K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

8 tháng 5 2018

Đáp án: C

9 tháng 11 2018

Đáp án: B

30 tháng 1 2018

Đáp án B

Vào đầu những năm 90, khi chiến tranh lạnh kết thúc, những thay đổi trong môi trường chính trị, kinh tế quốc tế và khu vực đã đặt kinh tế các nước ASEAN trước những thách thức to lớn không dễ dàng vượt qua nếu không có sự liên kết chặt chẽ và nỗ lực vủa toàn hiệp hội, những thách thức đó là:

- Quá trình toàn cầu hoá kinh tế thế giới diễn ra nhanh chóng và mạnh mẽ, đặc biệt trong lĩnh vực thương mại, chủ nghĩa bảo hộ truyền thống trong ASEAN ngày càng mất đi sự ủng hộ của các nhà hoạch định chính sách trong nước cũng như quốc tế.

- Sự hình thành và phát triển các tổ chức hợp tác khu vực mới đặc biệt như Khu vực Mậu dịch Tự do Bắc Mỹ và Khu vực Mậu dịch Tự do châu Âu của EU, NAFTA sẽ trở thành các khối thương mại khép kín, gây trở ngại cho hàng hoá ASEAN khi thâm nhập vào những thị trường này.

- Những thay đổi về chính sách như mở cửa, khuyến khích và dành ưu đãi rộng rãi cho các nhà đầu tư nước ngoài, cùng với những lợi thế so sánh về tài nguyên thiên nhiên và nguồn nhân lực của các nước Trung Quốc, Việt Nam, Nga và các nước Đông Âu đã trở thành những thị trường đầu tư hấp dẫn hơn ASEAN, đòi hỏi ASEAN vừa phải mở rộng về thành viên, vừa phải nâng cao hơn nữa tầm hợp tác khu vực.

Để đối phó với những thách thức trên, năm 1992, theo sáng kiến của Thái Lan, Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN họp tại Singapore đã quyết định thành lập một Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN (gọi tắt là AFTA).

Ngày 8 - 8 - 1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (viết tắt theo tiếng anh là ASEAN) được thành lập tại Băng Cốc (Thái Lan) với sự tham gia của năm nước: Inđônêxia, Malayxia, Xingapo, Thái Lan và Philíppin.Trong giai đoạn đầu (1967 - 1975), ASEAN là một tổ chức non trẻ, sự hợp tác trong khu vực còn lỏng lẻo, chưa có vị trí trên trường quốc tế. Sự khởi sắc của ASEAN được đánh dấu từ Hội...
Đọc tiếp

Ngày 8 - 8 - 1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (viết tắt theo tiếng anh là ASEAN) được thành lập tại Băng Cốc (Thái Lan) với sự tham gia của năm nước: Inđônêxia, Malayxia, Xingapo, Thái Lan và Philíppin.

Trong giai đoạn đầu (1967 - 1975), ASEAN là một tổ chức non trẻ, sự hợp tác trong khu vực còn lỏng lẻo, chưa có vị trí trên trường quốc tế. Sự khởi sắc của ASEAN được đánh dấu từ Hội nghị cấp cao lần thứ nhất họp tại Ba-li (In-đô-nê-xi-a) tháng 2 - 1976, với việc kí Hiệp ước thân thiện và hợp tác ở Đông Nam Á (gọi tắt là Hiệp ước Ba-li).

Hiệp ước Ba-li đã xác định những nguyên tắc cơ bản trong quan hệ giữa các nước: tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ; không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau; không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa bằng vũ lực với nhau; giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình; hợp tác phát triển có hiệu quả trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa và xã hội.

Năm 1984, Brunây gia nhập và trở thành thành viên thứ sáu của ASEAN.

Từ đầu những năm 90, ASEAN tiếp tục mở rộng thành viên của mình trong bối cảnh thế giới và khu vực có nhiều thuận lợi. Năm 1992, Việt Nam và Lào tham gia Hiệp ước Bali. Tiếp đó, ngày 28 - 7 - 1995, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ bảy của ASEAN. Tháng 7 - 1997, Lào và Mianma gia nhập ASEAN. Đến năm 1999, Campuchia được kết nạp vào tổ chức này.

Như vậy, từ 5 nước sáng lập ban đầu, đến năm 1999, ASEAN đã phát triển thành mười nước thành viên. Từ đây, ASEAN đẩy mạnh hoạt động hợp tác kinh tế, xây dựng Đông Nam Á thành khu vực hòa bình, ổn định, cùng phát triển.

