K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 tháng 11 2021

Có quan điểm cho rằng:”Tương lai được mua bằng hiện tại”. Đây là một ý kiến đúng về quy luật cuộc sống từ đó khuyên con người cần có những việc làm thiết thực để ko lãng phí thời gian của hiện tại

Tương lai được mua bằng hiện tại tức là hiện tại nỗ lực bao nhiêu thì trong tương lai chúng ta sẽ nhận lại tương xứng như thế. Tương tự như việc trồng cây chờ ngày hái quả, nếu như chịu khó chăm bón cho cây thì cây sẽ ra nhiều quả ngọt. Con người cũng vậy. Việc chúng ta cần làm là phấn đấu nỗ lực hàng ngày vì những mục tiêu của bản thân, làm những việc để chăm lo cho cuộc sống, cho tương lai của bản thân thay vì cứ để từng ngày lãng phí trôi qua vào những việc vô bổ. Nếu như thời gian cứ trôi qua, sau này chúng ta nhìn lại sẽ chỉ còn toàn những nuối tiếc mà thôi. Vậy nên, mỗi người chúng ta cần phải chấp nhận đánh đổi cái giá của sự chịu khó chịu khổ hiện tại để sau này có thể “mua” lại được 1 tương lai tươi sáng và tốt đẹp.

Tóm lại, việc chúng ta cần làm là chăm chút cho hiện tại, phát triển và hoàn thiện bản thân để có được 1 tương lai tươi sáng, hạnh phúc.

Trong cuộc đời mỗi con người chắc hẳn ai cũng vấp phải những khó khăn, sự cản trở để bước đến thành công như thất bại trong công việc, gia đình bị đổ vỡ, tình yêu bị phản bội... khi đó có người cảm thấy bất lực trước cuộc sống, họ tìm đến rượu để giải sầu, thậm chí tìm đến cái chết để không phải đối diện với sự thật. Nhưng nhà văn Đặng Thùy Trâm – một cô y tá dũng cảm đã chứng kiến bao nhiêu sự mất mát của đồng chí, đồng đội trong chiến tranh, cô dám đương đầu với sóng gió của cuộc đời và đã đưa ra chân lý sống cho chính bản thân mình: Đời phải trải qua giông tố nhưng không được cúi đầu trước giông tố. Chân lý này cũng là lời khuyên, bài học bổ ích, chúng ta có thể lấy làm phương châm sống để sống tốt hơn.

Trước khi hiểu hơn về câu nói của Đặng Thùy Trâm, chúng ta cần hiểu giông tố là gì? Giông tố ở đây dùng để chỉ cảnh gian nan đầy thử thách hoặc việc xảy ra dữ dội, mãnh liệt. Câu nói đó đã khẳng định cuộc đời có thể trải qua nhiều gian nan nhưng chớ cúi đầu trước khó khăn, chớ đầu hàng trước những thử thách mà hãy dũng cảm đối đầu với những thử thách, khó khăn đó.

Chúng ta hãy cùng nhau quay ngược dòng thời gian để trở về với hai cuộc chiến tranh ác liệt nhất trong lịch sử của dân tộc Việt Nam đó là cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ. Cuộc chiến tranh này đã làm cho cả dân tộc ta phải sống trong sự lầm than, cực khổ nhưng vì hòa bình, độc lập, tự do mà cả một thế hệ, cả dân tộc đã đoàn kết đứng lên đấu tranh để lấy lại những gì thuộc về chúng ta. Lòng hy sinh, sự kiên cường, bản lĩnh của người lính, hậu đã giúp đất nước chúng ta vượt qua giông tố để đứng hiên ngang sánh vai với các cường quốc năm châu trên thế giới. Không những thế, toàn thế giới phải nghiêng mình kính phục đất nước nhỏ bé của chúng ta – những con người quả cảm, yêu nước, luôn biết hy sinh lợi ích cá nhân cho lợi ích dân tộc.

