K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 tháng 12 2020

Câu 1:

Cấu tạo cơ quan trong hệ tiêu hóa:

Từ trên xuống: Gồm có miệng -> thực quản -> phần phình dạ dày, sang trái là gan, ruột non, ruột già, hậu môn và các tuyến tiêu hóa.

Hoạt động của hệ tiêu hóa làm thức ăn biến đổi thành các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể và thải chất bã ra ngoài.

 

 
20 tháng 12 2020

Câu 2: 

Cấu tạo cơ quan trong hệ hô hấp

Gồm có mũi, thanh quản, khí quản, phế quản và phổi, có nhiệm vụ đưa oxy trong không khí vào phổi và thải khí cacbonic ra môi trường ngoài.

Chức năng trao đổi không khí diễn ra trên toàn bộ các bộ phận của cơ thể
9 tháng 5 2017

2b/ Cấu tạo hệ hô hấp:

Gồm : Ống dẫn khí và hai buồng phổi

Ống dẫn khí gồm : Mũi, hầu họng, thanh quản, khí quản => Dẫn, lọc, làm ấm không khí từ bên ngoài vào phổi để thực hiện trao đổi khí, ngoài ra thanh quản còn có chức năng phát âm.

Phổi, là bộ phận quan trọng nhất trong hệ hô hấp gồm hai lá phổi, bên trong có các phế quản, phế nang có hệ thống mao mạch máu chằng chịt => Chức năng trao đổi khí với hồng cầu, chức năng cơ bản của hệ hô hấp.

9 tháng 5 2017

3.

- Hệ tuần hoàn tham gia vận chuyển các chất:

+ Mang 02 từ hệ hô hấp và chất dinh dưỡng từ hệ tiêu hóa tới các tế bào.

+ Mang các sản phẩm thải từ các tế bào đi tới hệ hô hấp và hệ bài tiết.

- Hệ hô hấp giúp các tế bào trao đổi khí;

+ Lấy 02 từ môi trường cung cấp cho các hệ cơ quan và thải C02 ra môi trường thông qua hệ tuần hoàn.

+ Hệ hô hấp lấy 02 từ môi trường cung cấp cho các hệ cơ quan và thải C02 ra môi trường thông qua hệ tuần hoàn.

+ Hệ tiêu hóa lấy thức ăn từ môi trường ngoài và biến đổi chúng thành các chât dinh dưỡng để cung cấp cho tất cả các hệ thông qua hệ cơ quan tuần hoàn.

+ Hệ bài tiết giúp thải các chất cặn bã thừa trong trao đổi chất của tất cả các hệ cơ quan ra môi trường ngoài thông qua hệ tuần hoàn.


19 tháng 12 2023

Cấu tạo của các cơ quan trong hệ hô hấp phù hợp với chức năng của nó như sau:

1. Mũi và khoang mũi: Chức năng chính của mũi và khoang mũi là lọc, ấm và ẩm hơi thở, giúp ngăn ngừa vi khuẩn và các tạp chất từ không khí đi vào phần còn lại của hệ hô hấp.

2. Phế quản: Phế quản là ống dẫn không khí từ mũi và miệng xuống phổi. Chức năng chính của phế quản là dẫn không khí vào và ra khỏi phổi.

3. Phổi: Phổi là cơ quan chính trong hệ hô hấp, nơi trao đổi khí oxy và khí carbon dioxide. Chức năng chính của phổi là hấp thụ oxy từ không khí và thải ra khí carbon dioxide.

4. Các mạch máu và mạch chủ: Các mạch máu và mạch chủ là hệ thống mạch máu trong hệ hô hấp. Chúng đảm nhận vai trò vận chuyển oxy từ phổi đến các cơ quan và mô trong cơ thể, đồng thời đưa khí carbon dioxide từ các cơ quan và mô trở lại phổi để được loại bỏ.

