K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Giữa thế kỉ XVIII, tình hình ruộng đất của nông dân nước ta như thế nào?  A.Phải nhận ruộng của địa chủ sản xuất nhưng phải nộp sản phẩm. B.Phải nộp nhiều loại thuế C.Bị địa chủ cường hào lấn chiếm D.Bị địa chủ dùng tiền mua2Để thực hiện nhiệm vụ bước đầu thống nhất đất nước, phong trào Tây Sơn phải làm gì?  A.Đánh đổ chính quyền phong kiến Nguyễn và Trịnh - Lê B.Đánh đuổi...
Đọc tiếp

Giữa thế kỉ XVIII, tình hình ruộng đất của nông dân nước ta như thế nào?

 A.

Phải nhận ruộng của địa chủ sản xuất nhưng phải nộp sản phẩm.

 B.

Phải nộp nhiều loại thuế

 C.

Bị địa chủ cường hào lấn chiếm

 D.

Bị địa chủ dùng tiền mua

2

Để thực hiện nhiệm vụ bước đầu thống nhất đất nước, phong trào Tây Sơn phải làm gì?

 

 A.

Đánh đổ chính quyền phong kiến Nguyễn và Trịnh - Lê

 B.

Đánh đuổi quân Xiêm

 C.

Mở rộng quan hệ ngoại giao

 D.

Đập tan quân Thanh

3

Cuộc kháng chiến chống quân Thanh xâm lược kết thúc bằng chiến thắng nào ?

 

 A.

Chi Lăng – Xương Giang.

 B.

Ngọc Hồi, Đống Đa

 C.

Hội thề Đông Quan.

 D.

Tốt Động – Trúc Động.

4

Nhiệm vụ của phong trào Tây Sơn trong những năm 1786-1788 là

 

 A.

đánh đổ tập đoàn phong kiến Trịnh - Lê, bước đầu thống nhất đất nước

 B.

kháng chiến chống quân xâm lược Xiêm.

 C.

kháng chiến chống quân xâm lược Thanh.

 D.

Xây dựng vương triều Tây Sơn.

5

Khi tiến quân ra Đàng Ngoài giữa năm 1786, khẩu hiệu của Nguyễn Huệ là

 A.

“Quyết tâm tiêu diệt vua Lê, chúa Trịnh”

 B.

“Phù Trịnh diệt Lê”.

 C.

“Thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng”.

 D.

“Phù Lê diệt Trịnh”.

6

Chính quyền chúa Nguyễn ở Đàng Trong suy yếu dần vào

 

 A.

đầu thế kỉ XIX.

 B.

cuối thế kỉ XVIII.

 C.

giữa thế kỉ XVIII.

 D.

đầu thế kỉ XVIII.

7

Ở thế kỉ XVII, trên địa bàn Hà Nội hiện nay xuất hiện thêm những làng nghề thủ công nào?

 

 A.

Gốm Bát Tràng, sắt Phú Bài

 B.

Gốm Thổ Hà, dệt La Khê

 C.

Sắt Nho Lâm, gốm Bát Tràng

 D.

Gốm Bát Tràng, dệt La Khê

8

Thế kỉ XVII, thương nhân những nước nào đã đến nước ta buôn bán ?

 

 A.

Trung Quốc, Nhật Bản.

 B.

Mỹ, Inđônêxi

 C.

Ả Rập.

 D.

Nga, Đức

9

Chúa Trịnh bị thất bại trước quân Tây Sơn như thế nào?

 

 A.

Cởi áo chúa bỏ chạy, nhưng bị dân bắt trói nộp cho quân Tây Sơn.

 B.

Đầu hàng quân Tây Sơn.

 C.

Thắt cổ tự tự.

 D.

Bỏ trốn sang Trung quốc

10

Thế kỉ XVII - XVIII, tình hình ruộng đất ở Đàng Ngoài như thế nào?

 

 A.

Chia lại ruộng đất công cho nông dân.

 B.

Cho phép nông dân được tự khai hoang.

 C.

