K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 12 2021

đc gọi là thái tử 

2 tháng 12 2021

thái từ nhé

^_^ 

17 tháng 8 2018

1. Vua Hùng chọn người nối ngôi trong hoàn cảnh nào, với ý định ra sao và bằng hình thức gì?

Trả lời:

-    Hoàn cảnh vua Hùng chọn ngôi: Giặc ngoài đã yên, vua có thể tập trung chăm lo cho dân được no ấm; vua về già, muốn truyền ngôi.

-   Ý định của vua: Người nối ngôi vua phải nối được chí vua, không nhất thiết phải là con trưởng.

-  Hình thức: Điều vua đòi hỏi mang tính chất là một câu đố đặc biệt để thử tài: Nhân ngày lễ Tiên vương, các lang dâng lễ vật sao cho vừa ý vua cha.

2. Vì sao trong các con vua, chỉ có Lang Liêu được thần giúp đỡ?

Trả lời:

Trong các con vua, chỉ có Lang Liêu được thần giúp đỡ vì:

-   Lang Liêu là người thiệt thòi nhất: nghèo, chỉ làm việc đồng áng, trồng lúa, trồng khoai. Lang Liêu là con vua nhưng rất gần gũi với dân thường.

-  Quan trọng hơn, chàng là người duy nhất hiểu được ý thần ("Trong trời đất không gì có quý bằng hạt gạo [...] Các thứ khác đều ngon, nhưng hiếm, mà người không làm ra được") và thực hiện được ý thần: "Hãy lấy gạo làm bánh mà lễ Tiên vương". Còn các lang khác chỉ biết mang cúng Tiên vương sơn hào hải vị - những món ăn ngon nhưng vật liệu để chế biến thành các món ăn ấy thì con người không làm ra được:

3. Vì sao hai thứ bánh của Lang Liêu được vua cha chọn để tế Trời, Đất, Tiên vương và Lang Liêu được chọn nối ngôi vua?

Trả lời:

-   Hai thứ bánh có ý nghĩa thực tế: quý trọng nghề nông, quý trọng hạt gạo nuôi sống con người và là sản phẩm do chính con người làm ra.

-  Hai thứ bánh có ý tưởng sâu xa: tượng trưng cho trời, đất và muôn loài.

-  Hai thứ bánh, do vậy hợp với ý vua, chứng tỏ dược tài đức của người con có thể nối chí vua. Đem cái quý nhất trong trời đất, của đồng ruộng, do chính tay mình làm ra mà tiến cúng Tiên vương, dâng lên cha thì đúng là người con tài năng, thông minh, hiếu thảo, trân trọng những người sinh thành ra mình.

4. Hãy nêu ý nghĩa của truyền thuyết Bánh chưng, bánh giầy?

Trả lời:

-  Truyện giải thích nguồn gốc hai loại bánh cổ truyền của dân tộc: Bánh chưng bánh giầy.

-  Truyện đề cao lao động, đề cao nghề nông.

-  Giải thích phong tục làm bánh, chưng bánh giầy thờ cúng tổ tiên ngày Tết.

⟹ Truyền thuyết Bánh chưng, bánh giầy có nhiều ý nghĩa, trong đó nổi bật nhất là: thông qua việc giải thích nguồn gốc sự vật (bánh chưng, bánh giầy – hai thứ bánh tiêu biểu cho truyền thống văn hoá ẩm thực của người Việt Nam trong dịp tết cổ truyền Việt Nam), truyện đề cao trí thông minh và lòng hiếu thảo của người lao động, đề cao nghề nông. Qua cách vua Hùng lựa chọn người nối ngôi là Lang Liêu, truyện còn đề cao ý thức tôn kính tổ tiên, xây dựng phong tục tập quán trên cơ sở coi trọng những giá trị sáng tạo thiêng liêng của nhân dân, ca ngợi truyền thống đạo lí cao đẹp của dân tộc Việt Nam.