5. Cơ hoành: Cơ hoành là cơ quan giúp điều chỉnh quá trình hô hấp bằng cách điều chỉnh lưu lượng không khí vào và ra khỏi phổi thông qua việc mở và đóng cửa các cơ hoành.

1 tháng 11 2021

Các cơ quan khác nhau có thể làm việc cùng nhau để thực hiện cùng một chức năng chung như các bộ phận trong hệ tiêu hóa cùng thực hiện chức năng đào thải chất cặn bã. Các hệ thống cơ thể con người phối hợp cùng nhau để tạo nên một chức năng hoàn chỉnh.

1. Hệ tuần hoàn

Hệ tuần hoàn là mạng lưới gồm máu, mạch máu và bạch huyết. Hệ tuần hoàn vận chuyển oxy, hormon và các chất dinh dưỡng thiết yếu vào các tế bào trong cơ thể để nuôi dưỡng nó và giúp nó hoạt động tốt.

Chức năng chính của hệ thống tuần hoàn là vận chuyển các chất dinh dưỡng và khí đến các tế bào và mô trên khắp cơ thể. Điều này được thực hiện bởi sự lưu thông của máu. Hai thành phần của hệ thống này là hệ thống tim mạch và bạch huyết.

Hệ thống tim mạch bao gồm tim, máu và mạch máu. Nhịp đập của tim thúc đẩy chu kỳ tim bơm máu đi khắp cơ thể.

Hệ thống bạch huyết là một mạng lưới mạch máu của các ống và ống dẫn thu thập, lọc và đưa bạch huyết trở lại lưu thông máu. Là một thành phần của hệ thống miễn dịch, hệ thống bạch huyết tạo ra và lưu thông các tế bào miễn dịch gọi là tế bào lympho. Các cơ quan bạch huyết bao gồm các mạch bạch huyết, hạch bạch huyết, tuyến ức, lá lách và amidan.

Hệ tuần hoàn gồm:

  • Tim
  • Phổi
  • Não
  • Thận

2. Hệ hô hấp

Mỗi tế bào trong cơ thể đều cần oxy để hoạt động. Hệ thống hô hấp bao gồm đường dẫn khí, mạch phổi, phổi cung cấp oxy đến các cơ quan trong cơ thể và loại bỏ khí thải.

Hệ hô hấp trong cơ thể người bao gồm:

  • Mũi
  • Phổi
  • Thanh quản
  • Phế quản

Hệ hô hấp

3. Hệ thống tiêu hóa

Hệ tiêu hóa giúp cơ thể bạn chuyển thức ăn thành chất dinh dưỡng thông qua quá trình phân hủy hóa học. Quá trình này diễn ra thông qua hệ thống các cơ quan như thực quản, dạ dày, gan, tuyến tụy, và ruột.

Hệ thống tiêu hóa phá vỡ các polyme thực phẩm thành các phân tử nhỏ hơn để cung cấp năng lượng cho cơ thể. Nước ép tiêu hóa và enzyme được tiết ra để phá vỡ carbohydrate, chất béo và protein trong thực phẩm.

Hệ thống tiêu hóa bao gồm:

  • Miệng: lưỡi, răng
  • Thanh quản
  • Cơ hoành
  • Dạ dày
  • Lá lách
  • Gan: túi mật
  • Tuyến tụy
  • Ruột non

4. Hệ thống xương

Hệ thống xương hình thành nên cấu trúc cơ bản của nó. 206 xương trong cơ thể cũng tạo ra các tế bào máu, lưu trữ các khoáng chất quan trọng và giải phóng các hormon cần thiết cho sự sống.

Hệ thống xương

5. Hệ cơ

Hệ thống cơ bắp cho phép chuyển động thông qua sự co cơ. Con người có 3 loại cơ bắp: Cơ tim, cơ trơn và cơ xương.

Cơ xương được tạo thành từ hàng ngàn sợi cơ hình trụ. Các sợi được liên kết với nhau bởi mô liên kết được tạo thành từ các mạch máu và dây thần kinh.

