K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

7 tháng 3 2022

TK

Trồng thêm hoặc duy trì rừng ngập mặn, cây thích hợp dọc theo các khu vực ven biển, hoặc xây dựng các rào cản như đê chắn sóng. Nếu ở khu vực gần biển cần xây dựng các tòa nhà dọc theo bờ biển chống sóng thần. (Xây nhà với cạnh dài nằm dọc theo đường đi của sóng thần có tác dụng chịu lực va chạm của sóng)

7 tháng 3 2022

Tham khảo:

Trồng thêm hoặc duy trì rừng ngập mặn, cây thích hợp dọc theo các khu vực ven biển, hoặc xây dựng các rào cản như đê chắn sóng. Nếu ở khu vực gần biển cần xây dựng các tòa nhà dọc theo bờ biển chống sóng thần. (Xây nhà với cạnh dài nằm dọc theo đường đi của sóng thần có tác dụng chịu lực va chạm của sóng)

7 tháng 3 2022

3Em sẽ không đi về nhà. Em sẽ tìm cách lấy điện thoại ra và gọi cho người nhà hay công an nhưng không được để kẻ đeo bám biết. Nếu như kẻ đó biết thì hãy chạy nhanh đến nơi đông người kêu cứu hoặc trà trộn vào đám đông

7 tháng 3 2022

Nếu gặp trường hợp như vậy em sẽ cố gắng giữ thật bình tĩnh và chạy thật nhanh đến nơi đông người và nhờ sự giúp đỡ của những người xung quanh . Và em sẽ rút cho bài học : Nếu có lần sau , em cần đi cũng người lớn . Chỉ khi có người lớn đi theo thì mới đảm bảo được sự an toàn 

7 tháng 3 2022

hình như lớp 4 ko có giáo dục công dân

7 tháng 3 2022

đạo đức :)

7 tháng 3 2022

Nếu như bị lạc trong rừng điều đầu tiên e cần làm đó là phải bình tĩnh, không được hoảng loạn. Nếu như e đã mang trên mình chiếc ba lô đã được chuẩn bị sẵn trước đó những dùng cụ cần thiết phòng trường hợp này thì hãy tận dụng nó nhất có thể. Đồng thời sử dụng những gì mà thiên nhiên có để sinh tồn

7 tháng 3 2022

Nếu như bị lạc trong rừng em sẽ chuẩn bị sẵn thêm đồ dùng cần thiết nếu cần như nc, đồ ăn. Nếu hết em sẽ tìm những loại cây có thể ăn như thông,bạch dương,... hết nc em sẽ tìm con suối để lấy nc lọc. Vận dụng kiến thức sinh tồn cần thiết đã học. Đi men theo con sông để tìm nơi có ng sinh sống, như bộ lạc, dân tộc,... nhưng cẩn thận kẻo trăn,rắn rất ưa vùng ẩm ướt.

6 tháng 3 2022

1. Không bơi ở nơi cấm bơi hay chỗ nước sâu

2. Nên mặc phao bơi hoặc dụng cụ hỗ trợ khi bơi

3.1. Đối với trẻ em thì nên đi cùng với người lớn

3.2. Nên học bơi trước khi bơi ở những khu vực có nước

Đề nghị a ghi rõ Tham khảo ạ!

mik ghi lun đáp án nhé

Câu hỏi 1: Thế nào là sống giản dị? Ý nghĩa?

a/ Sống giản dị: là sống phù hợp với điều kiện hòan cảnh của bản thân,gia đình và xã hội .

b/ Ý nghĩa:

Người giản dị dể được mọi ngưới quý mến .
Ai cũng muốn gần gũi dể thông cảm .
Giúp con người biết sống đúng mức , thắng thắng dễ chịu .
Giúp ta tập trung sức lực thời giờ vào việc làm có ích.
Tránh xa lối sống đua đòi ăn chơi có thể làm họ sa ngã...
Câu hỏi 2: Thế nào là trung thực? Liên hệ bản thân?

a/ Trung thực:là luôn tôn trọng sự thật tôn trọng chân lí, lẽ phải, sống ngay thẳng thật thà, dám dũng cảm nhận lỗi khi mình mắc khuyết điểm.

b/ Tự liên hệ .....

