K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

25 tháng 5 2018

Đáp án C

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CUỐI HK I MÔN GDCD LỚP 7Năm học: 2021 - 2022A. Lý thuyết: - Thế nào là tôn sư, trọng đạo? biểu hiện của tôn sư, trọng đạo-  Bản thân em đã làm gì để thể hiện sự tôn trọng, kính yêu và biết ơn đối với thầy cô giáo?- Ý nghĩa của tôn sư, trọng đạo.  - Khoan dung là gì? Kể một số việc làm của bản thân thể hiện lòng khoan dung.- Ýnghĩa của lòng khoan dung.- Tiêu chuẩn cơ bản của một gia...
Đọc tiếp

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CUỐI HK I MÔN GDCD LỚP 7

Năm học: 2021 - 2022

A. Lý thuyết:

 - Thế nào là tôn sư, trọng đạo? biểu hiện của tôn sư, trọng đạo

-  Bản thân em đã làm gì để thể hiện sự tôn trọng, kính yêu và biết ơn đối với thầy cô giáo?

- Ý nghĩa của tôn sư, trọng đạo.

  - Khoan dung là gì? Kể một số việc làm của bản thân thể hiện lòng khoan dung.

- Ýnghĩa của lòng khoan dung.

- Tiêu chuẩn cơ bản của một gia đình văn hóa. Ý nghĩa của gia đình văn hóa.

  - Trách nhiệm của CD – HS trong việc xây dựng gia đình văn hóa.

  - Thế nào là giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình dòng họ?

  - Bản thân em đã làm gì để giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ?

B. Bài tập:

Tình huống 1:

T là một cậu bé đã từng phạm lỗi gây rối trật tự công cộng và được đưa đi trường giáo dưỡng. Cậu mới được trở về nhà sau 6 tháng học tập tại đó. Cậu tỏ vẻ hối lỗi và ít nghịch ngợm hơn trước, nhưng nhiều người lớn trong khu phố vẫn cấm con em họ chơi với T, vì họ cho rằng cậu là đứa trẻ hư hỏng.

Câu hỏi:

1/ Em có tán thành thái độ của những người lớn trong khu phố trên không? Vì sao?

2/ Nếu ở gần T thì em sẽ cư xử thế nào với T?

Tình huống 2:

 Lan và Hằng ngồi cạnh nhau trong lớp. Một lần, Hằng vô ý làm dây mực ra vở của Lan. Lan nổi cáu, mắng Hằng và cố ý vẩy mực vào áo Hằng.

Câu hỏi: Em hãy nhận xét thái độ và hành vi của Lan? mọi người giúp mình với ạ

5
12 tháng 12 2021

tham khảo 

a .----

+Tôn sư trọng đạo là một truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, trong đó: ... Đồng thời, cần coi trọng những điều thầy dạy, coi trọng và làm theo đạo lý mà thầy cô đã truyền dạy. – Trọng đạo được hiểu  coi trọng những lời thầy dạy, trọng đạo lý làm người

+ tôn sư trọng đạo được biểu hiện thông qua hành động:

+ Chào hỏi thầy cô bất cứ đâu.  

+ Đến thăm thầy cô nhân ngày 20/11.  

+ Thăm hỏi thầy cô khi thầy cô ốm đau.

 

----

+ Những việc cần làm để tỏ lòng kính trọng, biết ơn thầy cô giáo.

   - Ngoan ngoãn, lễ phép với thầy cô giáo.

   - Chăm chỉ học hành.

   - Kính trọng thầy cô giáo dù đã ra trường hoặc không còn hoc

 

-----

+

 cái nghĩa “Tôn sư trọng đạo” được gắn với tính mô phạm, khuôn phép, nhân cách, đạo đức theo đúng lời dạy của đạo Nho. ... Muốn được học trò tôn kính, thầy phải giữ đúng chữ “đạo thầy”, thầy phải là biểu tượng của nhân cách cao đẹp, đạo đức chuẩn mực và tài trí hơn người.

