K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

7 tháng 11 2023

Tham khảo!

Đặc điểm dân cư

- Quy mô dân số: là nước đông dân. Năm 2020 số dân Nhật Bản là 126,2 triệu người, đứng thứ 11 thế giới.

- Tỉ lệ tăng dân số Nhật Bản rất thấp, dưới 0% từ năm 2008 và năm 2020 là -0,3%.

- Thành phần dân tộc của Nhật Bản về cơ bản khá đồng nhất.

- Cơ cấu dân số:

+ Nhật Bản có số nam ít hơn số nữ.

+ Nhật Bản là quốc gia có cơ cấu dân số già, tuổi thọ trung bình cao nhất thế giới.

- Mật độ dân số:

+ Mật độ dân số cao (khoảng 338 người/km2, năm 2020);

+ Dân cư phân bố không đồng đều giữa các đảo và giữa các khu vực trên cùng một đảo. Khoảng 60% dân cư sống trên 3% diện tích đất nước, chủ yếu ở các đồng bằng ven biển, đặc biệt là dải đồng bằng ven Thái Bình Dương trên đảo Hôn-su.

- Tỉ lệ dân thành thị cao (91,8% năm 2020); Tô-ky-ô là vùng đô thị lớn nhất thế giới (năm 2020), các thành phố lớn khác là Ô-xa-ca, Na gôi-a... Mức sống của người dân đô thị cao, cơ sở hạ tầng hiện đại, các đô thị đồng thời là các trung tâm kinh tế, văn hóa.

NG
8 tháng 8 2023

Tham khảo 

+ Là nước đông dân, năm 2020 là 126,2 triệu người, tỉ lệ gia tăng dân số thấp và có xu hướng giảm.

+ Cơ cấu dân số già, số dân ở nhóm 0-14 tuổi chiếm 12% dân số, số dân ở nhóm từ 65 tuổi trở lên chiếm 29% dân số; tuổi thọ trung bình cao nhất thế giới (84 tuổi năm 2020).

+ Mật độ dân số trung bình khoảng 228 người/km2, phân bố dân cư không đều.

+ Tỉ lệ dân thành thị cao và tăng nhanh, nhiều đô thị nối với nhau tạo thành dải đô thị như Ô-xa-ca, Kô-bê, Tô-ky-ô,…

+ Có các dân tộc: Ya-ma-tô (98% dân số) và Riu-kiu, Ai-nu. Tôn giáo chính là đạo Shin-tô và đạo Phật.
- Tác động

+ Cơ cấu dân số già dẫn đến thiếu nguồn lao động cho các hoạt động kinh tế.

+ Các đạo giáo có ảnh hưởng lớn đến xã hội và đời sống hàng ngày của người dân.

31 tháng 7 2023

Tham khảo!

 

Đặc điểm dân cư Trung Quốc

- Quy mô dân số: là nước đông dân nhất thế giới. Năm 2020, số dân Trung Quốc là hơn 1,4 tỉ người, chiếm hơn 18% số dân thế giới.

- Tỉ lệ tăng dân số tự nhiên: đang có chiều hướng giảm dần nên số dân tăng thêm hằng năm cũng giảm dần.

- Cơ cấu dân số:

+ Trung Quốc đang trong thời kì cơ cấu dân số vàng, số người trong độ tuổi lao động chiếm tỉ lệ cao. Tuy vậy, dân số Trung Quốc đang có xu hướng già hoá.

+ Cơ cấu giới tính ở Trung Quốc có sự chênh lệch khá lớn. Năm 2020, tỉ lệ nam là 51,3%, tỉ lệ nữ là 48,7% trong tổng số dân.

- Thành phần dân cư: Trung Quốc là quốc gia đa dân tộc (hơn 56 dân tộc)

+ Người Hán chiếm hơn 90% dân số.

+ Các dân tộc khác (người Choang, Ui-gua, Tạng, Hồi, Mông Cổ,...) sống tập trung tại các khu tự trị ở vùng núi và biên giới.

- Mật độ dân số: mật độ dân số khá cao (khoảng 150 người/km2 năm 2020), song phân bố rất không đều.

+ Dân cư tập trung đông đúc ở khu vực phía đông (khoảng 90% dân cư);

+ Khu vực phía tây dân cư thưa thớt.

