K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

24 tháng 11 2021

 

 

c. địa hình, di tích, lễ hội, sinh vật

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
28 tháng 8 2023

NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý KHI THAM GIA LỄ HỘI ĐỀN A SÀO

     Đền A Sào được xây dựng tại khu vị trí ven sông Hóa, nay thuộc xã An Thái, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình. Vùng đất này nổi tiếng gắn liền với sự thắng lợi của cuộc chiến đánh giặc Nguyên – Mông và huyền tích “Con voi của Trần Hưng Đạo”.

     Khu di tích A Sào bao gồm: di tích Đền A Sào, di tích Bến Tượng; di tích Gò Đống Yên được Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch đã cấp bằng Di tích lịch sử – văn hóa cấp quốc gia năm 2011. Ngôi đền này nằm trên vùng đất gắn liền với sự tích Hưng Đạo Đại Vương đánh thắng giặc Nguyên – Mông. Sau này, nhân dân đã lập đền thờ Trần Hưng Đạo gọi là Đệ nhị sinh từ hay A Sào linh miếu (đền A Sào) để tưởng nhớ công ơn Ngài.

     Năm 1951, giặc Pháp đóng đồn ở đền A Sào và phá hủy nhiều đồ thờ cúng trong đền. Chúng dùng xe kéo voi đá từ bến sông về bốt để làm ụ súng và bắn gẫy vòi tượng voi đá. Qua nhiều thăng trầm, đền A Sào xưa đã bị phá hủy, chỉ còn là bãi đất hoang và tượng voi đá nằm trên nền đất cũ giữa cánh đồng A Sào. Qua nhiều cuộc hội thảo, nghiên cứu, năm 2005, nhân dân địa phương và các nhà hảo tâm đã quyên góp phục dựng đền mới khang trang như ngày nay.

     Sau đây là một số lưu ý khi vào đền:

     Thứ nhất, về trang phục, ngôn ngữ, hành vi: Trang phục phải gọn gàng, không quá phô trương, lòe loẹt; ngôn ngữ lịch thiệp, không phát ngôn những lời “không đẹp” trong lễ hội; hành vi chuẩn mực, chung tay bảo vệ môi trường chung.

     Thứ hai, về đồ lễ: Người dâng lễ có thể đặt lễ chay hoặc lễ mặn tùy tâm. Lễ chay gồm: hương, hoa tươi, quả chín, phẩm oản, xôi chè. Lễ mặn gồm: gà, giò, trầu cau, rượu…


     Thứ ba, về các vật dụng được mang theo và sử dụng đồ cá nhân: mang theo những vật dụng thật sự cần thiết, tránh những vật dụng có hại dễ gây sát thương; đồ cá nhân phải tự giác bảo toàn.

     Thứ tư, về ý thức thái độ của khách trong việc bảo vệ các giá trị vật chất của đền: Cần có ý thức và trách nhiệm cao với các sản vật – giá trị vật chất của đền. Không phá bỏ, không làm hư hại, …

     Thứ năm, về giải quyết sự cố: Du khách khi gặp một số sự cố không may tại đền có thể liên hệ với Ban tổ chức, Ban tổ chức sẽ phối kết hợp cùng trung tâm phát thanh của đền để giải quyết các sự cố không may.

Ban quản lí di tích tỉnh Thái Bình

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
13 tháng 12 2023

a) Chuẩn bị

Đọc kĩ đề bài, xác định yêu cầu của đề:

- Mục đích: Giúp du khách hiểu rõ các quy định của Ban Tổ chức lễ hội hoặc Ban Quản lí di tích lịch sử, văn hóa, từ đó, có thái độ, hành vi đúng mực, văn mình, lịch sự khi tham gia.

- Đối tượng: Du khách tham gia lễ hội hoặc tham quan một di tích lịch sử, văn hóa ở địa phương.

- Nội dung: Các yêu cầu, chỉ dẫn cụ thể cho du khách khi tham gia lễ hội hoặc tham quan di tích lịch sử, văn hóa.

- Hình thức: Văn bản viết (kênh chữ; có thể có hình ảnh, kí hiệu đi kèm).

b) Tìm ý và lập dàn ý

- Tìm ý cho bài viết theo gợi dẫn: Cần có quy định nào đối với người tham gia:

+ Về trang phục, ngôn ngữ, hành vi?

→ Trang phục phải gọn gàng, không quá phô trương, lòe loẹt; ngôn ngữ lịch thiệp, không phát ngôn những lời “không đẹp” trong lễ hội; hành vi chuẩn mực, chung tay bảo vệ môi trường chung.

+ Về đồ lễ và việc thắp hương?

→ Người dâng lễ có thể đặt lễ chay hoặc lễ mặn tùy tâm. Lễ chay gồm: hương, hoa tươi, quả chín, phẩm oản, xôi chè. Lễ mặn gồm: gà, giò, trầu cau, rượu…

+ Về các vật dụng được mang theo và việc sử dụng đồ dùng cá nhân?

→ Được mang theo những vật dụng thật sự cần thiết, tránh những vật dụng có hại dễ gây sát thương; đồ cá nhân phải tự giác bảo toàn.

+ Về ý thức, thái độ của khách đối với việc bảo vệ các giá trị vật chất của di tích?

→ Cần có ý thức và trách nhiệm cao với các sản vật – giá trị vật chất của đền. Không phá bỏ, không làm hư hại, …

+ Về việc liên hệ Ban Tổ chức khi xảy ra các sự cố?

→ Du khách khi gặp một số sự cố không may tại đền có thể liên hệ với Ban tổ chức, Ban tổ chức sẽ phối kết hợp cùng trung tâm phát thanh của đền để giải quyết các sự cố không may.

- Lập dàn ý cho bài viết:

Phần đầu văn bản

Nêu tiêu đề của văn bản.