 

----

+Khoan dung là biết tha thứ, bỏ qua cho những sai lầm thiếu sót của người khác;  biết chấp nhận những yếu đuối sai phạm của người khác và giúp họ đứng lên sau vấp ngã. Khoan dung, còn nghĩa  tự tha thứ cho chính mình...

 

 

– Biết lắng nghe để hiểu người khác.

– Biết tha thứ cho người khác.

– Không chấp nhặt, không thô bạo.

 

– Không định kiến, không hẹp hòi khi nhận xét người khác.

– Luôn tôn trọng và chấp nhận người khác

+người có lòng khoan dung luôn tôn trọng và thông cảm với người khác, biết tha thứ cho người khác khi họ hối hận và sửa chữa lỗi lầm. Người bao dung, độ lượng sẽ được mọi người yêu mến, tin cậy và có nhiều bạn tốt.

----

+các tiêu chuẩn danh hiệu về Gia đình văn hóa gồm: 1- Gương mẫu chấp hành chủ trương, chính sách của Ðảng, pháp luật của Nhà nước; tích cực tham gia các phong trào thi đua của địa phương nơi cư trú;

2- Gia đình hòa thuận, hạnh phúc, tiến bộ, tương trợ giúp đỡ mọi người trong cộng đồng;

3- Tổ chức lao động, sản

 

---

:Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình dòng họ  bảo vệ, tiếp nối, phát triển và làm rạng rỡ thêm truyền thống ấy.

Ý nghĩa của việc giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình dòng họ:

-giúp ta có thêm kinh nghiệm, sức mạnh trong cuộc sống
-Làm phong phú truyền thống bản sắc dân tộc Việt Nam

 

 

12 tháng 12 2021
 

1/ Em không tán thành thái độ của những người lớn trong khu phố trên.

=> Đó là suy nghĩ ích kỉ, hẹp hòi, không biết bao dung độ lượng.

2/ Nếu ở gần T em sẽ động viên T và giúp T hòa nhập với cộng đồng được tốt hơn.

 

tình huống 2 :

=.> Lan không độ lượng, khoan dung với việc làm vô ý của Hằng. Hành vi của Lan là hành vi cố tình làm điều sai trái, đáng chê trách.

 

20 tháng 12 2019

Đáp án là C.

23 tháng 11 2021

Tham khảo
Tôn sư là tinh thần tôn trọng, kính trọng…những Thầy Cô đã dạy dỗ chúng ta, những người đã dành hết tâm huyết của cả đời người để truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm sống, lẽ phải ở đời…cho chúng ta. Đạo là con đường, con đường đi tới hoàn thiện nhân cách, sống theo các chuẩn mực đạo đức xã hội, thái độ ứng xử, đạo đức và lý tưởng nghề nghiệp…
 

25 tháng 12 2021

quá chuẩn luôn :)))

Câu 4. Hát Xoan là nét đẹp truyền thống của cư dân ở tỉnh nào sau đây?A. Thừa Thiên Huế.B. Hà Nội.C. Phú Thọ.D. Bắc Ninh.Câu 5. Kính trọng, biết ơn với những người đã từng dạy dỗ mình là biểu hiện của truyền thống nào dưới đây?A. Tương thân, tương ái.B. Hiếu học.C. Hiếu thảo.D. Tôn sư trọng đạo.Câu 6. Biết ơn công lao nuôi nấng, dạy dỗ của ông bà, cha mẹ là biểu hiện của truyền thống nào dưới...
Đọc tiếp

Câu 4. Hát Xoan là nét đẹp truyền thống của cư dân ở tỉnh nào sau đây?

A. Thừa Thiên Huế.

B. Hà Nội.

C. Phú Thọ.

D. Bắc Ninh.

Câu 5. Kính trọng, biết ơn với những người đã từng dạy dỗ mình là biểu hiện của truyền thống nào dưới đây?

