K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

9 tháng 12 2021

Gây sức ép nặng nề đối với việc phát triển kinh tế, xã hội, môi trường.

- Kinh tế: GDP/người thấp, tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm,...

- Xã hội: gia tăng tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm; gây sức ép lên các vấn đề giáo dục, y tế, phúc lợi xã hội...

- Môi trường: tài nguyên bị khai thác quá mức dẫn đến cạn kiệt, môi trường bị ô nhiễm suy thoái (đất, nước, không khí).


 

9 tháng 12 2017

Dân số nước ta tăng trong khi nền kinh tế còn chậm phát triển dẫn tới hậu quả:

- Đối với phát triển kinh tế:

+ Tốc độ tăng dân số chưa phù hợp với tốc độ tăng trưởng kinh tế. Trên thực tế để tăng 1% dân số thì mức tăng trưởng kinh tế hàng năm phải đạt từ 3 - 4% và lương thực phải tăng trên 4%. Trong điều kiện kinh tế nước ta còn gặp nhiều khó khăn thì mức tăng dân số như hiện nay là vẫn còn cao.

+ Khó có thể giải quyết hết việc làm được vì nguồn lao động nước ta tăng nhanh trong khi nền kinh tế còn chậm phát triển.

+ Dân số tăng nhanh làm ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa tích luỹ và tiêu dùng, tạo mâu thuẫn giữa cung và cầu.

+ Làm cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành và lãnh thổ diễn ra chậm.

- Sức ép đối với tài nguyên môi trường:

+ Nguồn tài nguyên thiên bị suy giảm do khai thác quá mức.

+ Môi trường ô nhiễm.

+ Không gian cư trú ngày càng trở nên chật hẹp,...

- Sức ép đối với chất lượng cuộc sống:

+ Chất lượng cuộc sống của người dân chậm được nâng cao.

+ GDP/người thấp.

+  Các vấn đề phát triển giáo dục, y tế, văn hoá, cơ sở hạ tầng,...

+ Tỉ lệ thiếu việc làm và thất nghiệp lớn.

20 tháng 12 2016

- Nguyên nhân:

+ Dân số nước ta đông

+ Tỉ lệ dân ở độ tuổi sinh đẻ cao

+ Quan niệm lạc hậu: Trọng nam khinh nữ, Trời sinh voi sinh cỏ

+ Kế hoạch hóa gia đình còn chưa phát huy hết khả năng, nhất là ở các vùng miền núi

+ Nguyên nhân của từng cá thể: Tập tính thích đông con,...

- Hậu quả:

+ Kinh tế:

● Làm cho kinh tế chậm phát triển

● Khó khăn trong giải quyết việc làm

● Ảnh hưởng tới mối quan hệ giữa tích lũy và tiêu dùng, giữa cung (cung cấp) và cầu (nhu cầu)

● Làm cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành và theo lãnh thổ bị hạn chế

+ Tài nguyên và môi trường

● Tài nguyên bị cạn kiệt một cách nhanh chóng hơn

● Môi trường ngày càng bị ô nhiễm

● Thu hẹp môi trường sống của các loài động vật

+ Xã hội

● Chất lượng cuộc sống của người dân châm được nâng cao

● Thu nhập bình quân đầu người thấp

● Gây sức ép lớn cho văn hóa, y tế, giáo dục, cơ sở hạ tầng

● Tỉ lệ thiếu việc làm và thất nghiệp lớn => Gây ra nhiều tệ nạn xã hội

2 tháng 1 2017

trả lời đúng rồi

4 tháng 4 2021

- Hậu quả: tạo sức ép đối với các vấn đề ăn, mặc, ở, học hành, việc làm, phúc lợi xã hội, môi trường,... kìm hãm sự phát triển kinh tế - xã hội…

- Biện pháp: thực hiện chính sách dân số và phát triển kinh tế xã hội để hạ thấp tỉ lệ gia tăng dân số.

 



 

4 tháng 4 2021

-  Hậu quả của dân số đông và tăng nhanh:

+ Về kinh tế: tốc độ phát triển của dân số nhanh hơn tốc độ phát triển kinh tế, làm kìm hãm sự phát triển kinh tế; việc sử dụng nguồn lao động lãng phí và hiệu quả.