Khi đất nước hòa bình, con người trở về với cuộc sống đời thường, mỗi người có một cuộc sống riêng, một nỗi lo riêng. Có người luôn gặp những bất hạnh trong cuộc sống, họ cảm thấy tạo hóa đang đẩy họ đến bước đường cùng, họ tuyệt vọng khi không đạt được ước mơ, họ cảm thấy bất lực khi không lo được cho vợ con một cuộc sống hạnh phúc, có người cảm thấy lạc lõng cô đơn trước cuộc sống hiện tại... Tất cả những điều đó phải chăng là những thử thách của cuộc đời dành cho họ hay là do con người trong cuộc sống ngày nay ngày càng trở nên vô cảm và chính con người đã đẩy mình vào những khó khăn đó. Đứng trước những điều đó, đòi hỏi bản thân mỗi chúng ta cần phải bình tĩnh, phải suy xét và phải mạnh mẽ đương đầu với nó, như thế chúng ta mới không bị những giông tố kia làm hại cuộc đời ta.

Nếu trong chiến tranh cả một thế hệ phải đương đầu với sóng gió, khi hòa bình lập lại, mỗi cá nhân phải tự mình trải qua những thử thách, dù trong hoàn cảnh nào cũng đòi hỏi chúng ta đừng nhụt chí mà hãy bước tới nó, đi qua nó và đạt được thành công. Như vậy, gian nan, thử thách chính là môi trường tôi luyện con người.

Câu nói của Đặng Thùy Trâm đúng với mọi hoàn cảnh, với mọi đối tượng và qua câu nói đó giúp cho chúng ta thấy rằng: Đó là tiếng nói của một lớp trẻ sinh ra và lớn lên trong thời đại đầy bão táp nhưng họ sống thật đẹp và hào hùng, đồng thời câu nói thể hiện một quan niệm nhân sinh tích cực: sống không sợ gian nan, thử thách, phải có nghị lực và bản lĩnh.

24 tháng 8 2019

Không biết từ khi nào, con người gặp lúc khó khăn, đau khổ lại mượn hiện tượng dữ dội của tự nhiên là “giông tố” để ẩn dụ. Không hiểu tại sao khi em bé vừa thoát thai, chưa kịp mở mắt nhìn đời, đã bật thành tiếng khóc? Phải chăng, cuộc sống đâu chỉ có toàn hoa tươi thắm, trải thảm cho ta đi, mà còn có biết bao chuyện bất toàn. Không vì những bất toàn, những lúc không bình yên, hay một cơn giông gió của cuộc đời mà ta dừng bước. Với Đặng Thuỳ Trâm, bằng sự trải nghiệm của đời mình trong bão tô' chiến tranh; bằng nghị lực sống kiên cường và tâm hồn cao đẹp, chị đã đúc kết rằng: “Đời phải trải qua giông tố, nhưng chớ cúi đầu trước giông tố”.

L.Aragông từng viết rằng “Các anh tin hay không lời tôi nói; Tôi đã khổ đau nên có đủ quyền; Dù mặt trời cứ xa, khi người ta bước tới; dù cổ con người nằm trong tay đao phủ; Hai cánh tay bị đinh đóng treo lên; Thì hạnh phúc trên đời vẫn có, và tôi tin”. Đó là biểu hiện về một nghị lực phi thường trước giông tô' cuộc đời giông Đặng Thuỳ Trâm quan niệm. Đó là một bài học quý giá về sự nhận thức cuộc sống và dám đối mặt với nó, để tiếp bước trên những dặm dài của cuộc đời về hướng tươi sáng.

“Giông tố” là những khó khăn, thử thách cùa cuộc đời mà con người phải vượt qua, phải đối mặt với nó. “Chấp nhận” giông tố là biết chấp nhận bão táp của cuộc đời, nhìn thấy được mọi việc khó khăn trước mắt mà không lùi bước, vẫn tiến lên, đi tiếp những con đường đang mở ra đầu chông gai.