- Vấn đề đô thị hóa:

+ Đô thị hoá diễn ra với tốc độ nhanh, tỉ lệ dân thành thị là 61,0% năm 2020).

+ Có nhiều thành phố quy mô dân số trên 10 triệu người như: Thượng Hải, Bắc Kinh, Trùng Khánh, Quảng Châu, Thiên Tân,...

+ Dân số đông là nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn, nhưng cũng nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp như: giải quyết việc làm cho người lao động, nâng cao mức sống cho người dân.

+ Chính sách dân số sinh một con trong thời gian dài khiến cho tỉ lệ gia tăng dân số giảm nhanh, làm nảy sinh nhiều vấn đề xã hội phức tạp (trọng nam khinh nữ,…)

+ Phân bố dân cư rất chênh lệch là một trong những nhân tố tạo nên sự khác nhau trong phát triển kinh tế - xã hội ở hai miền Đông - Tây và ảnh hưởng tới việc khai thác tài nguyên ở miền Tây.

+ Đa dân tộc, mỗi dân tộc có phong tục tập quán riêng, có kinh nghiệm và phương thức sản xuất khác nhau đã tạo cho Trung Quốc có nền văn hóa đa dạng giàu bản sắc, song cũng nảy sinh một số vấn đề về xã hội và quản lí cần giải quyết.

NG
9 tháng 8 2023

Tham khảo
- Đặc điểm

+ Trung Quốc là nước đông dân nhất thế giới, năm 2020 là 1,43 tỉ người (chiếm 18% dân số thế giới).

+ Cơ cấu dân số: nhóm tuổi 0-14 tuổi chiếm 18%, nhóm từ 15-64 tuổi chiếm 69%, nhóm trên 65 tuổi chiếm 13%.

+ Tỉ lệ gia tăng dân số giảm nhanh.

+ Mật độ dân số trung bình khoảng 150 người /km2, dân cư phân bố chênh lệch, tập trung ở miền Đông - thưa thớt ở miền Tây.

+ Đô thị hóa phát triển, tỉ lệ dân thành thị tăng nhanh, có nhiều đô thị đông dân (Bắc Kinh, Thượng Hải, Thiên Tân,…)

 + Có 56 dân tộc, người Hán đông nhất (gần 92%).


- Tác động

+ Dân số đông là nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn, nhưng cũng nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp như: giải quyết việc làm cho người lao động, nâng cao mức sống cho người dân.

+ Chính sách dân số sinh một con trong thời gian dài khiến cho tỉ lệ gia tăng dân số giảm nhanh, làm nảy sinh nhiều vấn đề xã hội phức tạp (trọng nam khinh nữ,…)

+ Phân bố dân cư rất chênh lệch là một trong những nhân tố tạo nên sự khác nhau trong phát triển kinh tế - xã hội ở hai miền Đông - Tây và ảnh hưởng tới việc khai thác tài nguyên ở miền Tây.

+ Đa dân tộc, mỗi dân tộc có phong tục tập quán riêng, có kinh nghiệm và phương thức sản xuất khác nhau đã tạo cho Trung Quốc có nền văn hóa đa dạng giàu bản sắc, song cũng nảy sinh một số vấn đề về xã hội và quản lí cần giải quyết.

36Những quốc gia giàu có nào sau đây ở Châu Á nhưng trình độ phát triển kinh tế chưa cao?  A.Cô-oet, Bru-nây, Nhật Bản. B.Cô-oet, Bru-nây, Ả-rập Xê-út. C.Cô-oet, Bru-nây, Hàn Quốc. D.Cô-oet, Bru-nây, Trung Quốc.37Sự phân bố dân cư ở Nam Á có đặc điểm A.tập trung đông ở vùng sơn nguyên và tây bắc Ấn Độ. B.tập trung đông ở đồng bằng và các khu vực có lượng mưa lớn. C.đông bậc nhất thế giới, tập trung đông ở phía...
Đọc tiếp

36

Những quốc gia giàu có nào sau đây ở Châu Á nhưng trình độ phát triển kinh tế chưa cao?

 

 A.

Cô-oet, Bru-nây, Nhật Bản.

 B.

