K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

15 tháng 10 2019

Lời giải: 

Câu chuyện nói lên tình cảm tha thiết gắn bó của các nhân vật trong câu chuyện với quê hương, với người thân qua giọng nói quê hương yêu dấu.

12 tháng 6 2017

 - Bạn Huỳnh Duy Tài chẳng may bị liệt hai chân từ nhỏ. Khi lên lớp 6 gia đình Tài gặp nhiều khó khăn nên nhiều buổi học bố mẹ Tài đưa con đến lớp trễ giờ và phải đợi người đón muộn.

   - Tài đã được Nha cũng, chở đi học dù ngày mưa hay nắng.

   - Nhờ có sự giúp đỡ của Nha, Tài có thể đến lớp học tập đầy đủ, giành được danh hiệu học sinh tiên tiến và được khen thưởng từ nhà trường, Hội khuyến học.

   - Tình bạn của Nha và Tài là một tình bạn đẹp, nó được xuất phát từ sự cảm thông sâu sắc, không hề vụ lợi.

   - Trong cuộc sống có rất nhiều câu chuyện về tình bạn đẹp như vậy: cõng bạn bị tật để đi học, giúp đỡ kèm cặp bạn học kém, …

Phân tích câu tục ngữ Lá lành đùm lá rách 2Dân tộc Việt Nam với lịch sử bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước, trong suốt chiều dài lịch sử ấy có những truyền thống tốt đẹp được lưu truyền từ đời này qua đời khác. Một trong số đó là truyền thống yêu thương con người tinh thần tương thân tương ái được thể hiện qua câu tục ngữ: "Lá lành đùm lá rách".Như đã nói ở trên,...
Đọc tiếp

Phân tích câu tục ngữ Lá lành đùm lá rách 2

Dân tộc Việt Nam với lịch sử bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước, trong suốt chiều dài lịch sử ấy có những truyền thống tốt đẹp được lưu truyền từ đời này qua đời khác. Một trong số đó là truyền thống yêu thương con người tinh thần tương thân tương ái được thể hiện qua câu tục ngữ: "Lá lành đùm lá rách".

Như đã nói ở trên, truyền thống yêu thương con người, tinh thần tương thân tương ái, giúp đỡ lẫn nhau lúc khó khăn là một trong những truyền thống lâu đời nhất của dân tộc ta.

Về câu tục ngữ, câu này có hai lớp nghĩa, xét về lớp nghĩa đen là lớp nghĩa mà ta có thể thấy nó hiện ngay trong từng chữ mà chúng ta không cần phải suy luận gì. Lớp nghĩa này có thể hiểu là trong một cây, những chiếc lá lành có thể "che chở" cho những chiếc lá rách nát không lành lặn để cùng nhau vượt qua một trận mưa bão mà chiếc lá rách kia không bị rụng xuống. Từ lớp nghĩa đen này, ta có thể suy ra lớp nghĩa bóng của câu tục ngữ – là lớp nghĩa không hiển thị trực tiếp và người đọc phải tự suy luận ra dựa trên lớp nghĩa đen. Với câu tục ngữ này ta có thể hiểu nghĩa bóng của nó là nói về tình yêu thương, tinh thần tương thân tương ái giúp đỡ nhau lúc gặp khó khăn, hoạn nạn. Những người giàu thì giúp đỡ người nghèo, người đầy đủ thì giúp đỡ người túng thiếu. Cũng có rất nhiều câu ca dao, tục ngữ nói về tinh thần này như câu: "Bầu ơi thương lấy bí cùng/ Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn", hay "Nhiễu điều phủ lấy giá gương/ Người trong một nước phải thương nhau cùng".

Câu tục ngữ đã trở thành một lối sống cao đẹp của nhân dân ta từ xưa đến nay và luôn được gìn giữ, phát huy qua từng thế hệ. Điều này được thể hiện qua những hành động thiết thực và ý nghĩa như chương trình "Vì người nghèo", "Lục lạc vàng", "Vượt lên chính mình" với nội dung đều là giúp đỡ những người nghèo vượt qua khó khăn, thử thách.