Cơ thường bám vào hai xương khác nhau nên khi cơ co làm cho xương cử động, giúp cho cơ thể di chuyển được trong không gian, thực hiện được các động tác lao động.

6. Hệ thần kinh

Gồm não bộ, tủy sống và các dây thần kinh, có nhiệm vụ điều khiển sự hoạt động của tất cả các cơ quan, làm cho cơ thể thích nghi với những sự thay đổi của môi trường ngoài và môi trường trong. Đặc biệt ở người, não bộ hoàn thiện và phát triển phức tạp là cơ sở của mọi hoạt động tư duy. Hệ thần kinh vận hành các hoạt động thiết yếu của cơ thể như thở, tiêu hóa.

7. Hệ thống bài tiết

1 tháng 11 2021

-Các cơ quan cấu tạo nên hệ hô hấp là: Mũi,thanh quản ,phế quản,phổi.

-Các cơ quan cấu tạo nên hệ tuần hoàn:Tim ,các mạch máu,máu.

-Các cơ quan cấu tạo nên hệ tiêu hóa:Miệng ,thực quản ,dạ dày,ruột,gan,tụy ,hậu môn.

~Chúc bn hk tốtttt~

Câu 01:Các  cơ quan  khác nhau có cùng một chức năng tạo thành một  hệ cơ quan . Trong cơ thể có nhiều hệ cơ quan, nhưng chủ yếu là:A.hệ vận động , hệ tuần hoàn , hệ sinh dụcB.hệ hô hấp , hệ tiêu hóaC.hệ bài tiết ,  hệ thần kinh , hệ nội tiếtD.Tất cả câu trả lời đều đúng.Câu 03:Hệ cơ quan nào phân bố ở hầu hết các nơi trong cơ thể?A.Hệ hô hấpB.Hệ tuần hoànC.Hệ bài tiếtD.Hệ tiêu...
Đọc tiếp

Câu 01:

Các  cơ quan  khác nhau có cùng một chức năng tạo thành một  hệ cơ quan . Trong cơ thể có nhiều hệ cơ quan, nhưng chủ yếu là:

A.hệ vận động , hệ tuần hoàn , hệ sinh dục

B.hệ hô hấp , hệ tiêu hóa

C.hệ bài tiết ,  hệ thần kinh , hệ nội tiết

D.Tất cả câu trả lời đều đúng.

Câu 03:Hệ cơ quan nào phân bố ở hầu hết các nơi trong cơ thể?

A.Hệ hô hấp

B.Hệ tuần hoàn

C.Hệ bài tiết

D.Hệ tiêu hóa

Câu 07:Những cây nào có rễ củ giống với cây cà rốt?

A.Cây khoai lang, cây sắn

B.Cây khoai tây, cây táo ta.

C.Cây bàng, cây phượng.

D.Cây lạc, cây quất

Câu 11:Khi chúng ta bơi cật lực, hệ cơ quan nào dưới đây sẽ tăng cường độ hoạt động

A.Tất cả các phương án còn lại

B.Hệ vận động

C.Hệ tuần hoàn

D.hệ hô hấp

2
10 tháng 12 2021

D

B

A

A

 

10 tháng 12 2021

Câu 01:

Các  cơ quan  khác nhau có cùng một chức năng tạo thành một  hệ cơ quan . Trong cơ thể có nhiều hệ cơ quan, nhưng chủ yếu là:

A.hệ vận động , hệ tuần hoàn , hệ sinh dục

B.hệ hô hấp , hệ tiêu hóa

C.hệ bài tiết ,  hệ thần kinh , hệ nội tiết

D.Tất cả câu trả lời đều đúng.

Câu 03:Hệ cơ quan nào phân bố ở hầu hết các nơi trong cơ thể?

A.Hệ hô hấp

B.Hệ tuần hoàn

C.Hệ bài tiết

D.Hệ tiêu hóa

Câu 07:Những cây nào có rễ củ giống với cây cà rốt?

A.Cây khoai lang, cây sắn

B.Cây khoai tây, cây táo ta.