A. Tương thân, tương ái.

B. Hiếu học.

C. Hiếu thảo.

D. Tôn sư trọng đạo.

Câu 6. Biết ơn công lao nuôi nấng, dạy dỗ của ông bà, cha mẹ là biểu hiện của truyền thống nào dưới đây?

A. Hiếu thảo.

B. Hiếu học.

C. Chăm chỉ.

D. Yêu nước.

Câu 7. Hành động: mở các “siêu thị 0 đồng” để giúp đỡ người dân gặp khó khăn do tác động của đại dịch Covid-19 được xuất phát từ truyền thống nào dưới đây?

A. Cần cù lao động.

B. Tôn sư trọng đạo.

C. Tương thân, tương ái.

D. Dũng cảm, kiên cường.

Câu 8. Chị M sau khi học đại học đã về quê để phát triển nghề làm nước mắm truyền thống của quê hương, sau nhiều năm hãng nước mắm mà chị M phát triển đã được tiêu thụ nhiều nơi trên đất nước và giải quyết việc làm cho nhiều người dân trong vùng.

Trường hợp này cho thấy: chị M là người như thế nào
A. Biết giữ gìn và phát huy truyền thống quê hương.

B. Chưa có tầm nhìn xa trong việc sản xuất, kinh doanh.

C. Không biết giữ gìn và phát huy truyền thống quê hương.

D. Không biết bắt kịp xu thế phát triển kinh tế trong thời đại mới.

Câu 11. Di sản văn hóa vật thể không bao gồm nội dung nào dưới đây?

A. Làn điệu dân ca.

B. Danh lam thắng cảnh.

C. Di tích lịch sử - văn hóa.

D. Di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.

Câu 12. Di sản nào dưới đây là di sản văn hóa phi vật thể?

A. Thánh địa Mỹ Sơn.

B. Thành nhà Hồ.

C. Đờn ca tài tử Nam Bộ.

D. Hoàng thành Thăng Long.

Câu 13. Hành vi nào sau đây phù hợp với việc giữ gìn và phát huy di sản văn hóa?

A. Bạn M tham gia lớp học để rèn luyện kĩ thuật hát Xoan.

B. Chị P không nghe nhạc quan họ vì cho rằng cổ hủ.

C. Anh K có hành vi vứt rác tại khu di tích lịch sử.

D. Ông N phát tán thông tin sai lệch về di sản văn hóa quê mình.

Câu 14. Theo Điều 14 luật di sản văn hóa năm 2001, tổ chức, cá nhân không có quyền nào sau đây?

A. Tham quan, nghiên cứu di sản văn hóa.

B. Tôn trọng, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.

C. Chiếm đoạt và sử dụng trái phép các bảo vật quốc gia.

D. Ngăn chặn những hành vi phá hoại di sản văn hóa.

Câu 15. Hành vi nào sau đây không phù hợp với việc giữ gìn và phát huy di sản văn hóa?

A. Nghệ nhân C truyền bá làn điệu dân ca quan họ cho thế hệ trẻ.

B. Chị X chê bai di tích lịch sử quê mình không có gì đặc sắc.

C. Cứ vào ngày giỗ tổ, gia đình ông M đều đến đền thờ để dâng hương.

D. Tập thể lớp 7A tham gia dâng hương tưởng niệm tại nghĩa trang liệt sĩ.

Câu 16. Trên đường đi học về, em phát hiện một nhóm thanh niên có hành vi đập phá khu di tích của làng. Trong trường hợp này em nên lựa chọn cách ứng xử nào sau đây?

A. Đứng xem quá trình đập phá khu di tích.

B. Mặc kệ vì không liên quan đến bản thân.

C. Dùng lời lẽ hỗn hào để mắng chửi nhóm thanh niên.

D. Nhanh chóng báo với cơ quan chính quyền địa phương.

Câu 21. Câu tục ngữ nào dưới đây nói về sự quan tâm, cảm thông, chia sẻ?

A. Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ.

B. Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo.