Trường em cũng có rất nhiều hoạt động với nội dung này như là khuyên góp quần áo, sách vở ủng hộ những bạn có hoàn cảnh khó khăn ở những vùng dân tộc khó khăn hay vùng sâu vùng xa. Mỗi dịp Tết đến xuân về thì học sinh trong trường và các thầy cô góp tiền để mua quà Tết cho những bạn thuộc diện khó khăn của trường. Đây đều là những hành động nhỏ nhưng rất thiết thực, giúp đỡ một phần nào khích lệ động viên tinh thần giúp họ vững tin hơn trong cuộc sống.

Câu tục ngữ có ý nghĩa rất sâu sắc, đó là tinh thần tương trợ giúp đỡ lẫn nhau khi gặp khó khăn hoạn nạn, đây là một truyền thống tốt đẹp cần được gìn giữ và phát huy.

0
Dân tộc Việt Nam với lịch sử bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước, trong suốt chiều dài lịch sử ấy có những truyền thống tốt đẹp được lưu truyền từ đời này qua đời khác. Một trong số đó là truyền thống yêu thương con người tinh thần tương thân tương ái được thể hiện qua câu tục ngữ: "Lá lành đùm lá rách".Như đã nói ở trên, truyền thống yêu thương con người, tinh thần...
Đọc tiếp

Dân tộc Việt Nam với lịch sử bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước, trong suốt chiều dài lịch sử ấy có những truyền thống tốt đẹp được lưu truyền từ đời này qua đời khác. Một trong số đó là truyền thống yêu thương con người tinh thần tương thân tương ái được thể hiện qua câu tục ngữ: "Lá lành đùm lá rách".

Như đã nói ở trên, truyền thống yêu thương con người, tinh thần tương thân tương ái, giúp đỡ lẫn nhau lúc khó khăn là một trong những truyền thống lâu đời nhất của dân tộc ta.

Về câu tục ngữ, câu này có hai lớp nghĩa, xét về lớp nghĩa đen là lớp nghĩa mà ta có thể thấy nó hiện ngay trong từng chữ mà chúng ta không cần phải suy luận gì. Lớp nghĩa này có thể hiểu là trong một cây, những chiếc lá lành có thể "che chở" cho những chiếc lá rách nát không lành lặn để cùng nhau vượt qua một trận mưa bão mà chiếc lá rách kia không bị rụng xuống. Từ lớp nghĩa đen này, ta có thể suy ra lớp nghĩa bóng của câu tục ngữ – là lớp nghĩa không hiển thị trực tiếp và người đọc phải tự suy luận ra dựa trên lớp nghĩa đen. Với câu tục ngữ này ta có thể hiểu nghĩa bóng của nó là nói về tình yêu thương, tinh thần tương thân tương ái giúp đỡ nhau lúc gặp khó khăn, hoạn nạn. Những người giàu thì giúp đỡ người nghèo, người đầy đủ thì giúp đỡ người túng thiếu. Cũng có rất nhiều câu ca dao, tục ngữ nói về tinh thần này như câu: "Bầu ơi thương lấy bí cùng/ Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn", hay "Nhiễu điều phủ lấy giá gương/ Người trong một nước phải thương nhau cùng".

Câu tục ngữ đã trở thành một lối sống cao đẹp của nhân dân ta từ xưa đến nay và luôn được gìn giữ, phát huy qua từng thế hệ. Điều này được thể hiện qua những hành động thiết thực và ý nghĩa như chương trình "Vì người nghèo", "Lục lạc vàng", "Vượt lên chính mình" với nội dung đều là giúp đỡ những người nghèo vượt qua khó khăn, thử thách.