Phần nội dung văn bản

Lần lượt trình bày các yêu cầu và chỉ dẫn cụ thể. Có thể sắp xếp theo trật tự khác nhau tùy vào mục đích, tính chất lễ hội hoặc đặc điểm của di tích và mức độ vi phạm phổ biến của người tham gia. Cũng có thể sắp xếp theo hai nhóm: i) Những quy định, yêu cầu bắt buộc, ii) Những chỉ dẫn, gợi ý.

Phần kết thúc văn bản

Ban Tổ chức lễ hội… / Ban Quản lí di tích

c) Viết 

- Viết bài văn theo dàn ý đã lập. 

- Sử dụng thêm các hình ảnh, sơ đồ, kí hiệu (nếu cần thiết).

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
13 tháng 12 2023

* Bài viết mẫu tham khảo:

Hướng dẫn du khách tham quan nhà tù Hoả Lò

1.1. Nhà Tù Hỏa Lò ở đâu?

Nhà tù Hỏa Lò được Thực dân Pháp xây dựng vào năm 1896 với tên gọi Maison Centrale, trong tiếng Pháp nghĩa là nhà lao trung ương. Nhà tù là nơi giam giữ những nhà chính trị yêu nước đứng lên chống chính quyền thực dân. Cho đến thời điểm hiện tại, di tích nhà tù Hỏa Lò vẫn còn như nguyên vẹn tại địa chỉ số 1 phố Hỏa Lò, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. 

1.2. Đường đi và phương tiện đi đến nhà tù Hỏa Lò

Từ địa chỉ nhà tù Hỏa Lò Hà Nội, ta có thể tìm đường đi dựa trên Google map hoặc các ứng dụng đặt xe phổ biến khác. Ngoài ra, vì đây là khu vực trung tâm, rất gần hồ, phố đi bộ và nhiều địa điểm tham quan hấp dẫn nổi tiếng khác tại Hà Nội nên có thể lựa chọn phương tiện giao thông như taxi hoặc đi bộ. Một số tuyến buýt có qua địa điểm này như tuyến 02, 32, 34 và 38. Ngoài ra, đây cũng là địa điểm tham quan góp mặt trong tuyến xe buýt 2 tầng với trải nghiệm thú vị khi tham quan Hà Nội. 

Soạn bài Viết bản nội quy, hướng dẫn nơi công cộng | Ngắn nhất Soạn văn 10 Cánh diều

1.3. Giới thiệu về nhà ngục Hỏa Lò

Như vừa giới thiệu, nhằm mục đích giam giữ những nhà tù chính trị yêu nước tại cả Trung Kỳ và Bắc Kỳ, ngục Hỏa Lò đã được Thực dân Pháp xây dựng trên nền diện tích lên tới 12.000m2 (ngày nay còn sót lại 2.434m2) chia thành 4 khu A, B, C, D với vô vàn những chiêu trò tra tấn của Thực dân Pháp, cướp đi sinh mạng của rất nhiều chiến sỹ yêu nước. Nhà tù Hỏa Lò bắt đầu được quân giải phóng gỡ bỏ vào năm 1954, từ đó đến năm 1973 đây trở thành nơi giam giữ một số tù binh Mỹ và hoàn toàn được xóa bỏ khi đất nước giải phóng. 

Soạn bài Viết bản nội quy, hướng dẫn nơi công cộng | Ngắn nhất Soạn văn 10 Cánh diều

1.4. Nhà tù Hỏa Lò giờ mở cửa

Thời gian mở cửa cho du khách tham quan tại nhà tù Hỏa Lò là từ 8h00 đến 17h00 tất cả các ngày trong tuần trừ một số dịp lễ tết hoặc đặc biệt khác. 

1.5. Giá vé nhà tù Hỏa Lò

Giá vé nhà tù Hỏa Lò Hà Nội là 30,000 đồng/lượt. Trong đó, giảm 50% cho các đối tượng học sinh, sinh viên, hộ chính sách xã hội, người cao tuổi (từ 60 tuổi trở lên) và người bị khuyết tật nặng. Đặc biệt, miễn phí hoàn toàn cho thành viên của Hội cựu chiến binh, Ban liên lạc các Nhà tù, Ban liên lạc Kháng chiến, người có công với cách mạng, người khuyết tật đặc biệt nặng và trẻ em dưới 15 tuổi. 

Soạn bài Viết bản nội quy, hướng dẫn nơi công cộng | Ngắn nhất Soạn văn 10 Cánh diều

1.6. Lịch tham quan nhà tù Hỏa Lò

Khách tham quan có thể đi riêng lẻ hoặc thành từng đoàn. Trường hợp khách đoàn và cần hỗ trợ về đặt trước vé, hướng dẫn viên có thể liên hệ trước với ban quản lý khu di tích theo số điện thoại: 04.39342253 hoặc 04.39342317.

1.7. Các địa điểm ăn uống gần nhà tù Hỏa Lò

Vì gần khu vực trung tâm nên phố Hỏa Lò là thiên đường ẩm thực của các món ăn vặt Hà Nội ngon nức tiếng tại phố cổ. Có thể kể đến như: 

Bánh bèo chợ Đổ: 64A Quán Sứ, Quận Hoàn Kiếm

Long Đình – món ăn Hồng Kông: 64B Quán Sứ, Quận Hoàn Kiếm

Đồ nướng, lẩu cháo: 61 Quán Sứ, Quận Hoàn Kiếm

Namaste Hanoi- ẩm thực Ấn Độ: 46 Thợ Nhuộm, Quận Hoàn Kiếm

Và những tiệm trà sữa, cafe, bánh kem, đồ uống… đình đám như: 

Trà sữa Gong Cha: 56 Lý Thường Kiệt, Quận Hoàn Kiếm

Paris Gateaux: 75 Lý Thường Kiệt, Quận Hoàn Kiếm

Antique – Cafe đồ cổ: Tầng 2, 10 Dã Tượng, Quận Hoàn Kiếm

Cộng Caphe: 68 Quán Sứ, Quận Hoàn Kiếm

1.8. Lưu ý khi tham quan nhà ngục Hỏa Lò

Du khách khi tới tham quan nhà tù Hỏa Lò, cần chú ý các chỉ dẫn về an toàn và phòng tránh cháy nổ, những hành lý kèm theo phải gửi đúng nơi quy định. Đặc biệt, không được tùy tiện sờ và di chuyển các hiện vật. Sẽ có khu riêng ở đài tưởng niệm để khách tham quan thắp hương nên không được tùy tiện sử dụng ở những khu vực cấm. 

d) Kiểm tra và chỉnh sửa

Đọc lại bài văn đã viết. Đối chiếu với mục 1. Định hướng và dàn ý trên đây để tự phát hiện và sửa lỗi, cụ thể:

Nội dung kiểm tra

Yêu cầu cụ thể

Bố cục ba phần

- Phần đầu: Đã nêu được tiêu đề của văn bản chưa?

