K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

,a, Tiềm tàng

Tác dụng: nhằm thể hiện vẻ đẹp

b, Khiến cho e có những suy nghĩ đó chính là tài nguyên thiên nhiên của đất nước ta vô cùng phong phú và giàu có, nhưng sự phong phú về trí thức và sự ham học hỏi, chăm chỉ, cần cù và những điều tốt đẹp của con người lại chưa đc phong phú và giàu có như thế. Chính vì thế mà mỗi con người nói chung và bản thân e nói riêng cần học tập thật tốt và tu dưỡng rèn luyện đạo đức thật tốt để góp phần vào công cuộc xdựng đất nước, làm giàu đất nước

4 tháng 2 2022

Rất là khen tinh thần làm bài của em, mong em tiếp tục phát huy.

Câu a, chị góp ý là em nên kéo dài phần tác dụng ra thêm một chút. VD: tác dụng trong đoạn thơ/ văn, nó thể hiện điều gì, gửi gắm điều gì... Còn với câu b, em làm khá là hay và tốt rồi, chị ko có ý kiến gì. Cố gắng phát huy nha!

14 tháng 3 2019

Còn câu hỏi ?

27 tháng 2 2016

Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng giàu tài nguyên khoáng sản và tiềm năng thủy điện

a) Giàu tài nguyên khoáng sản

- Có nhiều loại khoáng sản

- Các loại khoáng sản chủ yếu 

    + Khoáng sản năng liệu (nhiên liệu)

       # Than tập trung ở Quảng Ninh, trữ lượng lớn, chất lượng lớn

       # Còn có một số mỏ than khác như Thái Nguyên, Lạng Sơn,..

    + Khoáng sản kim loại ; đồng - niken (Sơn La), đất hiếm (Lai Châu), sắt (Yên Bái), kẽm - chì (Chợ Điền- Bắc Kan), đồng - vàng (Lào Cai), thiếc và booxxit (Cao Bằng)

    + Khoáng sản phi kim loại : apatit (Lào Cai)

    + Vật liệu xây dựng : đá vôi, sét...

b) Giàu tiềm năng thủy điện

- Tiềm năng thủy điện lớn nhất so với các vùng trong cả nước

- Hệ thống sông Hồng chiếm hơn 1/3 trữ năng thủy điện của cả nước, tromng đó tập trung chủ yếu ở sông Đà

 

 

 

Đọc đoạn trích: Hãy đánh thức dậy, đất đai! cho áo em tôi không còn vá vai cho phần gạo mỗi nhà không còn thay bằng ngô, khoai, sắn,… xin bắt đầu từ cơm no, áo ấm rồi thì đi xa hơn – đẹp, và giàu, và sung sướng hơn Khoáng sản tiềm tàng trong ruột núi non châu báu vô biên dưới thềm lục địa rừng đại ngàn bạc vàng là thế phù sa muôn đời như sữa mẹ sông giàu đằng sông và bể giàu đằng bể ...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích:

Hãy đánh thức dậy, đất đai!

cho áo em tôi không còn vá vai

cho phần gạo mỗi nhà không còn thay bằng ngô, khoai, sắn,…

xin bắt đầu từ cơm no, áo ấm

rồi thì đi xa hơn – đẹp, và giàu, và sung sướng hơn

Khoáng sản tiềm tàng trong ruột núi non

châu báu vô biên dưới thềm lục địa

rừng đại ngàn bạc vàng là thế

phù sa muôn đời như sữa mẹ

sông giàu đằng sông và bể giàu đằng bể

còn mặt đất hôm nay thì em nghĩ thế nào?

lòng đất giàu, mặt đất cứ nghèo sao?

***

Lúc này ta làm thơ cho nhau

đưa đấy mà chỉ mấy lời ngọt lạt

ta ca hát quá nhiều về tiềm lực

tiềm lực còn ngủ yên…

Tp. Hồ Chí Minh 1980 – 1982

(Trích “Đánh thức tiềm lực”, Ánh trăng – Cát trắng – Mẹ và em,

Nguyễn Duy, NXB Hội Nhà văn, 2015, tr. 289 – 290)

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1: Đoạn trích được viết theo thể thơ nào?

Câu 2: Trong đoạn trích, tác giả đã nhắc đến những yếu tố nào thuộc về tiềm lực tự nhiên của đất nước?

Câu 3: Nêu hiệu quả của việc sử dụng câu hỏi tu từ trong đoạn trích.

Câu 4: Theo anh (chị) quan điểm của tác giả trong hai dòng thơ: ta ca hát quá nhiều về tiềm lực / tiềm lực còn ngủ yên có còn phù hợp với thực tiễn ngày nay không? Vì sao?

(Đề thi THPT Quốc gia 2018 môn Ngữ văn)

5
V
violet
Giáo viên
25 tháng 6 2018

Câu 1: Đoạn trích được viết theo thể thơ tự do.

Câu 2: Trong đoạn trích, những yếu tố thuộc tiềm lực tự nhiên của đất nước được tác giả nhắc đến gồm: đất đai, khoáng sản, châu báu, rừng, phù sa, sông, bể.