Trường em cũng có rất nhiều hoạt động với nội dung này như là khuyên góp quần áo, sách vở ủng hộ những bạn có hoàn cảnh khó khăn ở những vùng dân tộc khó khăn hay vùng sâu vùng xa. Mỗi dịp Tết đến xuân về thì học sinh trong trường và các thầy cô góp tiền để mua quà Tết cho những bạn thuộc diện khó khăn của trường. Đây đều là những hành động nhỏ nhưng rất thiết thực, giúp đỡ một phần nào khích lệ động viên tinh thần giúp họ vững tin hơn trong cuộc sống.

Câu tục ngữ có ý nghĩa rất sâu sắc, đó là tinh thần tương trợ giúp đỡ lẫn nhau khi gặp khó khăn hoạn nạn, đây là một truyền thống tốt đẹp cần được gìn giữ và phát huy.

1
14 tháng 6 2021

Đề bài là gì vậy chị?????????

gắn bó với quê hương là tình cảm tự nhiên 

tui hc r 

12 tháng 10 2021

cái phần môn mình nhầm phải là tiếng việt

Câu 4. Lòng yêu thương con người là gì Tình cảm giữa con người với con người, là sự đồng cảm, thấu hiểu, sẻ chia, giúp đỡ nhau,… Câu 5. Giản dị là gì?  Câu 6. Nội dung nào sau đây nói lên ý nghĩa của trung thực đối với đời sống xã hội?  Câu 7. Câu tục ngữ, ca dao nào sau đây thể hiện tính trung thực?    Câu 8. Trên đường đi học về em thấy có vụ tai nạn giao thông trong đó có 1 bé bị thương nặng, 2...
Đọc tiếp

Câu 4. Lòng yêu thương con người là gì

 

Tình cảm giữa con người với con người, là sự đồng cảm, thấu hiểu, sẻ chia, giúp đỡ nhau,…

 

Câu 5. Giản dị là gì?

 

 

Câu 6. Nội dung nào sau đây nói lên ý nghĩa của trung thực đối với đời sống xã hội?

 

 

Câu 7. Câu tục ngữ, ca dao nào sau đây thể hiện tính trung thực?

 

 

 

Câu 8. Trên đường đi học về em thấy có vụ tai nạn giao thông trong đó có 1 bé bị thương nặng, 2 người thương nhẹ. Tuy nhiên con đường rất vắng vẻ, xe của 2 người va chạm vào nhau đều đã bị hỏng không đi được. Trong tình huống này em sẽ làm gì?

 

 

 

Câu 9. Tục ngữ có câu: Mùng 1 Tết cha, mùng 2 Tết mẹ, mùng 3 Tết thầy. Mùng 3 tết thầy có nghĩa là gì?

 

 

 

Câu 10. Hành vi nào thể hiện tính tự trọng?

 

Câu 11. Hành vi nào không biểu hiện tính tự trọng ?

 

Câu 12. Người tự trọng là gì?

 

Câu 13. Câu tục ngữ nào dưới đây nói về sự đoàn kết?

 

 

Câu 14. Luôn tôn trọng sự thật, tôn trọng chân lí, lẽ phải; sống ngay thẳng, thật thà và dũng cảm nhận lỗi khi mình mắc khuyết điểm thể hiện phẩm chất đạo đức nào?

 

 

Câu 15. Tìm từ đúng điền vào chỗ trống: “…… không có nghĩa là qua loa, đại khái, cẩu thả, tùy tiện trong nếp sống, nếp nghĩ, nói năng cụt ngủn, trống không tâm hồn nghèo nàn, trống rỗng”.

 

0
Câu 1 : Đi đường của Hồ Chí Minh là bài thơ giàu chất trí tuệ mang tính triết lí . Bằng hiểu biết của em về bài thơ hãy làm sáng tỏ nhận định trên.Câu 2 :" Đọc bài thơ , ta thấy rõ tình yêu thiên nhiên, tinh thần  lạc quan cách mạng của người chiến sĩ cộng sản trong hoàn cảnh gian khổ ngay cả nơi tù ngục cực khổ tối tăm ". Dựa vào hiểu biết của em về bài thơ Ngắm trăng và Tức...
Đọc tiếp

Câu 1 : Đi đường của Hồ Chí Minh là bài thơ giàu chất trí tuệ mang tính triết lí . Bằng hiểu biết của em về bài thơ hãy làm sáng tỏ nhận định trên.