C. Uống nước nhớ nguồn.

D. Ở hiền gặp lành.

Câu 23. Gia đình bạn T có hoàn cảnh khó khăn, bố mất sớm, mẹ T phải một mình làm lụng nuôi hai anh em T ăn học. Gần đây, mẹ của T bị ốm nên T thường xuyên phải nghỉ học để chăm mẹ. Nếu là bạn cùng lớp, biết được hoàn cảnh của T em sẽ chọn cách ứng xử nào sau đây?

A. Lôi kéo các bạn trong lớp cô lập, xa lánh T.

B. Kêu gọi các bạn cùng lớp quyên góp, hỗ trợ T.

C. Làm ngơ vì không liên quan đến bản thân mình.

D. Khuyên T nên nghỉ học để ở nhà làm việc giúp mẹ.

2
23 tháng 12 2022

4.C

5.D

6.A

7.C

8.A

11.A

12.C

13.A

14.C

15.B

16.D

21.A

22.B

23 tháng 12 2022

4.C

5.D

6.A

7.C

8.A

11.A

12.C

13.A

14.C

15.B

16.D

21.A

22.B

D. Chỉ chào hỏi những thầy cô đã dạy mình.Câu 11. Hành vi nào sau đây thể hiện tính tôn sư trọng đạo?A. Cư xử lễ độ, ngoan ngoãn với thầy cô giáo đã dạy.B. Chỉ cần nhớ ơn thầy, cô giáo đã dạy mình lúc tiểu học.C. Gặp thầy cô đi lướt qua nhanh để khỏi chào hỏi.D. Chỉ cần thăm giáo viên chủ nhiệm vì họ vất vả hơn.Câu 12. Các câu tục ngữ sau câu nào là đoàn kết, tương trợ ?A. Bẻ đũa chẳng bẻ...
Đọc tiếp

D. Chỉ chào hỏi những thầy cô đã dạy mình.

Câu 11. Hành vi nào sau đây thể hiện tính tôn sư trọng đạo?

A. Cư xử lễ độ, ngoan ngoãn với thầy cô giáo đã dạy.

B. Chỉ cần nhớ ơn thầy, cô giáo đã dạy mình lúc tiểu học.

C. Gặp thầy cô đi lướt qua nhanh để khỏi chào hỏi.

D. Chỉ cần thăm giáo viên chủ nhiệm vì họ vất vả hơn.

Câu 12. Các câu tục ngữ sau câu nào là đoàn kết, tương trợ ?

A. Bẻ đũa chẳng bẻ được một nắm

B. Cây ngay không sợ chết đứng

C. Máu chảy ruột mềm

D. Lời chào cao hơn mâm cỗ

Câu 13: Tôn sư trọng đạo có ý nghĩa như thế nào?

A. Giúp cho con người có được sự kính trọng từ mọi người.

B. Giúp cho con người cảm thấy thoải mái và được tôn trọng.

C. Là truyền thống quý báu của dân tộc, cần được giữ gìn và phát huy.

D. Giúp con người có nghị lực để vượt qua khó khăn, thử thách.

Câu 14. Sống đoàn kết, tương trợ sẽ mang lại cho chúng ta điều tốt đẹp nào sau đây?

A. Có thói quen ỷ lại, dựa dẫm vào người khác.

B. Dễ dàng hòa nhập, hợp tác với mọi người xung quanh.

C. Dễ bị thiệt thòi và bị người khác lợi dụng.

D. Dễ dàng lợi dụng được những người xung quanh.

Câu 15. Câu tục ngữ: “Đánh kẻ chạy đi, không ai đánh người chạy lại” nói về điều gì ?

A. Lòng biết ơn.

B. Lòng trung thành.

C. Tinh thần đoàn kết.

D. Lòng khoan dung.

Câu 16. Gia đình văn hóa là gia đình như thế nào ?