 Không cúi đầu trước giông tố” là không dặm chân tại chỗ trước bão táp  phong ba, phải có niềm tin, lạc quan trong cuộc sống, đừng thấy khó khăn mà nản chí, phải cố gắng vươn lên dù cho đầy rẫy những hiểm nguy phía : trước. Chúng ta phải biết chấp nhận giông tô' vì một khi chấp nhận nó thì ta sẽ biết cách để vượt qua bằng chính nghị lực của bản thân, phải biết đối diện với mọi thử thách trong cuộc sống. Trong việc học, khi ta bị điểm kém, có thể trong mỗi chúng ta ai cũng có cảm giác buồn, nhưng khi ta biết chấp nhận nó, cố gắng học tập để vươn lên, rồi mai sau ta sẽ gặt hái được rất nhiều thành quả tốt hơn, và có nhiều kinh nghiệm hơn trong học tập. Nếu ta không chấp nhận giông tố, con người sẽ trở nên lo sợ, yếu đuối trước mọi khó khăn, thử thách ở phía trước, nó sẽ làm ta không tiến đến được những ước mơ xa xôi mà ta mong muốn. Nếu cứ sống mãi trong cảm giác lo sợ trước những cái khó khăn thì con người sẽ không bao giờ hoàn thiện được mình. Nếu không có giông tố trên thế gian này thì sẽ không ai biết được rõ năng lực của mình, con người sẽ sống một cuộc sống bình lặng, êm đềm mà không hề có bão táp, gian lao, mọi thứ sẽ trở nên nhàm chán vì không có thử thách gì đê cho ta vượt qua nó, thể hiện bản thân mình. Chúng ta phải có một ý chí vững mạnh trước những khó khăn, không để bị khuất phục trước nó. Con người sẽ cảm thấy nản chí một khi đứng trước những thất bại, tồi tệ của mình. Con người cần phải đối mặt với nhiều giông tô' nhưng ta vẫn phải vững niềm tin, lạc quan, đô'i mặt với những nghịch cảnh khắc nghiệt mới thấy được sức mạnh của mình. Chúng ta phải có niềm tin với cuộc sông, coi thất bại là mẹ của thành công, vì có thất bại chúng ta mới biết làm việc chăm chỉ hơn, biết cô' gắng bằng chính sức mình để đạt được cái mà mình mong muôn. Người ta chỉ thất bại khi họ không biết đứng lên trên chính thất bại của mình để nỗ lực, phấn đấu hơn. Thomas Edison đã từng nói: “Tôi không bao giờ nản chí vì đối với tôi, mỗi một nỗ lực không thành công là một bước tiến bộ". Con người sống trên đời này ai cũng mắc phải lỗi lầm của mình, nhưng vấn đề là ta phải biết chấp nhận lỗi lầm đó để cố gắng biến nó trở nên tốt đẹp hơn. Không có truyện cổ tích nào đẹp hơn câu chuyện do chính cuộc sống viết nên. Sự sống nảy sinh từ trong cái chết, hạnh phúc hiện hình từ những gian lao, hi sinh vất và cuộc đời chẳng có bước đường cùng, chỉ có những ranh giới, cốt là ta có đủ sức mạnh để vượt qua cái ranh giới đó hay không. Hồ Chí Minh từng khổ đau trước giông tô' nô lệ của dân tộc. Và bằng lòng yêu nước nhiệt thành, tình yêu dân tộc tha thiết, bằng trí tuệ tuyệt vời và dặc biệt là nghị lực phi thường, đã mang lại cho dân tộc ta ánh sáng tự do. Một dân tộc như cách nói cùa Nguyễn Đình Thi: “Rũ bùn đứng dậy sáng loà”.

Cuộc sống luôn đem đến cho ta nhiều điều bất ngờ trong đó là những khó khăn, thử thách mà bắt buộc ta phải vượt qua để thành công hơn trong mọi việc và cũng để thành người. Nhìn vào mẹ ta còng lưng trên cánh đồng “một nắng hai sương”, gương mặt khắc khổ và đôi bàn tay khô queo mà nuôi ta thành người; nhìn vào những thanh niên của thời "chinh chiến” đã ngã xuống vì Tổ quốc giữa tuổi thanh xuân; nhìn vào những em thơ vừa học vừa bán hàng rong khắp hang cùng ngõ vắng, và nhiều hình ảnh vượt khó ta từng nghe, từng thấy,... rồi ta sẽ có một bài học nghị lực cho chính mình khi đứng trước “bão giông” của cuộc đời.