Câu 2 :" Đọc bài thơ , ta thấy rõ tình yêu thiên nhiên, tinh thần  lạc quan cách mạng của người chiến sĩ cộng sản trong hoàn cảnh gian khổ ngay cả nơi tù ngục cực khổ tối tăm ". Dựa vào hiểu biết của em về bài thơ Ngắm trăng và Tức cảnh Pác Bó của chủ tịch HCM em hãy làm sáng tỏ nhận định trên.

Câu 3 : Niềm khao khát tự do của nhân vật trữ tình qua 2 bài thơ Nhớ rừng ( Thế Lữ ), Khi con tu hú ( Tố Hữu).

Câu 4 : Bài thơ quê hương của Tế hanh là bức tranh quê với đường nét tươi tắn khỏe khoắn được họa lên từ tình cảm đậm đà , trong sáng của tuổi hoa  niên dành cko quê hương mình. em hãy làm sáng tỏ nội dung trên . Từ đó liên hệ tình cảm mình với quê hương.

Câu 5 : Hãy trình bày ý kiến của em về câu nói của Go-rơ-ki :" Hãy yêu sách vì nó là nguồn kiến thức . Chỉ có kiến thức mới là con đường sống" .

 

3
7 tháng 2 2017

Mở bài
(Đây chỉ là một cách)
- Nửa đầu thế kỉ XX, đất nước ta rơi vào ách đô hộ của thực dân Pháp => nhiều bài thơ hay về tự do, về tinh thần đấu tranh ra đời, trong đó có Nhớ rừng của Thế Lữ và Khi con tu hú của Tố Hữu.
- Nhận xét về hai bài thơ này, có ý kiến cho rằng: “Cả hai bài thơ đều thể hiện lòng yêu nước và niềm khát khao tự do cháy bỏng của tầng lớp thanh niên trí thức. Tuy nhiên, thái độ đấu tranh cho tự do ở mỗi bài thơ lại hoàn toàn khác nhau”.
2. Thân bài
2.1. Hai bài thơ này đều thể hiện lòng yêu nước và khao khát tự do của tầng lớp thanh niên trí thức.
a. Bài thơ “Nhớ rừng”
- Nhớ rừng mượn lời con hổ trong vườn bách thú để gián tiếp thể hiện một cách kín đáo lòng yêu nước và khao khát tự do của thanh niên trí thức nói riêng và nhân dân Việt Nam nói chung thời kì đó.
+ Con hổ buồn bã, uất hận vì hiện tại tù túng, tầm thường, mất tự do.
Đối lập với tư thế là chúa sơn lâm, đầy oai hùng, kiêu hãnh, được vạn vật nể sợ.
+ Con hổ “nhớ rừng” – nhớ “cảnh nước non hùng vĩ” - ngôi nhà thân yêu, bao la và tự do mà nó được làm chủ; nhớ thời oanh liệt, huy hoàng của nó ở nơi ấy.
Vì thế, con hổ khát khao trở về, khát khao được tự do => nó gửi mình theo “giấc mộng ngàn to lớn// Để hồn ta được phảng phất gần ngươi// Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi!”
Liên hệ, bài thơ ra đời năm 1936, hoàn cảnh đất nước ta bấy giờ, chịu đô hộ, mất tự do => nỗi lòng của người dân mất nước: yêu nước, uất hận, khao khát tự do.
KL: Qua việc thể hiện tâm sự, nỗi lòng của con hổ trong vườn bách thú, tác giả kín đáo bộc lộ tình yêu nước thiết tha của một thanh niên trí thức. Đồng thời, ta cũng thấy được sự uất hận, khao khát vươn tới cuộc sống tự do của toàn dân tộc.
b. Bài thơ “Khi con tu hú”
- Bài thơ sáng tác năm 1939, khi nhà thơ đang bị giam ở nhà lao Thừa Thiên. Khi con tu hú là lời bộc lộ tâm trạng mãnh liệt, sôi nổi của người chiến sĩ bị tù đày. Hoàn cảnh này cũng giống như con hổ trong vườn bách thú, bị tước mất tự do.
- Tình yêu nước và khao khát tự do của người chiến sĩ thể hiện qua:
+ Cảnh thiên nhiên: người chiến sĩ tinh tế và thiết tha với cuộc sống tự do bên ngoài mới có thể vẽ nên bức tranh đẹp và có sống động như vậy. Cuộc sống ấy tươi đẹp và bình dị vô cùng, nó gắn bó với tất cả con người Việt Nam.
“Khi con tu hú gọi bầy
Lúa chiêm đương chín, trái cây ngọt dần
Vườn râm dậy tiếng ve ngân
Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào
Trời xanh càng rộng càng cao
Đôi con diều sáo lộn nhào tầng không”
+ Khát khao tự do: nhân vật trữ tình muốn bung phá, phản kháng lại sự tù túng, chật hẹp của hoàn cảnh. Khát vọng ấy mạnh mẽ, quyết liệt vô cùng (hành động “đạp tan phòng”).
“Ta nghe hè dậy bên lòng,
Mà chân muốn đạp tan phòng hè ôi.
Ngột làm sao, chết uất thôi,
Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu”
