K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

“Vì sao bạn vào Đoàn”?: Đây quả thật là câu hỏi mang đầy ý nghĩa đối với những người đã và đang vào Đoàn. Chắc có lẽ sẽ có rất nhiều câu trả lời cho câu hỏi này. Nhiều người sẽ nghĩ rằng vào Đoàn vì mình chưa được kết nạp nên vào vậy thôi hoặc theo suy nghĩ của một số người thì vào Đoàn là có thể được học bài lý luận chính trị của Hồ chí Minh và những tư tưởng nhảm nhí gì đó của ông mang tên Mác-Lênin, học để mình có thể tốt nghiệp, thuận tiện hơn trong quá trình làm việc sau này…

Theo cá nhân của riêng tôi thì việc vào Đoàn đối với tôi, tôi cảm thấy rất thiết thực. Nhưng lúc đầu thì tôi nghĩ rằng vào hay không vào Đoàn thì chẳng có gì là quan trọng rối đến khi bí thư của lớp tôi gọi tôi đi học, tôi cũng đăng ký đi nhưng trong lòng lại cảm thấy mệt mỏi. Theo lời những đứa bạn trên lớp tôi, chúng nó bảo nhau rằng: “Những người vào Đoàn thì mới tiếp tục học 6 bài lý luận chính trị và 4 chuyên đề tư tưởng Hồ Chí Minh, học mới mong được tốt nghiệp”. Tôi sợ mình không được tốt nghiệp nên đã đăng ký đi học. Vì con người mà ai làm gì mà không có mục đích riêng của mình, không nghĩ đến lợi ích của bản thân.

Thế rồi ngày đi học lớp cảm tình Đoàn cũng đến, tôi lên học với một tâm trạng nặng nề không hứng thú chỉ mong muốn về cho thật sớm. Nhưng rồi khi gặp thầy dạy cảm tính Đoàn thì tâm trạng cũng khá hơn một chút. Chính những lời của thầy nói đã đánh thức được ý thức của tôi, tôi như vừa trải qua một giấc mộng dài chợt bừng tỉnh giấc khi giọng nói đầy thánh thót và có nhiều uy lực vang lên xua tan đi sự mệt mỏi của tôi. Lời của thầy nói như đi sâu vào tận tâm can của tôi.

Thầy nói làm tôi nhận thức ra được giá trị của cuộc sống. Tôi hiểu vì sao mình sinh ra, sinh ra để làm gì. Tôi sinh ra thì chắc có lẽ là để chứng kiến được những lời thầy nói hôm nay vì hồi giờ tôi chưa từng nghe ai nói chuyện một cách thẳng thắng đi sâu vào tận tâm can của mỗi con người nhưng cũng chứa đầy sự dạy dỗ, yêu thương của một người cha đối với những đứa con của mình khi chúng bị mắc lỗi. Không biết là do lời thầy nói hay do ý thức tôi nhận thức ra được. Tôi cảm thấy rất xúc động, trong lòng có một cảm giác ăn năm khi lúc đầu nghĩ vào Đoàn chỉ là chuyện vớ vẩn nhưng giờ tôi cảm thấy việc vào Đoàn là rất nên.

Thầy dạy cho tôi những lời hay, lẽ phải, dạy tôi biết thế nào là tình yêu thương con người, yêu thương dân tộc, yêu thương nhân loại, Thầy biết và hiểu rõ suy nghĩ của từng người. Thầy phê phán những lối sống thiếu hiểu biết, không lành mạnh của những thanh thiếu niên lúc này. Nhưng ngoài những lời phê phán, dạy dỗ đầy sự nghiêm khắc của thầy thì bên cạnh đó có những lời nói đùa cho chúng tôi vui quên đi mệt mỏi lúc ban đầu. nhưng cũng trong lời nói đùa đó chứa đựng sự châm biếm giúp tôi nhận thức ra cái sai, cái xấu không nên làm. Thầy nói tôi biết thế nào là mục đích là lý tưởng của Đoàn. Nó mang đầy ý nghĩa cao cả, thiêng liêng và tốt đẹp đối với tôi.