+ Xã hội: gây sức ép lên các vấn đề y tế, giáo dục, nhà ở…; tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm; xảy ra các tệ nạn xã hội.

+ Môi trường: cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường (đất, nước, không khí).

- Biện pháp:

+ Thực hiện chính sách kế hoạch hóa gia đình, các chính sách về dân số.+ Quản lý và ngăn chặn việc di dân tự do. + Tuyên truyền, phổ biến về lợi ích của việc sinh ít con.+ Tăng trình độ dân trí và giúp họ hiểu rõ vấn đề về dân số.

3 tháng 2 2016

1. * Nguyên nhân dân số tăng nhanh:


- Dân số nước ta tăng nhanh là do dân số nước có tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên trung bình năm cao trong đó có nhiều thời kì đạt mức cao vào loại nhất thế giới: từ 1930 - 1960 tỉ lệ gia tăng dân số trung bình năm nước ta là 1,85% nhưng riêng thời kì 1939 – 1943 đạt 3,06%/năm; 1954 

- 1960 đạt 3,93%/năm. Từ 1960 đến nay nhìn chung tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên có xu thế giảm và ở thập kỉ 1989 - 1999 nước ta đã đạt tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên là 1,7%/năm. Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên này hiện nay vẫn ở mức trung bình trên thế giới.

- Dân số nước ta có tỉ lệ gia tăng cao là do tỉ lệ sinh cao là do tỉ lệ sinh cao nhưng tỉ lệ tử có xu thế giảm dần do mức sống ngày càng cao và trình độ y tế ngày càng phát triển mạnh nên đã làm giảm tỉ lệ tử của trẻ sơ sinh.

- Dân số nước ta có tỉ lệ sinh cao là do những nguyên nhân sau:

+ Do trình độ nhận thức của người Việt Nam về lĩnh vực dân số và gia đình còn rất lạc hậu như thích đông con, thích con trai…

+ Do độ tuổi kết hôn của người Việt Nam quá sớm nên đã kéo dài thời kì sinh nở của phụ nữ.

+ Do mức sống của người Việt Nam nhiều năm qua thấp nên người lao động không có điều kiện học tập để nâng cao trình độ nhận thức đúng đắn về lĩnh vực dân số.

+ Do nước ta bị chiến tranh kéo dài nên trong suốt thời kì chiến tranh, Nhà nước ta không đặt ra vấn đề thực hiện sinh đẻ có kế hoạch như ngày nay.

Tóm lại dân số nước ta trong những năm qua tăng nhanh là do tác động tổng hợp của những nguyên nhân trên, nhưng nguyên nhân chủ yếu nhất là do trình độ nhận thức lạc hậu về dân số và gia đình.

* Hậu quả dân số tăng nhanh:

- Dân số tăng nhanh sẽ gây ra sức ép lớn của dân số với phát triển kinh tế, xã hội mà thể hiện là:

+ Ở nông thôn đất N2 bình quân trên đầu người ngày càng giảm, mức thu nhập thấp, nhiều tệ nạn xã hội xảy ra…
+ Ở thành thị nạn thất nghiệp tăng, mức thu nhập thấp và cũng xuất hiện nhiều tệ nạn xã hội.

- Dân số tăng nhanh cũng gây sức ép lớn với nâng cao chất lượng cuộc sống con người mà chất lượng cuộc sống con người thể hiện bởi 3 chỉ tiêu chính sau:

+ Mức thu nhập bình quân đầu người: khi dân số tăng nhanh -> mức thu nhập bình quân đầu người thấp (cụ thể như ở nước ta hiện nay).

+ Trình độ học thức: khi mức thu nhập thấp thì người lao động không có điều kiện để đi học nâng cao trình độ văn hoá. 

+ Tuổi thọ trung bình: khi người lao động có thu nhập thấp, trình độ học thức thấp thì họ không có điều kiện chăm lo sức khoẻ cho mình -> tuổi thọ thấp. 

Ba chỉ tiêu mức thu nhập, trình độ học thức , tuổi thọ trung bình thấp là hậu quả của sự gia tăng dân số.

- Dân số tăng nhanh sẽ gây sức ép lớn với khai thác, bảo vệ tài nguyên môi trường. Dân số tăng nhanh nhưng tài nguyên thiên nhiên thì có hạn dẫn đến việc khai thác sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên rất bừa bãi, lãng phí làm cho tài nguyên nhanh chóng cạn kiệt, môi trường suy thoái, ô nhiễm.