+ Tố Hữu là nhà thơ chiến sĩ _ thơ ông là thứ thơ trữ tình - chính trị độc đáo. Do đó, nổi lên trong bài thơ này, ta thấy tình yêu đất nước tha thiết và khát khao tự do cháy bỏng của một chiến sĩ cách mạng.
2.2. Sự khác nhau trong thái độ đấu tranh cho tự do ở hai bài thơ
Hai bài thơ đều thể hiện lòng yêu nước và nhất là khát vọng tự do cháy bỏng, nhưng thái độ đấu tranh cho tự do lại hoàn toàn khác nhau.
* Nhớ rừng: con hổ bi quan, buồn bã trước hoàn cảnh tù đày, giải thoát bằng hoài niệm và mơ ước.
- “Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt
Ta nằm dài trông ngày tháng dần qua …”
= > Thái độ chán nản, tuy đầy uất hận nhưng lại bế tắc, buông xuôi trước hoàn cảnh đó. Nó “nằm dài” trong cũi sắt để gặm nhấm “khối căm hờn” đã hóa đá trong lòng.
- Đối mặt với hoàn cảnh ấy, con hổ gửi hồn tìm về quá khứ oai hùng để nhớ tiếc, và nương theo giấc mộng để hồn được phảng phất gần cảnh nước non hùng vĩ xa xôi đó = > cách giải quyết theo tinh thần lãng mạn.
+ “Ta sống mãi trong tình thương nỗi nhớ
Thủa tung hoành hống hách những ngày xưa”
+ “Có biết chăng trong những ngày ngao ngán,
Ta đương theo giấc mộng ngàn to lớn
Để hồn ta phảng phất được gần ngươi,
- Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi!”
* Khi con tu hú: Thái độ quyết liệt, mạnh mẽ, không chịu buông xuôi trước hoàn cảnh. Tình yêu nước và khát khao tự do đã thôi thúc nhân vật trữ tình hành động, đấu tranh để giành lấy tự do.
+ Khổ cuối dồn nén tâm trạng của nhân vật trư tình:
“Ta nghe hè dậy bên lòng
Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi!
Ngột làm sao, chết uất thôi
Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu”
= > Tiếng chim tu hú trở thành tiếng kèn xung trận, hồi trống giục giã tâm hồn con người. Người chiến sĩ khát khao hành động, muốn “đạp tan phòng”, phá vỡ sự giam hãm kia, ra ngoài để bảo vệ sự yên bình, tự do của dân tộc.
+ Cảnh thiên nhiên: bắp ngô, trái cây ngọt chín, tiếng chim tu hú, chim chóc, …
= > hiện thân của cuộc sống tự do mà yên bình, hạnh phúc. Đó là cuộc sống mà nguời chiến sĩ muốn bảo vệ. Dù hoàn cảnh hiện tại là đau khổ, tù đày nhưng không hề khiến anh buồn bã, chán nản, mà nó chỉ càng hun đúc thêm tinh thần chiến đấu sắt thép của anh.
• Lí giải nguyên nhân khác nhau:
+ Thế Lữ là một nhà thơ lãng mạn của trong phong trào Thơ mới 32- 45. Các nhà thơ mới với cái tôi cá nhân còn non trẻ, trước hiện thực nô lệ của nước nhà, họ đi sâu mãi vào cái bản thể, vào thế giới nội tâm để trốn tránh thực tại. Người thoát lên tiên cảnh, người tìm về quá vãng, hay say đắm trong tình yêu, …
Thế Lữ cũng không nằm ngoài xu hướng chung ấy. Với Nhớ rừng, ông không giống nói trực tiếp tâm tư, tình cảm của mình như Tố Hữu mà phải gián tiếp qua lời con hổ trong vườn bách thú. Trước hiện thực phũ phàng, cách giải quyết của ông theo khuynh hướng lãng mạn: là tìm quá khứ và mơ mộng.
+ Tố Hữu: là nhà thơ cách mạng. Vì thế, thơ ông là tiếng nói lạc quan, đậm tính sử thi. Bài thơ Khi con tu hú được sáng tác khi nhà thơ đang trong cảnh tù đầy, nhưng nó không làm bài thơ mang vẻ u sầu, tuyệt vọng. Ngời sáng lên vẫn là tinh thần lạc quan cách mạng, là khát khao tự do cháy bỏng và gắn liền với nó là khát khao hành động để giành lấy tự do:
“Ta nghe hè dậy bên lòng
Mà chân muốn đạp tan phòng hè ôi”
3. KẾT BÀI
- Khẳng định đây là hai bài thơ hay, thể hiện tinh thần yêu nước của một thế hệ thanh niên trí thức hồi bấy giờ.
- Sự khác nhau trong thái độ tranh đấu cho tự do của tác phẩm góp phần làm nên nét riêng của thơ lãng mạn và thơ cách mạng; đồng thời cho chúng ta thấy phần nào phong cách riêng biệt của mỗi nhà thơ.