Như những lời thầy nói nếu con người mà không có lý tưởng thì chẳng khác nào người mù ra đường không mang theo gậy, chiếc thuyền trôi bình bình giữa biển không có người lái và tôi cũng vậy, tôi cảm thấy những lời đó rất đúng. Tôi nhận thức ra được rằng đối với mỗi người sinh ra thì họ đã mang trong người những sứ mệnh và mục đích chung đó là phải biết cách giữ nước chống giặc ngoại xâm và làm cho người dân có cuộc sống ấm no, gầy dựng cho đất nước mình ngày càng giàu mạnh, phát triển xã hội công bằng, dân chủ văn minh.

Tôi không biết suy nghĩ của mỗi người như thế nào nhưng theo tôi thì muốn vào Đoàn trước hết mình phải thật sự là một con người tốt. cái tốt ở đây tôi không nói là tốt về mọi mặt vì con người ai cũng có ưu khuyết điểm của mình và tôi củng vậy. Cái tốt mà tôi muốn nói đến đó là cách nhận thức của mọi người về sự đúng, sai cái gì nên và không nên làm. Tôi biết rằng Đoàn TNCS Hồ Chí Minh chính là tổ chức chính trị xã hội của thanh niên Việt Nam yêu nước đại diện cho sức trẻ Việt Nam chính là những chủ nhân tương lai của đất nước.

Tôi nhận thức ra được Đoàn thật sự đóng vai trò là đội xung kích của Cách mạng Việt Nam dưới sự dẫn dắt của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đoàn chính là môi trường thuận lợi để tôi và thanh niên chúng ta nói chung có điều kiện rèn luyện về đạo đức, chịu rèn ý chí và quyết tâm trong học tập. Căn cứ vào những điều lệ của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, tôi thật sự muốn trở thành một Đoàn viên tốt thì không chỉ riêng tôi mà mọi người phải biết phấn đấu suốt đời cho sự nghiệp dân giàu nước mạnh theo lý tưởng của Đảng, của Bác Hồ vĩ đại. Tôi sẽ nghiêm chỉnh thực hiện điều lệ Đoàn luôn luôn rèn luyện để xứng đáng với danh hiệu người Đoàn viên TNCS Hồ Chí Minh. Giúp đỡ mọi người luôn xứng đàng là người bạn tin cậy của thanh niên Việt Nam.

Tham khảo nha!

Nguồn: https://vndoc.com/cam-nhan-cua-em-khi-gia-nhap-doan-155846

21 tháng 9 2021

Tham khảo:

Phong cách của Hồ Chí Minh rất đẹp và luôn đẹp như thế . Cái đẹp trong phong cách Bác xuất phát từ lối sống giản dị như thanh cao , là từ cái kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại . Bác đi nhiều nơi , làm nhiều nghề , tiếp xúc với nhiều nền văn hóa khác nhau trên thế giới để rồi đúc kết ra cho mình một sự hòa quyện tuyệt vời . Tiếp thu mọi cái hay cái đẹp của tinh hoa văn hóa nhân loại đồng thời cũng phê phán cái xấu; một cách tiếp thu có chọn lọc , có hiểu biết ; phải là người có năng lực và am hiểu cái đẹp mới làm được như thế . Không những vậy , một vẻ đẹp rất đặc trưng của Bác nữa chính là vẻ đẹp của lối sống giản dị , đời thường . Tuy đời thường nhưng không hề tầm thường . Bác sống tự nhiên , không khắc khổ như các vị tu hành , Bác sống thanh tao như các vị danh nho xưa . Nơi ở chỉ vẻn vẹn có cái nhà sàn nhỏ bé cạnh chiếc ao cá . Trang phục thì cũng không phải loại sang trọng mà là đơn giản với bộ quần áo bà ba nâu , chiếc áo trấn thủ , đôi dép lốp . Bữa cơm hàng ngày thì đạm bạc : cá kho , rau luộc , cà muối , dưa ghém , cháo hoa . Tư trang ít ỏi , chỉ có chiếc vali con đựng vài bộ quần áo thêm vài vật kỉ niệm đi đường . Thật thanh đạm và tiết chế . Tất cả những cái ấy tạo nên sự thanh cao trong Bác , một vẻ đẹp thuần thúy , trong sáng của một vị lãnh tụ dân tộc . Bác chọn lối sống giản dị ấy bởi lẽ Người hiểu được ý nghĩa của chúng trong cuộc sống . Sống như vậy sẽ có cảm giác thanh thản , bay bổng , vô tư vô ưu .Chúng còn giúp di dưỡng tinh thần, tạo nên hạnh phúc , thẩm mĩ cho cuộc sống . Những điều ấy chắc hẳn đầu là những điều mà mọi người đều ao ước sở hữu . Vậy , hãy sống theo Bác , học tập lối sống ấy của Bác , một lối sống giản dị nhưng thanh cao . Nó sẽ làm cho cuộc đời mỗi con người trở nên ý nghĩa , tốt đẹp hơn.

