K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

25 tháng 11 2021

Tham khảoBài 2 trang 139 SGK Địa lí 9 | SGK Địa lí lớp 9

25 tháng 11 2021

Tham khảo:

* Thuận lợi:

 - Nước ta có điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên khá thuận lợi để phát triển ngành khai thác và nuôi trồng thủy sản nước mặn, nước lợ, nước ngọt.

 - Điều kiện phát triển ngành khai thác:

+ Nước ta có 4 ngư trường trọng điểm là:

Cà Mau – Kiên Giang.Ninh Thuận – Bình Thuận.Hải Phòng – Quảng Ninh.Trường Sa – Hoàng Sa

- Điều kiện phát triển ngành nuôi trồng:

   + Vùng biển rộng, nhiều cửa sông, vũng vịnh, bãi triều đầm phá là điều kiện để nước ta phát triển hoạt động nuôi trồng thủy sản.

   + Nước ta còn có nhiều sông, suối, ao, hồ… có thể nuôi cá, tôm nước ngọt.

24 tháng 5 2016

Điều kiện tự nhiên
- Thuận lợi:
      + Nước ta có bờ biển dài, vùng đặc quyền kinh tế rộng lớn, nguồn thủy sản khá phong phú.
      + Có nhiều ngư trường lớn (4 ngư trường trọng điểm).
      + Dọc bờ biển có nhiều vũng, vịnh, đầm phá, rừng ngập mặn => Nuôi trồng thủy sản nước lợ.
      + Nhiều sông ngòi, kênh rạch, ao hồ… => Nuôi trồng thủy sản nước ngọt.
- Khó khăn:
      + Bão, gió mùa đông bắc.
      + Môi trường biển, bị suy thoái, nguồn lợi thủy sản giảm.

24 tháng 5 2016

Sản lượng thuỷ sản năm 2005 là hơn 3,4 triệu tấn, sản lượng bình quân đạt 42 kg/người/năm.

*Khai thác thủy sản:

-S.lượng khai thác liên tục tăng, đạt 1,79 t.tấn (2005), trong đó cá biển 1,36 triệu tấn.

-Tất cả các tỉnh giáp biển đều đẩy mạnh đánh bắt hải sản, nhất là các tỉnh duyên hải NTB và Nam Bộ. Dẫn đầu là các tỉnh về sản lượng đánh bắt: Kiên Giang, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Định, Bình Thuận, Cà Mau.

*Nuôi trồng thủy sản:

-Tiềm năng nuôi trồng thủy sản còn nhiều, diện tích mặt nước để nuôi trồng thuỷ sản là gần 1 triệu ha, trong đó ĐBSCL chiếm hơn 70%.

-Nghề nuôi tôm phát triển mạnh với hình thức bán thâm canh và thâm canh công nghiệp

- Nghề nuôi cá nước ngọt cũng phát triển, đặc biệt ở ĐBSCL và ĐBSH, nhất là ở An Giang nổi tiếng về nuôi cá tra, cá basa.

24 tháng 2 2019

a) Tình hình phát triển và phân hố ngành thuỷ sản ở Đồng bằng sông Cửu Long

-Là vùng có sản lượng thuỷ sản lớn nhất so với các vùng trong cả nước (chiếm hơn 1/2 sản lượng thuỷ sản của cả nước)

-Nhiều tỉnh có sản lượng thuỷ sản khai thác lớn như Kiên Giang: 315.157 tấn, Cà Mau: 138.000 tấn, Bến Tre: 76.000 tấn, Tiền Giang: 75.000 tấn, Bạc Liêu: 69.000 tấn, Trà Vinh: 58.000 tấn (theo số liệu Atlat vào năm 2007)

-Nhiều tỉnh có sản lượng thuỷ sản nuôi trồng lớn: An Giang: 263.914 tấn, Đồng Tháp: 230.008 tấn, Cần Thơ: 150.000 tấn, Cà Mau: 150.000 tấn, Bạc Liêu: 130 nghìn tấn (theo số liệu Atlat vào năm 2007)

b) Đồng bằng sông Cửu Long có ngành thủy sản phát triển nhất nước ta là do các nguyên nhân sau

*Điều kiện tự nhiên

-Có vùng biển giàu tiềm năng thuộc Biển Đông và vịnh Thái Lan với trên 700 km đường bờ biển

