K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Tình hình đầu thế kỉ XX hết sức biến động, đặc biệt sau Thế chiến thứ 1, Pháp là quốc gia thắng trận nhưng kinh tế gần như bị sụp đổ; để khôi phục nền kinh tế, Pháp ra sức gia tăng bóc lột các quốc gia thuộc địa để làm giàu cho chính quốc.

Các phong trào cứu quốc trong nước đã chuyển từ giai cấp phong kiến sang giai cấp tư sản, hàng loạt các tổ chức chính trị bí mật ra đời. Nhiều tờ báo có chủ trương cứu quốc cũng được thành lập tại khắp cả nước.

Đầu năm 1930, cuộc Khởi nghĩa Yên Bái thất bại dẫn tới sự sụp đổ của Việt Nam Quốc dân Đảng, đồng thời đánh dấu sự thất bại hoàn toàn của phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam.

Tổ chức Cộng sản[sửa | sửa mã nguồn]

Trước năm 1929 tổ chức Cộng sản đầu tiên là Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên (thường gọi là Việt Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí Hội) được thành lập tại Trung Quốc, tuyên truyền quảng bá con đường đấu tranh trong nước đồng thời truyền bá chủ nghĩa Mác-Lê. Nhưng tới đầu năm 1929 các đảng viên của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên phân rã một cách sâu sắc về đường lối chính trị.

Ngày 1 tháng 5 năm 1929, Đại hội toàn quốc Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên họp ở Hương Cảng (Hồng Kông), đoàn đại biểu Bắc Kỳ do đại biểu Ngô Gia Tự ra đề nghị giải tán Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, thành lập Đông Dương Cộng sản Đảng. Đề nghị đó không được Đại hội chấp nhận nên đoàn đại biểu Bắc Kỳ bỏ hội nghị ra về; đến ngày 17 tháng 6 năm 1929 thì Đông Dương Cộng sản Đảng được thành lập bởi Kỳ bộ Bắc Kỳ.

Tháng 8 năm 1929, Kỳ bộ Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên tại Nam Kỳ họp Đại hội tuyên bố giải tán Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên và thành lập An Nam Cộng sản Đảng. Sau khi thành lập, hai đảng phê phán và chia rẽ nhau.

Tháng 9 năm 1929, bộ phận đảng viên tiên tiến của Đảng Tân Việt thành lập Đông Dương Cộng sản Liên đoàn, hoạt động chủ yếu tại Trung Kỳ.

Quốc tế[sửa | sửa mã nguồn]

Sau Cách mạng Tháng 10 Nga và việc thành lập Liên bang Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết (Liên Xô) đã chỉ hướng cho nhân dân các quốc gia bị áp bức và các nước thuộc địa về con đường đấu tranh giải phóng dân tộc.

Quốc tế Cộng sản được thành lập với nhiệm vụ giải phóng dân tộc các quốc gia bị áp bức bóc lột trên toàn thế giới với giai cấp vô sản là nòng cốt.

Ngày 27 tháng 10 năm 1929 Quốc tế Cộng sản gửi cho người Cộng sản tại Đông Dương về việc thành lập một Đảng Cộng sản tại Đông Dương:

Việc thiếu một Đảng Cộng sản duy nhất trong lúc phong trào công nhân và nông dân ngày càng phát triển, đã trở thành một điều nguy hiểm vô cùng cho tương lai trước mắt cuộc cách mạng ở Đông Dương

Quốc tế Cộng sản nhấn mạnh:

Nhiệm vụ quan trọng nhất của tất cả những người Cộng sản Đông Dương là thành lập một Đảng cách mạng có tính chất giai cấp của giai cấp vô sản, nghĩa là một Đảng Cộng sản có tính chất quần chúng Đông Dương. Đảng đó phải chỉ có một và là tổ chức cộng sản duy nhất ở Đông Dương

Hội nghị[sửa | sửa mã nguồn]

Nhận thấy tình hình trong nước đồng thời nhận được tài liệu của Quốc tế Cộng sản, Nguyễn Ái Quốc, Ủy viên Bộ phương Đông phụ trách Cục phương Nam, với tư cách phái viên Quốc tế Cộng sản đã bí mật từ Xiêm La tới Trung Quốc vào ngày 23 tháng 12 năm 1929.