17 tháng 8 2018
  • Vua Hùng chọn người nối ngôi trong hoàn cảnh: Lúc về già và đã đất nước đã thanh bình, Vua Hùng muốn truyền ngôi nhưng có 20 hoàng tử không biết chọn ai xứng đáng để truyền ngôi. 
  • Ý định của vua trong việc chọn người nối ngôi tức phải nối được chí của vua, không nhất thiết là con trưởng.
  • Hình thức là nhân lễ Tiên Vương, ai làm vừa ý vua sẽ được truyền ngôi. Chính vì thế, nhà vua dùng hình thức thử tài để chọn (nhân lễ Tiên vương, ai làm vừa ý vua sẽ được truyền ngôi).
  • Trong số các người con của vua, chỉ có Lang Liêu được thần giúp đỡ, vì:

  • Chàng sớm mồ côi mẹ, so với anh em, chàng là người thiệt thòi nhất.
  • Tuy là con vua, nhưng “từ khi lớn lên, ra ở riêng” chàng chăm chỉ làm việc đồng áng,  sống cuộc sống như dân thường.
  • Đồng thời, chàng là người có trí sáng tạo, hiểu được ý thần: “Trong trời đất, không gì quý bằng hạt gạo” và lấy gạo làm bánh để lễ Tiên vương.
  • Qua đó truyện đã thể hiện ý nguyện của nhân dân lao động, những người hiền lành, chăm chỉ sẽ luôn nhận được sự giúp đỡ khi khó khăn, hoạn nạn.

  • Vua Hùng đã chọn bánh của Lang liêu vì:

  • Hai thứ bánh đã thể hiện thể hiện sự quý trọng nghề nông, quý trọng sản phẩm do con người làm ra. Đồng thời còn có ý nghĩa sâu xa: Bánh giầy là tượng trời; bánh chưng là tượng đất có cây cỏ muôn loài còn là biểu tượng cho sự “đùm bọc nhau”. Cách thức gói “lá bọc ngoài, mĩ vị để trong” thể hiện mối quan hệ khăng khít giữa con người với thiên nhiên, đồng thời thể hiện truyền thống đoàn kết, gắn bó và tinh thần đùm bọc nhau giữa những người dân đất Việt
  • Vua cha thấy rằng Lang Liêu đã hiểu ý mình là phải phát triển nghề nông thì dân mới no ấm, thái bình. Đây là nguyên nhân thành công của các đấng Tiên Vương.
  • Ý nghĩa của truyền thuyết Bánh chưng, bánh giầy là:

  • Truyện giải thích nguồn gốc của bánh chưng, bánh giầy, đó là hai thứ bánh tiêu biểu có trong ngày Tết cổ truyền nước ta.
  • Truyện cũng phản ánh thành tựu văn minh nông nghiệp ở buổi đầu dựng nước với thái độ đề cao trí thông minh và lòng hiếu thảo của người lao động, đề cao nghề nông.
  • Qua cách vua Hùng lựa chọn người nối ngôi là Lang Liêu, truyện còn đề cao ý thức tôn kính tổ tiên, xây dựng phong tục tập quán trên cơ sở coi trọng những giá trị sáng tạo thiêng liêng của nhân dân, ca ngợi truyền thống đạo lí cao đẹp của dân tộc Việt Nam.
  • hok tok
Sắp xếp các ý sau sao cho đúng thứ tự của câu chuyện Bánh chưng,bánh giầy rồi lập thành dàn bài:1.Lang Liêu được thần báo mộng,vui sướng vô cùng đã lấy lúa gạo để làm bánh2.Lang Liêu chỉ quen với việc đồng áng,không dám nghĩ đến chuyện được vua cha truyền ngôi báu cho nhưng cũng muốn có lễ vật dâng lên Tiên vương để tở lòng thành kính3.Lang Liêu buồn lo lắng vì xung quanh mình chỉ...
Đọc tiếp

Sắp xếp các ý sau sao cho đúng thứ tự của câu chuyện Bánh chưng,bánh giầy rồi lập thành dàn bài:

1.Lang Liêu được thần báo mộng,vui sướng vô cùng đã lấy lúa gạo để làm bánh

2.Lang Liêu chỉ quen với việc đồng áng,không dám nghĩ đến chuyện được vua cha truyền ngôi báu cho nhưng cũng muốn có lễ vật dâng lên Tiên vương để tở lòng thành kính

3.Lang Liêu buồn lo lắng vì xung quanh mình chỉ toàn lúa,ngô,không có sơn hào hải vị như các anh em khác

4.Lang Liêu thân là con vua nhưng từ nhỏ sống cùng mẹ ở ngoài cung,hằng ngày chăm lo việc đồng áng

