cảm thông sâu sắc của nhà văn Nam Cao với số phận của những người nông dân.