K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 8 2017

Lời giải:

Thành Nhà Hồ do Hồ Quý Ly - lúc bấy giờ là tể tướng dưới triều đại nhà Trần - cho xây dựng vào năm 1397. Thành xây xong, Hồ Quý Ly ép Vua Trần Thuận Tông rời đô từ kinh thành Thăng Long (Hà Nội) về Thanh Hóa. Tháng 2 năm Canh Thìn (1400), Hồ Quý Ly lên ngôi vua thay nhà Trần và đặt tên nước là Đại Ngu (1400-1407), thành Nhà Hồ chính thức trở thành kinh đô. Thành Nhà Hồ trong lịch sử còn có các tên gọi khác là thành An Tôn, Tây Đô, Tây Kinh, Tây Nhai, Tây Giai.

Thành Nhà Hồ được coi là tòa thành đá duy nhất còn lại ở Đông Nam Á và là một trong rất ít còn lại trên thế giới. Ngày 27/6/2011, tại Paris (Pháp), trong kỳ họp lần thứ 35 của Ủy ban Di sản thế giới, UNESCO đã công nhận thành Nhà Hồ là di sản văn hóa thế giới.

Đáp án cần chọn là: C

18 tháng 12 2017

Đáp án D

Nghệ thuật đánh điểm của quân đội Việt Nam trong chiến dịch biên giới thu đông 1950 được thể hiện ở chỗ chọn Đông Khê làm điểm mở đầu chiến dịch

Vì Đông Khê có vị trí quan trọng nằm trên tuyến đường Cao Bằng - Lạng Sơn nhưng bố phòng của địch ở đây tương đối mỏng. Nếu đánh Đông Khê, ta có thể đột phá, chia cắt tuyến phòng thủ của quân Pháp trên đường số 4 để tiêu diệt từng cụm.

9 tháng 9 2017
BÀI LÀM
Có người bảo em từ kiểu áo Tày, người Mường mà ra. Có người bảo ở em có vài chi tiết nơi áo của các chị em Huế, Chăm. Lại có người cho rằng em thành hình từ bộ áo mớ ba mớ bảy của đất Kinh Bắc huyền thoại... Những ý kiến đó đều có những tỉ lệ chính xác nhất định nào đó. Nhưng, đúng ra, em tiếp nhận hình ảnh và hơi hướng của nhiều miền trong cả nước góp lại, bổ sung cho nhau mà thành. Em đã có mặt ở Pháp và Anh từ những năm 1913. Hồi đó và sau đó ít năm, em vẫn còn đơn sơ và được cắt, may toàn bằng tay cả.

Thoạt đầu là cái áo dài, cổ tròn, màu nâu, tam giang, mỡ gà, hồ thủy. Vạt áo thẳng, tay bô, xẻ một đoạn ở cổ tay, cài cúc bên sườn. Những năm 1936-1938, từ cơ sở sẵn có, chiếc áo dài đã được họa sĩ Cát Tường thiết kế và bố trí lại đã ra đời. Phải nói một chút về ông Cát Tường. Ông đã ấp ủ nhiều ý đồ cải cách y phục Việt Nam, nhất là chiếc áo dài. Ông say xưa với cả bức thuê rồng, phượng, những bức tranh Hàng Trống. Nhưng ông thờ phụng chiếc áo dài. Ông là sinh viên trường Cao đẳng mỹ thuật Đông Dương, học hết 5 năm và đã tốt nghiệp. Ông cũng có một số tranh. Nhưng mọi người biết đến ông chủ yếu qua chiếc áo dài với công trình cải tiến của ông. Ông là người đầu tiên dùng máy khâu để may chiếc áo dài. Động tác này rút ngắn được rất nhiều thời gian so với khâu tay. Lẽ dĩ nhiên còn một vài vị trí quan trọng, hoa mĩ để quyết định chất lượng chiếc áo phải dùng đến bàn tay khéo léo của người thợ. Ông cải tiến cái cổ áo, đưa nó lên thành cổ đứng cao 2cm. Ông còn "lăng xê" kiểu cổ cứng, cổ bắt chéo và cổ cánh hoa. Ông quy định vị trí những chiếc khuy bấm và đưa ra nhiều kiểu khuy, khuyết, bỏ đi tà áo phụ ngắn đệm trong. Tà áo dài buông xuống cách mặt đất 20cm. Ông chú ý làm cho độ dài của hai mặt trước sau có độ "đổ" chuẩn xác để khi mặc vào được căng, lượng sát, bó khít lấy những đường nét của cơ thể, tôn cao bộ ngực, làm cho eo thon thả, thắt đáy lưng ong...

Chính vì vậy, áo dài Cát Tường lơ muy (Le mur theo tiếng Pháp là Cát Tường) được nhiều người ưa chuộng. Trong số này, đa số là những nữ sinh, những chị em thích ăn mặc đẹp. Áo dài là thời trang tuyệt đối trong những nhân vật tiểu thuyết như: Cô Liên trong "Gánh hàng hoa", cô Loan trong "Đoạn tuyệt", cô Mai trong "Nửa chừng xuân" và ít lâu sau cho cô "thiếu nữ bên hoa huệ" của Tô Ngọc Vân, cho cô gái trong bức "hiện vẻ hoa" của họa sĩ Nguyễn Tường Lân.