- Phần nội dung:

+ Có nêu được những yêu cầu, chỉ dẫn cụ thể cho du khách khi tham gia lễ hội hoặc tham quan di tích lịch sử, văn hóa không?

+ Đã sắp xếp các yêu cầu, chỉ dẫn theo trật tự nhất định chưa?

- Phần kết thúc: Đã nêu tên tổ chức, cá nhân (Ban Tổ chức lễ hội… / Ban Quản lí di tích… ) đề ra bản hướng dẫn chưa?

Các lỗi còn mắc

Tham khảo yêu cầu đã nêu ở Bài 1 (trang 35).

Đánh giá chung

Tham khảo yêu cầu đã nêu ở Bài 1 (trang 35).

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
28 tháng 8 2023

     Kính thưa Ban quản lý di tích tỉnh Thái Bình

     Em là Nguyễn Văn Toàn, lớp G, trường THPT Phụ Dực, Thái Bình.

     Em biết đến CLB tình nguyện tham gia tổ chức các hoạt động lễ hội qua một thành viên trong CLB. Mục đích em muốn tham gia CLB đó là muốn học hỏi, muốn cống hiến một chút sức nhỏ vào việc tổ chức và giới thiệu, phổ biến với khách tham quan về các di tích lịch sử ở địa phương.

     Bản thân em là vốn một người khá hòa đồng, thân thiện, giao tiếp lưu loát, tự tin trước đám đông, cộng với sự nhiệt huyết, muốn cống hiến, em có thể sẵn sàng dành thời gian của bản thân cho các hoạt động tình nguyện vì sự phát triển của cộng đồng địa phương.

     Hiện tại, bản thân em đang theo học ngành Văn học, cũng khá quen với những bài giới thiệu. Nếu được vào CLB, em có thể viết những bài giới thiệu, nội quy, lưu ý, hướng dẫn khách tham gia lễ hội. Em cũng từng tham gia khá nhiều CLB khác tại trường. Vì vậy, em có thể tự tin khẳng định em sẽ làm tốt những công việc mà ban chủ nhiệm CLB giao phó.

     Em xin cam kết thực hiện tốt nội quy, yêu cầu của CLB và địa phương!

     Em xin chân thành cảm ơn BCN về sự quan tâm, đọc và xét duyệt!

2 tháng 3 2018

Đáp án D

Kỉ silua là kỉ có thực vật và động vật lên cạn

15 tháng 3 2017

Chọn D.

Kỉ silua là kỉ có thực vật và động vật lên cạn

1 tháng 3 2022

C

8 tháng 5 2023

Câu 1

 Đặc điểm địa hình: 

*Đồi núi là bộ phận quan trọng nhất của cấu trúc địa hình Việt Nam:

 -Trên đất liền, đồi núi chiếm 3/4 diện tích lãnh thổ nhưng chủ yếu là đồi núi thấp. Địa hình thấp dưới 1000 m chiếm tới 85%, núi cao trên 2000m chiếm 1%.

- Địa hình đồng bằng chỉ chiếm 1/4 lãnh thổ đất liền và bị đồi núi ngăn cách thành nhiều khu vực.

* Địa hình nước ta được Tân kiến tạo nâng lên và tạo thành nhiều bậc kế tiếp nhau:

- Sau giai đoạn Cổ kiến tạo, lãnh thổ nước ta được tạo lập vững chắc và bị ngoại lực bào mòn, phá hủy tạo nên những bề mặt cổ, thấp và thoải.

- Giai đoạn Tân kiến tạo, vận động tạo núi Hi-ma-lay-a đã làm địa hình nước ta nâng cao và phân thành nhiều bậc kế tiếp nhau, địa hình thấp dần theo hướng tây bắc - đông nam.

- Địa hình nước ta có hai hướng chính là tây bắc - đông nam và vòng cung.

*Địa hình nước ta mang tính chất nhiệt đới gió mùa và chịu tác động mạnh mẽ của con người:

- Các hoạt động ngoại lực của khí hậu, của dòng nước và của con người là những nhân tố ảnh hưởng đến hình thành địa hình hiện nay của nước ta.

- Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa có tác động lớn trong việc phong hóa, bào mòn tạo nên những dạng địa hình độc đáo.

- Các dạng địa hình nhân tạo ở nước ta xuất hiện ngày càng nhiều: giao thông, hầm mỏ, đô thị, đê, đập, kênh rạch,…

KHÍ HẬU:

*tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm:

- tính chất nhiệt đới: nhiệt độ tb năm của không khí đều vượt 210C trên cả nc và tăng dần từ bắc vào nam. Số giờ nắng đạt từ 1400-3000h/năm

- tính chất gió mùa: khí hậu chia làm 2 mùa rõ rệt, phù hợp với 2 mùa gió

- tính chất ẩm: lượng mưa tb năm lớn khoảng từ 1500-2000/ năm, đọ ẩm không khí tb năm trên 80%

*Tính chất đa dạng và thất thường: 

- Khí hậu phân hóa mạnh theo không gian và thời gian, hình thành nên các miền và vùng khí hậu khác nhau:

+ miền khí hậu phía bắc: từ dãy Bạch Mã trở ra bắc, khí hậu nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh

+ Miền khí hậu phía nam: từ dãy Bạch Mã trở vào phía nam,có khí hậu cận xích đạo

+ ngoài ra, khí hâu còn phân hóa theo chiều đông tây, theo độ cao và hướng của các dãy núi. Khí hậu nc ta còn rất thất thường.

