K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

12 tháng 2 2017

Những kiếp người tàn nơi phố huyện được miêu tả chân thực:

- Chị Tí ban ngày mò cua bắt ốc, tối dọn hàng nước, thắp ngọn đèn dầu leo lét (cũng chả kiếm được bao nhiêu)

- Gia đình bác xẩm ngồi trên manh chiếu, cái thau để trước mặt, góp tiếng bằng tiếng đàn bầu bật trong yên lặng

- Bà cụ Thi điên nghiện rượu, có tiếng cười khanh khách, ghê sợ, xiêu vẹo như bóng ma

- Chị em Liên được miêu tả kĩ hơn:

    + Thầy Liên mất việc, gia đình phải chuyển về quê, mẹ Liên dọn cửa hàng tạp hóa để hai chị em bán thêm

+ Liên thương những đứa trẻ nghèo và suy nghĩ về gánh phở của bác Siêu như món quà xa xỉ

+ Cuộc sống khó khăn, eo hẹp của gia đình Liên

⇒ Tất cả chung sự buồn chán, mệt mỏi, cuộc sống tẻ nhạt, buồn chán lặp đi lặp lại một cách đơn điệu và quẩn quanh đáng xót thương

 

Mặc dù thế họ vẫn hi vọng dù rất mơ hồ rằng cuộc sống của họ có sự thay đổi, niềm xót thương của tác giả dâng lên thể hiện kín đáo

24 tháng 11 2021

Em có thể tham khảo dàn ý rồi viết theo ý của mình:

- Con người:

+ Mấy đứa trẻ con nhà nghèo tìm tòi, nhặt nhạnh những thứ còn sót lại ở chợ: dường như gánh nặng cuộc đời cũng đè lên đôi vai chúng.

+ Mẹ con chị Tí: với cái hàng nước đơn sơ, vắng khách.

+ Bà cụ Thi: hơi điên đến mua rượu lúc đêm tối rồi đi lần vào bóng tối.

 

+ Bác Siêu với gánh hàng phở - một thứ quà xa xỉ.

+ Gia đình bác xẩm mù sống bằng lời ca tiếng đàn và lòng hảo tâm của khách qua đường.

⇒ Cảnh chợ tàn và những kiếp người tàn tạ: sự tàn lụi, sự nghèo đói, tiêu điều của phố huyện nghèo.

20 tháng 10 2018

Nghệ thuật:

- Đối lập tương phản, lấy ánh sáng tả bóng tối. Tác giả miêu tả rất nhiều ánh sáng, tuy nhiên ánh sáng rất yếu ớt, chỉ là quầng, khe, vệt, chấm và cuối cùng chỉ là hột sáng thưa thớt.

=> Tác dụng: Ánh sáng không đủ chiếu sáng, không đủ sức phá tan màn đêm, ngược lại nó làm cho đêm tối càng trở nên mênh mông hơn, càng gợi sự tàn tạ, hắt hiu.

Đáp án cần chọn là: A

7 tháng 4 2018

Hình tượng Người trong bao – nhân vật Bê-li-cốp

Chân dung Bê-li-cốp: kì quái, khác người

+ Cách ăn mặc, phục sức

+ Tất cả đều cho vào trong bao, mang bao: giày, ủng, kính, ô...

+ Cố giấu ý nghĩ vào trong bao

+ Không dám to tiếng, có ý kiến

Tính cách Bê-li-cốp:

- Khái quát khát vọng: thu mình trong vỏ bọc, ngăn cách với những tác động bên ngoài

- Sống với mọi người, trong một môi trường xã hội, khát vọng ấy thêm phần khó hiểu, lập dị

- Bê-li-cốp nhút nhát, ghê sợ hiện tại nhưng lại ngợi ca, tôn sùng quá khứ

- Thích sống theo thông tư, chỉ thị một cách máy móc, giáo điều, rập khuôn như chiếc máy

- Tính cách kì quái thể hiện trong cách ngủ, mối quan hệ với đồng nghiệp, bạn bè...