Ruộng đất công làng xã bị cường hào đem cầm bán.

 D.

Ruộng đất bị bỏ hoang không cày cấy.

11

Chúa Nguyễn đã làm gì khi quân Trịnh cho quân vào đánh chiếm Phú Xuân?

 

 A.

Điều thêm viên binh

 B.

Chống đỡ đến cùng

 C.

Hòa hoãn

 D.

Vượt biển vào Gia Định

12

Khởi nghĩa Tây Sơn bùng nổ vào

 

 A.

mùa xuân năm 1771.

 B.

đầu năm 1772.

 C.

cuối năm 1771.

 D.

giữa năm 1771.

13

Biểu hiện sẽ dẫn tới sự suy yếu nhanh của chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong gữa thế kỉ XVIII đó là

 

 A.

quan lại bóc lột nhân dân

 B.

quan lại ăn chơi xa sỉ.

 C.

số quan tăng nhanh nhất là quan thu thuế

 D.

sự tranh chấp quyền lực trong nội bộ

14

Ngoại thương thế kỉ XVI – XVIII so với ngoại thương thế kỉ X – XV có điểm khác là

 

 A.

xuất hiện thương nhân Bồ Đào Nha, Hà Lan, Trung Quốc

 B.

xuất hiện thương nhân Bồ Đào Nha, Hà Lan, Nhật Bản.

 C.

buôn bán với thương nhân châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản.

 D.

xuất hiện thương nhân Bồ Đào Nha, Hà Lan, Anh, Pháp.

15

Thế kỉ XVI – XVIII, nghề thủ công phát triển đã dẫn đến

 

 A.

chợ phiên mọc lên để trao đổi sản phẩm thủ công

 B.

việc buôn bán cũng mở rộng

 C.

đời sống thợ thủ công được cải thiện

 D.

thúc đẩy nghề khai khoáng phát triển.

16

Điểm hạn chế trong nông nghiệp của nước ta thế kỉ XVI – XVIII so với thế kỉ X- XV

 

 A.

Mất mùa đói kém xảy ra liên miên.

 B.

Nông nghiệp bị tàn phá nặng nề do chiến tranh.

 C.

Ruộng đất ngày càng tập trung vào tay quan lại địa chủ.

 D.

Công tác bồi đắp đê đập, nạo vét kênh mương không được chú trọng.

17

Sự hưng khởi của các đô thị nước ta trong các thế kỉ XVI– XVIII là do

 

 A.

sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa

 B.

xuất hiện nhiều đô thị lớn như Thăng Long, Phố Hiến.

 C.

chợ làng, chợ huyện, chợ phủ mọc lên khắp nơi.

 D.

nhiều thương nhân nước ngoài đến buôn bán.

18

Giữa thế kỉ XVIII, tình hình xã hội phong kiến nước ta có đặc điểm gì?

 

 A.

Đàng trong khủng hoảng, Đàng ngoài ổn định.

 B.

Đất nước ổn định và phát triển.

 C.

Đàng ngoài khủng hoảng, Đàng trong ổn định.

 D.

Bước vào giai đoạn khủng hoảng sâu sắc

19

Biểu hiện nào sau đây không phản ánh đúng sự phát triển của nội thương nước ta trong các thế kỉ XVI – XVIII?

 

 A.

Xuất hiện nhiều làng buôn và trung tâm buôn bán.

 B.

Nhiều thương nhân nước ngoài đến xin lập phố xá.

 C.

Nhà nước lập nhiều trạm dịch để thu thuế.

 D.

Chợ làng, chợ huyện, chợ phủ mọc lên khắp nơi.

20

Vì sao chỉ trong một thời gian ngắn mà từ một cuộc khởi nghĩa nông dân nhỏ đã nhanh chóng phát triển thành một phong trào Tây Sơn rộng lớn?

 

 A.

Quân đội chúa Nguyễn suy yếu.

 B.

Chính quyền Lê – Trịnh khủng hoảng.

 C.

Quân khởi nghĩa được nhân dân ủng hộ.

 D.