Trong các nước thành viên sáng lập ASEAN, nước nào thuộc khu vực Đông Nam Á lục địa:

A. In-đô-nê-xi-a.

B. Ma-lay-xi-a.

C. Xin-ga-po.

D. Thái Lan

1
9 tháng 3 2018

Đáp án D

Ngày 8 - 8 - 1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập với sự tham gia của năm nước: In-đô-nê-xi-a, Ma-lay-xi-a, Xin-ga-po, Thái Lan và Phi-líp-pin. Trong đó, Thái Lan là nước duy nhất thuộc khu vực Đông Nam Á lục địa

27 tháng 2 2022

tham khảo

Ngày 08/8/2021, là kỷ niệm 54 năm thành lập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á - ASEAN (1967-2021) và 26 năm Việt Nam tham gia ASEAN (1995-2021).Trải qua 54 năm hình thành và phát triển, ASEAN có thể tự hào là một hình mẫu liên kết khu vực thành công, với những thành quả đã đạt được là cơ sở cho niềm tin lạc quan về tương lai phát triển của ASEAN vì hòa bình, ổn định, hướng đến người dân, thượng tôn pháp luật và cùng phát triển thịnh vượng.

ASEAN ngày nay là một tổ chức khu vực gồm 10 nước Đông Nam Á hoạt động trong khuôn khổ thống nhất, là ngôi nhà chung gắn bó hơn 650 triệu người dân có bản sắc văn hóa đa dạng và một cộng đồng kinh tế với quy mô GDP lớn thứ 5 thế giới, một đối tác tin cậy và quan trọng của nhiều quốc gia, đóng vai trò trung tâm của các tiến trình đối thoại, hợp tác và liên kết quan trọng ở khu vực. Việc hình thành Cộng đồng ASEAN với 3 trụ cột về an ninh-chính trị, kinh tế và văn hóa - xã hội chính là một minh chứng sống động cho sức sống của ASEAN, nâng tiến trình liên kết khu vực lên tầm cao mới vì hòa bình, hợp tác và cùng phát triển thịnh vượng.

Với vai trò là trung tâm thúc đẩy hội nhập và liên kết kinh tế là một nội dung trọng tâm trong tiến trình liên kết ASEAN suốt hơn 5 thập kỷ qua. Đến nay, trao đổi thương mại nội khối chiếm khoảng 25% tổng kim ngạch thương mại của ASEAN. Việc triển khai hiệu quả Cộng đồng Kinh tế ASEAN đang thúc đẩy ASEAN tiến tới một thị trường thống nhất với quy mô hiện nay gần 3.000 tỷ USD, hàng hóa, dịch vụ, đầu tư và lao động kỹ năng được lưu chuyển tự do.

Bên cạnh đó, ASEAN còn là trung tâm của không gian kinh tế rộng mở với mạng lưới 8 hiệp định thương mại tự do (FTA) gồm Khu vực Mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) và 7 FTA với các đối tác quan trọng, trong đó Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) tạo nên một khu vực thương mại tự do chiếm 30% dân số thế giới và 32% GDP toàn cầu.

Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn khẳng định các thành tựu to lớn của ASEAN là trái ngọt có được từ các nỗ lực không ngừng của quá trình hợp tác của người dân các nước ASEAN. Bất chấp những thăng trầm hay vô vàn khó khăn, thách thức, ASEAN vẫn tiếp tục là tài sản vô giá, là lợi ích to lớn đối với tất cả các nước thành viên đòi hỏi tất cả các nước thành viên đều có trách nhiệm gìn giữ và vun đắp.

Với những tác động tiêu cực của đại dịch COVID-19, ASEAN ngày càng tỏ rõ khả năng thích ứng và sáng tạo trong việc cùng nhau ứng phó với COVID-19 thể hiện qua việc triển khai nhanh chóng, kịp thời các sáng kiến như Quỹ ứng phó COVID-19, hiện đã nhận được mức cam kết hơn 20 triệu USD, Kho vật tư trang thiết bị y tế khi đi vào hoạt động sẵn sàng cung ứng cho các vùng có nhu cầu và các biện pháp kinh tế để tránh đứt gãy chuỗi cung ứng, thiết lập hành lang đi lại an toàn…

Thực hiện đường lối đối ngoại Đại hội Đảng XIII, với thế và lực mới của đất nước sau 35 năm đổi mới, Việt Nam tiếp tục chủ động, tích cực cùng các nước ASEAN xây dựng Cộng đồng đoàn kết, vững mạnh, giữ vững vai trò trung tâm của ASEAN trong cấu trúc an ninh khu vực. Trong bối cảnh mới, cần tăng cường đổi mới sáng tạo trong tham gia ASEAN để cùng các nước thành viên phát huy tốt hơn vai trò, bản sắc và thế mạnh của ASEAN, từ đó mang lại lợi ích thiết thực cho tất cả thành viên ASEAN cũng như các đối tác trong và ngoài khu vực.       