Cô-oet, Bru-nây, Ả-rập Xê-út.

 C.

Cô-oet, Bru-nây, Hàn Quốc.

 D.

Cô-oet, Bru-nây, Trung Quốc.

37

Sự phân bố dân cư ở Nam Á có đặc điểm

 A.

tập trung đông ở vùng sơn nguyên và tây bắc Ấn Độ.

 B.

tập trung đông ở đồng bằng và các khu vực có lượng mưa lớn.

 C.

đông bậc nhất thế giới, tập trung đông ở phía tây bắc.

 D.

tập trung đông ở đồng bằng và các khu vực có lượng mưa ít.

38

Phần lớn Nam Á có mật độ dân số

 

 A.

trên 100 người/km2.

 B.

từ 1- 50 người/km2.

 C.

dưới 1 người/km2.

 D.

từ 50 - 100 người/km2.

39

Do dân cư đông đúc và cơ cấu dân số trẻ nên khu vực Đông Nam Á có

 

 

 A.

nền kinh tế phát triển nhanh, sôi động.

 B.

nguồn lao động đông, trình độ lao động cao.

 C.

ngành công nghiệp phát triển nhanh, thị trường tiêu thụ lớn.

 D.

nguồn lao động đông và thị trường tiêu thụ lớn.

40

Đặc trưng của khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa là

 

 A.

mùa đông lạnh, mưa ít; mùa hè nóng, mưa ít.

 B.

mùa đông lạnh, mưa ít; mùa hè nóng, mưa nhiều.

 C.

mùa đông không lạnh, ít mưa; mùa hè nóng, mưa nhiều.

 D.

mùa đông lạnh, không mưa; mùa hè nóng, mưa nhiều.

1
24 tháng 3 2022

36

Những quốc gia giàu có nào sau đây ở Châu Á nhưng trình độ phát triển kinh tế chưa cao?

 

 A.

Cô-oet, Bru-nây, Nhật Bản.

 B.

Cô-oet, Bru-nây, Ả-rập Xê-út.

 C.

Cô-oet, Bru-nây, Hàn Quốc.

 D.

Cô-oet, Bru-nây, Trung Quốc.

37

Sự phân bố dân cư ở Nam Á có đặc điểm

 A.

tập trung đông ở vùng sơn nguyên và tây bắc Ấn Độ.

 B.

tập trung đông ở đồng bằng và các khu vực có lượng mưa lớn.

 C.

đông bậc nhất thế giới, tập trung đông ở phía tây bắc.

 D.

tập trung đông ở đồng bằng và các khu vực có lượng mưa ít.

38

Phần lớn Nam Á có mật độ dân số

 A.

trên 100 người/km2.

 B.

từ 1- 50 người/km2.

 C.

dưới 1 người/km2.

 D.

từ 50 - 100 người/km2.

39

Do dân cư đông đúc và cơ cấu dân số trẻ nên khu vực Đông Nam Á có

  A.

nền kinh tế phát triển nhanh, sôi động.

 B.

nguồn lao động đông, trình độ lao động cao.

 C.

ngành công nghiệp phát triển nhanh, thị trường tiêu thụ lớn.

 D.

nguồn lao động đông và thị trường tiêu thụ lớn.

40

Đặc trưng của khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa là

 

 A.

mùa đông lạnh, mưa ít; mùa hè nóng, mưa ít.

 B.

mùa đông lạnh, mưa ít; mùa hè nóng, mưa nhiều.

 C.

mùa đông không lạnh, ít mưa; mùa hè nóng, mưa nhiều.

 D.

mùa đông lạnh, không mưa; mùa hè nóng, mưa nhiều.

31 tháng 7 2023

Tham khảo:

Đặc điểm dân cư và xã hội

♦ Đặc điểm dân cư:

- Quy mô dân số: Trung Quốc có số dân đông nhất thế giới với hơn 1,43 tỉ người, tỉ lệ gia tăng dân số là 0,39% (năm 2020).

- Mật độ dân số:

+ Mật độ dân số trung bình ở Trung Quốc khá cao, khoảng 150 người/km2 (năm 2020).