Phái viên đã triệu tập đại biểu họp tại Hồng Kông ngày 6-1-1930 để thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Hội nghị kéo dài đến tuần đầu tháng 2-1930. Ngày 8-2-1930, các đại biểu về nước. Các đại biểu tham dự việc hợp nhất các tổ chức cộng sản ở Việt Nam gồm:

  • Nguyễn Ái Quốc
  • An Nam Cộng sản Đảng:
    • Châu Văn Liêm
    • Nguyễn Thiệu
  • Đông Dương Cộng sản Đảng:
    • Trịnh Đình Cửu
    • Nguyễn Đức Cảnh
  • Nhóm đại biểu hải ngoại:
    • Hồ Tùng Mậu
    • Lê Hồng Sơn

Phái viên Quốc tế Cộng sản Nguyễn Ái Quốc chủ trì Hội nghị.

Nghị trình[sửa | sửa mã nguồn]

Hội nghị tổ chức từ ngày 6 tháng 1 năm 1930,[1] bí mật diễn ra tại Cửu Long, Hồng Kông, Trung Quốc. Tại Hội nghị Nguyễn Ái Quốc phê phán các tổ chức Cộng sản đã chia rẽ, thiếu tinh thần đoàn kết, chỉ rõ những sai lầm và hệ quả.

Hội nghị đã thống nhất thành lập một Đảng chung, hợp nhất An Nam Cộng sản Đảng và Đông Dương Cộng sản Đảng và lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam. Hội nghị cũng thống nhất thông qua Cương lĩnh chính trị gồm Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Chương trình tóm tắt, Điều lệ vắn tắt của Đảng Cộng sản Việt Nam do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo.

Hội nghị cũng thành lập Ban Chấp hành Trung ương Đảng lâm thời, Đoàn Thanh niên Cộng sản, Hội Tương tế, Hội Phản đế,... và thông qua Lời kêu gọi của Nguyễn Ái Quốc.

Hội nghị chính thức bầu Trịnh Đình Cửu làm Phụ trách Ban Chấp hành Trung ương lâm thời Đảng Cộng sản Việt Nam.

Sau hội nghị, Đông Dương Cộng sản Liên đoàn đề nghị xin gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam, ngày 24 tháng 2 năm 1930 Ban Chấp hành Trung ương lâm thời nhóm họp và đã chính thức chấp thuận đề nghị.

Kết quả[sửa | sửa mã nguồn]

Hội nghị đã thống nhất chung các tổ chức Cộng sản thành một đảng thống nhất và duy nhất dẫn dắt đường lối cách mạng tới con đường giải phóng dân tộc, đánh đổ đế quốc, phong kiến.

10 tháng 2 2019

Đáp án C

Từ ngày 06-01-1930 đến ngày 08-02-1930, hội nghị hợp nhất ba tổ chức cộng sản họp ở Cửu Long (Hương Cảng – Trung Quốc).

1.Sự kiện nào khẳng định giai cấp vô sản Việt Nam đã trưởng thành, đủ sức lãnh đạo cách mạng Việt Nam?A. Luận cương chính trị được thông qua.B. Hội Việt Nam cách mạng thanh niên được thành lập.C. Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập.D. Ba tổ chức cộng sản được thành lập.2. Phong trào cách mạng 1930 – 1931 diễn ra mạnh mẽ nhất ở địa phương nào?A. Nghệ An, Hà...
Đọc tiếp

1.Sự kiện nào khẳng định giai cấp vô sản Việt Nam đã trưởng thành, đủ sức lãnh đạo cách mạng Việt Nam?

A. Luận cương chính trị được thông qua.

B. Hội Việt Nam cách mạng thanh niên được thành lập.

C. Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập.

D. Ba tổ chức cộng sản được thành lập.

2. Phong trào cách mạng 1930 – 1931 diễn ra mạnh mẽ nhất ở địa phương nào?

A. Nghệ An, Hà Tĩnh.

B. Quảng Bình, Quảng Trị.

C. Thanh Hóa, Nghệ An.

D. Hà Tĩnh, Quảng Bình.

3. Lực lượng chủ yếu tham gia phong trào cách mạng 1930 – 1931 là

A. tư sản và địa chủ.

B. tư sản dân tộc và tiểu tư sản.

C. công nhân và nông dân.

D. binh lính và nông dân.

 4.Cách mạng tháng Tám thắng lợi, trên thực tế, nhân dân ta đã giành chính quyền từ kẻ thù nào?