Hồi đó ông Cát Tường còn trẻ, ông gầy gầy tầm thước. Mùa hạ hay mặc bộ tuýt so soa, đeo cà vạt. Khuôn mặt thanh tao, tự lự, hơi xanh xao. Ông nhanh nhẹn, luôn lui tới những cửa hàng thuê ở phố Hàng Trống, Hàng Gai. Ở đây, ông kết thân với ông Thức là một nghệ nhân thuê, có cửa hàng. Ông Thức rất yêu quý chàng họa sĩ Tây học cao đẳng mà lại nặng tình với nghề nghiệp tổ tiên, để ý đến những cái của "ngày xưa". Ông kéo họa sĩ Cát Tường về quê phố Ninh Xá, Bắc Ninh, gả ngay cô cháu gái tên là Nội cho họa sĩ. Cô Nội là một tay thêu giỏi, là con gái ông chủ một cửa hàng thêu nổi tiếng. Sau đó, họa sĩ đưa vợ về phố Lò Đúc. Vài tháng sau, họ mở một cửa hàng may áo dài ở gần ngã năm Bà Triệu. Cửa hàng có biển đề "Coupe Cát Tường. Nó nổi tiếng khắp nơi, khách đến nườm nượp. Em gái cô Nội chuyên mặc những chiếc áo do ông anh rể thiết kế và may. Vô tình cô đã làm cái việc "lăng xê" mốt cho cửa hàng Cát Tường. Cô được mọi người gọi là Nga Cát Tường, cũng lừng lẫy một thời.

Từ năm 1945 và nhất là từ năm 1975, chiếc áo dài được lên ngôi. Nó chiếm vị trí độc tôn trong các dịp lễ hội, giao dịch quốc tế. Nó xuất hiện trên các diễn đàn, các sân vận động trong và ngoài nước. Trong các buổi biểu diễn nghệ thuật, thời trang, thi hoa hậu. Chiếc áo dài đã như câu ca quan họ, bay đi khắp thế giới, ở đâu nó cũng có một vị trí xứng đáng. Nó được cải tiến thêm và mang sắc thái riêng từng miền trong những chi tiết nhỏ để đáp ứng được sở thích và yêu cầu thẩm mĩ của thời đại.

Nhắc lại những năm 1930, 1936, 1937, trong các cuộc thi hoa hậu ở Hà Nội, Hà Đông và trong các chợ phiên, các cô gái đẹp như Ái Liên, cô Điệp, cô Hoàn, cô Siếu đều đăng quang với chiếc áo dài. Cô Siếu là con gái nhà tiểu thuyết kiếm hiệp Lý Ngọc Hưng.

Các nghệ sĩ nước ngoài như Kirienko, Francine..đều mặc áo dài. Dự hội nghị Pari, chị Nguyễn Thị Bình hùng biện với chiếc áo dài. Nhà sử học Mỹ là J.s.Tenson, viết "xin phép cho tôi được mặc chiếc áo dài Việt Nam, chiếc áo dài của người mẹ Việt Nam. Những người mẹ đã sinh ra những anh hùng của nhiều thời đại đã mặc chiếc áo dài. Mẹ của chủ tịch Hồ Chí Minh cũng mặc chiếc áo dài".

Chiếc áo dài Việt Nam là một dòng sông, một cơn gió, một nếp mây bay. Nó tượng trưng cho sự màu mỡ, hồi sinh, tẩy trần và phồn thực.

Có khi trên thân áo được in hoặc thêu lên hình ảnh những rồng, phượng, hoa, lá...để thêm phần hấp dẫn. Nhưng, nó không có những mảng sặc sỡ. Những hình vẽ trên áo dài phải xinh, gọn để ăn ý với vẻ đẹp mà chúng gửi mình vào đó. Có người lại in lên chiếc áo quá nhiều hình ảnh, những vạch ngang dọc chi chít hoặc quá nhiều màu sắc, chiếm cả bề mặt chiếc áo. Như vậy không ăn nhịp, làm cho người mặc áo phải mang cả một bức tranh trên mình. Nói chung, việc pha hoặc chọn màu áo, in hoặc thêu hình trên áo là một công việc rất phức tạp. Phải có con mắt mĩ thuật, văn học nghệ thuật, lại phải có con mắt tâm linh...

Trong một cuộc trao đổi giữa các nghệ sĩ kịch nói Trung Quốc với Việt Nam, một nữ diễn viên kịch nói Trung Quốc nói với chị Diệp Bính: "Áo dài của chị đẹp hơn áo sườn xám Thương Hải của em". Chiếc áo dài là một nét đẹp văn hóa rất riêng của Việt Nam.
6 tháng 4 2022

you lớp 6 hã

me hỏi thui ko đúng thoii =)

6 tháng 4 2022

bài em tui á men 

16 tháng 1 2022

ĐỌC HIỂU VĂN BẢN : BÀI HỌC ĐƯỜNG ĐỜI ĐẦU TIÊN .

VĂN BẢN THUỘC LOẠI TRUYỆN NÀO ?
 VÌ SAO EM BIẾT