K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 5 2019

Mọi sự hiểu hiết của con người đều nảyy sinh từ thực tiễn, vì vậy, thực tiễn là cơ sở của nhận thức.

Đáp án cần chọn là: C

9 tháng 10 2017

1/ lợi ích :- đối với con người:

+ sản phẩm của trồng trọt đc sử dụng để làm thức ăn, lương thực.

+ Nhiều loại cây quý hiếm có tác dụng giúp điều trị, chữa bệnh và bổ dưỡng với sức khỏe con người.

- đối với kinh tế, môi trường :

+ đem lại nguồn thu( ngoại tệ ) cho địa phương, đất nước.

+ làm trong sạch, thông thoáng, mát mẻ môi trường ( cây có tán lá rộng giúp tạo bóng mát ,... )

2/tùy từng loại cây khác nhau có cách gieo trồng khác nhau.

3/ B1: xác định giống cây trồng

B2 : trồng cây : bón phân, tưới nước,...

B3 : thu hoạch sản phẩm trồng trọt. ( phần này tớ tự hiểu, ko viết theo trong SGK )

4/ kinh nghiệm gieo trồng : đc học hỏi từ những lần trải nghiệm,... của bản thân, người khác.

5/Kết quả thu đc : nếu thực hiện gieo trồng đúng như các bước như trên sẽ đem lại sản phẩm trồng trọt tốt, chất lượng đảm bảo.

BẠN CÓ BIẾT QUAN HỆ GIỮA THIÊN VĂN VÀ KHÍ TƯỢNG ? Ngày xưa, khi xét về một người có kiến thức uyên bác, người ta nói: "(ông ta) trên hiểu thiên văn, dưới tường địa lý". "Trên hiểu thiên văn" bao gồm hiểu biết kiến thức về khí tượng. Ngày nay vẫn còn không ít người chịu ảnh hưởng của nhận xét đó, họ lẫn lộn mối quan hệ giữa hai ngành khoa học thiên văn và khoa học khí tượng....
Đọc tiếp

BẠN CÓ BIẾT QUAN HỆ GIỮA THIÊN VĂN VÀ KHÍ TƯỢNG ?

Ngày xưa, khi xét về một người có kiến thức uyên bác, người ta nói: "(ông ta) trên hiểu thiên văn, dưới tường địa lý". "Trên hiểu thiên văn" bao gồm hiểu biết kiến thức về khí tượng. Ngày nay vẫn còn không ít người chịu ảnh hưởng của nhận xét đó, họ lẫn lộn mối quan hệ giữa hai ngành khoa học thiên văn và khoa học khí tượng. Thời cổ đại, các môn khoa học tự nhiên đều mới ở dạng manh nha, bởi vậy thường có hiện tượng hai môn học hoặc nhiều môn khoa học lẫn lộn với nhau. Người xưa cho rằng thiên văn học và khí tượng học đều đều là nghiên cứu "ông trời" nên đã coi hai môn khoa học đó như nhau. Nhưng ngày nay khi thiên văn học và khí tượng học đã có những bước phát triển lớn, hai ngành khoa học này càng có nội dung khác nhau.

Thiên văn học là khoa học nghiên cứu các thiên thể, chủ yếu là nghiên cứu sự chuyển động của thiên thể, tác dụng qua lại lẫn nhau giữa các thiên thể, điều kiện vật lý và nguồn gốc của các thiên thể đó. Nếu chúng ta coi trái đất là một hành tinh trong hệ Mặt trời và nghiên cứu nó như một thiên thể, thì Trái đất cũng là đối tượng nghiên cứu của thiên văn học.

Đối tượng nghiên cứu của khí tượng học là tầng khí quyển của trái đất. Nếu bạn lần lượt đọc cuốn "Thiên văn" và "Khí tượng" trong bộ sách "Mười vạn câu hỏi vì sao" thì bạn sẽ phân biệt rất rõ đối tượng nghiên cứu của thiên văn học và khí tượng học.

Thiên văn học và khí tựơng học là ngành khoa học khác nhau, vậy phải chăng chúng hoàn toàn không liên quan gì với nhau? Không phải! Thời tiết thay đổi chủ yếu là do sự chuyển động tầng khí quyển của Trái đất gây ra, nhưng một số nhân tố thiên văn cũng có thể ảnh hưởng tới sự thay đổi của thời tiết, trong đó hoạt động của Mặt trời có ảnh hưởng rất quan trọng tới thay đổi thời tiết lâu dài của Trái đất. Ví dụ trong

vòng 70 năm sau Công nguyên từ 1645-1715 và trong vòng 90 năm Công nguyên từ 1460-1550 đều là thời kỳ hoạt động cực tiểu của Mặt trời, trong hai thời kỳ này nhiệt độ của Trái đất đều lạnh, nhiệt độ bình quân của trái đất giảm 0,5-1°C, ngược lại trong thời kỳ Trung thế kỷ, nhiệt độ của Trái đất có tăng lên đúng vào thời kỳ hoạt động cực đại của Mặt trời.