+ Phân bố dân cư có sự chênh lệch lớn giữa miền Đông và miền Tây. Miền Đông chiếm khoảng 1/2 diện tích lãnh thổ nhưng tập trung đến 90% dân cư sinh sống, miền Tây có dân cư rất thưa thớt, nhiều nơi có mật độ dân số dưới 10 người/km2.

- Thành phần dân cư: Trung Quốc có khoảng 56 dân tộc cùng sinh sống, trong đó:

+ Chiếm đa số là dân tộc Hán (trên 90%).

+ Các dân tộc ít người như Mãn, Hồi, Duy Ngô Nhĩ, Mông Cổ,... sống chủ yếu ở vùng núi và biên giới.

- Cơ cấu dân số:

+ Trung Quốc đang trong thời kì cơ cấu dân số vàng, số người trong độ tuổi lao động chiếm tỉ lệ cao. Tuy vậy, dân số Trung Quốc đang có xu hướng già hoá.

+ Cơ cấu giới tính ở Trung Quốc có sự chênh lệch khá lớn. Năm 2020, tỉ lệ nam là 51,3%, tỉ lệ nữ là 48,7% trong tổng số dân.

- Vấn đề đô thị hóa:

+ Trung Quốc có tỉ lệ dân thành thị tăng nhanh, đạt 61,0% (năm 2020).

+ Đến 2020, Trung Quốc có 41 thành phố trên 3 triệu dân, trong đó Thượng Hải và Bắc Kinh là 2 thành phố đông dân nhất của Trung Quốc.

♦ Đặc điểm xã hội:

- Trung Quốc có nền văn hóa lâu đời, phát triển rực rỡ và là một trong những chiếc nôi của nền văn minh cổ đại trên thế giới, nhiều di sản thế giới được UNESCO công nhận.

- Trung Quốc tăng cường đầu tư phát triển giáo dục, năm 2020 tỉ lệ biết chữ của người từ 15 tuổi trở lên đạt trên 96%.

- Chất lượng cuộc sống người dân được nâng lên, thể hiện qua chỉ số HDI đạt mức cao (0,764) và GNI/người là 10 530 USD (năm 2020).

- Chính sách công nghiệp hoá nông thôn của Trung Quốc đã làm thay đổi bộ mặt các làng xã.

16 tháng 8 2023

Tham khảo:

1. Khái quát về nền kinh tế của quốc gia

- Nhật Bản là một trong các quốc gia hàng đầu thế giới về kinh tế, tài chính.

- GDP Nhật Bản đạt 4975,42 tỉ USD (2020), chiếm 4,4% trong tổng GDP thế giới (Nguồn: World Bank).

- GDP/người đạt 39,5 nghìn USD/người.

2. Đặc điểm nền kinh tế

a. Lịch sử phát triển nền kinh tế

- Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, nền kinh tế Nhật Bản bị suy sụp nghiêm trọng, nhưng đến năm 1952 kinh tế đã khôi phục ngang mức trước chiến tranh và phát triển với tốc độ cao trong giai đoạn 1955 - 1973.

- Những năm 1973 - 1974 và 1979 - 1980, do khủng hoảng dầu mỏ, tốc độ tăng trưởng nền kinh tế giảm xuống (còn 2,6% năm 1980).

- Nhờ điều chỉnh chiến lược phát triển nên đến những năm 1986 - 1990, tốc độ tăng GDP trung bình đã đạt 5,3%.

- Từ năm 1991, tốc độ tăng trưởng kinh tế Nhật Bản đã chậm lại.

b. Cơ cấu nền kinh tế (Số liệu năm 2012)

- Ngành dịch vụ chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu GDP (73,2%).

- Tiếp đến là ngành công nghiệp (25,6%).

- Ngành nông nghiệp chiếm tỉ trọng rất nhỏ, chỉ 1,2%.

c. Một số ngành kinh tế

- Công nghiệp:

+ Giá trị sản lượng công nghiệp của Nhật Bản đứng thứ 2 thế giới, sau Hoa Kì.

+ Nhật Bản chiếm vị trí cao trên thế giới về sản xuất máy công nghiệp và thiết bị điện tử, người máy, tàu biển, thép, ô tô, vô tuyến truyền hình, máy ảnh, sản phẩm tơ tằm và sợi tổng hợp, giấy in báo,...