 

A. Thực dân Pháp.

B. Chính quyền phong kiến nhà Nguyễn.

C. Phát xít Nhật.

D. Thực dân Pháp – Nhật.

5. Thành quả lớn nhất của phong trào cách mạng 1930 – 1931 là

 

A. hình thành liên minh công - nông.

B. thành lập mặt trân nhân dân rộng rãi.

C. quần chúng nhân dân được giác ngộ đấu tranh.

D. Đảng rút ra nhiều bài học về xây dựng lực lượng.

0
12.Sự kiện nào đã mở ra kỷ nguyên mới – kỷ nguyên độc lập, tự do cho lịch sử dân tộc Việt Nam? A. Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945.B. Giành thắng lợi ở Hà Nội, Huế, Sài Gòn.C. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời.D. Thành lập Xô viết, chính quyền của dân, do dân, vì dân.13: Nội dung nào sau đây không phải là ý nghĩa của Cách mạng tháng Tám đối với dân tộc ta?A....
Đọc tiếp

12.Sự kiện nào đã mở ra kỷ nguyên mới – kỷ nguyên độc lập, tự do cho lịch sử dân tộc Việt Nam?

 

A. Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945.

B. Giành thắng lợi ở Hà Nội, Huế, Sài Gòn.

C. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời.

D. Thành lập Xô viết, chính quyền của dân, do dân, vì dân.

13: Nội dung nào sau đây không phải là ý nghĩa của Cách mạng tháng Tám đối với dân tộc ta?

A. Giành được độc lập, tự do lập nên chế độ dân chủ Cộng hòa.

B. Đánh đổ ách thống trị của Đế quốc, phát xít và phong kiến tay sai.

C. Góp phần vào chiến thắng của chủ nghĩa phát xít của lực lượng Đồng minh.

D. Mở ra kỷ nguyên mới của lịch sử dân tộc – kỷ nguyên độc lập, tự do.

2

Câu 12: A

Câu 13: A

4 tháng 3 2022


A

20 tháng 5 2019

à cái này ở chỗ tui không cần phải tự làm đâu , ở trường tui cô  chủ nhiệm photo đáp án cho bọn tôi chép rồi nộp cơ :))))) 

21 tháng 5 2021

THAM KHẢO

Hai miền Việt Nam tái thống nhất ngày 2 tháng 7 năm 1976 thành một đất nước thống nhất hòa bình với tên gọi mới: Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thông qua cuộc Tổng tuyển cử năm 1976.

21 tháng 5 2021

\(\rightarrow\) Ngày 2 tháng 7 năm 1976.

Câu 4. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là sản phẩm của sự kết hợp giữa các yếu tố nào? A. Chủ nghĩa Mác – Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước.B. Chủ nghĩa Chủ nghĩa Mác – Lênin với phong trào công nhân.C. Chủ nghĩa Mác – Lênin với phong trào yêu nước.D. Ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam.Câu 5. Nội dung cơ bản của Hội nghị thành lập Đảng ngày 3/2/1930 là gì ?A. Thông qua luận cương...
Đọc tiếp

Câu 4. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là sản phẩm của sự kết hợp giữa các yếu tố nào?

 

A. Chủ nghĩa Mác – Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước.

B. Chủ nghĩa Chủ nghĩa Mác – Lênin với phong trào công nhân.

C. Chủ nghĩa Mác – Lênin với phong trào yêu nước.

D. Ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam.

Câu 5. Nội dung cơ bản của Hội nghị thành lập Đảng ngày 3/2/1930 là gì ?

A. Thông qua luận cương chính trị của Đảng.

B. Thông qua chính cương, sách lược vắn tắt, điều lệ tóm tắt,bầu ra ban chấp hành trung ương thời.

C. Bầu ban chấp hành trung ương lâm thời.

D. Thống nhất 3 tổ chức cộng sản, lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam.

Câu 6. Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam đã được tổ chức ở:

A. Thái Nguyên.

            B. Cao Bằng.       C. Hương Cảng - Trung Quốc.    D. Nhà số 5D Hàm Long

Câu 7. Con đường cách mạng Việt Nam được xác định trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên do Nguyễn Ái Quốc khởi thảo là gì ?