21 tháng 9 2021

cám ơn bạn nhìu!!

 

3 tháng 8 2021

B.

I.1.A ; 2.C

II.1.A;2.A;3.B;4.D;5.B;6.A

3 tháng 8 2021

1 A

2 C

3 C

4 C

5 B

5 C

5 B

6 A

C

I

1 - C

2 - D

3 - B

4 - A

II

1 People of ethnic minorities 

2 In March of every year

3 Money and other things

4 No, they aren't

5 Around all the villages

D

1 play volleyball

2 are 50 teachers and 800 students in my school

3 terrible weather

4 works fewer hours than ,e

II

1 performance

2 cultural

3 seasonal

4 carelessly

Cho mình hỏi đó là bài nào vậy ạ

14 tháng 1 2022

tình thần yêu nước của nhân dân ta nha bn

 

1 tháng 1 2022

tk:

 

Nguyễn Trãi là một nhà thơ kiệt xuất của dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới. Ông đã để lại cho đời nhiều tác phẩm có giá trị lớn. Nếu như "Bình ngô đại cáo" của ông mang đầy nhiệt huyết, lòng tự tôn dân tộc thì "Cảnh ngày hè" là một bức tranh về vẻ đẹp tâm hồn của Nguyễn Trãi. Bài thơ đã thể hiện tư tưởng, tình cảm yêu đời, yêu thiên nhiên và ước vọng cao đẹp của nhà thơ.

"Rồi hóng mát thuở ngày trường
.....
Dân giàu đủ khắp đòi phương"

Mở đầu, bài thơ đến với ta với những hình ảnh về thiên nhiên rực rỡ.

"Rồi hóng mát thuở ngày trường
Hòe lục đùn đùn tán rợp giương
Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ
Hồng liên trì đã tiễn mùi hương"

Từ "rồi" mở đầu câu thơ phải chăng nói đến tâm trạng "bất đắc chí" của nhà thơ. Câu thơ đầu chỉ vỏn vẹn với sáu từ nhưng đã khá đầy đủ về thời gian, hoàn cảnh, tâm trạng của nhà thơ. Đây chính là sự phá cách đầy sáng tạo của Nguyễn Trãi, ông đã Việt hóa thơ Đường luật vốn mỗi câu có đủ bảy từ. Lại thêm sự mới lạ với cách ngắt nhịp: một, hai, ba kết hợp với thanh bằng ở cuối câu làm câu thơ nghe như tiếng thở dài nhưng lại không giống lời than thở. Xem bức tranh thiên nhiên của Nguyễn Trãi, trước hết ta thấy hình ảnh một con người ngồi đó - Câu mở đầu hóng mát ngoạn cảnh nhàn nhã, thảnh thơi. Phải chăng, dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào ông cũng vẫn hòa mình cùng thiên nhiên, bức tranh thiên nhiên đã hiện ra trước mắt ông thật rực rỡ.

 