#Châu's ngốc

6 tháng 6 2021

Credit : 

– Giải thích: người đặc biệt là người không giống bất kì ai từ ngoại hình, tính cách đến tư tưởng, quan niệm, lối sống… Mỗi người là một cá thể. Vì vậy hãy sống đúng với những giá trị của bản thân mình.

– Bàn luận: Mỗi người là một nguyên bản, nghĩa là không có bản thứ hai. Do vậy, mỗi người đều có những năng lực, ước mơ, lí tưởng riêng. Cuộc sống thực sự có ý nghĩa là mỗi người tự thực hiện ước mơ, khát vọng của riêng mình. Nếu bắt chước người khác hoặc làm theo ý kiến của người khác hoặc so sánh với người khác tức là tự làm mòn, đánh mất giá trị của bản thân.

– Bài học: Đây là một quan niệm sống tích cực. Chúng ta cần phải là chính mình, phát huy hết giá trị của bản thân để cuộc sống thực sự có ý nghĩa.

18 tháng 4 2021

Tham khảo nha em:

Với nhiều người, xây dựng một tương lai tốt đẹp là do nhiều yếu tốgóp thành, nhưng với riêng tôi để có được một tương lai tốt đẹp thì việc cần làm chính là vượt lên bản thân, vươn tới tương lai bằng chính bảnthân mình. Và Frank Tyger cũng đã nói rằng: “Tương lai của bạn phụ thuộc vào nhiều thứ, nhưng chủ yếu vẫn phục thuộc vào bạn”. “Tương lai” là khoảng thời gian chưa diễn ra, con người chưa biết được, còn “phụ thuộc” là lệ thuộc vào đối tượng một cách trực tiếp. Câu nói có ý nghĩa tương lai của mỗi người phụ thuộc vào nhiều yếu tố xung quanh như gia đình, bạn bè, xã hội… đó là những yếu tố khách quan có ảnh hưởng, tác động đến tương lai của mỗi người, nhưng chủ yếu vẫn phụ thuộc vào bản thân, tức là yếu tố chủ quan. Mỗi người cần tự tin vào chính mình, cần chủ dộng, phát huy mọi nỗ lực cá nhân trong mọi hoàn cảnh thì mới có được những thành công trong cuộc sống. Bên cạnh đó chúng ta cần phê phán những người sống lệ thuộc, ỷ lại vào người khác mà thiếu nỗ lực vươn lên. Câu nói của Frank Tyger như một lời động viên và nhắc nhở mỗi người phải biết vươn lên trong cuộc sống để tạo tạo cho mình một tương lai tươi sáng.

 

4 tháng 4 2022

Tham khảo:

https://hocnguvan.net/nghi-luan-xa-hoi-ve-van-nan-bao-luc-hoc-duong-hien-nay

4 tháng 4 2022

hocnguvan

??? =)

24 tháng 5 2021

Tham Khảo !

Lòng trắc ẩn giữ một vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống đối với mỗi người. Vậy lòng trắc ẩn là gì? Nó có ảnh hưởng như thế nào tới cuộc sống của chúng ta? Lòng trắc ẩn là khả năng khơi dậy sự thương xót, đồng cảm và thấu hiểu giữa con người với con người; là khía cạnh quan trọng nhất của tình yêu đích thực. Giữa những guồng quay chóng mặt của cơm – áo – gạo – tiền, đôi khi sẽ thật khó để ta có thể dành thời gian quan tâm, nhận ra những nỗi buồn, sự vất vả của những người xung quanh. Khi ấy, nếu chẳng thể khơi lên lòng trắc ẩn, chúng ta sẽ ngày một xa nhau, trở nên cô độc và lạnh lẽo. Ngược lại, nếu có được nó, con đường ta đang đi sẽ trở nên sáng sủa hơn, những khó khăn cũng nhẹ đi vì có người san sẻ, những ước mơ sẽ thêm đẹp khi ai đó cùng ta tô vẽ… Có thể nói, lòng trắc ẩn tạo nên phần “người” cho mỗi người, khiến cuộc sống này trở nên đẹp đẽ hơn. Vậy nhưng, vẫn có không ít kẻ vẫn giữ cho mình thói vô cảm, thờ ơ với cảm xúc của những người xung quanh và thậm chí là tạo ra những hành vi phi nhân tính như lái xe tải ở Nam Định cố kéo lê nạn nhân sau tai nạn. Hay một người Thái Lan đã chết khi rơi xuống sông mà những người qua đường không ai chịu cứu… Nói tóm lại, tất cả chúng ta cần khơi dậy lòng trắc ẩn của bản thân qua những hành động hàng ngày như dành thời gian trò chuyện với người thân; giúp đỡ người có tuổi, khuyết tật qua đường; gấp cẩn thận một đồng tiền và đưa nó cho một người hành khất… Bởi đúng như Albert Schweitzer từng nói: “Lòng trắc ẩn chính là cội nguồn của mọi đạo đức”.