5.Được vua cha gọi vào triều để bàn việc chọn người nối ngôi

6.Lang Liêu suy nghĩ về cách truyền ngôi của vua cha:Không nhất thiết là con trưởng,chỉ cần nối được chí vua

7.Lang Liêu cảm phục vua cha khi thấy lời cha đúng với ý thần cũng như suy nghĩ của mình:Dân ấm no,ngai vàng mới vững

8.Rất bất ngờ ,ngạc nhiên khi thấy vua cha đứng lâu trước lễ vật của mình rồi sung sướng khi được vua cha chọn làm người nối ngôi

9.Trong ngày lễ Tiên vương,Lang Liêu vừa lo lắng,hồi hộp nhưng lại tin vào tấm lòng thành kính của mình cũng như sự công tâm của vua cha

10.Cần phải nối chí vua cha

11.Vui mừng vì cuộc sống nhân dân no ấm,đất nước yên bình,luôn mong muốn duy trì những tục lệ tốt đẹp của đất nước

12.Từ khi lên ngôi.luôn chăm lo việc đồng áng,giữ gìn truyền thống làm bánh vào ngày Tết

2
8 tháng 8 2018

Bạn đọc trong sách Ngữ Văn lớp 6 tập 1 bài Bánh Chưng Bánh Dày là có các trật tự và bạn chỉ cần áp dụng vào bài thôi

28 tháng 8 2019

bn vô vietjack tham khảo nhé!

29 tháng 8 2016

1)

+ Đã già, muốn truyền ngôi nhưng có 20 hoàng tử không biết chọn ai xứng đáng để nối chí tiên vương.

+ Sau khi dẹp giặc và đất nước trở lại thanh bình. 

- Ý định của vua là chọn người có thể làm cho dân ấm nó để giữ ngai vàng của tổ tiên đã truyền được sáu đời.

- Hình thức là nhân lễ Tiên Vương, ai làm vừa ý vua sẽ được truyền ngôi không nhất thiết phải là con trưởng.

2)

- Chàng là người thiệt thòi nhất.

+ Sớm mồ côi mẹ.

+ Ra ở riêng và chỉ chăm lo chuyện đồng áng một cách tích cực: trong nhà rất nhiều lúa, khoai.

- Thần thực ra chính là trí tuệ ý nguyện của nhân dân lao động.

Nhân dân rất đống cảm với các nhân vật mô côi, chăm chỉ lao động bằng bàn tay của mình và sống chân chất thật thà. Ông Bụt giúp cô Tấm (Tấm Cám), chàng Khoai (Cây tre trăm đốt) cũng như Thần giúp Lang Liêu vậy. Bởi vì đây là người “của mình” thuộc “phe ta”.

29 tháng 8 2016

1)+ Đã già, muốn truyền ngôi nhưng có 20 hoàng tử không biết chọn ai xứng đáng để nối chí tiên vương.

 + Sau khi dẹp giặc và đất nước trở lại thanh bình. - Ý định của vua là chọn người có thể làm cho dân ấm nó để giữ ngai vàng của tổ tiên đã truyền được sáu đời. - Hình thức là nhân lễ Tiên Vương, ai làm vừa ý vua sẽ được truyền ngôi không nhất thiết phải là con trưởng.
2)- Chàng là người thiệt thòi nhất. + Sớm mồ côi mẹ.+ Ra ở riêng và chỉ chăm lo chuyện đồng áng một cách tích cực: trong nhà rất nhiều lúa, khoai. - Thần thực ra chính là trí tuệ ý nguyện của nhân dân lao động. Nhân dân rất đống cảm với các nhân vật mô côi, chăm chỉ lao động bằng bàn tay của mình và sống chân chất thật thà. Ông Bụt giúp cô Tấm (Tấm Cám), chàng Khoai (Cây tre trăm đốt) cũng như Thần giúp Lang Liêu vậy. Bởi vì đây là người “của mình” thuộc “phe ta”.


3)+ Bánh giầy là tượng trời; bánh chưng là tượng đất có cây cỏ muôn loài còn là biểu tượng cho sự “đùm bọc nhau”. + Vua cha thấy rằng Lang Liêu đã hiểu ý mình là phải phát triển nghề nông thì dân mới no ấm, thái bình. Đây là nguyên nhân thành công của các đấng Tiên Vương. - Lang Liêu được kế ngôi báu vì qua hai chiếc bánh đã: + Đề cao được sự kính thờ trời đất và Tổ tiên. + Thể hiện ý đồ sau khi lên ngôi sẽ phát triển nghề nông mong mang lại ấm nó, thái bình cho dân.