Ba câu thơ tiếp theo, dưới ngòi bút đầy tài năng của Nguyễn Trãi, một bức tranh thiên nhiên thật sống động và đầy màu sắc đã đến với chúng ta một cách chân thật nhất. Đó là màu xanh của cây hòe, màu đỏ của hoa lựu, màu hồng của hoa sen, màu vàng lung linh của ánh nắng chiều. Tất cả hòa quyện lại với nhau, tạo nên cảnh vật đặc trưng của mùa hè. Mở đầu câu thơ là hình ảnh cây Hòe - một loại cây đặc trưng ở vùng Bắc Bộ, rất dễ bắt gặp ở mọi nơi. Tính từ "đùn đùn" kết hợp với động từ mạnh "giương" đã góp phần diễn tả sự sum xuê, nẩy nở, làm cho cây hòe như có hồn hơn, làm bức tranh như sống động hơn. Bên cạnh đó, không chỉ cảm nhận bằng thị giác, Nguyễn Trãi còn cảm nhận cảnh vật bằng thính giác và khứu giác. Nhịp thơ 3⁄4 kết hợp với động từ mạnh "phun" làm cảnh vật dường như nổi bật hơn nhưng lại không chói chang, oi nồng mà mát dịu, tinh tế. Bức tranh cảnh ngày hè đã trở nên sinh động, đặc sắc hơn với âm thanh và mùi vị. Mặc dù khung cảnh mà tác giả miêu tả là cuối ngày, khi mặt trời lặn nhưng mọi vật vẫn tràn đầy sức sống với những từ ngữ "đùn đùn", "giương", "phun", "tiễn", "lao xao", "dắng dỏi". Những từ ngữ đó cũng góp phần thể hiện những điều trong lòng tác giả - ước mong được cống hiến cho nhân dân, cho đất nước. Nhiệt huyết đó như muốn phun ra, trào ra và lan tỏa đi khắp nơi. Trong sáu câu thơ này, tác giả đã thay đổi, không đi theo tính quy phạm của văn học phong kiến nữa. Ông đã miêu tả cảnh ngày hè với những sự vật vô cùng gần gũi với cuộc sống hằng ngày.

 

Và "Cảnh ngày hè" trong thơ Nguyễn Trãi không chỉ thể hiện trong những màu sắc của thiên nhiên tươi đẹp mà còn qua nhịp sống sinh đẹp của nhân dân.

"Lao xao chợ cá làng ngư phủ
Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương"

Hai từ láy "lao xao", "dắng dỏi" kết hợp với nhau đã thể hiện những âm thanh

của làng chài quen thuộc- lao xao của chợ cá, rộn rã của tiếng ve. Ở đây, Nguyễn Trãi đã ngắm nhìn cuộc sống, cảm nhận cuộc sống với một tâm hồn rộng mở một tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống. Tiếng lao xao, tiếng ve phải chăng là tiếng lòng ông, tiếng lòng của một vị tướng cầm quân từng xông pha trận mạc một thời, tiếng lòng của một người yêu thiên nhiên tha thiết. Thiên nhiên, cảnh vật ở vào thời điểm cuối ngày nhưng sự sống thì không dừng lại. Cũng như Nguyễn Trãi, mặc dù đã lui về ở ẩn nhưng lòng ông lúc nào cũng có một tấm lòng yêu thiên nhiên, yêu quê hương, đất nước tha thiết.

Hai câu cuối của bài thơ đã được tác giả gửi gắm trọn vẹn tâm tư và suy nghĩ, qua đó, thể hiện hết phần nào về vẻ đẹp tâm hồn của Nguyễn Trãi.

"Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng
Dân giàu đủ khắp đòi phương"

Ở đây, tác giả đã mượn điển tích để nói lên khát vọng của mình. Câu thơ cuối sáu chữ ngắn gọn, nhịp 3/3 thể hiện sự dồn nén cảm xúc của cả bài - tác giả khát khao đem tài trí thực hành tư tưởng yêu nước, thương dân, và đó cũng chính là tưởng chủ đạo của bài thơ. Tuy tác giả đón nhận cảnh ngày hè với tư thế ung dung trong một ngày nhàn rỗi nhưng ông vẫn luôn suy nghĩ, lo lắng cho nhân dân, cho đất nước. Cảm nhận cảnh ngày hè nhưng tác giả vẫn quan tâm tới cuộc sống của nhân dân. Thế nên ông nghe thấy âm thanh tấp nập, lao xao của làng chài. Ông quan tâm tới nhân dân, lo cho dân cho nước. Chính vì vậy, ông ước mong mình có cây đàn của vua Ngu Thuấn. Với cây đàn đó, Nguyễn Trãi có thể mang tới cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân và đất nước. Không có một lòng yêu quê hương, đất nước sâu đậm, ông không thể có một ước muốn như vậy. Không có lòng yêu quê hương, đất nước, ông không thể cảm nhận được hết vẻ đẹp mùa hè nơi một làng chài quê hương thanh bình. Và, không có lòng yêu quê hương, đất nước, ông không thể viết nên bài thơ "Cảnh ngày hè" làm xúc động lòng người như vậy.