3 tháng 9 2016

Bức tranh vũ trụ muôn hình, muôn vẻ; đẹp hay xấu đều do cách nhìn nhận, đánh giá của mỗi người. Nó rực rỡ hay u buồn đều hệ tại bởi tâm tình chúng ta đặt vào đó. Xuân đến, thêm gánh nặng cho bậc làm cha, làm mẹ bởi những lo toan nhưng lại là niềm vui cho lũ trẻ chưa biết lo, biết nghĩ. Hè sang là niềm vui cho đám học trò nhỏ nhưng lại là nỗi buồn cho bác nông dân chân lẫm, tay bùn. Thu tới có là vàng rơi bên mặt hồ phẳng lặng là niềm cảm hứng cho biết bao thi sĩ nhưng lại là nỗi buồn mênh mang cho những ai đang biệt ly. Đông về là niềm hạnh phúc cho những cặp tình nhân mới cưới nhưng là nỗi bất hạnh cho cho những ai “màn trời chiếu đất”. Tuy nhiên, tự bản chất của vạn vật trong vũ trụ luôn tốt đẹp, không thể vì quan điểm riêng của cá nhân mà gán cho nó không đẹp hay xấu xí. Tương lai của con người cũng vậy, nó vẫn luôn tốt đẹp, bởi bản chất của cuộc đời là hạnh phúc. Tương lai cũng do cái nhìn hay chọn lựa ở phút hiện tại mà ta làm mất đi vẻ đẹp vốn có của nó. Trong chiều hướng đó Frank Tyger người nói rằng: “Tương lai của bạn phụ thuộc vào nhiều thứ, nhưng chủ yếu vẫn phụ thuộc vào bạn.” 
“Tương lai” là khoảng thời gian mà con người không biết, nó nằm ở phía sau của phút hiện tại. Tương lai thì bao giờ cũng nguyên vẹn bởi người ta vẫn luôn tin có một tương lai tốt đẹp chưa đến. Còn “phụ thuộc” là một trạng thái lệ thuộc vào đối tượng một cách trực tiếp. Vì thế, câu nói là một lời khẳng định về một khoảng thời gian còn nguyên vẹn phía trước con người sẽ được chiếm hữu nếu con người biết chọn lựa theo những khả năng cũng như sở thích của bản thân.
Hành trình sống của con người phụ thuộc vào quá khứ, hiện tại và tương lai. Nếu hiện tại có thể biết thì quá khứ đã đi qua không thể níu kéo và tương lai chưa tới lại càng không thể nắm bắt. Bởi quá khứ đã rơi vào quên lãng nên ta không thể trở với nó, còn tương lại thì chưa tới nên cũng sẽ không biết nó xảy ra. Tuy nhiên, lại không có một ranh giới nào để ta phân biệt quá khứ, hiện tại và tương lai. Giây này đang sống nhưng lại là tương lai của giây trước và quá khứ của giây sau. Như ai đó đã nói: “con người không thể nắm bắt được thực tại” còn triết gia Héraclite lại thêm “không ai tắm hai lần trên một dòng sông”. Điều này cho thấy con người bất lực trước thời gian, nghĩa là muốn thời gian ngừng lại nhưng sao nó cứ trôi, muốn nó trôi thật nhanh nhưng sao nó cứ đi theo chu kỳ.