SÔNG NGÒI:

 -Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc, phân bố rộng khắp trên cả nước.

- Sông ngòi nước ta chảy hai hướng chính là tây bắc - đông nam và vòng cung.

- Sông ngòi nước ta có hai mùa nước: mùa lũ và mùa cạn khác nhau rõ rệt.

- Sông ngòi nước ta có lượng phù sa lớn

- Giá trị của sông ngòi: thuỷ lợi, thuỷ điện, thuỷ sản, giao thông vận tải, cung cấp lượng phù sa lớn phục vụ cho nông nghiệp, phát triển du lịch,... 

- Sông ngòi nước ta đang bị ô nhiễm: do các hoạt động sản xuất và sinh hoạt của con người.

ĐẤT: 

Phong phú và đa dạng.Gồm 3 nhóm đất chính : ferelit , phù sa , đất mùn núi cao.

- Núi, đồi:

+ Đất mùn núi cao trên các loại đá.

+ Đất feralit đỏ và đồi núi thấp trên các loại đá.

- Đồng bằng sông Mã:

+ Đất bồi tụ phù sa (trong đê).

+ Đất bãi ven sông (ngoài đê).

- Ven biển: đất mặn ven biển.

* Khoáng sản:

- Nước ta có nguồn khoáng sản phong phú, đa dạng (5000 điểm quặng và tụ khoáng của gần 60 loại khoáng sản khác nhau)

- Phần lớn các mỏ có trữ lượng vừa và nhỏ.

- Một số mỏ có trữ lượng lớn như:

+ Than: Quảng Ninh

+ Dầu mỏ, khí đốt: Bà Rịa-Vũng Tàu.

+ Bô xit, apatit (Lào Cai)

+ Đất hiếm, đá vôi…

 

 

 

 

8 tháng 5 2023

Câu 2

MIỀN BẮC VÀ ĐÔNG BẮC BẮC BỘ

*Vị trí và phạm vi lãnh thổ:

- Bao gồm khu vực đồi núi tả ngạn sông Hồng và khu đồng bằng Bắc Bộ.

- Miền tiếp giáp với khu vực ngoại chí tuyến và á nhiệt đới Hoa Nam.

*Tính chất nhiệt đới bị giảm sút mạnh mẽ, mùa đông lạnh nhất cả nước:

- Mùa đông: đến sớm và kết thúc muộn.

 - Mùa hạ: nóng ẩm, mưa nhiều.

*Địa hình phần lớn là dồi núi thấp với nhiều cánh cung mở rộng với nhiều cánh cung mở rộng về phía bắc quy tụ tại Tam Đảo:

- Địa hình vùng núi đa dạng: địa hình caxtơ đá vôi

- Tại các miền núi thấp có các đb nhỏ như cao bằng, lạng Sơn, Tuyên Quang

- Địa hình đồi núi thấp và đồng bằng mở rộng, tạo điều kiện cho hệ thống sông ngòi phát triển và tỏa rộng khắp miền.

 

MIỀN TRUNG BỘ VÀ BẮC TRUNG BỘ

*Vị trí, phạm vi lãnh thổ:

Miền thuộc hữu ngạn sông Hồng, từ Lai Châu đến Thừa Thiên - Huế.

*Địa hình cao nhất Việt Nam:

- Đây là miền có địa hình cao nhất cả nước với nhiều dãy núi cao, thung lũng sâu.

- Các dãy núi chạy theo hướng tây bắc - đông nam, so le nhau, xen giữa là các cao nguyên đá vôi rất đồ sộ.

- Các mạch núi lan ra sát biển, xen với đồng bằng chân núi và những cồn cát trắng tạo cho vùng duyên hải trung bộ c ta những cảnh quân rất đẹp và đa dạng

* Khí hậu đặc biệt do tác động của địa hình:

- Mùa đông đến muộn và kết thúc sớm, nhiệt độ mùa đông cao hơn miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ.

 -Mùa hạ gió tây nam bị biến tính trở nên khô nóng, đặc biệt là vùng ven biển Đông Trường Sơn.

*Tài nguyên phong phú đa đang được điều tra, khai thác

- Sông ngòi của miền có độ dốc lớn, có giá trị cao về thủy điện. Điển hình như thủy điện Hòa Bình, Sơn La,…

MIỀN NAM TRUNG BỘ VÀ NAM BỘ

*Vị trí, phạm vi lãnh thổ:

- Bao gồm toàn bộ lãnh thổ phía nam nước ta, từ Đà Nẵng tới Cà Mau.

- Chiếm 1/2 diện tích lãnh thổ nước ta.

*Một miền nhiệt đới gió mùa nóng quanh năm, có mùa khô sâu sắc

- Từ dãy Bạch Mã trở vào nam, nhiệt độ trung bình năm cao, 250C ở đồng bằng và 210C ở miền núi, biên độ năm nhỏ. Không có mùa đông lạnh.

- Chế độ mưa không đồng nhất

Trường Sơn Nam hùng vĩ và đồng bằng Nam Bộ rộng lớn

- Trường Sơn Nam:

+ Hình thành trên một miền nền bằng rất cổ được Tân kiến tạo nâng lên mạnh mẽ.

+ Đặc điểm: núi và cao nguyên rộng lớn, hùng vĩ. Cảnh quan đa dạng, khí hậu mát mẻ, lạnh giá (vùng núi).

-Đồng bằng Nam Bộ: rộng lớn, chiếm hơn 1/2 diện tích đất phù sa của cả nước và phát triển trên một vùng sụt võng rộng lớn do phù sa sông Đồng Nai, sông Mê Công bồi đắp nên.