 

Bài thơ tả cảnh ngày hè cho thấy tâm hồn Nguyễn Trãi chan chứa tình yêu thiên nhiên, yêu đời, yên nhân dân, đất nước. Việt hóa thơ Đường luật, sáng tạo thơ thất ngôn xen lục ngôn, vận dụng hình ảnh, màu sắc, đường nét, âm thanh của cảnh vật thiên nhiên và cuộc sống của con người, hệ thống ngôn ngữ giản dị tinh tế xen lẫn từ Hán và điển tích chính là nhửng nét nghệ thuật đặc trưng cho "Cảnh ngày hè" của Nguyễn Trãi.

Bài thơ "Cảnh ngày hè" đặc sắc về cả nội dung và nghệ thuật. Qua đó, ta thấy được vẻ đẹp tâm hồn của Nguyễn Trãi. Ông là người yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước. Nhưng trên hết, ông là một người vừa có tài, vừa có tâm bởi ông luôn lo lắng cho nhân dân, cho đất nước. Ông muốn cống hiến nhiệt huyết của mình để nhân dân hạnh phúc, ấm no, đất nước giàu mạnh. Tư tưởng của Nguyễn Trãi như một bài học gửi gắm cho thế hệ trẻ về lòng yêu nước, ước mong cống hiến cho đất nước.

Nguyễn Trãi là vị anh hùng tên tuổi lẫy lừng trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta. Tài năng kiệt xuất của ông không chỉ được khẳng định trong lĩnh vực chính trị, quân sự, ngoại giao mà còn được khẳng định qua sự nghiệp văn chương đồ sộ với những đóng góp lớn lao cho nền văn học nước nhà.

Lí tưởng mà Nguyễn Trãi ôm ấp lá giúp vua làm cho đất nước thái bình, nhân dân thịnh vượng. Lí tưởng cao đẹp ấy là nguồn động viên mạnh mẽ khiến ông vượt qua mọi thử thách, gian nan trên đường đời. Lúc được nhà vua tin dùng cũng như khi thất sủng, nỗi niềm lo nước, thương dân luôn canh cánh bên lòng ông. Giông bão cuộc đời không thể dập tắt nổi ngọn lửa nhiệt tình trong tâm hồn người chí sĩ tài đức vẹn toàn ấy.

Bài thơ Cảnh ngày hè được sáng tác vào thời gian Nguyễn Trãi về nghỉ ở Côn Sơn. Ông tạm thời xa lánh chốn kinh đô tấp nập ngựa xe và chốn cửa quyền hiểm hóc để về với thiên nhiên trong trẻo, an lành nơi thôn dã, bầu bạn cùng dân cày cuốc, cùng mây nước, chim muông, hoa cỏ hữu tình. Trong những tháng ngày dài nhàn nhã "bất đắc dĩ ấy, nhà thơ có lúc thấy vui trước cảnh vật mùa hè tưng bừng sức sống và kín đáo gửi vào những vần thơ tả cảnh một thoáng khát vọng mong cho dân giàu, nước mạnh. Bài thơ phản ánh tâm hồn Nguyễn Trãi chan chứa tình yêu thiên nhiên, yêu đời, yêu nhân dân, đất nước.

 

Bài thơ mở đầu bẵng câu lục ngôn nêu rõ hoàn cảnh của nhà thơ lúc đó:

Rỗi / hóng mát / thuở ngày trường.

Lẽ ra câu thơ phải bảy chữ mới đúng là thể thất ngôn bát cú quen thuộc, song Nguyễn Trãi đã lược đi một chữ. Đây cũng là một cách tân táo bạo, mới mẻ trong thơ Nôm nước ta thuở ấy. Nhịp thơ 1/2/3, chậm rãi phản ánh tư thế ung dung, tự tại vốn có của tác giả.

Chữ Rỗi tách riêng thành một nhịp thể hiện cảm nhận của tác giả về tình cảnh của mình. Rỗi là từ cổ, cổ nghĩa là nhàn nhã, không vướng bận điều gì. Cuộc đời Nguyễn Trãi thường không mấy lúc được thảnh thơi. Đây là lúc ông được sống ung dung, được thỏa ước nguyện hòa mình với thiên nhiên mà ông hằng yêu mến.