27 tháng 2 2022

cảm ơn bn giang nhé

tui cảm ơn bnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnn

T_T

2 tháng 1

Hoàn cảnh ra đời của tổ chưa ASEAN:

- ASEAN ra đời trong bối cảnh khu vực và thế giới có nhiều biến chuyển to lớn vào nửa sau những năm 60 của thế kỉ XX.

- Sau khi giành được độc lập bước vào thời kì phát triển kinh tế trong điều kiện khó khăn do chiến tranh tàn phá, các nước đã nhân thấy phải cùng hợp tác với nhau để cùng phát triển. Đồng thời họ cũng muốn hạn chế sự ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài.

- Trên thế giới có nhiều các tổ chức hợp tác kinh tế phát triển và có nhiều thành tựu, sự thành công đó đã cổ vũ các nước Đông Nam Á tìm cách liên kết với nhau.

- Ngày 8-8-1967 Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (viết tắt là ASEAN) được thành lập tại Băng Cốc ( Thái Lan) với sự tham gia của 5 nước.

Tình hình thế giới sau chiến tranh lạnh

 

30 tháng 9 2018

ĐÁP ÁN B

21 tháng 2 2018

Đáp án B

Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi sau:Ngày 8 - 8 - 1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập tại Băng Cốc (Thái Lan) với sự tham gia của 5 nước: In-đô-nê-xi-a, Ma-lay-xi-a, Xin-ga-po, Thái Lan và Phi-líp-pin.Mục tiêu của ASEAN là phát triển kinh tế và văn hóa thông qua những nỗ lực hợp tác chung giữa các nước thành viên, trên tinh thần duy...
Đọc tiếp

Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi sau:

Ngày 8 - 8 - 1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập tại Băng Cốc (Thái Lan) với sự tham gia của 5 nước: In-đô-nê-xi-a, Ma-lay-xi-a, Xin-ga-po, Thái Lan và Phi-líp-pin.

Mục tiêu của ASEAN là phát triển kinh tế và văn hóa thông qua những nỗ lực hợp tác chung giữa các nước thành viên, trên tinh thần duy trì hòa bình và ổn định khu vực.

Trong giai đoạn đầu (1967 - 1975), ASEAN là một tổ chức non trẻ, sự hợp tác trong khu vực còn lỏng lẻo, chưa có vị trí trên trường quốc tế. Sự khởi sắc của ASEAN được đánh dấu từ Hội nghị cấp cao lần thứ nhất họp tại Ba-li (In-đô-nê-xi-a) tháng 2 - 1976, với việc kí Hiệp ước thân thiện và hợp tác ở Đông Nam Á (gọi tắt là Hiệp ước Ba-li).

Quan hệ giữa các nước Đông Dương (Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia) với ASEAN được cải thiện sau thời kỳ căng thẳng giữa hai nhóm nước (từ cuối thập kỉ 70 đến giữa thập kỉ 80) về “vấn đề Cam-pu-chia”. Việt Nam và ASEAN bắt đầu quá trình đối thoại, hòa dịu.

Kinh tế các nước ASEAN bắt đầu tăng trưởng.

ASEAN tiếp tục mở rộng thành viên: Năm 1984, Bru-nây gia nhập ASEAN. Năm 1992, Việt Nam và Lào tham gia Hiệp ước Ba-li và ngày 18 - 7 - 1995, Việt Nam trở thành thành viên của ASEAN. Tiếp đó, nhiều nước trong khu vực Đông Nam Á đã gia nhập vào ASEAN như Lào và Mian-ma (năm 1997) và Cam-pu-chia (năm 1999).

Tháng 11 - 2007, các nước thành viên đã kí bản Hiến chương ASEAN nhằm xây dựng ASEAN thành một cộng đồng vững mạnh.”

Đến năm 1992, số nước thành viên tổ chức của ASEAN là:

A. 5 nước

B. 6 nước.

C. 8 nước

D. 10 nước

1
13 tháng 5 2017

Đáp án B

Ngày 8 - 8 - 1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập với sự tham gia của 5 nước: In-đô-nê-xi-a, Ma-lay-xi-a, Xin-ga-po, Thái Lan và Phi-líp-pin.

Năm 1984, Bru-nây gia nhập ASEAN, trở thành thành viên thứ 6. Tháng 7 - 1995, Việt Nam trở thành thành viên thứ 7 của ASEAN. Tiếp đó, nhiều nước trong khu vực Đông Nam Á đã gia nhập vào ASEAN như Lào và Mian-ma (năm 1997) và Cam-pu-chia (năm 1999).

=> Như vậy, đến năm 1992, số nước thành viên của ASEAN là 6 nước