K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Phân bố sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp hợp lí nhất ở Bắc Trung Bộ theo hướng từ Đông sang Tây là A. khai thác thủy sản; rừng ngập mặn, rừng chắn cát, nuôi thuỷ sản; rừng đầu nguồn; cây hàng năm, chăn nuôi lợn, gia cầm; rừng, cây công nghiệp lâu năm, chăn nuôi gia súc lớn.  B. khai thác thủy sản; rừng, cây công nghiệp lâu năm, chăn nuôi gia súc lớn; rừng ngập mặn, rừng chắn cát, nuôi...
Đọc tiếp

Phân bố sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp hợp lí nhất ở Bắc Trung Bộ theo hướng từ Đông sang Tây là

A. khai thác thủy sản; rừng ngập mặn, rừng chắn cát, nuôi thuỷ sản; rừng đầu nguồn; cây hàng năm, chăn nuôi lợn, gia cầm; rừng, cây công nghiệp lâu năm, chăn nuôi gia súc lớn. 

B. khai thác thủy sản; rừng, cây công nghiệp lâu năm, chăn nuôi gia súc lớn; rừng ngập mặn, rừng chắn cát, nuôi thuỷ sản; cây hàng năm, chăn nuôi lợn, gia cầm; rừng đầu nguồn. 

C. khai thác thủy sản; rừng ngập mặn, rừng chắn cát, nuôi thuỷ sản; cây hàng năm, chăn nuôi lợn, gia cầm; rừng, cây công nghiệp lâu năm, chăn nuôi gia súc lớn; rừng đầu nguồn. 

D. khai thác thủy sản; rừng ngập mặn, rừng chắn cát, nuôi thuỷ sản; rừng, cây công nghiệp lâu năm, chăn nuôi gia súc lớn; cây hàng năm, chăn nuôi lợn, gia cầm; rừng đầu nguồn.

1
24 tháng 10 2018

Đáp án C

Quan sát Hình 35.1, xác định được tên các hoạt động sản xuất từ vùng ven biển phía Đông đến vùng núi phía Tây:

Phân bố sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp hợp lí nhất ở Bắc Trung Bộ theo hướng từ Đông sang Tây là: khai thác thủy sản -> rừng ngập mặn -> rừng chắn cát -> nuôi thủy sản -> cây hàng năm -> chăn nuôi lợn, gia cầm -> rừng, cây công nghiệp lâu năm -> chăn nuôi gia súc lớn -> rừng đầu nguồn.

22 tháng 11 2021

Tham khảo

Câu 1:

Khai thác khoáng sản là thế mạnh của tiểu vùng Đông Bắc, còn phát triển thuỷ điện là thế mạnh của tiểu vùng Tây Bắc:

- Tiểu vùng Đông Bắc: tập trung khoáng sản giàu có nhất nước ta, phong phú đa dạng, gồm cả khoáng sản phi kim và kim loại (than đá, sắt, chì, kẽm, thiếc, bô xít, aparit, pirit…).

+ Than đá có trữ lượng và chất lượng tốt nhất Đông Nam Á (vùng than Quảng Ninh với hơn 3 tỉ tấn). Ngoài ra còn phân bố ở  Thái Nguyên, Na Dương.

+ Đồng, apatit (Lào Cai), sắt (Thái Nguyên, Hà Giang), kẽm – chì (Tuyên Quang), thiếc (Cao Bằng),…

⟹ Thuận lợi phát triển đa dạng các ngành khai thác và chế biến khoáng sản.

- Tiểu vùng Tây Bắc: có nhiều sông lớn, chảy qua địa hình núi dốc hiểm trở nên tiềm năng thủy điện lớn. Trữ lượng thủy điện của vùng tập trung trên hệ thống sông Đà:  nhà máy thủy điện Sơn La (công suất lớn nhất cả nước- 3400 kWh), thủy điện Hòa Bình (1600 kWh).

Câu 2:

Ý nghĩa của việc phát triển nghề rừng theo hướng nông - lâm kết hợp ở Trung du và miền núi Bắc Bộ:

- Mang lại nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, thúc đẩy phát triển kinh tế của vùng, tạo việc làm và nâng cao đời sống người dân.

- Góp phần phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, hạn chế thiên tai lũ lụt, sạt lở, xói mòn đất…

- Bảo vệ nguồn nước ngầm, điều hòa khí hậu, cân bằng môi trường sinh thái.

