K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 tháng 1 2022

Năm nay trường em được Sở Giáo dục – Đào tạo cấp một sổ kinh phí sửa sáng lại các lớp học và xây dựng thêm một số phòng học mới. Chúng em vinh dự được học ở phòng mới với những bàn ghế hai chỗ ngời thật xinh xăn và tiện lợi

13 tháng 5 2019

Mẹ)                                       

Mỗi khi nhắc đến câu tục ngữ:

                             "Công cha như núi Thái Sơn

                        Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra..."

là em lại nhớ đến người mẹ của em.Người đã mang nặng đẻ đau chín tháng mười ngày để sinh được em ra rồi nuôi em bằng dòng sữa ngọt lành để rồi đây em lớn và trưởng thành.Mẹ quả là người thật dũng cảm nên em yêu quý mẹ nhất trong nhà.

Bà)

Mỗi khi nhắc đến câu hát :

         "Bà ơi bà cháu yêu bà lắm!..."

thì em lại nhớ đến người bà muôn vàn kính yêu của em.Vì bố mẹ không hay ở nhà chơi với ba chị em em vì bố mẹ còn phải sơm tối đi làm nên bà là người chăm sóc,chơi và trông nom ba chị em nên em quý bà vô cùng.

Mình làm rồi đấy k nha ! Chúc bạn học tốt

13 tháng 5 2019

“Nếu ai còn mẹ
Xin đừng làm mẹ khóc
Đừng để buồn
Vương mắt mẹ nghe con...”

Người cho bạn thiên chức được sống như ngày nay chính là mẹ. Người mà ở đó ta không bao giờ thấy thiếu vắng hơi ấm, không bao giò thua lỗ về tình thương, không bao giờ bị lừa dối bởi tình cảm... Trên đời chỉ có mẹ là người ta đáng tin nhất. Ai cũng có một người mẹ như thế. Và bản thân tôi cũng vậy, cũng có một người mẹ tuyệt vời biết bao.

3 tháng 12 2017

Trong lớp của tôi có hơn ba chục em học sinh. Các em đều học giỏi và rất đáng yêu, ngoan ngoãn. Duy chỉ có cậu học trò Minh là kém hòa nhập. Mà dường như cậu nhóc đó quan tâm đến việc phá hoại cái bàn của cậu ta hơn việc học. Sau hơn một năm bị hành hạ, cái bàn đã loang lổ vết mực và khoác trên mình chiếc áo đầy vết xước. Nhưng như có sự hấp dẫn, dù có chuyển chỗ đến đâu, cậu ta cũng mang cái bàn đó theo.

Minh là một học sinh gốc Mỹ nhập tịch Việt Nam. Vì là người lai nên em cũng khó hòa nhập được với các bạn thật nhưng tôi không nghĩ là Minh lại lạc lõng đến thế. Bàn của mọi học trò khác thì sạch sẽ, chỉ có đôi ba vết mực bị dây ra nhưng cũng đã lau đi khá sạch, mực cũng đã mờ đi nhiều thì bàn của cậu ta như một cái chấm đen với những vết mực bự tổ chảng. Đến ngày thứ bảy, tôi đến trường để dọn lại lớp. Thứ đầu tiên tôi nhận ra chính là cái chấm đen – bàn của Minh. Tôi đi đến bên cạnh cái bàn của cậu ta, than thở: “Cái bàn bẩn thế này mà cũng dùng được. Lúc người ta vứt nó đi để thay bàn mới vào thì lại đòi cho bằng được. Đòi được rồi lại phá tiếp.”

Đột nhiên, tôi nghe thấy một tiếng nói của một người đang khóc:

- Hãy đến đây và giúp tôi với!