+Ở vùng biển phía đông, trữ lượng cá lên tới trên dưới 90 - 100 vạn tấn với khả năng khai thác 42 vạn tấn vào thời gian từ tháng V đến tháng IX

+Trữ lượng ở vùng biển phía tây là 43 vạn tấn, với khả năng khai thác 19 vạn tấn vào mùa vụ từ tháng XI đến tháng IV

-Tập trung nhiều bãi tôm, bãi cá lớn

-Có ngư trường trọng điểm Cà Mau - Kiên Giang (ngư trường vịnh Thái Lan), gần ngư trường Bà Rịa - Vũng Tàu

-Khí hậu nhiệt đới nóng quanh năm thuận lợi cho nhiều loài sinh vật biển phát triển, đặc biệt là ít khi có bão xảy ra nên tàu thuyền đánh bắt có thể hoạt động quanh năm

-Hệ thống sông ngòi, kênh rạch dày đặc, nhiều bãi triều, cánh rừng ngập mặn thuận lợi cho việc nuôi thuỷ sản

-Lũ hàng năm của sông Mê Công dem lại nguồn thuỷ sản

*Điều kiện kinh tế - xã hội

-Người dân có truyền thống đánh bắt, nuôi trồng và chế biến thuỷ sản. thích ứng linh họat với sản xuất hàng hoá

-Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất - kĩ thuật phục vụ cho việc khai thác, nuôi trồng và chế biến thuỷ sản ngày càng phát triển. Các cơ sở chế biến thủy, hải sản có năng lực sản xuất cao

-Sản phẩm trồng trọt, chủ yếu là trồng lúa, cộng với nguồn cá tôm phong phú chính là nguồn thức ăn để nuôi cá, tôm hầu hết các địa phương

-Chính sách nhà nước khuyến khích đầu tư phát triển ngành thủy sản

-Thị trường trong nước và xuất khẩu rộng lớn,..

7 tháng 11 2023

- Đặc điểm của ngành lâm nghiệp và thuỷ sản

+ Chu kì sinh trưởng dài và phát triển chậm là đặc điểm mang tính đặc thù của cây lâm nghiệp.

+ Hoạt động lâm nghiệp bao gồm: trồng rừng; khai thác và chế biến lâm sản; bảo vệ, bảo tồn hệ sinh thái rừng,...

+ Sản xuất thuỷ sản mang tính mùa vụ, phụ thuộc nhiều vào nguồn nước và khí hậu.

+ Sản xuất thuỷ sản ngày càng áp dụng công nghệ, sản xuất theo chuỗi giá trị, góp phần nâng cao hiệu quả, truy xuất được nguồn gốc sản phẩm.

- Sự phát triển, phân bố của ngành lâm nghiệp và thuỷ sản

+ Trên phạm vi toàn thế giới, sản lượng gỗ khai thác hằng năm có xu hướng tăng nhưng không đều giữa các năm và giữa các nhóm nước.

+ Các quốc gia có sản lượng nuôi trồng thuỷ sản lớn nhất năm 2019 là: Trung Quốc, Ấn Độ, Băng-la-đét, Ai Cập, Na Uy, Nhật Bản và các quốc gia Đông Nam Á,...

NG
6 tháng 11 2023

Tham khảo
- Du lịch được coi là ngành “công nghiệp không khói” và có đóng góp quan trọng vào GDP của nhiều quốc gia.

- TK XXI, lượng khách du lịch quốc tế tăng lên không ngừng => 687,3 triệu lượt năm 2000 lên l 460,0 triệu lượt năm 2019.

- Doanh thu từ du lịch cũng ngày càng lớn => 475,0 tỉ USD năm 2000 lên 1 481,3 tỉ USD năm 2019. 

- Các hình thức du lịch ngày cảng phong phú:

+ Truyền thống (du lịch biển, nghỉ dưỡng vùng nủi, mạo hiểm,...) 

+ Các hình thức mới: du lịch hội thảo, hội nghị, sự kiện, mua sắm,.... 

- Các tuyến, tour và sản phẩm du lịch ngày càng phong phú, đa dạng.

- Những nước đứng hàng đầu thế giới về số lượt khách và doanh thu du lịch là Tây Ban Nha, Hoa Kỳ, Pháp, I-ta-li-a, Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ,...