- Điều tiết nguồn nước ở các hồ thủy điện, thủy lợi.

Câu 3

 * Nhận xét:

 Trong thời kì 1995 – 2002,

 - Giá trị sản xuất công nghiệp của hai tiểu vùng đều tăng, nhưng Đông Bắc tăng nhanh hơn Tây Bắc.

+ Giá trị sản xuất công nghiệp Tây Bắc tăng gấp 2,17 lần; từ 320,5 tỉ đồng lên 696,2 tỉ đồng.

+ Giá trị sản xuất công nghiệp Đông Bắc tăng gấp 2,31 lần; từ 6179,2 tỉ đồng lên 14301,3 tỉ đồng.

- Giá trị sản xuất công nghiệp của Đông Bắc luôn cao hơn Tây Bắc, khoảng cách chênh lệch lớn và có xu hướng tăng lên.

+ Năm 1995: giá trị sản xuất công nghiệp của Đông Bắc cao hơn gấp 20, 48 lần Tây Bắc.

+ Năm 2003: giá trị sản xuất công nghiệp của Đông Bắc cao hơn gấp 20, 54 lần Tây Bắc.

⟹ Đông Bắc có trình độ công nghiệp hóa cao hơn và tốc độ phát triển công nghiệp nhanh hơn Tây Bắc.

4 tháng 5 2019

Đáp án B

13 tháng 5 2018

Đáp án B

3 tháng 6 2016

Việc phát triển cơ cấu nông - lâm - ngư nghiệp đã tạo điều kiện khai thác thế mạnh về các nguồn tài nguyên theo hướng liên hoàn theo không gian, nhằm mang lại hiệu quả cao về nhiều mặt (kinh tế, xã hội, môi trường), góp phần phát triển bền vững ở Bắc Trung Bộ.

-  Khai thác thế mạnh về lâm nghiệp

+ Diện tích rừng toàn vùng là 2,46 triệu ha, chiếm khoảng 20% diện tích rừng cả nước. Độ che phủ rừng là 47,8% (năm 2006) chỉ đứng sau Tây Nguyên.

+ Trong rừng có nhiều loại gỗ quý (táu, lim, sến, kiền kiền, săng lẻ, lát hoa...), nhiều lâm sản, chim, thú có giá trị.

+ Việc phát triển lâm nghiệp vừa cho phép khai thác thế mạnh về tài nguyên rừng (khai thác rừng), vừa cho phép bảo vệ tài nguyên đất, điều hòa chế độ nước của các sông miền Trung ngắn và dốc, vốn có thủy chế rất thất thường (nhờ trồng rừng, khoanh nuôi, bảo vệ rừng). Việc phát triển rừng ngập mặn, rừng chắn gió cát vừa tạo điều kiện bảo vệ bờ biển, ngăn chặn cát bay, cát chảy, vừa tạo môi trường cho các loài thủy sinh và nuôi trồng thủy sản nước lợ, nước mặn.

-  Khai thác tổng hợp các thế mạnh về nông nghiệp của trung du, đồng bằng và ven biển.

+ Vùng đồi núi có thế mạnh về chăn nuôi đại gia súc (do có nhiều đồng cỏ). Đàn trâu có khoảng 750 nghìn con (chiếm 1/4 đàn ưâu cả nứđc), đàn bò có khoảng 1,1 triệu con (chiếm hơn 1/5 đàn bò cả nước). Bắc Trung Bộ đã hình thành một số vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm (cà phê ở Tây Nghệ An, Quảng Trị; cao su, hồ tiêu ở Quảng Bình, Quảng Trị; chè ở Tây Nghệ An).

+ Đồng bằng Thanh - Nghệ - Tĩnh là tương đối lớn, còn các đồng bằng khác nhỏ hẹp Phần lớn là đất cát pha, thuận lợi cho việc phát triển các cây công nghiệp hàng năm (lạc, mía, thuốc lá...) nhưng không thật thuận lợi cho cây lúa. Trong vùng đã hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp hàng năm và các vùng lúa thâm canh.

-  Đẩy mạnh phát triển ngư nghiệp

+ Biển nhiều tôm, cá và các hải sản khác. Do giáp biển nên tất cả các tỉnh đều có khả năng phát triển nghề cá biển.

+ Bờ biển dài với nhiều vũng, vịnh, đầm phá thuận lợi cho việc nuôi trồng thủy sản.