Ngoài Mặt trời còn có một số thiên thể cúng tác động tới thời tiét trên Trái đất. Có người cho rằng, sức hút của Mặt trăng và Mặt trời ngoài việc gây ra thuỷ Triều lên xuống của các đại dương còn gây ra sự thay đổi tầng khí quyển của trái đất, ảnh hưởng tới các luồng không khí tuần hoàn trong khí quyển. Những mảnh sao băng mà chúng ta nhìn thấy vào ban đêm cũng ảnh hưởng thời tiết thay đổi. Ví dụ trời mưa phải có đủ hai điều kiện: một là trong không trung phải có đủ hơi nước; hai là phải có một lượng bụi nhất định hoặc những hạt tích điện để ngưng đọng hơi nước thành hạt mưa. Những mảnh sao băng bị cháy vụn tan thành vô số hạt bụi nhỏ hút hơi nước và ngưng đọng thành những hạt mưa.

Nếu chúng ta hiểu rõ được ảnh hưởng của thiên văn đối với thay đổi thời tiết, chúng ta sẽ có thể áp dụng những thành quả nghiên cứu thiên văn vào việc dự báo thời tiết chính xác hơn. Qua đời sống và lao động sản xuất, ông cha ta xưa kia đã tích luỹ được nhiều kinh nghiệm dự báo thời tiết rất phong phú, trong đó nhiều câu tục ngữ dự báo thời tiết đã căn cứ vào những yếu tố thiên văn.

Việc quan trắc thiên văn cũng đòi hỏi có điều kiện thời tiết nhất định. Ví dụ gặp buổi trời mưa, trời râm, thì kính viễn vọng quang học sẽ không sử dụng được. Bởi vậy dự báo thời tiết chính xác sẽ giúp ích nhiều cho công việc nghiên cứu thiên văn.

3
19 tháng 1 2019

Cho mình xin nguồn bạn ưi :3

19 tháng 1 2019

mk biết được cái này trong sách và gõ ra cho các bn đọc đó chứ mk đâu có chép mạng, mk làm lâu lắm đó

12 tháng 2 2020

Đoạn văn được viết theo phương thức nghị luận.

Trong đó, thao tác lập luận là giải thích.

CÓ NHỮNG LOẠI LỊCH NÀO ? Thời gian là một khái niệm luôn thường trực với mỗi người. Bất kì một ai, dù học vấn cao hay không biết chữ, quan tâm đến thiên văn học hay không, cũng đều không thể tránh khỏi phải biết và biết rõ về một lĩnh vực của thiên văn học: đó là Lịch. Có rất nhiều loại Lịch, Lịch Mặt Trời, Lịch Mặt trăng, Đế Lịch, Lịch theo nước sông, Lịch thời châm,...
Đọc tiếp

CÓ NHỮNG LOẠI LỊCH NÀO ?

Thời gian là một khái niệm luôn thường trực với mỗi người. Bất kì một ai, dù học vấn cao hay không biết chữ, quan tâm đến thiên văn học hay không, cũng đều không thể tránh khỏi phải biết và biết rõ về một lĩnh vực của thiên văn học: đó là Lịch.

Có rất nhiều loại Lịch, Lịch Mặt Trời, Lịch Mặt trăng, Đế Lịch, Lịch theo nước sông, Lịch thời châm, Lịch với từng con người... Mỗi loại Lịch đều có một lịch sử, đặc trưng riêng của nó. Và Lịch Pháp trở thành một môn khoa học rất quan trọng trong thiên văn học.

Lịch thông dụng nhất trên thế giới ngày nay là Lịch La Mã, người ta quen gọi là Dương lịch, dựa trên cơ sở Mặt Trời, được điều chỉnh nhiều lần cả trước và sau công nguyên, và tương đối đồng nhất trong các nền văn minh. Bên cạnh đó là Lịch Mặt Trăng của các nền văn minh Trung Hoa, Hồi giáo, các Lịch Mặt Trăng không giống như Dương lịch.

Loại Âm lịch ta đang dùng thực ra là kết hợp cả Âm Dương lịch, cả Mặt Trăng và Mặt Trời tháng theo Mặt Trăng nhưng tiết lại theo Mặt Trời, hay chính xác hơn là vị trí của Trái Đất trên quỹ đạo.

Có thể nói các loại lịch đều lấy việc Trái Đất quay quanh mình và quay quanh Mặt Trời làm cơ sở cho khái niệm Năm.

0
6 tháng 10 2018

*Lợi ích của cây trồng:
-Đảm bảo đáp ứng đầy đủ các nhu cầu về dinh dưỡng của con người, vật nuôi và thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng của xã hội.
-Tạo ra nhiều loại hoa thơm, quả ngọt đáp ứng nhu cầu về vật chất, tinh thần của con người.
- Là một trong những lĩnh vực chính cung cấp các mặt hàng nông sản có giá trị xuất khẩu, đem về nguồn thu ngoại tệ cho đất nước.
- Góp phần tạo công ăn việc làm cho người lao động và làm cho môi trường trở nên xanh, sạch, đẹp.
*Công việc thực hiện:
- Chuẩn bị: đất, hạt giống hoặc cây con để gieo trồng.
- Gieo hạt hoặc trồng cây con.
- Chăm sóc khi gieo trồng.
Tick cho mình nha!!!!