* Biện pháp giải quyết:

- Trước hết cần phải thực hiện triệt để sinh đẻ có kế hoạch sao cho đạt tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên xuống dưới 1,7%/năm. Thực hiện sinh đẻ có kế hoạch áp dụng tổng hợp các giải pháp chính sau:

+ Phải đẩy mạnh tuyên truyền, vận động, giáo dục toàn dân thực hiện KHHGĐ.

+ Phải tuyên truyền, hướng dẫn sử dụng rộng rãi các biện pháp y tế.

+ Bên cạnh tuyên truyền vận động giáo dục phải kết hợp các biện pháp xử phạt nghiêm túc với các đối tượng không thực hiện nghiêm chỉnh chính sách dân số.

- Biện pháp lâu dài đối với dân số nước ta đẩy mạnh phát triển kinh tế, xã hội nâng cao dần mức sống và trình độ văn hoá, KHKT, dân trí cho người lao động để người lao động có thể tự điều chỉnh được vấn đề sinh đẻ có kế hoạch trong mỗi cặp vợ chồng.

2. Vì thành thị dân số đông

--> Nhu cầu tìm việc làm nhiều --> Thiếu việc làm
Nông thôn dân số ít
--> Không có việc làm--> Thất nghiệp

3. - Chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu GDP cả nước

- Tốc độ phát triển nhanh
- Mang lại lợi nhuận cao, thu hút nhiều vốn đầu tư nước ngoài
- Phân bố chủ yếu dựa vào các nhân tố như dân số, nền phát triển kinh tế.

Liên Hồng Phúc trả lời đúng rùi

4 tháng 12 2016

* Nguyên nhân là do

- tỉ lệ sinh cao hơn tỉ lệ tử tỉ lệ gia tăng tự nhiên cao ( do kt pt,do y tế và kh-kt tiến bộ có điều kiện tốt để chăm sóc sức khỏe đảm bảo chất lượng cuộc sống)

- Do quan niệm lạc hậu trọng nam khinh nữ còn phổ biến ở người dân => việc thực hiện kế hoạch hóa gia đình chưa chiệt để đặc biệt ở nông thoon vùng núi

- Do nền kinh tế sản xuất lạc hậu cần nhiều lao động

* Hậu quả

- Thiếu lương thực thực phẩm

- Thiếu đất ở,việc làm gây rối loạn trật tự xã hội ,cạn kiệt tài nguyên ô nhiễm môi trường,gây sức ép về y tế vh gd.......

* Biện pháp

- Thực hiện triệt để kế hoạch hóa gia đình

- Giảm tỉ lệ sinh

- Phát triển kinh ttees tạo việc làm cho người lao động

- Phát triển giáo dục để tăng nhận thức cho người dân

Có gì sai sót mong m.n bỏ qua nha và chô mk xin nx !!

13 tháng 12 2016

nguyên nhân

-gia tăng tự nhiên cao

-số người trong độ tuổi sinh đẻ còn chiếm tỉ trọng cao

-còn nhiều qua niệm lạc hậu trong hôn nhân

-đời sống vật chất được cai thiện (y tế , khoa học kĩ thuật ....)

-quy mô dân số đông : 90trieeuj người , mỗi năm tăng 1,1 triệu lao động

-chiến tranh đã lùi xa nên tỉ lệ tử giảm đi rất nhiều

Hậu quả

-Dân số tăng nhanh đã gây sức ép cho kinh tế xã hội, sức ép cho việc giải quyết lương thực thực phẩm vs đời sống

-gây sức ép cho vấn đề giải quyết việc làm

-Ùn tắc giao thông

-tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt

-môi trường bị suy thoái

Hướng khắc phục:

-áp dụng tốt kế hoạch hóa gia đình giảm tỉ lệ gia tăng dân số

 

5 tháng 6 2017

Dân số đông và tăng nhanh đã gây ra những hậu quả gì?

Trả lời:

Dân số đông và tăng nhanh đã đặt ra những vấn đề cấp bách về ván hoá, y tế, giáo dục, giải quyết việc làm cho số người bước vào tuổi lao động.

Nêu những lợi ích của sự giảm tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số ở nước ta.