Không có việc gì quan trọng, cần kíp để làm cả, chỉ có mỗi "việc" là hóng mát. Ngày trường là ngày dài. Đây là cảm giác tâm lí về thời gian của người đang sống trong cảnh nhàn rỗi, thấy ngày dường như dài ra. Với con người ưa suy nghĩ, hành động như Nguyễn Trãi thì cảm giác ấy càng rõ hơn bao giờ hết. Giữa lúc xây dựng lội non sông sau chiến tranh, việc dân việc nước bời bời mà ông bị bắt buộc phải hóng mát hết ngày này qua ngày khác thì quả là trớ trêu, Bởi vậy, ông rơi vào cảnh thân nhàn mà tâm bất nhàn. Đằng sau câu thơ trên dường như thấp thoáng một nụ cười chua chát của Nguyễn Trãi trước tình cảnh trớ trêu ấy.

Chỉ có vẻ đẹp hồn nhiên, vô tư của cảnh vật mới có thể tạm xua đi những áng mây buồn vướng vít trong tâm hồn ông. Ông mở lòng đón nhận thiên nhiên và thấy vui trước cảnh:

Hòe lục đùn đùn tản rợp giương .
Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ,
Hồng liên trì đã tiễn mùi hương.

Chi vài nét bút phác họa mà bức tranh quê đã hiện lên tươi khỏe, hài hoà. Cây trước sân, cây trong ao đều ở trạng thái tràn đầy sức sống, đua nhau vươn lên khoe sắc, tỏa hương. Cây hòe với tán lá xanh um xoè rộng, trong khi cây lựu nở đầy những bông hoa đỏ thắm và sen hồng đã nức mùi hương. Sức sống trong cây đang đùn đùn dâng lên cành, lên lá, lên hoa. Cây tỏa bóng rợp xuống mặt sân, tỏa luôn bóng mát vào hồn thi sĩ.

Ba câu thơ nổi đến ba loại cây: hòe, lựu, sen nhưng chẳng lẽ tác giả chỉ nói đến cây? Dường như có cả con người lồng trong đó, hết sức kín đáo. Các từ đùn đùn, (dồn dập tuôn ra) giương (toả rộng ra), phun, tiễn (ngát, nức) gợi tả sức sống căng đầy chất chứa bên trong sự vật, tạo nên những hình ảnh mới lạ, ấn tượng. Câu thơ thứ hai ngắt nhịp 4/3. Hai câu thơ tiếp theo đổi nhịp thành 3/4, tạo thêm cho cảnh vật vẻ sinh động, rộn ràng. Giữa cảnh với người có nét tương đồng nào chăng? Đời người anh hùng cũng đã vơi nhưng giống như hàng tùng bách dày dạn tuyết sương nên sức sống vẫn chảy mạnh trong huyết quản. Thức đỏ (màu đỏ) của hoa lựu phải chăng là thức đỏ của tấm lòng sắt son với dân với nước ?! Mùi hương thơm ngát của sen có phải là lí tưởng chẳng bao giờ phai nhạt của Nguyễn Trãi suốt đời phấn đấu vì đất nước thanh bình, vì nhân dân hạnh phúc?! Rõ ràng ở đây, cảnh và người có những nét tương đồng và đều đẹp đẽ, hài hòa.

 

Ở bốn câu thơ trên, nhà thơ mới nhắc đến màu sắc, hương thơm, cây cỏ; ở hai câu thơ tiếp theo còn có thêm mùi vị, âm thanh, hình ảnh con người và cảnh vật:

Lao xao chợ cá làng ngư phủ,
Dắng hỏi cầm ve lầu tịch dương.

Từ tượng thanh Lao xao đặt trước hình ảnh chợ cá làm nổi bật không khí nhộn nhịp của làng ngư phủ. Lao xao tiếng trao qua đổi lại, ồn ã tiếng nói tiếng cười. Tất cả đều là hơi hướng của cuộc sống lao động cần cù, chân chất. Những âm thanh lao xao ấy hòa vào tiếng ve kêu dắng đỏi bất thần nổi lên trong chiều tà, báo hiệu chấm dứt một ngày hè nơi thôn dã. Tiếng ve lúc chiều tà thường gợi buồn, nhưng với nhà thợ lúc này, nó trở thành tiếng đàn rộn rã khiến tâm trạng nhà thơ cũng náo nức hẳn lên.