3 tháng 6 2016

-  Khai thác thế mạnh về lâm nghiệp

+ Diện tích rừng toàn vùng là 2,46 triệu ha, chiếm khoảng 20% diện tích rừng cả nước. Độ che phủ rừng là 47,8% (năm 2006) chỉ đứng sau Tây Nguyên.

+ Trong rừng có nhiều loại gỗ quý (táu, lim, sến, kiền kiền, săng lẻ, lát hoa...), nhiều lâm sản, chim, thú có giá trị.

+ Việc phát triển lâm nghiệp vừa cho phép khai thác thế mạnh về tài nguyên rừng (khai thác rừng), vừa cho phép bảo vệ tài nguyên đất, điều hòa chế độ nước của các sông miền Trung ngắn và dốc, vốn có thủy chế rất thất thường (nhờ trồng rừng, khoanh nuôi, bảo vệ rừng). Việc phát triển rừng ngập mặn, rừng chắn gió cát vừa tạo điều kiện bảo vệ bờ biển, ngăn chặn cát bay, cát chảy, vừa tạo môi trường cho các loài thủy sinh và nuôi trồng thủy sản nước lợ, nước mặn.

-  Khai thác tổng hợp các thế mạnh về nông nghiệp của trung du, đồng bằng và ven biển.

+ Vùng đồi núi có thế mạnh về chăn nuôi đại gia súc (do có nhiều đồng cỏ). Đàn trâu có khoảng 750 nghìn con (chiếm 1/4 đàn ưâu cả nứđc), đàn bò có khoảng 1,1 triệu con (chiếm hơn 1/5 đàn bò cả nước). Bắc Trung Bộ đã hình thành một số vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm (cà phê ở Tây Nghệ An, Quảng Trị; cao su, hồ tiêu ở Quảng Bình, Quảng Trị; chè ở Tây Nghệ An).

+ Đồng bằng Thanh - Nghệ - Tĩnh là tương đối lớn, còn các đồng bằng khác nhỏ hẹp Phần lớn là đất cát pha, thuận lợi cho việc phát triển các cây công nghiệp hàng năm (lạc, mía, thuốc lá...) nhưng không thật thuận lợi cho cây lúa. Trong vùng đã hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp hàng năm và các vùng lúa thâm canh.

-  Đẩy mạnh phát triển ngư nghiệp

+ Biển nhiều tôm, cá và các hải sản khác. Do giáp biển nên tất cả các tỉnh đều có khả năng phát triển nghề cá biển.

+ Bờ biển dài với nhiều vũng, vịnh, đầm phá thuận lợi cho việc nuôi trồng thủy sản.

7 tháng 11 2023

a) Nông nghiệp

- Đông Nam Á có nền nông nghiệp nhiệt đới với cơ cấu sản phẩm đa dạng.

- Trồng trọt là ngành chính trong sản xuất nông nghiệp của phần lớn các nước Đông Nam Á. Các cây trồng chính ở Đông Nam Á là lúa gạo, cây công nghiệp và cây ăn quả.

+ Lúa gạo là cây lương thực truyền thống và quan trọng nhất của khu vực. Sản lượng lúa ngày càng tăng, nhờ vậy các quốc gia Đông Nam Á đã cơ bản giải quyết được nhu cầu về lương thực và có xuất khẩu.

+ Đông Nam Á trồng nhiều cây công nghiệp, có giá trị xuất khẩu cao; đứng hàng đầu thế giới là cao su, cọ dầu, cà phê, hồ tiêu. Cao su được trồng ở Malaixia, Inđônêxia, Thái Lan và Việt Nam. Cọ dầu được trồng nhiều ở Inđônêxia và Malaixia. Cà phê và hồ tiêu được trồng nhiều ở Việt Nam, Inđônêxia, Malaixia, Thái Lan.

+ Cây ăn quả rất đa dạng (xoài, chôm chôm, sầu riêng, dứa, chuối,....), được trồng ở hầu hết các nước trong khu vực; là mặt hàng xuất khẩu, mang lại nguồn thu ngoại tệ đáng kể cho các nước.

- Ngành chăn nuôi hiện đang được các nước Đông Nam Á chú trọng phát triển. Các vật nuôi chủ yếu ở Đông Nam Á là: trâu, bò; lợn, gia cầm. Trong đó:

+ Trâu, bò được nuôi nhiều ở Mianma, Inđônêxia, Thái Lan và Việt Nam.