Tôi gần như sững sờ. Một cái bàn biết nói! Nhưng sau một hồi lâu, tôi cũng chịu ngồi xuống tiếp chuyện với nó. Sau khi nín một lúc, nó bắt đầu kể:

- Sở dĩ cậu nhóc đó hành hạ tôi là vì một cô gái hàng xóm cũ của cậu ta. Cô bé đó từ lâu đã nổi tiếng là thùy mị, nết na và xinh đẹp nên Minh đã đem lòng yêu cô bé đó ngay  từ cái nhìn đầu tiên.

- À này, cô ấy có phải là Alice không? Tôi hỏi dường như ngay lập tức.

- Đúng đấy. Cô bé đó vì lí do gì đấy đã ngã đập gáy vào tôi mà mất mạng tại chỗ. Cô bé đó là người mà Minh yêu nhất nên sau khi vào học lớp năm cậu ta đã vào học  bằng được lớp này, tìm đúng tôi và hành hạ tôi.

- Vậy nếu tôi tâm sự với Minh thì có thể là cậu ta sẽ hiểu ra ngay thôi! – Tôi đưa ra sáng kiến.

- Nếu cậu có thể làm được thì trăm sự nhờ cả vào cậu đấy! – Cái bàn trở nên vui vẻ.

Thế là buổi chiều ngày thứ hai tuần sau, tôi dẫn Minh tới bên cây bàng cạnh sân trường, giảng giải cho Minh về điều phải, về sự vô tội của cái bàn. Và, gần như tức tốc, cậu đi tân trang lại cho cái bàn rồi thì thầm vào tai nó như để xin lỗi.

Tốt rồi! Thế là một công đôi việc! Nhưng đến thứ bảy tuần sau, khi tôi vào lớp để thông báo với cái bàn về việc này thì dường như nó chỉ còn là một cái bàn bình thường. Liệu đó có phải ảo giác không? -  tôi tự hỏi.

6 tháng 3 2018

Tuổi thơ của chúng ta niềm vui hạnh phúc nhất là được đi học.Trong khi đi học,chúng ta có biết bao nhiêu người bạn bao nhiêu thầy cô yêu quý.Đặc biệt là các đồ dùng trong học tập của chúng ta và hơn hết là chiếc cặp sách người bạn thân nhất của tôi mà tôi không thể thiếu nó được. nó được mẹ tôi tặng nhân dịp sinh nhật của tôi.

6 tháng 3 2018

Ngày nào em cũng mang bút,thước,sách vở đi học.Và người bạn giúp em mang đồ dùng học tập của mình đi học là bạn cặp sách.Cặp sách hàng ngày đều đi cùng em đến trường và đến nay cặp sách đã được 3 tuổi kể từ khi em mua ở nhà sách

31 tháng 8 2018

Ở khu phố em, không ai lại không biết đến bà Năm, một bà già mù sống đơn độc trong gian nhà nhỏ gần cuối ngõ xóm. Bà cụ tuổi đã cao, người gầy gò, đi lại chậm chạp một phần vì lưng đã còng, một phần vì đôi mắt không còn trông thấy được gì. Theo lời nhiều người lớn trong ngõ kể lại, bà bị mù cả hai mắt do hồi nhỏ bà bị cơn sốc thuốc.