- Dịch vụ:

+ Thương mại và tài chính là 2 ngành có vai trò hết sức to lớn.

+ Nhật Bản đứng hàng thứ 4 thế giới về thương mại.

+ Ngành giao thông vận tải biển có vị trí đặc biệt quan trọng, đứng thứ 3 thế giới.

+ Ngành tài chính, ngân hàng đứng hàng đầu thế giới, hoạt động đầu tư ra nước ngoài ngày càng phát triển.

 

- Nông nghiệp:

+ Nông nghiệp có vai trò thứ yếu trong nền kinh tế Nhật Bản, tỉ trọng nông nghiệp trong GDP rất thấp.

+ Nông nghiệp phát triển theo hướng thâm canh, ứng dụng nhanh tiến bộ khoa học - kĩ thuật và công nghệ hiện đại để tăng năng suất cây trồng, vật nuôi và tăng chất lượng nông sản.

+ Cây trồng chính (lúa gạo), cây trồng phổ biến (chè, thuốc lá, dâu tằm), các vật nuôi chính (bò, lợn, gà), nghề nuôi trồng hải sản phát triển.

10 tháng 3 2022

Tham khảo:

 

- Mật độ dân cư thấp nhất thế giới.

- Phân bố dân cư không đều:

+ Phần lớn dân cư sống tập trung ở dải đất hẹp phía đông và đông nam Ô-xtrây-li-a ở Bắc Niu Di-len và ở Pa-pua Niu Ghi-nê.

+ Ở nhiều đảo, dân cư chỉ có vài chục hoặc không có người ở.

- Tỉ lệ dân thành thị cao.

- Dân cư gồm hai thành phần chính: người bản địa và người nhập cư.

+ Người bản địa: chiếm khoảng 20% dân số, bao gồm người ô-xtra-lô-it sống ở Ô-xtrây-li-a và các đảo xung quanh, người Mề-la-nê-diêng và người Pô-li-nê-diêng sống trên các đảo Đông Thái Bình Dương. + Người nhập cư: chiếm khoảng 80% dân số, phần lớn con cháu người châu Âu đến xâm chiếm và khai phá thuộc địa từ thế kỉ XVIII. Các nước có tỉ lệ người gốc Âu lớn nhất là Ô-xtrây-li-a và Niu Di-len. Gần đây còn có thêm người nhập cư gốc Á.

5 tháng 8 2023

Tham khảo:

- Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên:

+ Địa hình của Nhật Bản tạo thuận lợi cho phát triển ngành lâm nghiệp và du lịch nhưng cũng gây khó khăn trong giao thông vận tải. Do nằm trong vùng không ổn định của lớp vỏ Trái Đất nên Nhật Bản thường xuyên chịu ảnh hưởng của hoạt động động đất, núi lửa,... gây thiệt hại về người và tài sản.
+ Nhật Bản có nhiều loại đất như đất pốtdôn, đất nâu, đất đỏ, đất phù sa,... thuận lợi cho phát triển nhiều loại cây trồng khác nhau.
+Sự phân hóa của khí hậu tạo thuận lợi cho Nhật Bản đa dạng hoá cơ cấu cây trồng, vật nuôi và phát triển du lịch nhưng cũng thường xảy ra thiên tai.

+ Sông ngòi ở Nhật Bản tạo điều kiện để phát triển nông nghiệp, du lịch và thuỷ điện, ít có giá trị trong giao thông và nguy cơ xảy ra lũ lụt vào mùa mưa.

+ Phong cảnh tự nhiên đa dạng và tài nguyên sinh vật phong phú đã tạo thuận lợi cho quốc gia này phát triển ngành du lịch.

+ Nhật Bản có nhiều điều kiện để phát triển các ngành kinh tế biển do có đường bờ biển dài, nguồn tài nguyên biển phong phú

- Ảnh hưởng của đặc điểm dân cư - xã hội:

+ Nhật Bản có cơ cấu dân số già, tỉ suất tăng dân số tự nhiên ở mức âm đã tạo sức ép lớn về tình trạng thiếu hụt nguồn lao động, tăng chi phí an sinh xã hội.

+ Nhật Bản có nền văn hóa truyền thống lâu đời, đây là những tài nguyên có giá trị trong phát triển du lịch của Nhật Bản.