Được sự giúp đỡ từ bên ngoài.

2
12 tháng 1 2022

cậu chia từng câu một ra để hỏi nhé

mọi người thấy thế này thì lười lắm(cả tớ cũng không ngoại lệ).

2 tháng 4 2022

1b bn nhé

câu1 đến đầu thế kỷ XVIII, tình hình sản xuất nông nghiệp ở đàng ngoài như thế nàocâu 2 loại gốm nào ở nước ta vào thế kỉ XVI-XVIII rất được ưu chuộngcâu 3 địa danh không phải là trung tâm buôn bán nổi tiếng của nước ta trong các thế kỷ XVI-XVIIIcâu 4 mục đích chính quang trung ban hành chiếu lập họccâu 5 điểm giống nhau về chính sách ngoại thương ở đàng trong và đàng ngoàicâu 6 nguyên nhân thất bại của...
Đọc tiếp

câu1 đến đầu thế kỷ XVIII, tình hình sản xuất nông nghiệp ở đàng ngoài như thế nào
câu 2 loại gốm nào ở nước ta vào thế kỉ XVI-XVIII rất được ưu chuộng
câu 3 địa danh không phải là trung tâm buôn bán nổi tiếng của nước ta trong các thế kỷ XVI-XVIII
câu 4 mục đích chính quang trung ban hành chiếu lập học
câu 5 điểm giống nhau về chính sách ngoại thương ở đàng trong và đàng ngoài
câu 6 nguyên nhân thất bại của các cuộc khởi nghĩa nông dân đàng ngoài thế kỉ XVIII
câu 7 trình bày diễn biến,ý của chiến thắng rạch gầm-xoài mút 1785
câu 8 tại sao nguyên huệ chọn rach gầm- xoài mút làm trận địa quyết chiến
câu 9 nhận xét về tình hình thủ công nghiệp ở thời nguyễn
câu 10 lập niên biểu diễn biến chính cuộc khởi nghĩa nông dân tây sơn chống phong kiến và chống ngoại xâm theo mẫu sau:
thứ tự                thời gian                                 sự kiện

0
30 tháng 1 2018

Lời giải:

Trên danh nghĩa, ruộng đất trên cả nước thuộc sở hữu tối cao của nhà vua. Nhà vua sẽ lấy nó ban cấp cho quan lại, nông dân. Tuy nhiên đến thế kỉ XVIII, chính quyền trung ương suy yếu, không còn khả năng kiểm soát tình hình, quan lại địa chủ nhân cơ hội đó lấn chiếm ruộng đất của nông dân.

Đáp án cần chọn là: A

4 tháng 3 2022

Tham khảo:

Tình hình nông nghiệp ở các thế kỷ XVI - XVIII

-       Từ cuối thế kỷ XV đến nửa đầu thế kỷ XVII, nông nghiệp sa sút, mất mùa đói kém liên miên, bị chiến tranh tàn phá

-       Từ nửa sau thế kỷ XVII, tình hình chính trị ổn định, nông nghiệp ở  Đàng Trong và Đàng Ngoài phát triển:

+         Ruộng đất ở cả 2 đàng mở rộng, nhất là ở Đàng Trong.

+         Thủy lợi được củng cố.

+         Giống cây trồng ngày càng phong phú.

+         Kinh nghiệm sản xuất được đúc kết.

Ở Đàng Trong: ruộng  đất nhanh chóng mở rộng, đất đai phì nhiêu, thời tiết thuận lợi, trồng lúa, hoa màu, cây ăn trái. Ở cả 2 Đàng chế độ tư hữu ruộng đất phát triển. Ruộng đất ngày càng tập trung trong tay địa chủ.

Nguyên nhân khiến kinh tế nông nghiệp đàng ngoài giảm sút: Do xung đột giữa các tập đoàn phong kiến. Chính quyền Lê-Trịnh ít quan tâm đến thuỷ lợi và tổ chức khai hoang. Quan lại lộng quyền

 + Thuỷ lợi được củng cố.

 + Giống cây trồng càng phong phú.