Câu hỏi 3: Tự trọng là gì? Vì sao mọi người cần phải có lòng tự trọng? Tìm 2 câu ca dao (tục ngữ) nói về tự trọng?

a/ Tự trọng: Là biết coi trọng ,biết giữ gìn phẩm cách ,biết điều chỉnh hành vi cá nhân cho phù hợp với với các chuẩn mực xã hội.

b/ Vì sao mọi người cần phải có lòng tự trọng:

Là phẩm chất đạo đức cao quý và cần thiết của mỗi con người
Mọi người đều cần có lòng tự trọng, bởi nhờ đó con người sẽ tránh được những việc làm xấu có hại cho bản thân, gia đình, xã hội góp phần nâng cao phẩm giá, uy tín của cá nhân, nhận được sự quý trọng của mọi người xung quanh.
* Ca dao tục ngữ: ....

Câu hỏi 4: Yêu thương con người là gì? Vì sao phải yêu thương con người? Nêu 2 câu ca dao (tục ngữ) về chủ đề yêu thương con người?

a/ Yêu thương con người:

Là quan tâm giúp đỡ làm những điều tốt đẹp cho người khác, nhất là những người gặp khó khăn hoạn nạn

b/ Biểu hiện:

Sẵn sàng giúp đỡ, thông cảm, chia sẻ.
Biết tha thứ, có lòng vị tha.
Biết hi sinh.
c/ Ý nghĩa:

Yêu thương con người là truyền thống quý báu của dân tộc, cần được giữ gìn phát huy.
Người biết yêu thương mọi người sẽ được mọi người yêu quý và kính trọng.
Câu hỏi 5: Tôn sư trọng đạo là gì? Vì sao phải tôn sư trọng đạo?

a/ Tôn sư trọng đạo:

Là tôn trọng, kính yêu, biết ơn đối với thầy cô giáo ở mọi nơi, mọi lúc.
Coi trọng và làm theo những điều thầy cô dạy bảo.
Có những hành động đền đáp công ơn của thầy cô giáo
b/ Vì sao phải tôn sư trọng đạo:

Đối với bản thân: Trở thành người tốt có ích cho xã hội
Đối với xã hội: Thầy cô giáo có công dạy dỗ, cho chúng ta những bài học, kiến thức để bước vào đời. Đó là đạo lí tốt đẹp. Truyền thống quý báu của dân tộc.
Câu hỏi 6: Đoàn kết tương trợ là gì? Ý nghĩa của đoàn kết tương trợ? Tìm ca dao (tục ngữ, danh ngôn) nói về chủ đề: Đoàn kết tương trợ?

a/ Đoàn kết tương trợ:

Đoàn kết: Thông cảm chia sẻ và có việc làm cụ thể giúp đỡ nhau khi gặp khó khăn.
Tương trợ: Là sự liên kết đùm bọc lẫn nhau, giúp đỡ nhau tạo nên sức mạnh lớn hơn để hoàn thành nhiệm vụ cuả mỗi người và làm nên sự nghiệp lớn.
b/ Ý nghĩa: Giúp chúng ta dễ dàng hòa nhập vào cuộc sống với những người xung quanh và được người khác giúp đỡ.

Tạo nên sức mạnh vượt qua khó khăn
Là truyền thống quí báu của dân tộc ta ...
Câu hỏi 7: Khoan dung là gì? Ý nghĩa?

a/ Khoan dung: là rộng lòng tha thứ cho người khác khi họ biết hối hận và sửa chữa lỗi lầm.

b/ Ý nghĩa: của lòng khoan dung: Là một đức tính quí báu của con người. Người có lòng khoan dung luôn được mọi người yêu mến, tin cậy và có nhiều bạn tốt. Nhờ có lòng khoan dung cuộc sống và quan hệ giữa mọi người với nhau trở nên lành mạnh, thân ái, dễ chịu.

Câu hỏi 8: Thế nào là gia đình văn hóa? Tại sao cần phải xây dựng gia đình văn hóa?

a/ Gia đình văn hóa: là gia đình hòa thuận hạnh phúc tiến bộ, thực hiện kế hoạch hóa gia đình, đoàn kết với xóm giềng và làm tốt nghĩa vụ công dân.

b/ Ý nghĩa:

Đối với cá nhân và gia đình: Gia đình là tổ ấm nuôi dưỡng, giáo dục mỗi con người.
Đối với xã hội: Gia đình là tế bào của xã hội, gia đình có hạnh phúc bình yên thì xã hội mới ổn định.
Vì vậy xây dựng gia đình văn hóa là góp phần xây dựng xã hội văn hóa văn minh, tiến bộ hạnh phúc.