*Tài nguyên phong phú và tập trung, để khai thác

- Khí hậu, đất đai: thuận lợi cho sản xuất nông - lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản.

- Tài nguyên rừng: phong phú, nhiều kiểu loại sinh thái (chiếm gần 60% diện tích rừng cả nước). Trong rừng có nhiều loài sinh vật quý hiếm.

- Tài nguyên biển: đa dạng và có giá trị to lớn (thuỷ hải sản, dầu mỏ, nhiều bãi biển đẹp, có giá trị về giao thông vận tải biển). Dầu mỏ là tài nguyên lớn nhất của miền. Các tài nguyên sinh vật biển đa dạng.

- Khó khăn: khô hạn kéo dài dễ gây ra hạn hán, cháy rừng; diện tích rừng 

29 tháng 4 2016

Xã hội ngày càng văn minh, càng phát triển thì người ta càng có xu hướng quan tâm đến di sản văn hoá đến di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh. Đó là một nhu cầu của cuộc sống. Thế hệ mai sau có quyền biết được những giá trị văn hoá nói chung và di sản văn hoá vật thể nói riêng. Với trách nhiệm là một công dân tương lai, chúng ta phải biết bảo vệ, giữ gìn, và phát huy những giá trị văn hoá đó. để làm giàu đất nước để góp phần cho văn hoá nhân loại ngày càng phong phú hơn.