C.Cây bàng, cây phượng.

D.Cây lạc, cây quất

Câu 11:Khi chúng ta bơi cật lực, hệ cơ quan nào dưới đây sẽ tăng cường độ hoạt động

A.Tất cả các phương án còn lại

B.Hệ vận động

C.Hệ tuần hoàn

D.hệ hô hấp

Câu 01:Các  cơ quan  khác nhau có cùng một chức năng tạo thành một  hệ cơ quan . Trong cơ thể có nhiều hệ cơ quan, nhưng chủ yếu là:A.hệ vận động , hệ tuần hoàn , hệ sinh dụcB.hệ hô hấp , hệ tiêu hóaC.hệ bài tiết ,  hệ thần kinh , hệ nội tiếtD.Tất cả câu trả lời đều đúng.Câu 03:Hệ cơ quan nào phân bố ở hầu hết các nơi trong cơ thể?A.Hệ hô hấpB.Hệ tuần hoànC.Hệ bài tiếtD.Hệ tiêu...
Đọc tiếp

Câu 01:

Các  cơ quan  khác nhau có cùng một chức năng tạo thành một  hệ cơ quan . Trong cơ thể có nhiều hệ cơ quan, nhưng chủ yếu là:

A.

hệ vận động , hệ tuần hoàn , hệ sinh dục

B.

hệ hô hấp , hệ tiêu hóa

C.

hệ bài tiết ,  hệ thần kinh , hệ nội tiết

D.

Tất cả câu trả lời đều đúng.

Câu 03:

Hệ cơ quan nào phân bố ở hầu hết các nơi trong cơ thể?

A.

Hệ hô hấp

B.

Hệ tuần hoàn

C.

Hệ bài tiết

D.

Hệ tiêu hóa

Câu 07:

Những cây nào có rễ củ giống với cây cà rốt?

A.

Cây khoai lang, cây sắn

B.

Cây khoai tây, cây táo ta.

C.

Cây bàng, cây phượng.

D.

Cây lạc, cây quất

Câu 11:

Khi chúng ta bơi cật lực, hệ cơ quan nào dưới đây sẽ tăng cường độ hoạt động

A.

Tất cả các phương án còn lại

B.

Hệ vận động

C.

Hệ tuần hoàn

D.

Hệ hô hấp

0

Tham khảo

- Tiêu hóa là quá trình biến đổi các chất dinh dưỡng có trong thức ăn thành những chất đơn giản mà cơ thể hấp thụ được.

- Ở động vật đơn bào, thức ăn được tiêu hóa trong không bào tiêu hóa. Ở các nhóm động vật khác, thức ăn được tiêu hóa ở bên ngoài tế bào, trong túi tiêu hóa hoặc trong ống tiêu hóa.

Hệ tiêu hóa là hệ thống các cơ quan của cơ thể có nhiệm vụ ăn, tiêu hóa thức ăn để tách lấy năng lượng và dinh dưỡng, và đẩy các chất thải còn lại ra ngoài. Hệ tiêu hóa ở người được chia ra làm 2 phần: Ống tiêu hóa bao gồm: miệng, hầu, thực quản, dạ dày, ruột non, đại tràng, trực tràng và hậu môn.

30 tháng 12 2021

Tham khảo

1. em vừa lèm rồi ặ

2. 

Các tác nhân có hại cho hệ hô hấp : Bụi, Nitơ oxit, lưu huỳnh oxit, Cacbon oxit, các chất độc hại và các sinh vật gây bệnh . Biện pháp bảo vệ hệ hô hấp tránh các tác nhân có hại : trồng nhiều cây xanh, không xả rác bừa bãi, không hút thuốc lá, đeo khẩu trang chống bụi khi làm vệ sinh hay khi hoạt động ở môi trường nhiều bụi.