Câu hỏi 9: Thế nào là giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ? Chúng ta cần làm gì và không nên làm gì để phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình dòng họ?

a. Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình dòng họ: Là nối tiếp, phát triển, rạng rỡ thêm truyền thống.

b. Chúng ta:

Chúng ta cần phải tôn trọng tự hào tiếp nối truyền thống tốt đẹp của gia đình dòng họ. Sống trong sạch lương thiện, tiếp thu cái mới, xóa bỏ cái cũ lạc hậu.
Không làm tổn hại đến thanh danh của gia đình dòng họ.
Câu hỏi 10: Thế nào là tự tin?

* Tự tin: là tin tưởng vào khả năng của bản thân, chủ động trong mọi việc, dám tự quyết định và hành động một cách chắc chắn, không hoang mang dao động.

- Con người cần kiên trì, tích cực chủ động học tập hoạt động xã hội tập thể không ngừng vươn lên nâng cao năng lực nhận thức để có đủ khả năng hành động một cách chắc chắn; cần khắc phục tính rụt rè, tự ti, dựa dẫm.

25 tháng 10 2019

Câu hỏi 1: Thế nào là sống giản dị? Ý nghĩa?

a/ Sống giản dị: là sống phù hợp với điều kiện hòan cảnh của bản thân,gia đình và xã hội .

b/ Ý nghĩa:

  • Người giản dị dể được mọi ngưới quý mến .
  • Ai cũng muốn gần gũi dể thông cảm .
  • Giúp con người biết sống đúng mức , thắng thắng dễ chịu .
  • Giúp ta tập trung sức lực thời giờ vào việc làm có ích.
  • Tránh xa lối sống đua đòi ăn chơi có thể làm họ sa ngã...

Câu hỏi 2: Thế nào là trung thực? Liên hệ bản thân?

a/ Trung thực:là luôn tôn trọng sự thật tôn trọng chân lí, lẽ phải, sống ngay thẳng thật thà, dám dũng cảm nhận lỗi khi mình mắc khuyết điểm.

b/ Tự liên hệ .....

Câu hỏi 3: Tự trọng là gì? Vì sao mọi người cần phải có lòng tự trọng? Tìm 2 câu ca dao (tục ngữ) nói về tự trọng?

a/ Tự trọng: Là biết coi trọng ,biết giữ gìn phẩm cách ,biết điều chỉnh hành vi cá nhân cho phù hợp với với các chuẩn mực xã hội.

b/ Vì sao mọi người cần phải có lòng tự trọng:

  • Là phẩm chất đạo đức cao quý và cần thiết của mỗi con người
  • Mọi người đều cần có lòng tự trọng, bởi nhờ đó con người sẽ tránh được những việc làm xấu có hại cho bản thân, gia đình, xã hội góp phần nâng cao phẩm giá, uy tín của cá nhân, nhận được sự quý trọng của mọi người xung quanh.

* Ca dao tục ngữ: ....

Câu hỏi 4: Yêu thương con người là gì? Vì sao phải yêu thương con người? Nêu 2 câu ca dao (tục ngữ) về chủ đề yêu thương con người?

a/ Yêu thương con người:

Là quan tâm giúp đỡ làm những điều tốt đẹp cho người khác, nhất là những người gặp khó khăn hoạn nạn

b/ Biểu hiện:

  • Sẵn sàng giúp đỡ, thông cảm, chia sẻ.
  • Biết tha thứ, có lòng vị tha.
  • Biết hi sinh.

c/ Ý nghĩa:

  • Yêu thương con người là truyền thống quý báu của dân tộc, cần được giữ gìn phát huy.
  • Người biết yêu thương mọi người sẽ được mọi người yêu quý và kính trọng.

Câu hỏi 5: Tôn sư trọng đạo là gì? Vì sao phải tôn sư trọng đạo?

a/ Tôn sư trọng đạo:

  • Là tôn trọng, kính yêu, biết ơn đối với thầy cô giáo ở mọi nơi, mọi lúc.
  • Coi trọng và làm theo những điều thầy cô dạy bảo.
  • Có những hành động đền đáp công ơn của thầy cô giáo

b/ Vì sao phải tôn sư trọng đạo:

  • Đối với bản thân: Trở thành người tốt có ích cho xã hội
  • Đối với xã hội: Thầy cô giáo có công dạy dỗ, cho chúng ta những bài học, kiến thức để bước vào đời. Đó là đạo lí tốt đẹp. Truyền thống quý báu của dân tộc.