29 tháng 4 2016

Một điều đáng mừng là trong những năm gần đây, cùng với sự chuyển mình mạnh mẽ về kinh tế, đã diễn ra sự "phục hưng" trong lĩnh vực văn hoá. Nhiều giá trị văn hoá truyền thống như quan hệ trong gia đình, làng xóm, lễ hội, phong tục tập quán có lúc bị xem thường đang dần dần được khôi phục. Mặc dù vậy, kinh tế thị trường với khuynh hướng "thương mại hoá", với sự xáo trộn hơn về bậc thang giá trị, sự phục hồi những hủ tục ... cũng đang tác động ráo riết. Hơn lúc nào hết, việc bảo tồn và phát huy những giá trị văn hoá truyền thống đang trở nên ngày càng bức thiết và đây không phải là trách nhiệm của riêng ai mà là trách nhiệm của toàn xã hội. Nói như tác giả Trần Ngọc Thêm,  "một môn học về văn hoá dân tộc với mấy chục tiết trong nhà trường chỉ là những hạt mưa, trong khi thông tin ngoài xã hội hàng ngày là những cơn lũ: thử điểm xem trên các phương tiện thông tin đại chứng hàng ngày có bao nhiêu fim, bài có nội dung giáo dục về văn hoá dân tộc và có bao nhiêu vụ án đầy  tình tiết giật gân và bạo lực ?" 
Việc giữ gìn, phát huy các giá trị truyền thống phải dựa trên nguyên tắc lựa chọn và duy trì nguyên vẹn những cái gì? Cái gì cần dẹp bỏ? Cái gì cần bổ sung, làm mới?
Về thể chế
 Thứ nhất: Xây dựng và vận dụng bảng giá trị văn hoá:
Chúng ta biết rằng, không có một nền văn hoá nào lại không có những giá trị chuẩn của xã hội đó. Nói cách khác, chuẩn giá trị xã hội là cái không thể thiếu. Vấn đề là ở chỗ, chuẩn giá trị đó phải như thế nào? Lấy cái gi làm cơ sở, làm nền tảng ?
Theo kinh nghiệm của các nước Đông Nam Á thì phải diễn đạt những chuẩn mực này một cách ngắn gọn mà dễ hiểu, phải vừa chặt chẽ lại vừa sinh động để cho mọi tầng lớp trong xã hội đều có thể thấm nhuần, có thể thực hiện được. Bên cạnh đó, về mặt nội dung, chuẩn giá trị xã hội phải làm thế nào để vừa thể hiện được sự kết hợp hài hoà giữa các giá trị truyền thống và các giá trị tiên tiến mà trong đó các giá trị truyền thống luôn luôn làm nền tảng, làm cơ sở cho các giá trị mới.
Ví dụ, nếu như trước đây, tinh thần yêu nước truyền thống lấy độc lập dân tộc làm mục tiêu cao nhất với phương châm "tất cả cho tiền tuyến" thì ngày nay, yêu nước phải là gắn độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội, độc lập dân tộc là nấc thang để tiến tới mục tiêu cao hơn là mang lại tự do, hạnh phúc cho nhân dân.
 Để bảo vệ nền độc lập dân tộc, chúng ta cần đẩy mạnh phát triển kinh tế, củng cố tiềm lực quốc phòng, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc. Có xây dựng được một nền kinh tế vững mạnh mới tạo ra cơ sở vật chất - kỹ thuật ngang tầm với trình độ văn minh thế giới. Trong xây dựng kinh tế, yêu nước chính là cố gắng phấn đấu học tập, tu dưỡng, rèn luyện, lao động để làm ra ngày càng nhiều của cải vật chất cho xã hội. Mỗi cá nhân dù ở cương vị nào, cũng phải hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình. Lợi ích không tách rời nghĩa vụ và trách nhiệm biết hưởng các quyền lợi nhưng phải cố gắng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình. Yêu nước trong bối cảnh hiện nay phải gắn liền với độc lập, tự chủ về kinh tế, tạo ra cơ sở cho hội nhập kinh tế quốc tế có hiệu quả; mặt khác, hội nhập kinh tế quốc tế có hiệu quả sẽ tạo điều kiện cần thiết để xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, tránh được sự lệ thuộc vào đối tác trong quá trình hội nhập. Yêu nước ngày nay phải kết hợp chặt chẽ với việc chống tham nhũng, bởi vì nó chính là kẻ thù vô cùng nguy hiểm.
Như vậy, yêu nước ngày nay là đem hết tinh thần và nghị lực, sức mạnh và tài năng của từng người, từng tập thể và cả cộng đồng dân tộc để bảo vệ độc lập dân tộc, gắn độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội, giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa trong sự phát triển đất nước; vươn lên mạnh mẽ trong sản xuất, kinh doanh theo phương châm "ích nước lợi nhà"; tăng cường đoàn kết dân tộc cùng nhau xây dựng đất nước giàu mạnh, dân chủ, văn minh.
Trong điều kiện nước ta hiện nay, phải chăng một bảng giá trị sẽ gồm những giá trị xã hội sau để có thể đáp ứng được những yêu cầu trên:
Một là: Độc lập dân tộc, chủ nghĩa xã hội
Hai là: Tự lập, tự cường, lập thân, lập nghiệp
Ba là: Hoà đồng dân tộc, khoan dung văn hoá
Bốn là: Nếp sống văn minh, môi trường trong sạch
Năm là: Cần cù, năng động, sáng tạo trong lao động
Sáu là: Suốt đời học tập, thích ứng với cái mới
Bảy là: Giữ gìn gia đình, Bảo vệ Tổ quốc
Đây chính là sự bổ sung, làm mới những giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc Việt Nam.
Bất cứ một bảng giá trị văn hoá nào cũng phải được sự đồng tình, ủng hộ và sự thực hiện của nhân dân.
Thứ hai: Xây dựng các khuôn mẫu ứng xử và thể chế xã hội - văn hoá mới.
Từ những chuẩn giá trị vừa nêu trong bảng giá trị trên cần phải được cụ thể hoá thành những nội dung phù hợp cho từng lớp đối tượng như học sinh, thanh niên, công nhân, nông dân, trí thức, cán bộ, doanh nhân, v..v... để xây dựng các tập thể văn hoá cho từng đơn vị (từng cộng đồng) văn hoá. Với các làng, xã thì nên đưa nó vào trong nội dung của hương ước mới.
Bên cạnh đó, phải xây dựng quy chế văn hoá nơi cộng đồng, phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của từng địa phương. Dần dần, các chuẩn giá trị đó sẽ tạo thành các khuôn mẫu ứng xử và thói quen trong cuộc sống. Khi đã trở thành khuôn mẫu ứng xử và thể chế xã hội - văn hoá thì nó sẽ có thể hình thành và định vị khung của lối sống đạo đức của từng người, từng gia đình, nhà trường, doanh nghiệp, công sở ... đồng thời nó sẽ góp phần duy trì sự ổn định của các chuẩn mực của lối sống đạo đức đó trong điều kiện xã hội đầy sự biến động.
 Thứ ba: Chủ động phòng chống lối sống thực dụng, sự băng hoại đạo đức, sự đảo lộn các bậc thang giá trị xã hội và sự phá hoại phong tục tập quán truyền thống và cách mạng.