A. Làm cách mạng tư sản dân quyền và cách mạng ruộng đất để tiến lên chủ nghĩa cộng sản.

B. Thực hiện cuộc cách mạng ruộng đất cho triệt để.

C. Tịch thu hết sản nghiệp của bọn đế quốc.

D. Đánh đổ địa chủ phong kiến, làm cách mạng thổ địa sau đó làm cách mạng làm cách mạng dân tộc.

Câu 8. Vì sao cuối năm 1928 đầu năm 1929, những người cộng sản Việt Nam thấy cần thiết phải thành lập một Đảng Cộng sản để lãnh đạo phong trào đấu tranh giành độc lập, tự do cho dân tộc?

A. Do Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên không còn đủ sức lãnh đạo cách mạng.

B. Sự phát triển mạnh của hai tổ chức Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên và Tân Việt Cách mạng đảng.

C. Trước sự thất bại của cuộc khởi nghĩa Yên Bái, Việt Nam Quốc dân Đảng tan rã.

D. Do phong trào công nông theo con đường cách mạng Việt Nam phát triển mạnh.

Câu 9. Vì sao sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam (1930) là bước ngoặt vĩ đại của lịch sử cách mạng Việt Nam?

A. Kết thúc thời kỳ phát triển của khuynh hướng cách mạng dân chủ tư sản.

B. Đưa giai cấp công nhân và nông dân lên lãnh đạo cách mạng.

C. Chấm dứt tình trạng khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh đạo.

D. Chấm dứt tình trạng chia rẽ giữa các tổ chức chính trị ở Việt Nam.

Câu 10. Vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong hội nghị hợp nhất ba tổ chức cộng sản (3/2/1930) được thể hiện như thế nào?

A. Thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, Soạn thảo Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng.

B. Lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên.

C. Truyền bá chủ nghĩa Mác-Lê nin vào Việt Nam

D. Lập hội Liên hiệp các dân tộc thuộc địa đê đoàn kết đấu tranh

Câu 11. Điểm khác nhau cơ bản giữa Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng (2/1930) và Luận cương chính trị (10/1930) của Đảng là xác định

A. chiến lược cách mạng Việt Nam.

B. vị trí cách mạng Việt Nam.

C. nhiệm vụ và lực lượng cách mạng.

D. lực lượng cách mạng Việt Nam.

Câu 12. Việc ba tổ chức Cộng sản có sự chia rẽ, sau đó được hợp nhất thành Đảng Cộng sản Việt Nam (1930) để lại kinh nghiệm gì cho cách mạng Việt Nam?

A. Xây dựng khối liên minh công-nông vững chắc.

B. Xây dựng mặt trận thống nhất dân tộc rộng rãi.

C. Kết hợp hài hòa vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp.

D. Luôn chú trọng đấu tranh chống tư tưởng cục bộ.

Câu 13. Nguyên nhân cơ bản nhất quyết định sự bùng nổ của phong trào cách mạng 1930-1931 ở Việt Nam là gì?

A. Tác động từ cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933).

B. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời kịp thời lãnh đạo quần chúng.

C. Thực dân Pháp thực hiện khủng bố trắng cách mạng Việt Nam sau khởi nghĩa Yên Bái.

D. Đời sống các tầng lớp nhân dân Việt Nam khó khăn do chính sách vơ vét, bóc lột của Pháp.

Câu 14. Đỉnh cao trong phong trào cách mạng 1930 - 1931 là

A. phong trào đấu tranh của công nhân cao su Phú Riềng.

B. phong trào đấu tranh của công nhân nhà máy cưa Bến Thủy (Vinh).

C. phong trào đấu tranh của nhân dân ở Sài Gòn-Chợ Lớn.

D. phong trào đấu tranh Xô viết Nghệ-Tĩnh.

Câu 15. Nhận xét nào dưới đây là đúng với phong trào cách mạng 1930 - 1931 ở Việt Nam?