Đến nay bà vẫn sống trong ngôi nhà cũ của cha mẹ để lại, không chồng con, cũng chẳng có tài sản gì. Thu nhập ít ỏi mà bà có được là do công việc chẻ tăm và đũa tre mà cô Nhân đã nhận ở hội người mù về giao cho bà làm.
Biết hoàn cảnh khó khăn của bà Năm, một hôm Liên và Hà rủ em đến giúp đỡ bà cụ. Gian nhà tuềnh toàng nhưng cũng khá sạch sẽ do tính ngăn nắp của chủ nhân. Chắc hẳn mỗi sớm bà cụ đều mò mẫm quét nhà rồi mới ăn uống và làm việc. Liên bèn bảo em và Hà:
- Chúng mình có chiều thứ ba, chiều thứ sáu và sáng chủ nhật là được nghỉ. Chúng ta đến giúp bà cụ quét dọn nhà cửa, rửa li tách, mâm bát. Để bà cụ đỡ vất vả vì phải lấy nước ở nhà bên, sau mỗi buổi đến chơi và làm việc nhà giúp cụ, chúng em xách nước đổ đầy chum. Sẵn đám đất bỏ không sau nhà, chúng em làm sạch cỏ, trồng vào đấy mấy dây khoai lang. Chỉ tưới nước mấy hôm và sau đó gặp mưa, những đọt rau non đã choài ra. Thế là bà cụ có rau ăn rồi!
Mỗi lần chúng em đến, bà cụ rất vui. Bà ngừng tay chẻ tăm, mỉm cười:
- Các cháu ngoan và tốt bụng quá. Biết lấy gì để cảm ơn các cháu bây giờ? Bà kể chuyện cổ tích các cháu nghe nhé!
Ba chúng em đều thích và vỗ tay ầm lên. Vừa nhặt rau, đun lửa, chúng em vừa lắng nghe bà kể chuyện. Giọng bà chậm rãi, đôi mắt nhìn vào khoảng không trước mắt, tuy chẳng thấy gì nhưng có lẽ bà đang hình dung được cả thế giới cổ tích với những bà tiên, ông bụt luôn hiện ra giúp đỡ người hiền lành, khốn khó.
Những lúc ấy, trông nét mặt bà cụ thật tươi vui và hạnh phúc.
Chúng em cũng vậy, niềm vui mà chúng em có được là đã làm một việc tốt giúp đỡ người tàn tật. Tuy việc nhỏ nhưng cũng xoa dịu phần nào nỗi cô đơn, buồn bã của bà cụ lúc tuổi già, đúng như lời khuyên của câu tục ngữ: “ thương người như thể thương thân “

31 tháng 8 2018

chứng kiến (ở trường) và về kể cho bố mẹ nghe nha mik quên nói

9 tháng 10 2018

Có những phút yếu lòng, có khi những khi vấp ngã, có những khi lầm lỡ ta đều cần một điểm tựa, một chỗ dựa vững chắc về mặt tinh thần để sẵn sàng bước tiếp. Và trong hành trình dài rộng ấy của cuộc đời, hẳn những hình ảnh tươi đẹp về nụ cười của cũng giống như một điểm tựa tinh thần vững chãi ấy. Nụ cười của mẹ với tôi, vừa như dòng suối mát trong, vừa ánh nắng mai chan hòa, ấm nóng.

Mẹ tôi năm nay đã ngoài 30 tuổi. ở mẹ tôi thấy toát lên những nét mộc mạc, đằm thắm, rất duyên dáng cũng rất cứng cỏi như vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam bao đời. Sinh ra trong khó nhọc, lam lũ với ruộng đồng, kể cả khi nuôi nấng chúng tôi trưởng thành khôn lớn, có nhưng khi đau đớn, mệt mỏi, có những khi túng thiếu khó khăn nhưng chưa bao giờ mẹ để cho tôi nhìn thấy mẹ thờ dài, ngao ngán. Mẹ luôn mỉm cười rạng ngời để cho chúng tôi thêm niềm tin và tình yêu vào cuộc sống.

Có những khi tôi được điểm cao, có những khi làm được việc tốt tôi khoe với mẹ, mẹ rạng rỡ một nụ cười trên môi như nụ hồng buổi sớm. một nụ cười đầy mãn nguyện và tự hào, một nụ cười đầy thánh thiện và nhân hậu. Nụ cười ấy cho tôi cảm giác mình cũng thêm tự hào và càng khát khao làm những điều tốt đẹp thêm cho cuộc sống này. Nhưng mẹ không chỉ nở nụ cười khi ấy. Mỗi khi tôi buồn, mỗi khi tôi làm sai, hay mỗi khi gặp thất bại hoặc nản lòng về con đường mình đang đi, mẹ lại nở nụ cười dịu dàng như dòng suối ngọt cho tôi cảm giác bình yên, tin tưởng và sự động viên. Nụ cười của mẹ tựa như liều thuốc thần tiên có thể chữa lành vết thương lòng, khỏa lấp những khoảng trống, xua tan đi những lo âu của tuổi trẻ. Mẹ là tất cả những điều tuyệt vời ấy.