30 tháng 11 2018

Đáp án: A

Ngày 27/7/2018, Mặt Trăng sẽ chuyển màu đỏ và tối dần khi đi qua vùng tối do Trái Đất che khuất Mặt Trời. Đây sẽ là thời gian nguyệt thực đặc biệt còn được gọi là “trăng máu” và có thời gian dài nhất trong các lần nguyệt thực ở thế kỷ XXI. Từ Đông Phi, Trung Đông và một phần Trung Á trải dài tiếp về phía Đông đến tận Ấn Độ và về phía Tây đến miền Nam nước Nga, mọi...
Đọc tiếp

Ngày 27/7/2018, Mặt Trăng sẽ chuyển màu đỏ và tối dần khi đi qua vùng tối do Trái Đất che khuất Mặt Trời. Đây sẽ là thời gian nguyệt thực đặc biệt còn được gọi là “trăng máu” và có thời gian dài nhất trong các lần nguyệt thực ở thế kỷ XXI. Từ Đông Phi, Trung Đông và một phần Trung Á trải dài tiếp về phía Đông đến tận Ấn Độ và về phía Tây đến miền Nam nước Nga, mọi người có thể quan sát hiện tượng “trăng máu” kì thú.
Ở những vùng lân cận đó như Trung Quốc và Nam Mỹ, bạn cũng có thể thấy thoáng chút hình ảnh “trăng máu” vào lúc trăng mọc và lặn. Hơi tiếc cho hàng tỷ người ở những nơi còn lại trên Trái Đất là vào thời điểm đó, vị trí của họ lại không quan sát được Mặt Trăng. Tuy nhiên, nếu vào lúc nguyệt thực bạn không ở những nơi lý tưởng nói trên để theo dõi hiện tượng đẹp mắt này, bạn có thể lựa chọn một trong những cách sau:
Kênh “Weather Channel” sẽ truyền trực tiếp (livestream) sự kiện này trên ứng dụng của họ, bạn có thể tải về cho thiết bị có hệ điều hành iOS hoặc Android, bắt đầu lúc 16 giờ chiều giờ EDT ngày 27/7 tức là 3 giờ sáng ngày 28/7 giờ Việt Nam.
Lịch trình chi tiết của nguyệt thực 2018 sẽ diễn ra như sau: 00h14: Nguyệt thực nửa tối bắt đầu 01h24: Nguyệt thực một phần bắt đầu 02h30: Nguyệt thực toàn phần bắt đầu 03h21: Nguyệt thực toàn phần đạt cực đại 04h13: Nguyệt thực toàn phần kết thúc 05h19: Nguyệt thực một phần kết thúc 05h35: Mặt trăng lặn 06h28: Nguyệt thực nửa tối kết thúc

Hãy miêu tả lại trăng mà thời gian trăng thay đổi mà các bnj quan sát cho mik xem với nhé!

5
27 tháng 7 2018

Uk. Mk sẽ xem

22 tháng 7 2023

Tham khảo!

Câu 1:

Tác động của hoạt động trồng trọt đến môi trường qua các thời kì phát triển xã hội:

- Thời kì xã hội nông nghiệp, hoạt động trồng trọt của con người đã dẫn tới việc chặt phá và đốt rừng lấy đất canh tác. Hoạt động cày với đất canh tác làm thay đổi đất và nước ở tầng mặt, khiến nhiều vùng đất bị khô cằn và suy giảm độ màu mỡ. Tuy nhiên, hoạt động trồng trọt cũng đem lại lợi ích là hình thành các hệ sinh thái trồng trọt, tích lũy nhiều giống cây trồng.

- Thời kì xã hội công nghiệp, con người đã bắt đầu cơ giới hóa hoạt động trồng trọt dựa vào các loại máy bóc; nguồn nguyên, nhiên liệu, vật liệu, năng lượng,… làm tác động mạnh mẽ tới môi trường sống; thuốc trừ sâu và phân bón được sử dụng nhiều cũng gây ô nhiễm môi trường.

22 tháng 7 2023

Tham khảo!

Câu 2:

 

Hoạt động của con ngườiHậu quả phá huỷ môi trường tự nhiên
Hái lượmMất nhiều loại sinh vật
Săn bắt động vật hoang dã

Mất nhiều loại sinh vật

Mất cân bằng sinh thái

Đốt rừng lấy đất trồng trọt

Khai thác khoáng sản

Chiến tranh

Mất nhiều loại sinh vật, Mất nơi ở của sinh vật, Xói mòn và thoái hoá đất

Ô nhiễm môi trường, Cháy rừng, Hạn hán, Mất cân bằng sinh thái

Phát triển nhiều khu dân cưMất nhiều loại sinh vật, Mất nơi ở của sinh vật, Xói mòn và thoái hoá đất, Hạn hán, Mất cân bằng sinh thái
Chăn thả gia súcMất nhiều loại sinh vật, Mất nơi ở của sinh vật, Xói mòn và thoái hoá đất

Ô nhiễm môi trường, Hạn hán, Mất cân bằng sinh thái