Câu hỏi 6: Đoàn kết tương trợ là gì? Ý nghĩa của đoàn kết tương trợ? Tìm ca dao (tục ngữ, danh ngôn) nói về chủ đề: Đoàn kết tương trợ?

a/ Đoàn kết tương trợ:

  • Đoàn kết: Thông cảm chia sẻ và có việc làm cụ thể giúp đỡ nhau khi gặp khó khăn.
  • Tương trợ: Là sự liên kết đùm bọc lẫn nhau, giúp đỡ nhau tạo nên sức mạnh lớn hơn để hoàn thành nhiệm vụ cuả mỗi người và làm nên sự nghiệp lớn.

b/ Ý nghĩa: Giúp chúng ta dễ dàng hòa nhập vào cuộc sống với những người xung quanh và được người khác giúp đỡ.

  • Tạo nên sức mạnh vượt qua khó khăn
  • Là truyền thống quí báu của dân tộc ta ...

Câu hỏi 7: Khoan dung là gì? Ý nghĩa?

a/ Khoan dung: là rộng lòng tha thứ cho người khác khi họ biết hối hận và sửa chữa lỗi lầm.

b/ Ý nghĩa: của lòng khoan dung: Là một đức tính quí báu của con người. Người có lòng khoan dung luôn được mọi người yêu mến, tin cậy và có nhiều bạn tốt. Nhờ có lòng khoan dung cuộc sống và quan hệ giữa mọi người với nhau trở nên lành mạnh, thân ái, dễ chịu.

Câu hỏi 8: Thế nào là gia đình văn hóa? Tại sao cần phải xây dựng gia đình văn hóa?

a/ Gia đình văn hóa: là gia đình hòa thuận hạnh phúc tiến bộ, thực hiện kế hoạch hóa gia đình, đoàn kết với xóm giềng và làm tốt nghĩa vụ công dân.

b/ Ý nghĩa:

  • Đối với cá nhân và gia đình: Gia đình là tổ ấm nuôi dưỡng, giáo dục mỗi con người.
  • Đối với xã hội: Gia đình là tế bào của xã hội, gia đình có hạnh phúc bình yên thì xã hội mới ổn định.

Vì vậy xây dựng gia đình văn hóa là góp phần xây dựng xã hội văn hóa văn minh, tiến bộ hạnh phúc.

Câu hỏi 9: Thế nào là giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ? Chúng ta cần làm gì và không nên làm gì để phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình dòng họ?

a. Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình dòng họ: Là nối tiếp, phát triển, rạng rỡ thêm truyền thống.

b. Chúng ta:

  • Chúng ta cần phải tôn trọng tự hào tiếp nối truyền thống tốt đẹp của gia đình dòng họ. Sống trong sạch lương thiện, tiếp thu cái mới, xóa bỏ cái cũ lạc hậu.
  • Không làm tổn hại đến thanh danh của gia đình dòng họ.

Câu hỏi 10: Thế nào là tự tin?

* Tự tin: là tin tưởng vào khả năng của bản thân, chủ động trong mọi việc, dám tự quyết định và hành động một cách chắc chắn, không hoang mang dao động.

- Con người cần kiên trì, tích cực chủ động học tập hoạt động xã hội tập thể không ngừng vươn lên nâng cao năng lực nhận thức để có đủ khả năng hành động một cách chắc chắn; cần khắc phục tính rụt rè, tự ti, dựa dẫm.

16 tháng 12 2018

lớp mấy hả bạn

Bạn lên Vndoc.vn để tham khảo các đề

Còn TA nói thù bạn luyện kể chuyện về cấc unit trong sách

6 tháng 3 2022

5 Cách ứng phó khi gặp mưa dông , lốc , sét.

+ Tạm trú vào những nơi an toàn.

+ Không ra ngoài vào những ngày mưa dông , lốc , sét

+ Tắt hết tất cả các thiết bị điện khi gặp mưa dông , lốc , sét 

+ Không đụng vào nơi bị hở điện , sét sẽ đánh vào những nơi như vậy , lúc mà em không để ý, không may chạm vào thì sẽ bị thương hoặc tử vong .