22 tháng 9 2016

hỏi từng câu 1 thôi pn ei

TỪ câu chuyện "Cô bé bán diêm" hãy viết 1 đoạn văn diễn dịch nêu cảm nghĩ về giá trị của sự đồng cảm, sẻ chia trong cuộc sống. *Gợi ý -Câu chủ đề(câu chuyện cô bé bán diêm nhà văn An-đéc-xen đã để lại cho tôi những suy ngẫm về giá trị sự đồng cảm dẻ chia trong cuộc sống) -Giải thích +Đồng cảm: sự thấu hiểu, quan tâm và chia sẻ người khác -Sẻ chia: san sẻ những gì mình...
Đọc tiếp
TỪ câu chuyện "Cô bé bán diêm" hãy viết 1 đoạn văn diễn dịch nêu cảm nghĩ về giá trị của sự đồng cảm, sẻ chia trong cuộc sống. *Gợi ý -Câu chủ đề(câu chuyện cô bé bán diêm nhà văn An-đéc-xen đã để lại cho tôi những suy ngẫm về giá trị sự đồng cảm dẻ chia trong cuộc sống) -Giải thích +Đồng cảm: sự thấu hiểu, quan tâm và chia sẻ người khác -Sẻ chia: san sẻ những gì mình có, sẵn sàng giúp đỡ khi họ gặp khó khăn.... -Biểu hiện sự đồng cảm, sẻ chia đc thể hiện qua các mối quan hệ: +giữa người với người +____ các thành viên trong gđ +Qua các việc làm, hđ cụ thể •Quyên góp, ủng hộ •lắng nghe, thấu hiểu, thể hiện tình cảm với những người gặp khó khăn • Chung tay góp sức làm những việc có ích •....... -ý nghĩa đồng cảm, sẻ chia +những người gặp khó cảm thấy an ủi quan tâm... +Người biết đồng cảm sẽ nhẹ nhàng, thanh thản và sống tốt hơn... -Liên hệ: đồng cảm, sẻ chia làm người gần người hơn, yêu thương nhau hơn...
0
31 tháng 7 2023