A. Giàu sang, có địa vị.

B. Hòa thuận hạnh phúc.

C. Nghèo khổ, cơ cực.

D. Đông con, học giỏi.

Câu 17: Câu ca dao nào không nói về sự tự tin

A. Trời sinh voi trời sinh cỏ

B. Thua keo này ta bày keo khác

C. Tay không mà dựng cơ đồ mới ngoan

D. Thất bại là mẹ thành công

2
22 tháng 12 2021

Câu 11: A

Câu 12: B

22 tháng 12 2021

Câu 11. Hành vi nào sau đây thể hiện tính tôn sư trọng đạo?

A. Cư xử lễ độ, ngoan ngoãn với thầy cô giáo đã dạy.

B. Chỉ cần nhớ ơn thầy, cô giáo đã dạy mình lúc tiểu học.

C. Gặp thầy cô đi lướt qua nhanh để khỏi chào hỏi.

D. Chỉ cần thăm giáo viên chủ nhiệm vì họ vất vả hơn.

Câu 12. Các câu tục ngữ sau câu nào là đoàn kết, tương trợ ?

A. Bẻ đũa chẳng bẻ được một nắm

B. Cây ngay không sợ chết đứng

C. Máu chảy ruột mềm

D. Lời chào cao hơn mâm cỗ

Câu 13: Tôn sư trọng đạo có ý nghĩa như thế nào?

A. Giúp cho con người có được sự kính trọng từ mọi người.

B. Giúp cho con người cảm thấy thoải mái và được tôn trọng.

C. Là truyền thống quý báu của dân tộc, cần được giữ gìn và phát huy.

D. Giúp con người có nghị lực để vượt qua khó khăn, thử thách.

Câu 14. Sống đoàn kết, tương trợ sẽ mang lại cho chúng ta điều tốt đẹp nào sau đây?

A. Có thói quen ỷ lại, dựa dẫm vào người khác.

B. Dễ dàng hòa nhập, hợp tác với mọi người xung quanh.

C. Dễ bị thiệt thòi và bị người khác lợi dụng.

D. Dễ dàng lợi dụng được những người xung quanh.

Câu 15. Câu tục ngữ: “Đánh kẻ chạy đi, không ai đánh người chạy lại” nói về điều gì ?

A. Lòng biết ơn.

B. Lòng trung thành.

C. Tinh thần đoàn kết.

D. Lòng khoan dung.

Câu 16. Gia đình văn hóa là gia đình như thế nào ?

A. Giàu sang, có địa vị.

B. Hòa thuận hạnh phúc.

C. Nghèo khổ, cơ cực.

D. Đông con, học giỏi.

Câu 17: Câu ca dao nào không nói về sự tự tin

A. Trời sinh voi trời sinh cỏ

B. Thua keo này ta bày keo khác

C. Tay không mà dựng cơ đồ mới ngoan

D. Thất bại là mẹ thành công

13 tháng 3 2018

Đề.2, KỂ 1 KỈ NIỆM VỀ THẦY GIÁO HOẶC CÔ GIÁO CỦA EM , QUA ĐÓ THỂ HIỆN LÒNG BIẾT ƠN CỦA EM VỚI THẦY , CÔ

Bài làm

Bước vào cổng trường, không khí rộn ràng náo nức của các em học sinh khiến cho chúng em cũng bang khuâng một niềm vui xao xuyến, chúng em như tìm thấy được bóng dáng của chính mình trên những khuôn mặt hồn nhiên, trong sáng kia. Chúng em đã từng trải qua quãng thời gian đẹp như vậy, để giờ đây khi trở về thì những kí ức ấy lại trỗi dậy mạnh mẽ, những kí ức khi xưa cũng ùa về.

Chúng em đã vào văn phòng của thầy cô để tặng thầy cô những bó hoa tươi thắm, những lời chúc chân thành nhân ngày lễ trọng đại này. Những bó hoa tươi thắm cũng chính là tấm lòng trân trọng biết ơn của chúng em dành cho thầy cô. Chúng em mỗi ngày một lớn thêm, thầy cô dường như vẫn vậy, vẫn là những người thầy, người cô đầy nhân hậu, nhiệt huyết với nghề. Chuyến về thăm trường này một mặt chúng em muốn gửi lời tri ân đến thầy cô nhưng cũng là chuyến đi đầy mong mỏi cho cuộc gặp gỡ với cô giáo chủ nhiệm cũ đầy kính yêu của lớp chúng em xưa.