+ Không đứng dưới gốc cây , cột điện ,... sẽ bị sét truyền điện và đánh

+........……
=> Chỉ là 5 cách ứng phó khi gặp mưa dông , lốc , sấm.Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm những cách nữa thì chat riêng với mình nhé :))

 

6 tháng 3 2022

Tham khảo:
+ Ở trong nhà.

+ Tắt các thiết bị điện trong nhà.

+ Nếu đang trên đường thì nên tìm nơi trú ẩn an toàn như: tòa nhà cao tầng, siêu thị, trường học 

+ Không trú dưới gốc cây, cột điện.

+ Không cầm nắm các vật bằng kim loại, không nên xem ti vi…

+ Tránh các nơi trống vắng, quang đãng như: cánh đồng, nhà kho, bãi đỗ xe,…không có thiết bị chống sét.

+ Không đội mũ, ô dù có đồ có kim loại dễ bị sét đánh

+ Không đứng thành nhóm người gần nhau

+ Chú ý quan sát đường dây điện vì khi dây bị đứt dễ dẫn đến tai nạn nếu chưa gắt điện

25 tháng 12 2018

đây là cách của mk,tk mk nhé:

GDCD:hoàn thành các phần lí thuyết để làm đề cương,còn lại tự tìm kiếm và làm các bài tập xử lí tình huống

Địa:làm phần lí thuyết làm đề cương,làm các bài tập,lp 6 hình như là bản đồ vs cái gì đó quên rồi,nói chung là tìm và làm bt

Lý: Lý ko có đề cương,chỉ cần lên mạng tìm bài tập mà làm

sjfglkjs.htrtrrlhs

agrefdzjetzgsjztrgfs

sẻhjnyrskkts

7 tháng 10 2021

I. ĐỘI HÌNH TIỂU ĐỘI 
1. Đội hình tiểu đội hàng ngang

Đội hình tiểu đội hàng ngang gồm có: 1 hàng ngang và 2 hàng ngang. Các bước tập hợp gồm: Tập hợp đội hình; Điểm số; Chỉnh đốn hàng ngũ và giải tán. 

Bước 1: Tập hợp đội hình 

Khẩu lệnh: “Tiểu đội X thành 1 (2) hàng ngang – Tập hợp” 

Hô khẩu lệnh xong, tiểu đội trưởng quay về hướng định tập hợp đứng nghiêm làm chuẩn. Nghe khẩu lệnh “ Tiểu đội X”, toàn tiểu đội tiểu quay mặt về phía tiểu đội trưởng, đứng nghiêm chờ lệnh. Nghe dứt động lệnh “ Tập hợp”, các chiến sĩ nhanh chóng im lặng, chạy vào vị trí tập hợp đứng bên trái tiểu đội trưởng thành 1 (2) hàng ngang, đứng đúng giãn cách, cự ly quy định, tự động gióng hàng, xong đứng nghỉ; khi tập hợp 2 hàng ngang, số lẻ đứng hàng trên, số chẳn đứng hàng dưới. Khi thấy 2-3 chiến sĩ đứng vào vị trí bên trái mình, tiểu đội trưởng đi đều về phía trước chính giữa đội hình, cách đội hình từ 3-5 bước dừng lại, quay vào đội hình đôn đốc tập hợp. 

Bước 2: Điểm số . 

Khẩu lệnh: “Điểm số” 

Tiểu đôi đang đứng nghỉ, nghe khẩu lệnh “Điểm số”, các chiến sĩ thứ tự từ phải sang trái trở về tư thế đứng nghiêm, hô rõ số của mình, đồng thời quay mặt sang bên trái 45 , khi điểm số xong quay mặt trở lại. Lần lượt điểm số từ 1 cho đến hết tiểu đội, người đứng cuối cùng của hàng khi điểm số không phải quay mặt, sau khi điểm số xong hô “Hết” . 

Đội hình tiểu đội2 hàng ngang không điểm số. 

Bước 3: Chỉnh đốn hàng ngũ. 

Khẩu lệnh: “Nhìn bên phải (trái) – Thẳng”. 