Tham khảo!

Quê hương có một vị trí quan trọng trong lòng mỗi người. Mỗi người dân Việt Nam đều có tình cảm thiêng liêng gắn bó với quê hương xứ sở của mình. Nhất la đối với những con người lao động - người nông dân, họ lại càng gắn bó mật thiết với nơi ấy.

Từ lúc cất tiếng khóc chào đời, rồi tuổi thơ đẹp đẽ, những công việc lao động, rồi cuộc sống gia đình, cho tới lúc chết họ đã sống gắn liền với làng quê. Tình cảm yêu quê hương đất nước là một truyền thống tốt đẹp và đáng quý của dân tộc Việt Nam. Cho dù có ở nơi xa nhưng mỗi người vẫn luôn nhớ về quê nhà của mình.

 

Quê hương như một người mẹ hiền ôm ta vào lòng và dành cho ta những gì tốt đẹp nhất. Quê mẹ là nơi ấp ủ tình yêu thương, nơi nuôi ta lớn, dạy dỗ, an ủi che chở cho ta. Quê hương - hai tiếng thân thương mỗi lần nghe thấy chúng ta không khỏi xúc động bồi hồi.

Tình yêu quê hương đã ăn sâu vào máu thịt, đi sâu vào lòng mỗi con người. Vì vậy nếu ai chưa nhận thức chưa có tình cảm gắn bó với xứ sở của mình thì hẳn họ chưa được coi là trưởng thành. Quê hương đi vào lòng con người một cách rất tự nhiên. Người ta có thể nhớ tới quê hương đất nước của mình chỉ qua một món ăn bình dị hay một địa danh đã gắn liền với những kỷ niệm đẹp…

(Sưu tầm)

11 tháng 6 2017

a, Quê em ở đâu ?

   Quê em ở quận 11 , Thành phố Hồ Chí Minh

b, Em yêu nhất cảnh vật gì ở quê hương ?

Quê em là một thành phố năng động , có nhiều công trình hiện đại và cây cối xanh tươi . Em yêu nhất là hàng cây xanh hai bên đường của thành phố mang tên Bác.

c, Cảnh vật đó có gì đáng nhớ ?

   Buổi sáng , đoàn người đông nghịt , xe cộ chen chúc nhau trên đường phố . Buổi tối , ánh đèn đường tỏa sáng khắp mọi nơi , bên cạnh những tòa nhà cao tầng hiện đại có những ánh đèn đa sắc màu làm nhộn nhịp cả một thành phố trẻ .

d, Tình cảm của em với quê hương như thế nào ?

Em tự hào vì phong cảnh của quê hương . Đi đâu xa , em cũng luôn nhớ về miền quê của mình.

