K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

30 tháng 11 2018

Ban ngày, Mặt Trời truyền cho mỗi đơn vị diện tích mặt biển và đất những nhiệt lượng bằng nhau. Do nhiệt dung riêng của nước biển lớn hơn của đất nên ban ngày nước biển nóng lên chậm hơn và ít hơn đất liền. Ban đêm, cả mặt biển và đất liền tỏa nhiệt vào không gian nhưng mặt biển tỏa nhiệt chậm hơn và ít hơn đất liền. Vì vậy, nhiệt độ trong ngày ở các vùng ở gần biển ít thay đổi hơn các vùng nằm sâu trong đất liền.

18 tháng 5 2021

Các vùng ven biển khí hậu ôn hòa hơn các vùng sâu trong đất liền vì : 

Ban ngày, Mặt trời truyền cho mỗi đơn vị diện tích mặt biển và đất những nhiệt lượng bằng nhau. Do nhiệt dụng riêng của nước biển lớn hơn của đất nên ban ngày nước biển nóng lên chậm hơn và ít hơn đất liền. Ban đêm, cả mặt biển và đất liền đều tỏa nhiệt vào không gian nhưng mặt biển tỏa nhiệt chậm hơn và ít hơn đất liền. Vì vậy, nhiệt độ trong ngày ở các vùng gần biển ít thay đổi hơn ở các vùng nằm sâu trong đất liền.

 

24 tháng 9 2021

Chọn câu d

25 tháng 11 2021

bạn buồn quá nên tự trả lời luôn à

30 tháng 1 2017

- Cùng vĩ độ nhưng vùng ven biển của bán đảo Xcan – đi – na – vi có khí hậu ấm áp hơn và mưa nhiều hơn ở Ai – xơ – len là do ảnh hưởng của dòng biển nóng Bắc Đại Tây Dương.

- Nhiệt độ tháng giêng ở châu Âu: ấm áp nhất là ven biển Đại Tây Dương nhiệt độ +100C; càng về phía đông càng lạnh dần, giáp U – ran nhiệt độ hạ xuống – 20oC.

- Bốn kiểu khí hậu chính ở châu Âu xếp theo thứ tự từ lớn đến nhỏ là theo diện tích là: Khí hậu ôn đới lục địa, khí hậu ôn đới hải dương, khí hậu địa trung hải và khí hậu hàn đới

Đặc điểm nào sau đây không đúng về khí hậu và hải văn của biển Đông?

A. Biên độ nhiệt năm ở biển nhỏ hơn trên đất liền.

B. Các vùng biển ven bờ đều có chế độ nhật triều.

C. Lượng mưa trên biển thường ít hơn trên đất liền.

D. Gió hướng đông bắc chiếm ưu thế vào mùa đông.

12 tháng 5 2019

HƯỚNG DẪN

a) Vào mùa đông ở vùng khí hậu Nam Bộ khô nóng, còn ở vùng khí hậu Trung và Nam Bắc Bộ lạnh và có mưa phùn.

- Mùa đông ở Nam Bộ chịu tác động của gió Tín phong Bán cầu Bắc thổi từ cao áp chí tuyến Tây Thái Bình Dương đến; đây là khối khí khô, nóng và ổn định nên gây ra thời tiết khô nóng.

- Trung và Nam Bắc Bộ về mùa đông chịu tác động của gió mùa Đông Bắc thối từ áp cao phương Bắc về nên lạnh, sang nửa sau mùa đông gió này lệch về biển nên tăng độ ẩm và gây mưa phùn khi vào Bắc Bộ.

b) Mùa mưa ở Nam Bộ kéo dài hơn ở Bắc Bộ, trong mùa đông ở Bắc Bộ vẫn có những ngày nhiệt độ khá cao, nóng như mùa hạ:

- Mùa mưa ở Bắc Bộ và Nam Bộ trùng với thời gian hoạt động của gió mùa mùa hạ; do tác động kéo dài của gió mùa Tây Nam ở Nam Bộ nên mùa mưa ở đây kéo dài hơn ở Bắc Bộ.

- Mùa đông ở Bắc Bộ có gió mùa Đông Bắc thổi theo từng đợt gây lạnh. Giữa những đợt thổi của gió mùa Đông Bắc, Tín phong Bán cầu Bắc mạnh lên, làm nhiệt độ tăng khá cao

c) Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ có chế độ nhiệt ít biến động và không có mùa đông lạnh như ở hai miền địa lí tự nhiên khác.

- Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ vào khoảng thời gian từ tháng IX - IV chịu tác động của Tín phong Bán cầu Bắc từ cao áp chí tuyến Tây Thái Bình Dương thổi đến. Khối khí này khô, nóng, tương đối ổn định nên làm chế độ nhiệt ở đây ít biến động.

- Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ, miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ về mùa đông (từ tháng XI - IV) chịu tác động của gió mùa Đông Bắc từ cao áp phương Bắc tràn về nên lạnh và có nhiều biến động. Tín phong Bán cầu Bắc thổi từ cao áp chí tuyến Tây Thái Bình Dương cũng hoạt động mạnh lên ở hai miền này vào những lúc gió mùa Đông Bắc suy yếu, góp phần làm biến động chế độ nhiệt.

d) Tuy có mưa phùn vào mùa đông, nhưng lượng mưa trung bình năm của vùng khí hậu Đông Bắc Bắc Bộ vẫn nhỏ hơn ở vùng khí hậu Nam Bộ:

- Nam Bộ có lượng mưa lớn trong suốt cả các tháng về mùa mưa do chịu tác động mạnh của gió Tây Nam từ cao áp Bắc Ấn Độ Dương đến vào đầu hạ và gió mùa Tây Nam có nguồn gốc từ Bán cầu Nam lên vào giữa và cuối mùa hạ.

- Bắc Bộ vào đầu mùa hạ chỉ có mưa dông nhiệt, lượng mưa không lớn; đến khoảng tháng VIII lượng mưa mới lớn do tác động của dải hội tụ và gió mùa Đông Nam (gió mùa Tây Nam). Cuối mùa mưa, vào khoảng tháng X, những đợt gió mùa Đông Bắc tràn về sớm làm giảm lượng mưa.

15 tháng 2 2018

Ở vùng núi khí hậu và nhiệt độ thay đổi theo độ cao. Đặc điểm của sự thay đổi khí hậu theo độ cao, đó là càng lên cao nhiệt độ càng giảm, không khí càng loãng, áp suất càng giảm và càng lên cao lượng oxi trong không khí càng ít. Chọn: C.

8 tháng 12 2021

C. Ở vĩ độ cao có mùa đông rất lạnh và kéo dài, gần chí tuyến có mùa đông ấm áp.

6 tháng 10 2016

1.

- Khí hậu:

+ Càng lên cao không khí càng loãng dần, cứ lên cao l00 m nhiệt độ không khí lại giảm 0,6°C.

+ Từ trên độ cao khoảng 3000m ở đới ôn hoà và khoảng 5500 m ở đới nóng là nơi có băng tuyết phủ vĩnh viễn.

- Sinh vật:

+ Những sườn núi lớn gió ẩm thường có mưa nhiều, cây cối tốt tươi hơn so với sườn khuất gió hoặc đón gió lạnh.

+ Ở đới ôn hoà, trên những sườn núi đón ánh nắng, cây cối phát triển lên đến những độ cao lớn hơn phía sườn khuất nắng.
+ Trên các sườn núi có độ dốc lớn dễ xảy ra lũ quét, lở đất... khi mưa to kéo dài, đe doạ cuộc sống của người dân sống ờ các thung lũng phía dưới. Độ dốc lớn còn gây trở ngại cho việc đi lại và khai thác tài nguyên ở vùng núi.

6 tháng 10 2016

3. Vai trò của biển và đại dương.
- Là môi trường sống sinh vật biển 
- Là nơi cung cấp nhiều loại thủy – hải sản làm thực phẩm quan trọng cho con người , là nơi phát triển nghề nuôi trồng thủy sản .
- Là nơi cung cấp muối.
- Là nơi nghỉ ngơi , an dưỡng và du lịch hấp dẫn.
- Các quần đảo và rạn san hô là khu vực bảo tồn thiên nhiên, thắng cảnh du lịch hoặc đặc khu kinh tế.
- Góp phần điều hòa khí hậu, góp phần điều hòa hàm lượng CO2 và O2 của khí quyển

- Thực vật thủy sinh trong biển và đại dương còn hút CO2 để quang hợp và nhả O2 vào khí quyển CO2+H2O ->C6H12O6+O2

- Vì vậy, biển và đại dương còn được gọi là “ lá phổi xanh thứ 2” của trái đất ( sau rừng)

- Các vùng cửa sông , các vùng bãi lầy, các vùng ngập mặn ven bờ …là nơi nuôi trồng thủy hải sản,hoặc có các kiểu rừng ngập mặn đặc trưng có giá trị kinh tế cao và còn là kho các đa dạng sinh học. 

- Biển và đại dương còn chứa một nguồn năng lượng lớn