Câu 3:

- Câu hỏi tu từ được sử dụng trong đoạn trích là: “còn mặt đất hôm nay thì em nghĩ thế nào? - lòng đất rất giàu, mặt đất cứ nghèo sao?”. Chữ “giàu” thứ nhất là giàu tài nguyên; chữ “giàu thứ hai” được hiểu là nhân dân, đất nước còn nghèo khổ, thiếu thốn.

- Tác dụng của câu hỏi tu từ:

+ Nhắc nhở mỗi người tự có ý thức trong việc sử dụng, khai thác tiềm lực tự nhiên của đất nước để góp phần xây dựng đất nước giàu đẹp.

+ Than thở, tiếc nuối về hiện thực đất nước nhiều tài nguyên nhưng khai thác không hợp lí, người dân không được sống, hưởng ấm no hạnh phúc từ tài nguyên giàu có của đất nước mà vẫn nghèo đói.

Câu 4:

- Quan điểm của tác giả trong hai câu thơ “ta ca hát quá nhiều về tiềm lực/ tiềm lực còn ngủ yên” vẫn phù hợp với thực tiễn đất nước ngày nay.

- Vì:

+ Tài nguyên thiên nhiên của đất nước vẫn chưa được khai thác hết.

+ Tiềm lực về con người chưa được sử dụng hợp lí, chưa phát huy hết sự sáng tạo, khả năng làm việc, cống hiến của con người.

25 tháng 6 2018

Câu 1:

* Phương pháp: Căn cứ vào các thể thơ đã được học.

* Cách giải:

Đoạn trích trên được viết theo thể thơ: tự do

Câu 2:

* Phương pháp: Đọc, tìm ý.

* Cách giải:

Trong đoạn trích, những yếu tố thuộc về tiềm lực tự nhiên của đất nước là: đất đai, khoáng sản, châu báu, rừng đại ngàn, phù sa, sông bể.

Câu 3:

* Phương pháp: Phân tích, tổng hợp.

* Cách giải:

Hiệu quả của việc sử dụng câu hỏi tu từ trong đoạn trích:

Xoáy sâu vào vấn đề: Tiềm lực tự nhiên của đất nước và việc đánh thức tiềm lực ấy.

Sự trăn trở của người viết về việc đánh thức tiềm lực quốc gia và khai thác có hiệu quả những nguồn lực đó.

Nhắc nhở mỗi cá nhân: tự vấn, tự hỏi về sự đối lập giữa cuộc sống hiện tại còn nghèo khó và sự giàu có của tài nguyên đất nước

Câu 4:

* Phương pháp: Phân tích, tổng hợp, bình luận.

* Cách giải:

Quan điểm của tác giả trong hai dòng thơ: phù hợp với thực tiễn hiện nay. Vì:

Trước hết, hai câu thơ là sự tự hào về tài nguyên thiên nhiên phong phú của đất nước. Nhưng trên tất cả là sự trăn trở của tác giả về việc chúng ta mới chỉ khai thác và tận dụng được một phần nhỏ trong sự giàu có của tài nguyên đất nước, mà sự khai thác ấy thực tế chưa đúng cách, chưa đi cùng sự bảo vệ, giữ gìn khiến tài nguyên thiên nhiên đất nước hoang phí, dần cạn kiệt. Trong khi đó tiềm lực thực sự của đất nước còn phong phú, còn cần sự "đánh thức" một cách khoa học, bền vững.

9 tháng 8 2017

HƯỚNG DẪN

a) Giàu tài nguyên khoáng sản

− Có nhiều loại khoảng sản.

− Các loại khoảng sản chủ yếu:

+ Than tập trung ở Quảng Ninh, trữ lượng lớn và chất lượng tốt.

+ Một số mỏ than khác ở Thái Nguyên, Lạng Sơn…

+ Khoáng sản kim loại: sắt, kẽm – chí, đồng – vàng, thiếc, bôxit, đất hiếm…

+ Khoáng sản phi kim loại: apatit (Lào Cai)…

+ Vật liệu xây dựng: đá vôi, sét, sỏi…

b) Giàu tiềm năng thủy điện

− Tiềm năng thủy điện lớn nhất so với các vùng trong cả nước.

− Hệ thống sông Hồng chiếm hơn 1/3 trữ năng thủy điện của cả nước (11 triệu kW), riêng sông Đà chiếm gần 6 triệu kW.

16 tháng 9 2018

Đáp án: C

9 tháng 11 2018

Như thế này là đầy đủ rồi nha bạn

9 tháng 11 2018

Hay rồi đó bạn

14 tháng 7 2018

Lượng bạc mà anh nhận được là 120-30 = 90 kg, vậy tổng số bạc trong kho báu là 90.8=720 kg. Giả sử có n anh em vậy tổng số vàng là 120n-720.Ta có:

                                                         120n  -   720 < 30

                                                                  n

Vì 120n > 720 => n > 6.Kết hợp hai bất đẳng thức ta thấy n=7.

Vậy lượng vàng trong kho báu là: 120.7 - 720 = 120 kg vàng trong kho báu