 + Kinh nghiệp sản xuất được đúc kết.

tham khảo

a) Từ cuối thế kỷ XV đến nửa đầu thế kỷ XVII, nông nghiệp sa sút:

+ Ruộng đất tập trung trong tay tầng lớp địa chủ, quan lại.

+ Nhà nước không quan tâm đến sản xuất như trước.

+ Mất mùa đói kém liên miên, bị chiến tranh tàn phá.

=> Cuộc sống nông dân khổ cực => Nổi lên đấu tranh.

Mục b

b) Từ nửa sau thế kỷ XVII, tình hình chính trị ổn định, nông nghiệp ở Đàng Trong và Đàng Ngoài dần ổn định trở lại và phát triển:

+ Ruộng đất ở cả 2 đàng mở rộng, nhất là ở Đàng Trong do quá trình khai hoang.

+ Thủy lợi được củng cố: bồi đắp đê đập, nạo vét mương máng.

+ Giống cây trồng ngày càng phong phú: nhân ra hàng chục giống lúa tẻ, lúa nếp và khoai, sắn, ngô, đậu, dâu, bông, mía, đay,... Nhân dân sản xuất được nhiều thóc gạo phục vụ cho thị trường, nâng cao đời sống, đặc biệt ở Nam Bộ.

+ Kinh nghiệm sản xuất được đúc kết qua thực tế.

- Ở Đàng Trong: ruộng đất nhanh chóng mở rộng, đất đai phì nhiêu, thời tiết thuận lợi, trồng lúa, hoa màu, cây ăn trái.

- Ở cả 2 Đàng chế độ tư hữu ruộng đất phát triển. Ruộng đất ngày càng tập trung trong tay địa chủ.

ND chính

Nét chính về tình hình nông nghiệp ở các thế kỉ XVI - XVIII.

 

10 tháng 12 2021

A

10 tháng 12 2021

b

28 tháng 2 2021

- Ruộng đất công trong làng xã bị cường hào đem cầm bán đã gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp và đời sống nông dân:

- Sản xuất nông nghiệp: Ruộng công không còn nhiều, tư liệu sản xuất bị đem bán => sản xuất nông nghiệp giảm sút nghiêm trọng.

- Đời sống nông dân: Ruộng công là ruộng nhà nước cấp phát cho nông dân để cày cấy nhưng nay bị cường hào đem bán => Nông dân mất ruộng đất, phải bỏ làng đi phiêu bạt khắp nơi, đời sống vốn đã cực khổ này càng khó khăn hơn.

 

10 tháng 8 2018

Cường hào đem cầm bán ruộng công đã ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và đời sống nông dân:

    Ruộng đất bỏ hoang. Mất mùa, đói kém xảy ra dồn dập. Nghiêm trọng nhất là vùng Sơn Nam (Hà Đông, Hà Nam, Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình, Hưng Yên...) và vùng Thanh - Nghệ. Nông dân phải bỏ làng phiêu bạt đi nơi khác.

24 tháng 1 2017

Lời giải:

Khi nhận ruộng, nông dân phải nộp một phần hoa lợi cho địa chủ, gọi là địa tô.

Đáp án B, C, D là hình thức nộp tô của nông dân lĩnh canh cho địa chủ

Đáp án cần chọn là: A

20 tháng 5 2019

Chọn đáp án: C

Giải thích: (SGK – 10)

Câu 5: Những tiến bộ trong sản xuất đã tác động đến xã hội làm cho xã hội Trung Quốc có những sự thay đổi như thế nào?A. Giai cấp địa chủ xuất hiệnB. Nông dân bị phân hoá.C. Nông dân nộp hoa lợi cho địa chủD. Câu a và b đúngCâu 6: Nông dân bị mất ruộng, trở nên nghèo túng, phải nhận ruộng của địa chủ cày gọi là:A. Nông dân tự canhB. Nông dân lĩnh canh.C. Nông dân làm thuê.D. Nông nôCâu 7: Dưới thời Đường,...
Đọc tiếp

Câu 5: Những tiến bộ trong sản xuất đã tác động đến xã hội làm cho xã hội Trung Quốc có những sự thay đổi như thế nào?