Cổ nhân nói rằng: “hãy nói về tính cách của những người mà bạn chơi tôi sẽ nói cho biết bạn là người thế nào”, nghĩa là do nhu cầu cảm xúc của con người thường tìm đến với những ai có cùng sở thích, thói quen làm bạn để dễ dàng tìm sự đồng cảm cũng như sự quan tâm, chia sẻ. Hiểu theo nghĩa này, có thể nói tương lai của chúng ta thành công hay thất bại, hạnh phúc hay thương đau đều do bởi phút hiện tại. Nói đúng hơn, tương lai phụ thuộc vào vào thái độ chọn và quyết tâm hành động đúng với thái độ lựa ở phút giây này sẽ mang đến cho con người thành công nhất định. “Gieo gió thì gặt bão”, “ăn cây nào rào cây đó” hay giao mầm yêu thương thì sẽ thu hoạch hoa quả của niềm hạnh phúc là thế. Thật nghịch lý khi nhìn vào thực tế của cuộc sống ngày nay, một học sinh không phải là thần đồng mà lúc nào cũng muốn có kết quả cao trong các kỳ thi, mà suốt ngày cứ lang thang trong các tiệm nét không chịu học hành, thì đừng hỏi tại sao điểm mình lại thấp thế? Một sinh viên mới ra trường muốn có một công việc ổn định mà không chịu đi phỏng vấn ở các công ty mà cứ than với bạn bè đang bị thất nghiệp. 
Tuy nhiên thái độ này cũng chưa hẳn là yểu tố quyết định cho cho tương lai. Bởi tương lai còn phụ thuộc vào những yếu tố khác. Quả thật, hoàn cảnh xã hội cũng là một yếu tố để tạo thành tương lai, bởi hoàn cảnh xã hội chi phối lên toàn bộ cuộc sống của con người. Người ta nói rằng Hitler và vua hề Saclo cùng sống một thời kỳ, cùng trải qua hai cuộc chiến tranh thế giới vậy mà Saclo lại mang đến cho người khác tiếng cười còn Hitler lại đem đến cho nhân loại những đau thương. Yếu tố kế đến là môi trường giáo dục, bởi con người muốn biết một vấn đề gì phải qua quá trình học hỏi nơi người khác hay qua sách vở mới có thể biết được. Có giai thoại kể rằng: hai học sinh kia thuộc vào dạng quậy phá trong trường, một hôm hai cậu đánh nhau bị giám thị bắt được. Lúc bị mời lên phòng, vị giám thị đã nói: “hai trò sau này sẽ không làm nên trò trống gì”. Vậy mà sau này, một người đã rất thành công, bởi nhờ câu nói này này mà anh đã làm lại cuộc đời. Còn người kia thì cho rằng mình đã không được người lớn nhìn nhận nên đã sa vào con đường tội lỗi. Một yếu tố quan trọng không thể bỏ qua đó là gia đình. Bởi gia đình là cái nôi đầu tiên để hình thành nên tính tình và cách sống của mỗi người. Đương thời, có biết bao người vì hoàn cảnh gia đình khó khăn đã từ bỏ ước mơ và lý tưởng mà lo tìm “cơm áo gạo tiền” để giúp đỡ phần nào gia đình vượt qua giai đoạn khó khăn, trong khi đó Woityla vẫn âm thầm làm việc và đọc sách nghiên cứu lúc rảnh rỗi trong các xưởng máy. Người đó không ai khác chính là thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II người mà được rất nhiều thành phần ngày nay biết đến cũng như khâm phục những công việc mà ngài đã làm. Vì thế, những yếu tố: bối cảnh xã hội, một trường giáo dục và hoàn cảnh gia đình cũng góp phần không nhỏ trong việc hình thành tương lai sau này.