  
25 tháng 6 2019

- Mối liên hệ về chức năng giữa hệ tuần hoàn với các hệ cơ quan đã học được phản ánh qua sơ đồ sau :

Giải bài 2 trang 112 sgk Sinh 8 | Để học tốt Sinh 8

   Giải thích : Cơ thể là một khối thống nhất. Sự hoạt động của các cơ quan trong một hệ cũng như sự hoạt động của các hệ cơ quan trong cơ thể đều luôn luôn thống nhất với nhau.

+ Bộ xương tạo khung cho toàn bộ cơ thể, là nơi bám của hệ cơ và là giá đỡ cho các hệ cơ quan khác.

    + Hệ cơ hoạt động giúp xương cử động.

    + Hệ tuần hoàn dẫn máu đến tất cả các hệ cơ quan, giúp hệ này trao đổi chất.

    + Hệ hô hấp lấy O2 từ môi trường cung cấp cho các hệ cơ quan và thải CO2 ra môi trường thông qua hệ tuần hoàn.

    + Hệ tiêu hóa lấy thức ăn từ môi trường ngoài và biến đổi chúng thành các chất dinh dưỡng để cung cấp cho tất cả các cơ quan của cơ thể qua hệ tuần hoàn.

 + Hệ bài tiết giúp thải các chất cặn bã, chất thừa trong trao đổi chất của tất cả các hệ cơ quan ra môi trường ngoài thông qua hệ tuần hoàn.

    Ví dụ: Khi chạy, hệ vận động làm việc với cường độ lớn. Lúc đó, các hệ cơ quan khác cũng tăng cường hoạt động, tim đập nhanh và mạnh hơn, mạch máu dãn ( hệ tuần hoàn ), thở nhanh và sâu ( hệ hô hấp ), mồ hôi tiết nhiều ( hệ bài tiết ), … Điều đó chứng tỏ các hệ cơ quan trong cơ thể có sự phối hợp hoạt động. Các cơ quan trong cơ thể có một sự phối hợp hoạt động nhịp nhàng, đảm bảo tính thống nhất.

24 tháng 7 2023

Tham khảo!

 

Xoang mũi có cấu tạo phù hợp với chức năng làm sạch, làm ẩm, làm ấm không khí:

- Có nhiều lông mũi giúp ngăn cản bụi để làm sạch luồng không khí.

- Có lớp niêm mạc tiết chất nhày giúp cản bụi và vi khuẩn gây hại trong luồng không khí, đồng thời cũng giúp làm ẩm không khí trước khi vào phổi.

- Có lớp mao mạch dày đặc giúp làm ấm không khí trước khi vào phổi.

5 tháng 11 2018
Các cơ quan và hệ cơ quan Chức năng
Vận động Nâng đỡ và bảo vệ cơ thể giúp cơ thể cử động và di chuyển.
Tuần hoàn Vận chuyển chất dinh dưỡng oxi vào tế bào và chuyển sản phẩm phân giải từ tế bào tới hệ bài tiết.
Hô hấp Thực hiện trao đổi khí với môi trường ngoài cung cấp O2 cho các tế bào của cơ thể và loại CO2 do các tế bào thải ra khỏi cơ thể.
Tiêu hóa Biến đổi thức ăn thành những chất dinh dưỡng mà cơ thể có thể hấp thụ được qua thành ruột và thải các chất thừa không thể hấp thụ được.
Bài tiết Thải ra ngoài cơ thể các chất dư thừa, không cần thiết hay độc hại cho cơ thể.
Da Cảm giác, bài tiết, điều hòa thân nhiệt và bảo vệ cơ thể
Thần kinh và giác quan Điều khiển, điều hòa và phối hợp hoạt động của các cơ quan, bảo đảm cho cơ thể là một khối thống nhất toàn vẹn.
Tuyến nội tiết Điều hòa các quá trình sinh lí của cơ thể đặc biệt là các quá trình trao đổi chất, chuyển hóa vật chất và năng lượng đảm bảo tính ổn định của môi trường bên trong của cơ thể.
Sinh sản Sinh con, duy trì và phát triển nòi giống