A. Giai cấp địa chủ xuất hiện

B. Nông dân bị phân hoá.

C. Nông dân nộp hoa lợi cho địa chủ

D. Câu a và b đúng

Câu 6: Nông dân bị mất ruộng, trở nên nghèo túng, phải nhận ruộng của địa chủ cày gọi là:

A. Nông dân tự canh

B. Nông dân lĩnh canh.

C. Nông dân làm thuê.

D. Nông nô

Câu 7: Dưới thời Đường, đời sống của nông dân và sản xuât nông nghiệp như thế nào?

A. Nông dân mất ruộng, sản xuất nông nghiệp sa sút.

B. Nông dân có ruộng cày cấy, sản xuất nông nghiệp phát triển.

C. Nông dân bị chiếm đoạt ruộng đất sản xuất nông nghiệp trì trệ

D. Nông dân được cấp ruộng sản xuất nông nghiệp được mùa bội thu.

Câu 8: Sau thời kỳ phân tán loạn lạc (thế kỉ III TCN đến đầu thế kỉ IV) Ấn Độ được thống nhất lại dưới Vương triều nào?

A. Vương triều Gup-ta

B. Vương triều hồi giáo Đê-li

C. Vương triều Ấn Độ Mô-gôn

D. Vương triều Mác-sa

Câu 9: Vương triều Ấn Độ Mô-gôn có một vị vua kiệt xuất, ông là ai?

A. A-cơ-ba

B. A-sô-ca

C. Sa-mu-dra-gup-ta

D. Mi-bi-ra-cu-la

Câu 10: Thời kì phát triển thịnh vượng của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á vào khoảng thời gian nào?

A. Đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVIII

B. Giữa thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVIII

C. Nửa sau thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVIII

D. Cuối thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVIII

 
4
27 tháng 10 2021

Câu 5: Những tiến bộ trong sản xuất đã tác động đến xã hội làm cho xã hội Trung Quốc có những sự thay đổi như thế nào?

A. Giai cấp địa chủ xuất hiện

B. Nông dân bị phân hoá.

C. Nông dân nộp hoa lợi cho địa chủ

D. Câu a và b đúng

Câu 6: Nông dân bị mất ruộng, trở nên nghèo túng, phải nhận ruộng của địa chủ cày gọi là:

A. Nông dân tự canh

B. Nông dân lĩnh canh.

C. Nông dân làm thuê.

D. Nông nô

Câu 7: Dưới thời Đường, đời sống của nông dân và sản xuât nông nghiệp như thế nào?

A. Nông dân mất ruộng, sản xuất nông nghiệp sa sút.

B. Nông dân có ruộng cày cấy, sản xuất nông nghiệp phát triển.

C. Nông dân bị chiếm đoạt ruộng đất sản xuất nông nghiệp trì trệ

D. Nông dân được cấp ruộng sản xuất nông nghiệp được mùa bội thu.

Câu 8: Sau thời kỳ phân tán loạn lạc (thế kỉ III TCN đến đầu thế kỉ IV) Ấn Độ được thống nhất lại dưới Vương triều nào?

A. Vương triều Gup-ta

B. Vương triều hồi giáo Đê-li

C. Vương triều Ấn Độ Mô-gôn

D. Vương triều Mác-sa

Câu 9: Vương triều Ấn Độ Mô-gôn có một vị vua kiệt xuất, ông là ai?

A. A-cơ-ba

B. A-sô-ca

C. Sa-mu-dra-gup-ta

D. Mi-bi-ra-cu-la

Câu 10: Thời kì phát triển thịnh vượng của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á vào khoảng thời gian nào?

A. Đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVIII

B. Giữa thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVIII

C. Nửa sau thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVIII

D. Cuối thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVIII

27 tháng 10 2021

Câu 5. D

Câu 6. B

Câu 7. B

Câu 8. A

Câu 9. A

Câu 10. C