Mặt khác, những ai nương tựa vào tôn giáo cũng sẽ chứng minh cho quyết định chọn lựa ở phút hiện tại để làm nên tương lai. Giáo lý Phật giáo cho rằng quy luật “Nhân – Quả” là điểm cốt yếu trong phật pháp để quyết định cho “Niết Bàn” sau này, nghĩa là gieo nhân nào sẽ gặt quả đó. Nói khác hơn, con người đang hiện hữu ở trần gian này có thể kiếp trước là trâu, bò, gà, heo hay một sinh vật nào đó, còn kiếp sau thì con người hoàn toàn phụ thuộc vào kiếp này. Vì vậy, bố thí, từ bi, hỷ xả được xem là nền tảng để tạo nghiệp cho kiếp sau. Còn đối với Kitô giáo thì lấy “yêu thương” làm nền tảng để khuyên dạy giáo dân sống, nghĩa là những hành động mang tính yêu thương không chỉ đem lại sự bình an ngay tại đời này mà còn được phần phúc mai sau dù đó là một hành động rất nhỏ. Như Kinh thánh đã viết “cho ai một chén nước lã ở đời này sẽ có giá trị rất lớn lúc ở tòa phán xét”. Qua đó thấy được rằng, để có một tương lai tốt đẹp con người cần một sự chọn lựa mang tính khả thi ở phút hiện tại, nghĩa là biết nắm bắt cũng như làm chủ tư tưởng, hành động trong cuộc sống. Một học sinh biết chăm học, một sinh viên lúc ra trường chịu khó đi xin việc, một phật tử siêng năng bố thí, làm phúc, một giáo dân yêu thương người khác như chính bản thân thì tương lai sẽ tốt đẹp.
Có một cuộc sống tốt đẹp cả về vật chất lẫn tinh thần ở tương lai thì ai cũng ước mơ. Ước mơ là thế, còn đạt cho được mơ ước là cả một chặng đường gian nan. Nhất là trong thời đại hôm nay, khi khoa học càng phát triển thì con người là nghiêng về chiều hướng hưởng thụ, xã hội càng văn minh thì con người quay về với lối sống bản năng hoang dại. Trong khi đó, lối sống theo bản năng hoang dại và ưa thích hưởng thụ là trở ngại để xây dựng tương lai. Đặc biệt hơn khi nhìn vào đại đa số giới trẻ ngày nay, một lối sống thiếu lành mạnh, buông mình trong các đam mê của dục vọng cùng lối sống không biết đến ngày mai, đang là những vấn đề nhức nhối cho các nhà giáo dục cũng như các bậc làm cha, làm mẹ. Vì thế, câu nói: tương lai phụ thuộc vào chính bạn là một lời khuyên hữu ích để giúp những ai còn đắm chìm trong đam mê lạc thú hãy đứng lên làm lại cuộc đời, để xây dựng cho tương lai tươi sáng, còn những ai đang trên đường thực hiện những ước mơ hãy kiên trì cố gắng bởi “Trên đường thành công không có dấu chân kẻ lười biếng” mà đại thi hào Lỗ Tấn đã khẳng định cho chúng ta.
Dòng thời gian cứ trôi không ngừng nghỉ. Cuộc sống cứ bám chặt lấy thời gian mà tồn tại. Ngày nào thời gian đứng lại thì ngày đó cuộc sống tiêu tan. Hiện hữu của con người cũng vậy, một đời người so với vòng quay của thời gian chẳng đáng chi, một kiếp nhân sinh so với dòng chảy của cuộc sống có nghĩa gì, chỉ như bông hoa sáng nở chiều tàn, bóng câu vụt ngang qua ô cửa. Vì thế, làm chủ cuộc đời bằng những hành động có ý nghĩa thì tương lai sẽ đẹp, sống trọn với phút hiện tại thì con đường phía trước sẽ thênh thang. Hiểu cho tận cùng tương lai hệ tại chính bản thân ta sẽ xây dựng cuộc sống ở hiện tại sao cho đẹp, và vứt bỏ quá khứ không tốt đẹp vào miền xa xăm thì chắc chắn tương lai sẽ sáng.

4 tháng 9 2016

chép mạng -))