Nghe dứt động lệnh “Thẳng”, trừ chiến sĩ làm chuẩn vẫn nhìn thẳng, các chiến còn lại phải quay mặt hết cỡ sang bên phải(trái), xê dịch lên, xuống để gióng hàng cho thẳng và điều chỉnh gián cách. Nghe dứt động lệnh “Thôi”, các chiến sĩ quay mặt trở lại nhin thẳng về phía trước, đứng nghiêm không xê dịch vị trí đứng. 

Khi tập hợp đội hình 2 hàng ngang, các chiến sĩ hàng 2 điều chỉnh gióng cả hàng ngang và hàng dọc. 

Tiểu đội trưởng đi đều về phía người làm chuẩn và cách người làm chuẩn từ 2-3 bước dừng lại, quay vào đội hình để kiểm tra hàng. Khi kiểm tra thấy gót chân và ngực của các chiến sĩ cùng nằm trên một đường thẳng là được. Nếu chiến sĩ nào đứng chưa thẳng hàng, tiểu đội dùng khẩu lệnh, “Đồng chí (hoặc số)……Lên (hoặc Xuống)”. Cũng có thể cùng một lúc, tiểu đội trưởng sửa cho 3- 4 chiến sĩ. Chiến sĩ khi nghe tiểu đội trưởng gọi tên mình phải quay mặt về phía tiểu đội trưởng và làm theo lệnh của tiểu đội trưởng, tiến lên (hoặc lùi xuống). Khi tiến lên hoặc lùi xuống phải gióng hàng cho thẳng. Khi thấy các chiến sĩ đã đứng thẳng hàng, tiểu đội trưởng hô “Được”. Nghe dứt động lệnh “Được”, chiến sĩ quay mặt trở lại, nhìn thẳng. Sau đó tiểu đội trưởng đi về vị trí chỉ huy. 

Đội hình 2 hàng ngang phải kiểm tra cả cự ly giữa hàng trên và hàng dưới. 

Bước 4: Giải tán 

Khẩu lệnh: “Giải tán”. 

Nghe dứt động lệnh, các chiến sĩ trong hàng nhanh chống tản ra. Nếu đang đứng ở tư thế nghỉ phải trở về tư thế đứng nghiêm rồi mới tản ra. 

2. Tiểu đội hàng dọc 

Đội hình tiểu đội hàng dọc gồm: Tiểu đội 1 hàng dọc và 2 hàng dọc, có các bước: Tập hợp đội hình; Điểm số; Chỉnh đốn hàng ngũ và giải tán. 

Bước 1: Tập hợp đội hình 

Khẩu lệnh: “Tiểu đội X thành 1 (2) hàng dọc – Tập hợp” . 

Hô khẩu lệnh xong, tiểu đội trưởng quay về hướng định tập hợp đứng nghiêm làm chuẩn. Khi nghe dứt động lệnh “Tập hợp”, các chiến sĩ nhanh chóng chạy vào vị trí tập hợp đứng đằng sau tiểu đội trưởng thành 1 hàng dọc, đứng đúng cự ly quy định, tự động gióng hàng. Gióng hàng xong đứng nghỉ. Khi tập hợp đội hình 2 hàng dọc, số lẻ đứng hàng bên phải ,số chẳn đứng hàng bên trái. Khi thấy có từ 2- 3 chiến sĩ đứng vào vị trí tập hợp, tiểu đội trưởng đi đều ra phía trước chếch về bên trái của đội hình, cách đội hình từ 3 -5 bước dừng lại, quay vào đội hình đôn đốc tập hợp . 

Bước 2: Điểm số 

Khẩu lệnh: “Điểm số”. 

Nghe dứt động lệnh “Điểm số”, các chiến sĩ theo thứ tự từ trên xuống dưới trở về tư thế đứng nghiêm, hô rõ số của mình đòng thời quay mặt hết cở sang bên trái, khi điểm số xong quay mặt trở lại. Người đứng cuối cùng của hàng, khi điểm số không phải đánh mặt, sau khi điểm số của mình xong , hô “Hết”. 

Đội hình tiểu đội 2 hàng dọc không điểm số. 

Bước 3: Chỉnh đốn hàng ngũ 

Khẩu lệnh: “Nhìn trước – Thẳng”. 

Nghe dứt động lệnh “Thẳng”, trừ chiến sĩ số 1 làm chuẩn, các chiến sĩ còn lại phải gióng hàng dọc, nhìn thẳng giữa gáy người đứng trước mình. Xê dịch qua phải qua trái để gióng hàng dọc cho thẳng, xê dịch lên, xuốngđể điều chỉnh cự ly. Nghe dứt đông lệnh “Thôi”, các chiến sĩ đứng nghiêm không xê dịch vị trí đứng. 