Cô giáo chủ nhiệm của lớp em là cô Duyên, cô là người phụ trách, dìu dắt các hoạt động của lớp nhưng cũng là giáo viên phụ trách môn tiếng việt của chúng em. Cô là một người mẹ thứ hai của chúng em với tấm lòng nhân hậu, yêu thương, quan tâm tận tụy đến từng hoạt động, đến từng học sinh trong lớp, cô là người mà chúng em vô cùng yêu mến và kính trọng. Dù đã ra trường được nhiều năm nhưng cô vẫn nhớ rõ tên, biệt danh của từng đứa, điều này khiến cho em và các bạn đều vô cùng xúc động.

Có một kỉ niệm mà em nhớ mãi, đó là vào kì học thứ nhất của năm học lớp năm, khi ấy chúng em đã là những người anh người chị trong mái trường tiểu học, tâm sinh lí cũng phát triển chưa toàn diện nên chúng em vô cùng ngang bướng và khó bảo. Từ lớp một đến lớp bốn thì thành tích học của chúng em rất tốt, nhưng lên lớp năm chúng em trở nên lười biếng, phá phách hơn và thường xuyên nằm trong danh sách những lớp cá biệt của trường. Các thầy cô giáo cũng rất e dè khi nhận làm chủ nhiệm của em, nhưng cô Duyên thì không như vậy, cô đã đề nghị ban giám hiệu xin làm chủ nhiệm của lớp chúng em.

Ngày đầu vào lớp, như thường lệ chúng em không mấy chú ý đến sự xuất hiện của cô giáo mới mà chỉ nghĩ xem có những trò nghịch ngợm, phá phách nào cho thú vị. Nhưng cô Duyên không bị những trò nghịch ngợm của chúng em làm cho tức giận, ngược lại chúng em càng nghịch thì cô càng nhẹ nhàng nhắc nhở, cô đến từng nơi, chỉ dẫn cho từng đứa học sinh chúng em. Ai mắc lỗi cô cũng không trách móc trước lớp mà cô thường gọi riêng những học sinh ấy để nhắc nhở nhẹ nhàng. Dần dà trước sự quan tâm của cô,chúng em cảm thấy yêu mến cô hơn và cũng nghe lời cô học hành cẩn trọng.

Trong suốt quá trình học, cô luôn chủ động giúp đỡ, hỗ trợ chúng em trong học tập và thi đua. Không chỉ vậy, cô còn thường xuyên tổ chức cho chúng em vui chơi, liên hoan nhẹ vào mỗi buổi sinh hoạt, thay vì hoạt động kiểm điểm những học sinh có hành vi không tốt trong tuần. Sự xuất hiện của cô như một phép thần kì đối với lớp học chúng em, lớp em từ một lớp nghịch ngợm phá phách đã có ý thức học hơn, và cuối kì kết quả học tập tốt chính là công lao to lớn của cô.

Những người thầy, người cô là những người cho ta kiến thức, dạy dỗ chúng ta nên người, bằng tấm lòng nhiệt huyết với nghề và tấm lòng yêu thương học sinh, các thầy cô đã trở thành những người chèo đò đưa bao thế hệ học sinh đến bến bờ bên kia của tri thức. Là mỗi học sinh chúng ta cần biết ơn, trân trọng những người đã yêu thương, dạy dỗ chúng ta, cho chúng ta những kiến thức bổ ích mà trang bị cho chúng ta những hành trang để bước vào đời.

13 tháng 3 2018

ĐỀ 1: KỂ MỘT CÂU CHUYỆN MÀ EM BIẾT TRONG CUỘC SỐNG NÓI LÊN TRUYỀN THỐNG TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO CỦA NGƯỜI VIỆT NAM TA.