Trả lời:

- Về kinh tế: góp phần vào táng năng suất lao động, góp phần đẩy nhanh sự tăng trưởng kinh tê' đất nước, tăng thu nhập bình quân đầu người,... - Về nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân: tạo điều kiện để nâng cao về y tế, chữa bệnh, chăm sóc con cái, giáo dục, cải thiện đời sống, thụ hưởng các phúc lợi xã hội, tăng tuổi thọ,... - Về môi trường: giảm áp lực đến tài nguyên và môi trường sống.

5 tháng 6 2017

- Hậu quả của dân số đông và tăng nhanh: gây sức ép đối với sự phát triển kinh tế, xã hội, môi trường tài nguyên, các vấn đề về phúc lợi xã hội, nhà ở, đất đai, việc làm,..

+ Sự gia tăng dân số quá nhanh là ảnh hưởng tới mối quan hệ giữa tích lũy và tiêu dùng, nền kinh tế khó có thể phát triển được.

+ Sự gia tăng dân số và gia tăng sức mua đòi hỏi phải đẩy mạnh sản xuất đáp ững nhu cầu của nhân dân, làm cho nhiều loại tài nguyên bị khai thác quá mức (đất, rừng, nước...).

+ Khi dân số tăng nhanh , các dịch vụ y tế, giáo dục khó nâng cao được chất lượng. Gia tăng dân số nhanh làm tăng nhanh nguồn lao động, vượt quá khả năng thu hút của nền kinh tế, dẫn đến tình trạng thất nghiệp; thiếu việc làm. Các tệ nạn xã hội cũng theo đó mà tăng lên.

+ Khi tăng dân số quá nhanh, giáo dục phải luôn đổi mới để cải tiến chất lượng.

- Lợi ích của sự giảm tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số ở nước ta.

+ Phát triển kinh tế: góp phần vào nâng cao năng suất lao động, góp phần đẩy nhanh sự tăng trưởng kinh tế đất nước.

+ Tài nguyên môi trường: giảm áp lực đến tài nguyên và môi trường sống.

+ Chất lượng cuộc sống của dân cư sẽ được nâng lên tăng thu nhập bình quân đầu người, chất lượng giáo dục, y tế tốt hơn, đảm bảo các phúc lợi xã hội, tăng tuổi thọ.

+ Khi có giặc ngoại xâm thi đây sẽ là lực lượng tốt để có thể đánh giặc.

CÁI NÀY EM THAM KHẢO TRÊN MẠNG VÀ THÊM VÀO VÀI Ý Ạ!

-  Hậu quả của dân số đông và tăng nhanh:

+ Về kinh tế: tốc độ phát triển của dân số nhanh hơn tốc độ phát triển kinh tế, làm kìm hãm sự phát triển kinh tế; việc sử dụng nguồn lao động lãng phí và hiệu quả.

+ Xã hội: gây sức ép lên các vấn đề y tế, giáo dục, nhà ở…; tình trạng thất nghiệp thiếu việc làm; xảy ra các tệ nạn xã hội.

+ Môi trường: cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường (đất, nước, không khí)

- Những lợi ích của việc giảm tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên ở nước ta.

+ Giảm sức ép về vấn đề y tế, giáo dục, nhà ở…cho người dân, đặc biệt ở khu vực đô thị.

+ Vấn đề việc làm cho lao động được giải quyết, giảm tình trạng thất nghiệp.

8 tháng 10 2018

Bùng nổ dân số :
+ Dân số tăng nhanh và đột biến gọi là bùng nổ dân số. 
+ Xảy ra khi tỉ lệ gia tăng bình quân hàng năm của dân số thế giới đạt 2,1%. 

Nguyên nhân dẫn đến bùng nổ dân số :
- Do dân số tăng quá nhanh, tỉ lệ sinh cao.

Hậu quả :
- Dân số tăng nhanh vượt quá khả năng giải quyết các vấn đề ăn, mặc, ở, học hành, việc làm... đã trở thành gánh nặng đôi với các nước có nền kinh tế chậm phát triển.
- Đã đẩy nhanh tốc độ khai thác tài nguyên làm suy thoái môi trường,diện tích rừng ngày càng bị thu hẹp, đất bạc màu, khoáng sản cạn kiệt,thiếu nước sạch,...