Song song với giải pháp xây dựng là các giải pháp về phòng chống văn hoá độc hại, các tệ nạn xã hội, sự phá hoại truyền thống dân tọc. Trong cơ chế thị trường thì đây là một việc làm rất khó, khó ở chỗ là khó tách bạch giữa cái tiêu cực và tích cực. Do vậy, cần nhìn nhận thấy những hạn chế trong nhận thức, luật pháp, chính sách và biện pháp hành chính để có những biện pháp thích hợp phòng chống lại những tiêu cực nảy sinh trong xã hội.
Cách chống tham nhũng của người Trung Quốc chỉ xoay quanh có tám chữ: không thể, không dám, không muốn, không cần, nghĩa là: 
Không thể: Làm thế nào để thể chế, cơ chế - chính sách phải không tạo điều kiện cho nạn tham nhũng xuất hiện.
Không dám: Pháp luật phải thật nghiêm khắc cho những người vi phạm phải thân bại danh liệt để kẻ khác phải thấy sợ và không dám vi phạm.
Không muốn: Phải giáo dục về vấn đề này để giúp họ có một lập trường tốt, không vì ham muốn đồng tiền mà bị sa sút nhân cách.
Không cần: Nhà nước phải tạo điều kiện về vật chất cho cán bộ để họ có đủ điều kiện sống mà không cần tham nhũng...
Có lẽ, chúng ta nên tham khảo quan điểm đó, coi nó như một giải pháp trong việc chống tham nhũng nói riêng, mở rộng trong việc chống những thói hư, tật xấu và tiêu cực trong xã hội nói chung.
Để đạt được những yêu cầu "xây" và "chống" cần phải kiện toàn Ban chỉ đạo nếp sống văn minh từ Trung ương đến cơ sở, xây dựng hội đồng giám định và định hướng việc chấn hưng phong tục tập quán cổ truyền trong việc xây dựng nền văn hoá mới.
Thành lập uỷ ban chuyên trách chống những hiện tượng tiêu cực trong văn hoá đồi truỵ, lai căng, hủ tục ...bằng các hình thức thanh tra văn hoá. Uỷ ban đó phải có sự phối hợp và tham gia của ngành văn hoá, công an và các tổ chức đoàn thể khác.
Về xã hội
Thứ nhất: Xây dựng phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá, gia đình văn hoá, làng văn hoá. Chúng ta đều biết, gia đình là nơi duy trì nòi giống và giáo dưỡng tình cảm của con người. Đặc biệt, gia đình là nơi duy trì gia phong cũng như nuôi dưỡng các giá trị văn hoá truyền thống khác của dân tộc.Vì vậy, việc xây dựng gia đình văn hoá là hết sức cần thiết. Nội dung của các tiêu chí xây dựng các gia đình văn hoá phải phản ánh đạo lý dân tộc. Ngoài việc dựa trên cơ sở tiêu chí mà Nghị quyết TW5 đưa ra thì cần cụ thể bằng những điểm sau: 
- Gia đình hoà thuận, trên kính dưới nhường, giữ gìn gia phong, quan hệ tốt với xóm giềng, phát huy truyền thống "lá lành đùm lá rách"; "tối lửa tắt đèn có nhau".
- Nâng cao trình độ dân trí, đặc biệt là phổ cập giáo dục (THCS)
- Đảm bảo môi trường vệ sinh sạch sẽ; nhà cửa, nước sạch, nhà tắm, nhà vệ sinh.
- Ổn định và phát triển kinh tế gia đình bằng những việc làm lương thiện, khôi phục những ngành nghề truyền thống.
- Thực hiện tốt kế hoạch hoá gia đình (mỗi gia đình chỉ có 1 đến 2 con), tạo điều kiện cho các thành viên lao động, học tập rèn luyện tốt, chống lại những thói hư tật xấu, hủ tục, ...
- Chấp hành tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước cũng như quy ước của làng, địa phương...
Bên cạnh việc xây dựng gia đình văn hoá, cần xây dựng phong trào làng văn hoá để giáo dục, bồi dưỡng tính cộng đồng, tính tích cực chính trị - xã hội, tinh thần văn hoá và định hướng xã hội chủ nghĩa.
Trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay, chủ nghĩa cá nhân có đất để phát triển. Vì vậy, việc xây dựng các phong trào văn hoá quần chúng, bảo tồn các di tích lịch sử văn hoá, xây dựng hương ước và làng văn hoá mới và các phong trào xã hội, đền ơn đáp nghĩa, từ thiện, xoá đói giảm nghèo,vv... có tác dụng bồi dưỡng tính cộng đồng cho con người và phát huy truyền thống đoàn kết cũng như tính nhân văn, lòng khoan dung cho họ, hướng họ đến với cái Thiện, cái Mỹ.
Cần nhân rộng kiểu thiết chế văn hoá có hiệu quả do phát huy được sức mạnh tổng hợp từ cơ sở như các hình thức câu lạc bộ "cụm văn hoá - thể thao" theo cụm dân cư. Nó sẽ là điều kiện thuận lợi cho sự chuyển biến mạnh mẽ trong lối sống cộng đồng ở một số đông các khu dân cư, cán bộ , công nhân...
Còn ở nông thôn, việc xây dựng hương ước cũng có ý nghĩa tương tự, song phải thực sự đề cao, chú trọng các phong tục tập quán địa phương để xây dựng đạo đức và lối sống mới; Cần tổ chức tốt các lễ hội mang tính truyền thống của từng địa phương
Thứ hai: Giữ gìn thuần phong mỹ tục và xây dựng nền phong hoá mới.
Thuần phong mỹ tục một khi được xây dựng tốt sẽ nuôi dưỡng tính thiện với tính chất là cái gốc của con người trong thời kinh tế thị trường và đồng thời nuôi dưỡng bản sắc văn hoá dân tộc với tính chất là cái gốc của công nghiệp hóa, hiện đại hóa và kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Kinh nghiệm của Hàn Quốc và Nhật Bản là những nuớc có nhiều nét tương đồng với văn hoá nước ta có thể giúp giữ gìn được gia phong và những nét đẹp của văn hoá truyền thống như cách cư xử, xưng hô của các thành viên trong gia đình hoặc với người trên, người cao tuổi.
Cũng cần phải nghiên cứu, phân tích so sánh những phong tục cổ truyền trong giao tiếp xã hội, trong hội hè, trong kiến trúc với quan điểm thẩm mỹ hiện nay để kế thừa và phát huy nhằm duy trì và phát huy những gì là tốt đẹp.
Đồng thời, cần thẩm định lại những nét văn hoá từ bên ngoài thâm nhập nhằm tiếp thu những gì phù hợp với văn hoá, với quan điểm thẩm mỹ của người Việt nam. Ví dụ, hiện nay trong lễ phục của người Việt Nam chỉ phổ biến áo dài đối với nữ còn đối với nam thì hầu như chưa có. Có lẽ đây cũng là một điểm mà các nhà văn hoá cần nghiên cứu để thay đổi.
Bên cạnh, việc giữ gìn thuần phong mỹ tục cũng cần phải đánh giá đúng những nét mới phát sinh trong các tập tục để khẳng định cái đẹp chân chính, phù hợp và loại trừ những gì không phù hợp với văn hoá truyền thống, qua đó bổ sung thêm những giá trị mới cho văn hoá truyền thống.