Hạ Tri Chương là một trong những thi sĩ lớn thời Đường, ông còn là bạn vong niên với Lí Bạch. Ông đã để lại 2o bài thơ, trong đó bài thơ Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê là một trong số những bài thơ hay nổi tiếng viết về đề tài tình yêu quê hương đất nước. Bài thơ ngắn gọn nhưng đã thể hiện khá rõ tình cảm tha thiết, nỗi lòng của một người con xa quê hương sau bao...
Đọc tiếp

Hạ Tri Chương là một trong những thi sĩ lớn thời Đường, ông còn là bạn vong niên với Lí Bạch. Ông đã để lại 2o bài thơ, trong đó bài thơ Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê là một trong số những bài thơ hay nổi tiếng viết về đề tài tình yêu quê hương đất nước. Bài thơ ngắn gọn nhưng đã thể hiện khá rõ tình cảm tha thiết, nỗi lòng của một người con xa quê hương sau bao nhiêu năm mới trở về:

Khi đi trẻ, lúc về già

Giọng quê vẫn thế, tóc đà khác bao.

Trẻ con nhìn lạ không chào

Hỏi rằng: Khách ở chốn nào lại chơi

( Thiếu tiểu li gia lão đại hồi,

Hương âm vổ cải mấn mao tồi.

Nhi đồng tương kiết bất tương thức

Tiếu vấn: Khách tòng hà xứ lai?)

Mỗi nhà thơ đều mang trong mình thứ tình quê thiêng liêng sâu nặng. Nhất là với những người xa quê, tình cảm ấy lại càng trở nên thiết tha, day dứt .

Ngay ở nhan đềbài thơ đã thể hiện cảm xúc dâng trào khi tác giả trở về với mảnh đất đã sinh ra mình .Trong những năm tháng xa quê nhưng trong trái tim ông vẫn luôn nhớ quê nhà - nơi đã nuôi dưỡng và làm nên con người ông bấy giờ

Khi đi trẻ, lúc về già

( Thiếu tiểu li gia lão đại hồi)

Câu thơ nói về một hoàn cảnh đối lập, đó là ngày Hạ Tri Chương ra đi và ngày trở về .Với hạ Tri chương , thời gian li biệt quê hương gia đình không chỉ 3 năm, 15 năm mà hơn một nửa thế kỉ. Có lẽ, cũng có thể hiểu được đó là một nỗi nhớ quê da diết dẫu cho cuộc sống của ông những ngày xa quê mà đầy đủ. Tình cảm gắn bó, tha thiết với que hương của tác giả đã thể hiện ở câu thơ tiếp theo:

Giọng quê vẫn thế, tóc đà khác bao

(Hương âm vổ cải mấn mao tồi.)

Xa quê đã mấy chục năm rồi nhưng tình cảm với quê hương trong lòng tác giả vẫn vẹn nguyên.Suốt một đời xa quê, khách li hương giờ đây mái tóc đã bạc phơ, tóc mai đã rụng, nhưng " giọng quê"( hương quê) vẫn không đổi thay để nhấn mạnh hình thức bên ngoài có bị thời gian và cuộc sống lau dài làm đổi thay nhiều nhưng bản chất của một con người yeu quê hương vần còn như xưa.

Trong cái biến đổi "mấn mao tồi" và cái không thể biến đổi 'hương âm vổ cải ", nhà thơ chân thành thổ lộ tấm lòng son sắt thủy chung , sự gắn bó thiết tha của khách li hương đối với nơi chôn rau căt rốn của mình .Đó là một sự kì diệu của tấm lòng đôn hậu dáng trân trọng ngợi ca.

Một con người yêu quê hương tha thiết như ông sẽ càng buồn hơn khi xa quê, nhớ quê khi trở về với biết bao lòng bồi hồi xúc động. Nhưng về đến nhà thì ông phải đối diện với một nghịch lí trong cuộc đời.

Trẻ con nhìn lạ không chào

Hỏi rằng : Khách ở xứ nào lại chơi?

(Nhi đồng tương kiết bất tương thức

Tiếu vấn: Khách tòng hà xứ lai?)

Kẻ đi xa, nay trở về thành người khác lạ. Trẻ con gặp mà không biết. Thời gian xa quê dài dằng dặc bao năm tháng...

mk ko bt nên viết như thế nào nữa mong các bạn giúp mình viết tiếp và nhận xét bài của mk với nha

0