Tôi nghĩ rằng, có nhiều những điều hạnh phúc dù nhỏ bé, bình dị hay lớn lao kì vĩ, những một thứ hạnh phúc tuyệt vời mà chúng ta đều dễ dàng và may mắn được hưởng đó là ngắm nhìn nụ cười của mẹ. đó là món quà tinh thần quý giá, là điểm tựa, là niềm tin, là sức mạnh, là tình yêu và cũng là sợi dây vô hình buộc chặt ta hơn trong dòng đời vô thủy vô chung, trong sự trôi chìm quên nhớ đời người. Nụ cười lấm tấm những gọt mồ hôi, lấp lánh niềm tự hào, hay nụ cười trong sự buồn bã âu lo cũng đều mang ý nghĩa nhất định của nó, đều khiến ta cần phải suy ngẫm thật lâu và thật sâu.

Mẹ ơi, mong rằng những tháng ngày rộng dài phía trước con sẽ làm nụ cười trên môi mẹ luôn rạng rỡ mãi mãi.
  Học tốt

27 tháng 10 2018

ko chép mạng nha bn

Gắn bó với các bạn học sinh dưới ngôi trường mến yêu đầy ắp những kỉ niệm không chỉ có thầy cô, bạn bè, bàn ghế sách vở mà còn có một người rất thầm lặng luôn dõi theo sự trưởng thành của các thế hệ học trò. Không ai khác đó chính là bác bảo vệ trường. Bác chính là một trong số những thành viên của hội đồng sư phạm nhà trường đảm bảo sự an toàn, bình yên và giữ gìn ngôi trường luôn xanh tươi

tuy hơi muộn nhưng bạn tham khảo nha :P

 

10 tháng 8 2018

không hiểu 

10 tháng 8 2018

“Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầ tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son”

Chỉ có những chiếc bánh trôi nước mộc mạc giản đơn thế thôi mà tác giả Hồ Xuân Hương đã làm nên một bài thơ nói lên sự chịu đựng, gánh lấy quan niệm sai trái trọng nam khinh nữ của người phụ nữ lúc bấy giờ. Bài thơ chỉ có những vốn từ đơn giản thân thuộc mà chất chứa biết bao nhiêu tình cảm.

“Thân em vừa trắng lại vừa tròn”

Tác giả đã sử dụng mô típ ca dao quen thuộc “Thân em” để ngưởi phụ nữ có thể hóa thân vào những chiếc bánh trôi nước dân dã đáng yêu. Hàm chứa bên trong vẫn là ca ngợi vè đẹp của người phụ nữ biến họ thành những đóa hoa xinh đẹp, lộng lẫy và thắm tươi nhất của cuộc đời. Làm cho cuộc sống này thêm tươi đẹp thêm màu sắc.

“Bảy nổi ba chìm với nước non”

Thành ngữ “bảy nổi ba chìm” được vận dụng tài tình nhằm gợi tả số phận người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến xưa. Để bày tỏ nỗi xúc động thương cảm của bà Hồ Xuân Hương đứng trước số phận lênh đênh chìm nổi chẳng biết đi về đâu của người phụ nữ. Chỉ mặc cho số phận định đoạt. Tôi tự hỏi:”Một người phụ nữ đẹp đến mà vì lẽ gì phải chịu đựng cuộc đời như vậy, chẳng lúc nào được sống trong cuộc sống vui vẻ hạnh phúc?” Tại sao những người đàn ông to lớn khỏe mạnh như thế mà không chịu những số phận khổ cực mà bắt những phụ nữ nhỏ bé kia phải gánh lấy chứ?

“Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn” Tác giả sử dụng một biện pháp kinh tế:đảo ngữ. Nó lên người phụ nữ phải sống lê thuộc. “Tại gia tòng phụ, xuất giá tỏng phu, phu tử tòng tử”. Lúc ở nhà thì phụ thuộc vào cha, cha bảo gì làm nấy chằng giám làm trái. Khi lập gia thất thì phải cung phụng cho chồng, cũng chẳng giám làm sai. Lúc chồng mất sống phận của mình phải nương nhờ vào con của mình. Trên cuộc đời này làm gỉ có quan niệm vô lí đến thế! Vậy biết bao giờ họ mới có được cuộc sống riêng tự lâp cho chính bản thân mình. Họ phải đau khổ biết bao để chịu đựng những thứ đao lí như thế.

“Mà em vẫn giữ tấm lòng son"

Giọng thơ tự hào quả quyết biểu thị thái độ kiên trì, bền vững. “Tấm lòng son” tượng trưng cho phẩm chất sắc son thủy chung, chịu thương chịu khó của người phụ nữ Việt Nam đối với chồng con, Với mọi người tuy bị cuộc sống phụ thuộc, đối xử không công bằng trong cuộc đời. Câu thơ thể hiện niềm tự hào và biểu lộ khá đậm tính cách của Hồ Xuân Hương: cảm thương cho người phụ nữ, căm phẫn đối với người chồng.

Bài thơ nói về người phụ nữ Việt Nam thời xưa qua hình ảnh bánh trôi nước – một món ăn dân tộc bằng một thứ ngôn ngữ bình dị, dân gian. Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt đã được Việt hóa hoàn toàn. Thơ hàm súc đa nghĩa giàu bàn sắc Xuân Hương. Bài thơ biểu lộ niềm thông cảm và tự hào đối với số phận, thân phận và của người phụ nữ Việt Nam nó có gái trị nhân bản đặc sắc. Nữ sĩ viết với tất cả lòng yêu mến, tự hào bản sắc nền văn hóa Việt.

27 tháng 5 2018

Ngày còn nhỏ, tôi luôn ước mẹ mình là một cô giáo. Tôi muốn một lần được trải cảm giác có mẹ là giáo viên, được hạnh diện với các bạn trong lớp. Nhưng càng lớn, tôi càng yêu mẹ hơn, dù mẹ chỉ là một nông dân bình thường.