+ Lợn được nuôi nhiều ở Việt Nam, Philíppin, Thái Lan, Inđônêxia.

+ Chăn nuôi gia cầm phổ biến ở hầu hết các nước.

- Hiện nay, một số quốc gia Đông Nam Á đang đẩy mạnh phát triển nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa quy mô lớn.

 

b) Lâm nghiệp

- Là ngành kinh tế quan trọng của một số quốc gia như Inđônêxia, Lào, Thái Lan, Mianma và Việt Nam.

- Sản lượng gỗ tròn khai thác của khu vực có xu hướng tăng, đạt 302 triệu m3 năm 2020 (chiếm khoảng 7,7% tổng sản lượng gỗ tròn khai thác toàn thế giới).

- Hiện nay, khu vực Đông Nam Á đang hướng tới việc phát triển ngành lâm nghiệp bền vững, bảo tồn đa dạng sinh học, thông qua các biện pháp, như:

+ Giảm khai thác gỗ rừng tự nhiên, tăng diện tích và sản lượng khai thác gỗ rừng trồng;

+ Xây dựng và bảo vệ các vườn quốc gia để hướng đến phát triển.

 

c) Thuỷ sản

- Thuỷ sản là ngành kinh tế truyền thống và được phát triển mạnh. Năm 2020, Đông Nam Á đóng góp khoảng 25% tổng sản lượng thuỷ sản toàn cầu.

- Các quốc gia sản xuất thuỷ sản lớn trong khu vực là Inđônêxia, Việt Nam và Philíppin.

- Các sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu chủ lực là: tôm, cá ngừ đại dương, cá da trơn,...

- Hoạt động khai thác thuỷ sản của các quốc gia trong khu vực đang phát triển theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hóa và bền vững thông qua áp dụng các tiêu chuẩn kĩ thuật đánh bắt toàn cầu. Suy giảm nguồn tài nguyên thuỷ sản là thách thức lớn, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của hàng chục triệu người dân trong khu vực.

- Một số quốc gia như Thái Lan, Việt Nam, Philíppin đang chú trọng phát triển nuôi trồng thuỷ sản để đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng và bảo vệ được nguồn lợi thuỷ sản tự nhiên.

11 tháng 1 2022

TK:

 

- Vùng đồng bằng trung tâm:

+ Phía nam Ca-na-đa và phía bắc Hoa Kì: lúa mì.

+ Xuống phía nam: trồng ngô xen lúa mì, chăn nuôi lợn, bò sữa.

+ Ven vịnh Mê-hi-cô: cây công nghiệp nhiệt đới (bông, mía,...) và cây ăn quả.

- Vùng núi và cao nguyên phía tây Hoa Kì: chăn thả gia súc.

- Tây nam Hoa Kì: trồng nhiều cây ăn quả (nho, cam, chanh).

- Sơn nguyên Mê–hi–cô: chăn nuôi gia súc lớn, trồng ngô và các cây công nghiệp nhiệt đới.

11 tháng 1 2022

cảm ơn bạn nhiều nha

 

2 tháng 5 2018

Đáp án: A

Giải thích: Căn cứ vào Atlat ĐLVN trang 20:

B1. Nhận biết kí hiệu giá trị sản xuất thủy sản trong tổng giá trị sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp.

B2. Xác định các vùng có giá trị sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp ở mức thấp nhất dưới 5% (màu vàng nhạt).

Như vậy, ta thấy Tây Nguyên và Trung du miền núi Bắc Bộ là hai vùng có giá trị sản xuất thủy sản trong tổng giá trị sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp thấp nhất.

7 tháng 3 2018

Đáp án cần chọn là: D

Căn cứ vào Atlat ĐLVN trang 20:

B1. Nhận biết kí hiệu giá trị sản xuất thủy sản trong tổng giá trị sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp

B2. Xác định vị trí tỉnh Quảng Bình và tìm ra giá trị sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp ở mức từ trên 20 đến 30% (nền màu hồng nhạt nhất).

15 tháng 4 2017

Đáp án: C

Giải thích: Căn cứ vào Atlat ĐLVN trang 20:

B1. Nhận biết kí hiệu giá trị sản xuất thủy sản trong tổng giá trị sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp.

B2. Xác định vị trí tỉnh Quảng Bình và tìm ra giá trị sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp ở mức từ trên 10 đến 20% (nền màu hồng nhạt nhất).