Cỏ cậy, hoa lá, con người đẩy sức sống khơi dậy trong lòng nhà thơ cảm xúc nhẹ nhàng, sâu lắng và những suy nghĩ chân thành, tâm huyết nhất. Đó là tình yêu cuộc sống, yêu con người và trách nhiệm đối với dân với nước. Nguyễn Trãi luôn tâm niệm lấy dân làm gốc (dân vi bản, dân vi quý) cho nên trước thiên nhiên tươi xanh, trước những con người cần cù, lam lũ, lòng ông lại dấy lên khát vọng mãnh liệt:

Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng,
Dân giàu đủ khắp đòi phương.

Ông ước gì lúc này có được trong tay cây đàn của vua Thuấn, đàn một tiếng để nổi lên niềm mong mỏi lớn nhất của mình là dân chúng khắp nơi đều được giàu có, no đủ. Ẩn giấu đằng sau lời ước mong ấy là sự trách móc nhẹ nhàng mà nghiêm khắc bọn quyền thần tham bạo ở triều đình đương thời không còn nghĩ đến dân, đến nước. Theo ông, với cảnh nước non tươi đẹp cùng nhân dân chất phác, siêng năng, cuộc sống lẽ ra phải được trở lại ấm no, hạnh phúc từ lâu.

Vậy là dẫu hòa hợp đến hết mình với thiên nhiên, Nguyễn Trãi vẫn không nguôi nỗi niềm dân nước, ông tìm thấy ở thiên nhiên cỏ hoa xinh tươi kia một nguồn thi hứng, nguồn động viên, an ủi và khích lệ đáng quý đối với bản thân. Điều đó góp phần tạo nên cốt cách của Nguyễn Trãi, bậc trượng phu - chính nhân quân tử - hiên ngang như cây tùng, cây bách trước giông bão cuộc đời.

Cảnh ngày hè là một sáng tạo độc đáo của Nguyễn Trãi về hình thức thơ. Câu thất ngôn xen lục ngôn, các vế đối rất Chỉnh, cách sử dụng từ láy rất tài tình. Để tăng sức biểu hiện của các tính từ và động từ, tác giả đem chúng đặt ở đầu câu. Đây là bài thơ tả cảnh ngày hè tràn đầy sức sống. Bài thơ không chỉ miêu tả cảnh sắc đặc trưng của mùa hè, mà còn là "tức cảnh sinh tình". Cảnh ở đây thể hiện niềm vui sống, háo hức, tươi tắn, trẻ trung của tâm hồn nhà thơ Và niềm ao ước của Nguyễn Trãi về hạnh phúc cho dân chúng muôn phương.

trong 2 phút mà viết đc như thế này é :]

hmmmmmmmmmmmmmm

\(5,2863< \overline{5,a8b1}< 5,3841\)

=>\(2863< \overline{a8b1}< 3841\)

=>\(\left(a,b\right)\in\left\{\left(2;7\right);\left(2;8\right);\left(2;9\right);\left(3;0\right);\left(3;1\right);\left(3;2\right);\left(3;3\right)\right\}\)

\(A\left(x\right)+B\left(x\right)=3x^4-4x^3+2x^2-3+8x^4+x^3-9x+\dfrac{2}{5}\)

\(=11x^4-3x^3+2x^2-9x-\dfrac{13}{5}\)

\(A\left(x\right)-B\left(x\right)=3x^4-4x^3+2x^2-3-8x^4-x^3+9x-\dfrac{2}{5}\)

\(=-5x^4-5x^3+2x^2+9x-\dfrac{17}{5}\)

\(B\left(x\right)-A\left(x\right)=8x^4+x^3-9x+\dfrac{2}{5}-3x^4+4x^3-2x^2+3\)

\(=5x^4+5x^3-2x^2-9x+\dfrac{17}{5}\)

\(A\left(x\right)+B\left(x\right)=11x^4-3x^3+2x^2-9x-\dfrac{13}{5}\)

\(A\left(x\right)-B\left(x\right)=-5x^4-5x^3+2x^2+9x-\dfrac{17}{5}\)

\(B\left(x\right)-A\left(x\right)=5x^4+5x^3-2x^2-9x+\dfrac{17}{5}\)