A. Phong trào mang tính triệt để.

B. Phong trào mang tính chất tư sản.

C. Phong trào mang tính không triệt để.

D. Phong trào mang tính chất phong kiến.

Câu 16. Thành quả lớn nhất của phong trào cách mạng 1930 - 1931 là

A. hình thành khối liên minh công - nông.

B. Đảng rút ra nhiều bài học quý báu trong lãnh đạo cách mạng.

C. thành lập được chính quyền Xô viết Nghệ - Tĩnh.

D. quần chúng được giác ngộ trở thành lực lượng chính trị hùng hậu.

Câu 17. Đâu không phải là đặc điểm của phong trào cách mạng 1930-1931?

A. Thành phần tham gia chủ yếu là công nhân và nông dân.

B. Phong trào diễn ra trên một phạm vi rộng lớn từ Bắc vào Nam.

C. Hình thức đấu tranh chủ yếu là đấu tranh chính trị.

D. Phong trào nổ ra theo phản ứng dây truyền.

Câu 18. Ý nghĩa quan trọng của phong trào cách mạng 1930-1931 ở Việt Nam là

A. chứng minh trong thực tế khả năng lãnh đạo của chính đảng vô sản.

B. tạo tiền đề trực tiếp cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945.

C. hình thành khối liên minh công nông binh cho cách mạng Việt Nam.

D. Đảng cộng sản Việt Nam được công nhận là một bộ phận độc lập.

Câu 19. Sự khác biệt căn bản giữa phong trào đấu tranh của nông dân Nghệ - Tĩnh với phong trào đấu tranh trong cả nước năm 1930 là gì?

A. Những cuộc đấu tranh của nông dân có vũ trang tự vệ.

B. Nông dân đấu tranh bằng lực lượng chính trị.

C. Nông dân đấu tranh chưa có khẩu hiệu cụ thể.

D. Những cuộc biểu tình của nông dân đặt chỉ đặt ra mục tiêu cải thiện đời sống.

Câu 20. Để bảo vệ thành quả của cách mạng, xây dựng và phát triển đất nước, chăm lo đời sống nhân dân Đảng và Nhà nước ta trong công tác phòng chống Covid- 2019 là gì ?

A. Chỉ đạo, hướng dẫn kịp thời, đoàn kết nhân dân chung tay chống dịch.

B. Chờ sự hỗ trợ của bên ngoài cùng chống dịch.

C. Đưa người ra nước ngoài học tập.

D. Phát động nhân dân tăng sản xuất.

Câu 21. Hội nghị lần thứ 8 của Ban chấp hành Trung ương Đảng xác định nhiệm vụ trước hết của cách mạng là gì ?

A. Giải phóng dân tộc.

B. Giành ruộng đất cho dân cày.

C. Đánh đổ phong kiến.

D. Đánh đổ đế quốc, phong kiến.

Câu 22. Nhà thơ Tố Hữu viết:

“Ba mươi năm bước chân không mỏi

Mà bây giờ mới tới nơi”

Đó là hai câu thơ viết về quá trình đi tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc và đến khi Người về Tổ Quốc. Vậy Nguyễn Ái Quốc về nước vào ngày tháng năm nào và ở đâu?

A. Ngày 25/1/1941, tại Pác Bó, Cao Bằng.

B. Ngày 28/1/1942, tại Tân Trào, Tuyên Quang.

C. Ngày 28/1/1941, tại Pác Bó, Cao Bằng.

D. Ngày 28/2/1941, tại Tân Trào, Tuyên Quang.

Câu 23. Ngày 22-12-1944, ở Việt Nam đã diễn ra sự kiện lịch sử gì quan trọng?  

A. Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân được thành lập

B. Các lực lượng vũ trang thống nhất thành Việt Nam Giải phóng quân

C. Trung đội Cứu quốc quân III được thành lập

D. Hội nghị quân sự cách mạng Bắc Kì

Câu 24. Vì sao Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8 (5-1941) có tầm quan trọng đặc biệt đối với Cách mạng tháng Tám 1945?