Mẹ tôi quanh năm lam lũ, vất vả, lúc nào cũng tất bật. Vì vậy, dù mới hơn ba mươi tuổi nhưng trông mẹ như già hơn tuổi rất nhiều. Nơi khóe mắt mẹ đã hằn những vết chân chim nhưng vẫn không làm mờ đi đôi mắt sáng với ánh nhìn hiền hòa. Mỗi lần anh em tôi mắc lỗi, đôi mắt ấy lại nhìn chúng tôi đầy nghiêm khắc. Và cũng đôi mắt ấy đã thức trắng bao đêm mỗi lần tôi bị ốm. Bao giờ cũng vậy, luôn là tình yêu đong đày dành cho chúng tôi. Đôi mắt ấy cũng là thứ duy nhất tôi được thừa hưởng từ mẹ. Mỗi lần có người khen tôi có đôi mắt giống mẹ, tôi cảm thấy vô cùng tự hào, hãnh diện. tôi là con gái của mẹ mà! Trên da mặt mẹ còn có nhiều vết nám. Đó là dấu ấn của bao ngày dãi nắng dầm mưa.  Nghe ngoại kể, này trẻ, da mẹ đẹp lắm, má lúc nào cũng trắng hồng. Tôi cảm thấy đáng tiếc vô cùng vì tôi lại giống bố ở làn da ngăm ngăm. Nhưng cái mà mẹ luôn tự hào nhất, chăm chú nhất về bản thân lại là mái tóc. Dù vất vả từ ngày nhỏ nhưng mái tóc của mẹ dường như không có tuổi. Nó dài, đen, óng mượt mà ngay cả những thiếu nữ cũng phải mơ ước. Tôi rất thích ngắm mẹ hong tóc, nắng tràn lên mái tóc mẹ, nhảy nhót, lung linh. Mùi hương hoa bưởi cứ phảng phất, thơm nồng. Dáng người của mẹ nhỏ bé nhưng nhanh nhẹn, hoạt bát. Lúc nào mẹ bước đi cũng vội vã, thoăn thoắt. Mọi người thường nói mẹ có dáng đi vất vả. Thì cũng phải thôi, bởi bố đi bộ đội xa nhà, một mình mẹ chăm sóc ông bà nội, nuôi nấng anh em chúng tôi. Bao gánh nặng dồn lên đôi vai bé nhỏ của mẹ, bao công việc để chăm sóc gia đình khiến mẹ không thể thông thả, khoan thai. Hai bàn tay của mẹ gầy gầy, xương xương. Nhưng với tôi nó đẹp như bàn tay cô giáo. Đôi bàn tay ấy đã lo cho tôi từng bữa ăn, giấc ngủ, ôm ấp tôi khi tôi còn ẵm ngửa, dắt tôi đi những bước chập chững đầu tiên.

Mẹ tôi ăn mặc cũng rất giản dị. Bao nhiêu năm rồi, vẫn những chiếc áo bà ba đã sơn màu. Mẹ thường đùa rằng mặc như thế vừa thoải mái, vừa đẹp. Chỉ khi nào có dịp đặc biệt, mẹ mới mặc những chiếc áo mới bố mua tặng mỗi dịp về thăm nhà. Ngày nào cũng vậy, mẹ luôn là người dậy sớm nhất nhà. Mẹ chuẩn bị bữa sáng cho an hem tôi, cho lợn gà ăn và dọn nhà cửa. Mẹ chăm sóc cho chúng tôi từng li từng tí. Dù bận rộn đến đâu, mỗi buổi tối, mẹ vẫn dành thời gian để kèm anh em tôi học bài. Mẹ chính là cô giáo đặc biệt của chúng tôi. Mẹ còn dạy chúng tôi cách cư xử trong cuộc sống, dạy chúng tôi những bài đồng dao mà mẹ còn nhớ được.

Mẹ cứ lặng lẽ đi bên cuộc đời của tôi và anh tôi. Tôi lớn lên trong tình yêu thương bao la của mẹ. Trong câu hát mẹ ru tôi, có nước mắt của sự yêu thương và hi vọng. Tôi không thể nói hết được tình yêu dành cho mẹ. Chỉ biết rằng mình phải cố gắng thật nhiều để mẹ vui.

Mẹ năm nay đã gần bốn mươi tuổi nhưng ai cũng nói mẹ già hơn so với tuổi, có lẽ vì gánh nặng cuộc đời , vì nuôi dưỡng chị em em? Công việc của mẹ rất giản dị đó chính là làm ruộng. Mẹ em có sở thích rất khác với mọi người, đó chính là làm việc. Mẹ có dáng người dong dỏng cao, nước da ngăm đen đã bị rám nắng, mái tóc của mẹ dài ngang lưng đã bị cháy nắng ngoài đồng ruộng, nắng chói để đem lại cho em một cuộc sống ấm no. Khi đi làm mẹ thường búi tóc lên, để lộ ra mấy cộng tóc xoăn trông thật duyên dáng. Đi với mái tóc ấy chính là khuôn mặt hình trái xoan của mẹ. Vầng trán của mẹ cao rộng, có lúc nheo lại lộ vẻ suy tư. Năm tháng, thời gian đã hằn lên khuôn mặt mẹ những nếp nhăn nho nhỏ.