Cần phải đưa ra những giải pháp cụ thể có tính chất khả thi như hình thành các văn bản quy ước có tính pháp lý về từng mặt, từng lĩnh vực của sinh hoạt văn hoá (hôn, tang, tế, hội). Có thể bằng biện pháp hành chính, pháp luật khắc phục, loại bỏ những yếu tố tiêu cực; điều chỉnh, sửa chữa những bất cập; khuyến khích phát huy những cái tốt, cái tích cực mới mẻ có tính sáng tạo.
Về giáo dục
- Giáo dục lẽ sống và lối sống: Đặt trọng tâm vào việc phát huy tinh thần yêu nước, lý tưởng độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, hoài bão lập thân, lập nghiệp nhằm đưa đất nước sớm tình trạng kém phát triển như Đại hội X của Đảng yêu cầu. Cụ thể, nên thành lập các câu lạc bộ theo địa phương, theo đoàn thể quần chúng, theo địa vị nghiệp vụ, vv...
Tổ chức các buổi thảo luận, học tập gương điển hình về lẽ sống tiến bộ, nhất là của các anh hùng liệt sĩ, của những nhân vật tiêu biểu. Tổ chức thành lập thư viện, tủ sách, hoạt động báo chí, biểu diễn để giáo dục lẽ sống và lối sống.
Cải tiến nội dung và lề lối sinh hoạt các đoàn thể các tổ chức trong khối mặt trận Tổ quốc nhằm dùng nhân tố tiến bộ tích cực chế ngự nhân tố lạc hậu, tiêu cực.Điều đặc biệt quan trọng là các cá nhân là cán bộ các cấp, các đảng viên, các nhân sĩ phải tự giác thực hành biểu hiện lẽ sống theo tiêu chí, tiêu chuẩn cán bộ, đảng viên. Kiên quyết đấu tranh và xử lý nghiêm khắc với tất cả các đối tượng (bất kể cấp nào, chức nào) làm trái với lẽ sống tiến bộ, chà đạp lên đạo đức truyền thống.
Tất cả đều phải quán triệt 3 khâu: Tư tưởng, tổ chức và hành động trong mọi mặt của các tổ chức, các ngành nghề, đoàn thể...
- Giáo dục lòng nhân ái, tính cộng đồng:
Việc giáo dục lòng nhân ái, tính cộng đồng sẽ thu được kết quả tốt nếu như tiến hành những biện pháp như:
Khẳng định, nêu cao gương tốt về lòng nhân ái, tính cộng đồng qua các hình thức sinh hoạt câu lạc bộ, phương tiện truyền thông đại chúng, qua họ tộc…Có hình thức động viên, khen thưởng kịp thời những người vật, những hành động tiêu biểu một cách thoả đáng. Hành pháp thật nghiêm minh và phải cương quyết không khoan nhượng, không hữu khuynh, mù quáng đối với những ai xúc phạm đến quyền của công dân, của cộng đồng; Lồng ghép nội dung này vào chương trình các môn học phổ thông (các môn khoa học xã hội), các hoạt động ngoại khoá trong nhà trường, đặc biệt, cần quan tâm hơn đến các môn lịch sử và giáo dục công dân trong nhà trường phổ thông
- Giáo dục truyền thống:
Chúng ta biết rằng, truyền thống bao giờ cũng tồn tại với hai mặt của nó cho nên phải tạo dư luận, dùng dư luận để phân tích, khẳng định, vận dụng, kế thừa, phát huy cái tốt, cái phù hợp và ngược lại để loại trừ cái xấu, cái ác.
Ngoài dư luận còn phải dùng đến các phương tiện thông tin đại chúng: Báo chí, phim ảnh, biểu diễn, truyền hình ... Ví dụ, tăng cường nghiên cứu viết sách lịch sử, sáng tác những kịch bản hay về lịch sử để dựng phim, bởi vì, đó là con đường trực tiếp nhất về giáo dục truyền thống. Đồng thời, tại các công sở, đường phố, hàng quán, nơi cộng cộng cần quy định cụ thể việc sử dụng ngôn ngữ, một nét quan trọng thể hiện sự tự tôn dân tộc (vì điều đầu tiên làm nên bản sắc của một dân tộc chính là ngôn ngữ). Vì vậy, cần phải dùng chữ Việt, sau đó mới dùng thêm ngôn ngữ khác vì hiện nay chúng ta thấy hàng trăm bảng, biển mà nếu người Việt Nam không biết tiếng Anh, tiếng Pháp thì không biết được đó là gì. Ở Trung Quốc, người ta sẵn sàng phiên âm ra tiếng Trung Quốc cả những mặt hàng nhập ngoại để mọi người dân dễ hiểu, đồng thời là thể hiện sự tự tôn cũng như tính giáo dục cao. Ví dụ: Cocacola được viết là “Khả khẩu khả lạc” (Vừa ngon vừa thích thú) chữ Cocacola viết nhỏ hơn ở phía dưới. Hoặc Pepsicola được viết là "Bách khẩu khả lạc" ....Đây cũng là một điều chúng ta cần học hỏi và tham khảo, dù là chuyện nhỏ nhưng nó lại mang ý nghĩa lớn.
Bên cạnh đó, để giáo dục truyền thống một cách có hiệu quả cần cải tiến một cách có định hướng các hương ước, tộc ước ... cần giữ cái gì, loại bỏ cái gì, cải thiện, bổ sung cái gì ? ...(bởi vì văn hoá Việt Nam là văn hoá cộng đồng làng xã, cộng đồng huyết thống, họ tộc).
Cần đưa việc giáo dục truyền thống vào nội dung giảng dạy của nhà trường. Việc giáo dục truyền thống phải được tiến hành thường xuyên nhằm giúp con người có sức đề kháng với những "căn bệnh" về vật chất và tinh thần mà mặt trái của cơ chế thị trường và toàn cầu hoá tạo ra. Đồng thời, cần khắc phục những mặt tiêu cực của di sản như thái độ độc đoán, gia trưởng ....
Về đầu tư
Việc xã hội hoá về đầu tư là phương châm cơ bản, lâu dài song trước mắt Nhà nước cần đầu tư hỗ trợ tập trung vào việc đầu tư xây dựng những giá trị vật thể và phi vật thể đóng vai trò định hướng được lối sống, đạo đức và chuẩn giá trị xã hội như phim ảnh, công trình văn hoá - lịch sử quan trọng của Quốc gia, phong trào xây dựng "nếp sống văn minh, gia đình văn hoá" ...
Ví dụ như việc trùng tu, bảo tồn các di tích lịch sử; làm phim về lịch sử, in sách hoặc thi viết, thi tìm hiểu về lịch sử hay tìm hiểu văn hoá truyền thống trên các phương tiện thông tin đại chúng (báo chí, truyền hình ..)
Như vậy, phải qua giáo dục về văn hoá truyền thống để làm cho lớp trẻ "hiểu" và từ "hiểu" đến chỗ "cần" rồi phải "tự thân vận động". Nói cách khác, trang bị cho thế hệ trẻ những kiến thức về văn hoá truyền thống, giúp họ có ý thức để rồi họ tự ý thức về những điều cần làm với những giá trị quý báu của văn hoá truyền thống dân tộc../.

2 tháng 12 2019

Đáp án C

Kỷ Silua thuộc đại Cổ sinh bắt đầu cách đây khoảng 444 triệu năm với đặc điểm quá trình hình thành các lục địa, mực nước biển dâng cao và khí hậu nóng ẩm, trong đó đặc điểm các sinh vật điển hình bao gồm: Sự kiện quan trọng nhất là cây có mạch xuất hiện và sự di cư của động vật lên cạn