→ Nhân vật cô độc, luôn lo lắng, sợ hãi, sợ tất cả mọi thứ, hèn nhát, cô độc, giáo điều

- Điều này ảnh hưởng mạnh mẽ tới tinh thần, lối sống của mọi người

Đây là nhân vật điển hình cho xã hội, là hiện tượng đang tồn tại trong bộ phận trí thức Nga cuối thể kỉ XIX, đang phát triển mạnh trên con đường tư bản hóa nước Nga cuối thế kỉ XIX

NG
7 tháng 10 2023

Đoạn 2 miêu tả vẻ đẹp bình dị trong đời sống của người dân qua những hình ảnh: nắng phố huyện vàng hoe, những em bé quần áo sặc sỡ đang chơi đùa trước cửa hàng, hoàng hôn, áp phiên của phiên chợ thị trấn.

5 tháng 4 2018

Trí tưởng tượng phong phú và kì diệu của nhân dân ta đã sáng tạo nên những truyện cổ tích óng ánh, muôn sắc màu, vừa lấp lánh vẻ đẹp kì ảo, vừa giàu tính nhân văn Việt Nam, vừa có khả năng bồi đắp nên những tư tưởng tình cảm và ước mơ cao đẹp cho con người. Thạch Sanh là một trong những sáng tác ấy.

Thạch Sanh là truyện cổ tích tiêu biểu về nhiều phương diện.

Thứ nhất, về bố cục và kết cấu. Truyện có một bố cục tương đối hoàn chỉnh: có sự ra đời, lớn lên và hình thành tài năng của nhân vật đại diện cho công lí và chính nghĩa; có những chặng đường phiêu lưu để thử thách và rèn luyện tài năng và phẩm chất của nhân vật, có kết thúc có hậu. Truyện Thạch Sanh mang hình thức kết cấu phô biến của truyện cổ tích kết cấu song tuyến. Hơn nữa, đây là kết cấu đặc trưng của nhóm truyện cổ tích thần kì.

Hai tuyến nhân vật chính diện và phản diện trong truyện bao gồm có cả con người và lực lượng siêu nhiên, thần kì.

Ở tuyến nhân vật chính diện có: Thạch Sanh, vua, công chúa, thái tử con vua Thuỷ Tề, ngọc Hoàng và vị thiên sứ, chiếc đàn thần và niêu cơm thần.

Ở tuyến nhân vật phản diện có: Mẹ con Lí Thông, trăn tinh, đại bàng.

Những thử thách đặt ra cho nhân vật chính diện cũng được, sắp xếp theo hình thức thăng tiến: thử thách sau ngày một khó khăn, phức tạp hơn thử thách trước. Do vậy mà chiến công, tài trí và phẩm chất của chàng dũng sĩ Thạch Sanh ngày càng được tô đậm.

Cũng về kết cấu phải kể đến một số mô típ quen thuộc của cổ tích như tiếng đàn thần kì và niêu cơm thần kì. Đây vừa là vũ khí của Thạch Sanh vừa là tấm lòng và tình cảm của chàng.

Thứ hai, về xây dựng nhân vật. Nhân vật Thạch Sanh mang trong mình đầy đủ những đặc điểm và phẩm chất cần thiết của nhân vật cổ tích. Ở chàng hội tụ đầy đủ những đặc điểm của con người bình thường và những nét khác thường chỉ có ở nhân vật cổ tích. Thạch Sanh không phải ai xa lạ, chàng là con của một gia đình nông dân lao động nghèo và tốt bụng. Chính gia đình là cái nôi đã nuôi dưỡng phẩm chất thật thà, chất phác và nhân hậu nơi chàng. Cuộc đời chàng từ lúc sinh ra, đến khi trưởng thành, là cuộc sống kiếm củi nghèo khổ và lương thiện. Thạch Sanh chính là hình ảnh, bóng dáng của nhân dân lao động.

Tuy nhiên, để tô đậm vẻ đẹp của nhân vật lí tưởng và làm tăng tính hấp dẫn cho câu chuyện, tác giả dân gian đã khoác cho Thạch Sanh chiếc áo kì ảo của cô tích. Tức là điểm tô cho nhân vật những cái khác thường. Sự kì lạ về nguồn gốc xuất thân (Thạch Sanh ra đời là do Ngọc Hoàng sai thái tử xuống đầu thai làm con hai vợ chồng ông lão tiều phu); kì lạ về sự ra đời (bà mẹ mang thai trong nhiều năm mới sinh ra Thạch Sanh), kì lạ về tài trí (được thiên thần dạy cho đủ các môn võ nghệ và phép thần thông). Khoác cho nhân vật chiếc áo mờ ảo về nguồn gốc, sự ra đời và tài trí, nhân dân mong muốn Thạch Sanh sẽ lập được nhiều chiến công thần kì, vung lưỡi rìu của mình lên để quét sạch cái xấu, cái ác trong xã hội, lập lại công lí và công bằng cho người lương thiện.