 4)Truyền thuyết Bánh chưng, bánh giầy có nhiều ý nghĩa, trong đó nổi bật nhất là: thông qua việc giải thích nguồn gốc sự vật (bánh chưng, bánh giầy – hai thứ bánh tiêu biểu cho truyền thống văn hoá ẩm thực của người Việt Nam trong dịp tết cổ truyền Việt Nam), truyện đề cao trí thông minh và lòng hiếu thảo của người lao động, đề cao nghề nông. Qua cách vua Hùng lựa chọn người nối ngôi là Lang Liêu, truyện còn đề cao ý thức tôn kính tổ tiên, xây dựng phong tục tập quán trên cơ sở coi trọng những giá trị sáng tạo thiêng liêng của nhân dân, ca ngợi truyền thống đạo lí cao đẹp của dân tộc Việt Nam.
Người con trưởng theo Âu Cơ được tôn lên làm vua lấy hiệu là hùng vương , đống đô ở Phong Châu , đặt tên nước là Văn Lang . Triều đình có tướng Văn , tướng Võ . Con trai vua gọi là lang , con gái vua gọi là mị nương : khi cha mất thì ngôi vua được truyền cho con trưởng , mười mấy đời nói ngôi vua đều lấy hiệu là Hùng Vương , không thay đổi . Cũng bởi sự tích này mà về sau , người...
Đọc tiếp
Người con trưởng theo Âu Cơ được tôn lên làm vua lấy hiệu là hùng vương , đống đô ở Phong Châu , đặt tên nước là Văn Lang . Triều đình có tướng Văn , tướng Võ . Con trai vua gọi là lang , con gái vua gọi là mị nương : khi cha mất thì ngôi vua được truyền cho con trưởng , mười mấy đời nói ngôi vua đều lấy hiệu là Hùng Vương , không thay đổi . Cũng bởi sự tích này mà về sau , người Việt Nam ta - con cháu vua Hùng - khi nhắc đến nguồn góc của mình , thường xưng là Con Rồng Cháu Tiên 1. Tìm tính từ , danh từ riêng trong đoạn văn trên 2. Vì sao người Việt Nam ta " khi nhắc đến nguồn gốc của mình , thường xưng là con Rồng Cháu Tiên " Câu hỏi của mình hơi dài mong mọi ngưòi giúp mình trả lời Mình đang cần rất gắp trong ngày hôm nay
1
19 tháng 12 2020

Danh từ riêng:Âu cơ,phong Châu,Văn Lang,Việt Nam.

Tính từ:mất.

Vì Hùng Vương là con trai của Long Quân và Âu Cơ. ... Long Quân gặp Âu Cơ, lấy nhau, sinh ra một bọc trăm trứng, nở ra trăm người con. Người con trưởng được tôn lên làm vua, lấy hiệu là Hùng Vương truyền lại nhiều đời. Nên người Việt Nam vẫn tự xưng là con Rồng cháu Tiên để tưởng nhớ tổ tiên của mình.

1 tháng 1 2020

Hai thứ bánh của Lang Liêu được chọn tế Trời, Đất, Tiên vương vì:

- Bánh thể hiện sự quý trọng nghề nông, quý trọng sản phẩm lao động

- Bánh mang ý nghĩa tượng trưng cho sự hiện hữu của trời, đất, bao hàm cả cây cỏ, muôn loài

→ Vua hùng chọn Lang Liêu để truyền ngôi chứng tỏ vua trọng người có tài vừa có đạo đức và lòng hiếu thảo, thể hiện sự công bằng của người dân.

29 tháng 5 2019

bộ phận đc đóng ngoặc kép trong hai câu sau làm rõ nghĩa cho từ nào trong đây ? nghĩa của hai câu hỏi này khác nhau như thế nào ?

a) nhà vua chọn người "như thế nào"để nối ngôi .

b)nhà vua chọn người để nối ngôi "như thế nào".

* các bn giải thích chi tiết giúp mk nhé !!!

30 tháng 11 2020

fgcfgdbrfcasdfghjkl;asdfghjkl;c bbng vrdcazscrfđxectfdhrccfsữdzsnhc hnhfd rhnfhrfnhfhnbgt