A. Đề ra việc chuyển hướng đấu tranh.

B. Giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân.

C. Củng cố được khối đoàn kết nhân dân.

D. Giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc.

Câu 25. Điểm mới căn bản giữa Hội nghị tháng 5/1941 so với Hội nghị tháng 11/1939 của BCH Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương là

A. thành lập Mặt trận thống nhất dân tộc rộng rãi chống đế quốc.

B. đề cao nhiệm vụ giải phóng dân tộc, chống đế quốc và phong kiến.

C. tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất, thực hiện giảm tô, giảm tức.

D. giải quyết vấn đề dân tộc trong khuôn khổ từng nước ở Đông Dương.

Câu 26. Sự kiện đánh dấu thời cơ cách mạng để Đảng Cộng sản Đông Dương quyết định phát lệnh Tổng khởi nghĩa trong cả nước là gì ?

A. Nhật đảo chính Pháp đảo chính Đông Dương.

B. Nhật tuyên bố đầu hàng đồng minh không điều kiện.

C. Liên Xô tiêu diệt quân Quan Đông của Nhật Bản đóng ở Mãn Châu.

D. Mỹ ném bom nguyên tử xuống 2 thành phố Hirosima và Nagasaki của Nhật Bản.

Câu 27. Hội nghị toàn quốc của Đảng họp từ ngày 13 đến 15/8/1945 đã quyết định vấn đề gì?

A. Khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước.

B. Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước.

C. Khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội, Huế, Sài Gòn.

D. Tổng khởi nghĩa trong cả nước, giành lấy chính quyền trước khi quân Đồng minh vào.

Câu 28. “Đồng bào rầm rập kéo tới quảng trường Nhà hát lớn dự mít tinh do Mặt trận Việt Minh tổ chức. Đại biểu Việt Minh đọc Tuyên ngôn. Chương trình của Việt Minh và kêu gọi nhân dân giành chính quyền. Bài hát Tiến quân ca lần đầu tiên vang lên”. Đây là không khí từ cuộc mít tinh chuyển thành khởi nghĩa giành chính quyền ở:

A. Hà Nội (19/8/1945)

B. Huế (23/8/1945)

C. Sài Gòn (25/8/1945)

D. Bắc Giang, Hải Dương (18/8/1945)

Câu 29. Bài hát Tiến quân ca của nhạc sĩ nào?

A. Phạm Tuyên.

B. Phong Nhã.

C. Nam Cao.

D. Văn Cao.

Câu 30. “Giờ quyết định cho vận mệnh dân tộc ta đã đến, toàn quốc đồng bào hãy đứng dậy đem sức ta mà tự giải phóng cho ta...” Đó là lời kêu gọi của?

A. Hội nghị toàn quốc của Đảng họp ở Tân Trào (14/8/1945)

B. Quân lệnh số 1 kêu gọi toàn quốc nổi dậy khởi nghĩa

C. Đại hội Quốc dân ở Tan Trào (16/8/1945)

D. Thư Hồ Chí Minh gửi đồng bào cả nước kêu gọi nổi dậy tổng khởi nghĩa giành chính quyền

Câu 31. Sự kiện nào đánh dấu sự sụp đổ hoàn toàn của chế độ phong kiến Việt Nam?

A. Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản "Tuyên ngôn độc lập" tại quảng trường Ba Đình.

B. Vua Bảo Đại tuyên bố thoái vị.

C. Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời.

D. Tổng khởi nghĩa thắng lợi trên cả nước.

Câu 32. Nguyên nhân cơ bản quyết định sự thắng lợi của Cách mạng tháng Tám là gì?.

A. Dân tộc Việt Nam vốn có truyền thống yêu nước, đã đấu tranh kiên cường bất khuất.

B. Có khối liên minh công nông vững chắc, tập hợp được mọi lực lượng yêu nước trong Mặt trận thống nhất.

C. Sự lãnh đạo tài tình của Đảng đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh.

D. Có hoàn cảnh thuận lợi của chiến tranh thế giới thứ hai: Hồng quân Liên Xô và quân Đồng minh đã đánh bại phát xít Đức - Nhật

Câu 33. Cách mạng tháng Tám đa mở ra cho Việt Nam kỷ nguyên

A. Tiến nhanh trên con đường XHCN.

B. Độc lập và tự do.

C. Giàu mạnh và phát triển.

D. Kỷ nguyên công nghiệp hóa-hiện đại hóa.

Câu 34. Một trong những bài học kinh nghiệm rút ra từ thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 có thể vận dụng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam hiện nay là

A. Xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân là nhiệm vụ hàng đầu.

B. Tăng cường liên minh chiến đấu giữa ba nước Đông Dương.

C. Kết hợp đấu tranh quân sự vơi đấu tranh chính trị, ngoại giao.

D. Kết hợp sức mạnh của dân tộc với sức mạnh của thời đại.

Câu 35. Trong những năm đầu sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, nước VNDCCH đứng trước những khó khăn, thử thách nào?