Cũng như mọi nhân vật lí tưởng trong cổ tích, Thạch Sanh cũng phải trải qua những chặng đường phiêu lưu, những thử thách đầy khó khăn, trắc trở.

Lần một: Bị mẹ con Lí Thông lừa đi canh miếu thờ, thế mạng, diệt trăn tinh

Lần hai: Xuống hang diệt đại bàng cứu công chúa, bị Lí Thông lấp cửa hang.

Lần ba: Bị hồn trăn tinh và đại bàng báo thù, bị bắt hạ ngục.

Lần bốn: Sau khi kết hôn với công chúa, phải đối phó với quân của mười tám nước chư hầu hội binh kéo sang đánh.

Đặt nhân vật vào nhửng tình huống như vậy, tác giả dân gian một mặt muốn thử thách chàng, một mặt muốn khẳng định tài năng và phẩm chất của chàng.

Và quả thực, qua những thử thách, Thạch Sanh đã bộc lộ được những phẩm chất hết sức quý báu. Chàng vẫn giữ nguyên được sự thật thà, chất phát, nhân hậu vốn có, bộc lộ được tài năng và tôi luyện thêm sự dũng cảm, lòng yêu chuộng hoà bình.

Không chỉ đặt nhân vật Thạch Sanh trong những tình huống thử thách, tác giả dân gian còn đặt Thạch Sanh trong thể đối lập với nhân vật phản diện Lí Thông về tính cách, hành động. Thạch Sanh càng thật thà bao nhiêu thì Lí Thông càng xảo trá bấy nhiêu, Thạch Sanh càng vị tha bao nhiêu thì Lí Thông càng ích kỉ bấy nhiêu, Thạch Sanh càng nhân hậu bao nhiêu thì Lá Thông càng độc ác bấy nhiêu. Sự đối lập giữa Thạch Sanh với Lí Thông là sự đối lập giữa thiện và ác, chính nghĩa và phi nghĩa.

Nhân vật Thạch Sanh được đặt trong thế đối lập với Lí Thông và trong thế tương quan với các nhân vật chính diện khác, đặc biệt là với những lực lượng thần kì như thiên thần, vua Thuỷ Tề. Nhờ có sự giúp đỡ của họ mà Thạch Sanh đã chiến thắng cái thế lực hung ác, vạch mặt được kẻ vong ân bội nghĩa.

Thứ ba, về mặt ý nghĩa của truyện. Thạch Sanh là một truyện cổ tích chứa đựng nhiều ý nghĩa. Từ câu chuyện chàng dũng sĩ diệt chằn tinh, diệt đại bàng cứu người bị hại, vạch mặt kẻ vong ân bội nghĩa, chống quân xâm lược, truyện đã thể hiện ước mơ và niềm tin của nhân dân ta về đạo đức, công lí xã hội, lí tưởng nhân đạo, lòng yêu chuộng hoà bình, ước mơ và chân lí về sự chiến thắng của cái thiện đối với cái ác.

Với những đặc điểm như trên, có thể khẳng định rằng; Thạch Sanh là một trong những truyện cổ tích tiêu biểu nhất và hấp dẫn nhất của kho tàng cổ tích Việt Nam, làm xúc động và say mê nhiều thế hệ bạn đọc.


 

Có lẽ ai đã đọc truyện đều nhớ đến cây đàn và niêu cơm đất thần kì. Nó đã trở thành biểu tượng gắn với hình ảnh Thạch Sanh. Mỗi lần đọc xong truyện “Thạch Sanh”, gấp sách lại, em có cảm giác như nhân vật đang bước ra từ câu chuyện, gần gũi và chân thật. Đó là một chú Thạch Sanh cao lớn, vạm vỡ với những bắp tay cuồn cuộn. Thân hình cân đối, cường tráng càng làm tăng thêm vẻ đẹp. Thạch Sanh đóng một cái khố, trên đầu quấn một chiếc khăn nâu, vai đeo cung tên... đi từ trong rừng ra với những bó củi to trông như lực sĩ của rừng xanh.
 