Cây cam trong vườn vào cuối tháng 10 đã chín. Những quả cam căng mọng, tròn to ánh lên màu vàng tươi. Chiều thứ bảy hôm trước, ông bắc ghế chọn cắt 20 quả cam to nhất, đẹp nhất, giống cam Giàng nổi tiếng vừa thơm, vừa ngọt. Mười quả cam, ông xếp lên hai đĩa to bày lên bàn thờ. Mười quả cam còn lại, ông xếp cẩn thận vào chiếc làn mĩ nghệ, quả cam nào cũng có cuống và hai lá.

Sáng chủ nhật hôm sau, ông gọi hai cháu lại và bảo:

- Cháu Lương ở nhà coi nhà. Có ai đến chơi, cháu thưa là ông đi sang làng Trịnh độ 10 giờ mới về. Còn cháu Quân đi theo ông; ăn mặc phải tươm tất vào.

Bảy giờ sáng, nắng tháng mười vàng hoe. Ông đi trước, em xách làn cam theo sau. Những năm trước đây, anh Quang còn ở nhà, chỉ có anh mới được đi theo ông khi có việc gì đó.

Anh Quang đã vào Đà Nẵng học đại học, đây là lần đầu tiên em được vinh dự đi theo ông.

Đường liên thôn, liên xã đã được xi măng hóa rất phẳng và thẳng tắp, thỉnh thoảng có một chiếc xe máy vút qua. Vượt qua cánh đồng lúa chín, đi dọc con mương dài, rẽ vào làng Trịnh. Đến gốc đa làng vào cái đình bốn góc uốn cong, có hai con nghê đá... ông dừng lại nói: hơn 60 năm về trước, ông học với cụ giáo Bình, học trong đình làng đây. Bàn ghế kê bằng cánh cửa. Học thích lắm, vui lắm ! Ông cháu ta sắp vào thăm cụ.

Con trai trưởng cụ giáo Bình hiện là kĩ sư đang công tác ở phòng Nông nghiệp - Nông thôn huyện nhà ra chào và tiếp chuyện ông. Hai đứa bé con bác Lợi cũng đang học Tiểu học ra chơi với em. Lần đầu mới gặp, nhưng cùng trang lứa nên chúng em quen thân ngaỵ.

Ông bày 10 quả cam lên cái mâm bồng sơn son thếp vàng trang trọng đặt lên bàn thờ, rồi thắp hương khấn. Ông nói với bác Lợi:

-  Ảnh thầy bị ẩm và mờ đi. Có lẽ ta nên chụp lại, phục chế lại, bác Lợi nhỉ.

-   Vợ chồng em và các cháu cũng đã bàn định rồi đấy ạ...

Hết tuần hương, ông lại thắp hương cắm lên bàn thờ, chắp tay vái rồi xin phép bác Lợi, hai ông cháu ra về.

Lúc về, hai ông cháu đi tắt cánh đồng lúa tốt bời bời. Ông kể lại một số kỉ niệm về cụ giáo Bình. Ông nói:

-   Cụ giáo Bình nghiêm khắc lắm, nhưng không đánh học sinh bao giờ. Hôm nào trời mưa, học trò xa, cụ giữ lại cho ăn cơm, ăn khoai vui lắm. Chữ cụ rất đẹp, dạy môn gì cũng giỏi. Máy bay Mĩ ném bom trường học, cụ là Hiệu trường và hai thầy giáo trẻ đã hi sinh vào năm 1971. Ngày mai, 11 tháng 11 là giỗ cụ đó. Ông cháu ta hôm nay sang là để thắp hương và dâng cụ mấy trái cam đầu vụ. Nhờ cụ dạy dỗ mà ông mới nên người, mới có gia đình cháu ngày nay.

Em bâng khuâng nghĩ: "Mùa cam sang năm, cháu lại được theo ông sang thăm cụ giáo Bình lần nữa...".

12 tháng 3 2018

nhanh nhé

13 tháng 3 2018

Viết tên mà cx sai chính tả ngu !!

15 tháng 12 2021

c