A. Nạn đói, nạn dốt, khó khăn về tài chính, ngoại xâm, nội phản.

B. Khối đại đoàn kết dân tộc bị chia rẽ sâu săc, lực lượng chính trị suy yếu.

C. Các đảng phái trong nước câu kết với quân Trung Hoa Dân quốc.

D. Quân Pháp trở lại theo quyết định của hội nghị Pốtxđam.

Câu 36. Lý do nào là cơ bản nhất để ta chủ trương hoà hoãn, nhân nhượng cho Tưởng một số quyền lợi về kinh tế và chính trị?

A. Ta chưa đủ sức đánh 2 vạn quân Tưởng.

B. Tưởng cỏ bọn tay sai Việt Quốc, Việt Cách hỗ trợ từ bên trong.

C. Tránh trình trạng một lúc phải đối phó với nhiều kẻ thù.

D. Hạn chế việc Pháp và Tưởng cấu kết với nhau.

Câu 37. Sự kiện nào chứng tỏ quân Pháp mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược nước ta lần thứ hai?

A. Quấy nhiễu nhân ngày Tổng tuyển cử bầu Quốc hội (6/1/1946).

B. Câu kết với thực dân Anh.

C. Đánh úp trụ sở Ủy ban Nhân dân Nam Bộ và cơ quan Tự vệ thành phố Sài Gòn.

D. Xả súng vào đám đông ngày 2/9/1945 khi nhân dân Sài Gòn - Chợ Lớn tổ chức mít tinh mừng ngày độc lập.

Câu 38. Chính phủ nước VNDCCH ký với chính phủ Pháp bản hiệp ước sơ bộ (6/3/1946) nhằm mục đích gì?

A. Tránh việc cùng lúc phải đương đầu với nhiều kẻ thù.

B. Buộc Pháp phải thừa nhận Việt Nam là một quốc gia độc lập.

C. Tranh thủ thời gian hòa hoãn với Pháp để tiến hành tổng tuyển cử.

D. Tạo điều kiện thuận lợi để quân Đồng minh vào giải giap quân đội Nhật.

Câu 39. Việc kí Hiệp định sơ bộ 6/3/1946 chứng tỏ:

A. Sự mềm dẻo của ta trong việc phân hoá kẻ thù.

B. Sự lùi bước tạm thời của ta.

C. Sự thoả hiệp của Đảng ta và chính phủ ta.

D. Sự non yếu trong lãnh đạo của ta.

Câu 40. Bài học cơ bản nào cho công cuộc bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam được rút ra từ quá trình đàm phán kí kết Hiệp định Sơ bộ (6-3-1946)?

A. Tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế.

B. Đa phương hóa các mối quan hệ.

C. Kiên trì trong đấu tranh ngoại giao.

D. Giải quyết tranh chấp bằng hòa bình.

3
26 tháng 2 2022

Đề cương ôn tập à pạn?

26 tháng 2 2022

4, A

5, D

6, C

7, A

8, D?

9, C

10, A

13 tháng 11 2021

1:B
2:A
3:C

13 tháng 11 2021

1' B

2, A

3,C nhaa^^

21 tháng 2 2017

1. Thu nhat la cac to chuc cong san hoat dong rieng re , gay nguy co chia re noi bo . Thu hai la phong trao cach mang viet nam theo khuynh huong vo san ngay cang phat trien o nuoc ta ( do cuoc khai thac .....) . Vi vay yeu cau buc thiet la thong nhat 3 to chuc cong san thanh 1 dang mang ten DCSVN . Voi tu cach la phan vien cua quoc te thu ba Nguyen Ai Quoc trieu tap cac dai bieu 3 to chuc tai Huong Cang Cuu Long Trung Quoc tu 6-1-1930 .