Chú Thạch Sanh mồ côi cha mẹ từ thuở nhỏ. Thạch Sanh không phải là con người bình thường mà là thái tử, con Ngọc Hoàng xuống đầu thai làm con của một đôi vợ chồng già ở Cao Bình. Nguồn gốc cao quí và khác thường ấy như điềm báo cho ta biết cuộc đời Thạch Sanh sẽ không phẳng lặng mà gặp nhiều thử thách, chông gai. Thạch Sanh là một chàng trai tốt bụng, chăm chỉ và tài giỏi. Thạch Sanh thật thà lắm nên bao lần bị Lí Thông lừa mà không hề hay biết. Ở cạnh Lí Thông gian xảo, chú đã sống chân thật hết mình, giúp hắn biết bao việc. Không chỉ có vậy, lúc nào chú cũng sẵn lòng giúp đỡ người khác khi hoạn nạn, chẳng từ nan. Thạch Sanh đã giết được chằng tinh không chỉ cứu được mẹ con Lí Thông mà còn giúp được dân làng thoát khỏi nanh vuốt độc ác của đại bàng khổng lồ … và hơn cả, Thạch Sanh đã đánh thắng được quân mười tám nước chư hầu bằng trí thông minh của mình mà không tốn một hòn tên mũi đạn. Những chiến công oai hùng đó của chú Thạch Sanh thật đáng ngưỡng mộ.
 
Trải qua nhiều khó khăn, Thạch Sanh càng thể hiện được bản lĩnh, tài năng của mình. Chấp nhận đi canh miếu thờ, rồi gặp chằn tinh chú sẵn sàng chiến đấu mà không hề run sợ, thấy đại bàng bắt công chúa, Thạch Sanh dũng cảm lần theo dấu vết rồi xin xuống hang đánh đại bàng giải cứu. Khi bị vu oan tội ăn cắp của cải nhà vua và bị bắt vào ngục tối, Thạch Sanh mang cây đàn ra đánh, tiếng đàn đã đến được với công chúa, chú tự giải cứu được chính mình. Thử thách mười tám nước chư hầu đã thể hiện rõ nhất tài năng cũng như tấm lòng nhân ái của chàng dũng sĩ. Niêu cơm thần kì đã giúp Thạch Sanh làm cho các binh lính tâm phục khẩu phục mà rút về. Trong niềm vui hân hoan chiến thắng ta càng thấy Thạch Sanh đẹp hơn bao giờ hết, vẻ đẹp hài hoà giữa ngoại hình với tâm hồn và tài năng.
 
Anh hùng Thạch Sanh mãi là người dùng sĩ của các bạn nhỏ các thế hệ từ xưa cho đến mãi về sau. Dù đọc bao câu chuyện cổ tích khác nhưng hình ảnh chú Thạch Sanh vẫn mãi đọng lại trong tâm trí mọi người.

12 tháng 5 2019

Hình ảnh đoàn tàu đêm xuất hiện trong sự chờ đợi háo hức của chị em Liên:

+ Liên “buồn ngủ ríu cả mắt” vẫn cố chờ chuyến tàu đêm, An dặn chị gọi dậy khi có đoàn tàu đi qua

+ Hai chị em cố thức không phải để bán hàng mà “muốn được nhìn chuyến tàu”

+ Con tàu với chị em Liên chính là thế giới khác

- Tác giả tập trung miêu tả tỉ mỉ, kỹ lưỡng theo trình tự thời gian, tâm trạng chờ mong của nhân vật Liên và An

- Ý nghĩa của chuyến tàu đêm đối với người dân phố huyện nghèo khổ:

+ Biểu tượng của sự sống mạnh mẽ, giàu sang, rực rỡ ánh sáng

+ Chuyến tàu gợi nhớ kỉ niệm đẹp đẽ, no đủ của chị em Liên khi thầy chưa mất việc

+ Người dân phố huyện chấm dứt hoạt động khi chuyến tàu đêm đi qua

⇒ Thông qua tâm trạng đợi tàu của Liên tác giả muốn lay tỉnh những con người đang sống nhàm chán, quẩn quanh