Khi tập hợp đội hình 2 hàng dọc, các chiến sĩ đứng hàng bên trái điểu chỉnh gióng cả hàng ngang và hàng dọc. 

Tiểu đội trưởng đi đều về chính giữa đội hình, cách người đứng đầu đội hình 2 – 3 bước thì dừng lại, quay vào đội hình để kiểm tra hàng dọc. Khi kiểm tra thấy đầu, cạnh vai của các chiến sĩ cùng nằm trên một đường thẳng là được. Nếu chiến sĩ nào đứng chưa thẳng hàng, tiểu đội trưởng dùng khẩu lệnh để diều chỉnh hàng cho thẳng. 

Bước 4: Giải tán . 

3. Tiến, lùi, qua phải, qua trái 

a. Động tác tiến, lùi 

Khẩu lệnh: “Tiến (lùi) X bước – Bước”. 

Nghe dứt động lệnh “Bước”, toàn tiểu đội đồng loạt tiến (lùi) X bước như phần đội ngũ từng người, khi bước đủ số bước quy định thì dừng lại, dồn và gióng hàng, sau đó trở về tư thế đứng nghiêm. 

b. Động tác qua phải, qua trái 

Khẩu lệnh: “ Qua phải (qua trái) X bước – Bước”. 

Nghe dứt động lệnh “Bước”, toàn tiểu đội đồng loạt qua phải (qua trái) X bước như phần đội ngũ từng người, khi bước đủ số bước quy định thì dừng lại, dồn và gióng hàng, sau đó trở về tư thế đứng nghiêm. 

4. Giãn đội hình, thu đội hình 

Trước khi giãn đội hình phải điểm số. Nếu giãn sang bên trái thì điểm số từ phải sang trái, khẩu lệnh hô “Từ phải sang trái – Điểm số”. Nếu giãn đội hình sang bên phải thì điểm số từ trái sang phải, khẩu lệnh hô “Từ trái sang phải – Điểm số”. 

a. Giãn đội hình hàng ngang 

Khẩu lệnh: “Gián cách X bước nhìn bên phải (trái) – Thẳng”. 

Khi nghe dứt động lệnh “Thẳng”, chiến sĩ làm chuẩn đứng nghiêm, các chiến sĩ còn lại lấy số đã điểm của mình trừ đi 1 rồi nhân với số bước quy định của tiểu đội trưởng để tính số bước mình phải di chuyển, đồng loạt quay bên trái(phải), đi đều về vị trí mới. Khi về đến vị trí mới, chiến sĩ cuối cùng hô “Xong”. Nghe dứt động lệnh “Xong”, các chiến sĩ đòng loạt quay về hướng cũ, quay mặt hết cỡ về bên phải (trái) để gióng hàng. Khi các chiến sĩ đồng loạt quay bên trái (phải) đi đều về vị trí mới, tiểu đội trưởng quay bên phải (trái), đi đều về vị trí chỉ huy ở chính giữa phía trước đội hình đôn đốc gióng hàng. Khi các chiến sĩ đồng loạt quay về hướng cũ, đã ổn định đội hình tiểu đội trưởng hô “Thôi”. Nghe dứt động lệnh “Thôi”, các chiến sĩ quay mặt trở lại, đứng ở tư thế nghiêm. 

b. Thu đội hình hàng ngang 

Khẩu lệnh: “Về vị trí nhìn bên phải (trái) – Thẳng” 

Khi nghe dứt động lệnh “Thẳng”, chiến sĩ làm chuẩn đứng nghiêm, các chiến sĩ còn lại đồng loạt quay bên phải (trái), đi đều về vị trí cũ. Khi chiến sĩ cuối cùng về đến vị trí thì hô “Xong”. Nghe dứt động lệnh “Xong”, các chiến sĩ đồng loạt quay về hướng cũ, quay mặt hết cở về bên phải (trái) để gióng hàng. Khi các chiến sĩ đồng loạt quay bên phải (trái) đi đều về vị trí cũ, tiểu đội trưởng quay bên phải (trái), đi đều về vị trí chỉ huy ở chính giữa phía trước đội hình đôn đốc gióng hàng. Khi các chiến sĩ đồng loạt quay về hướng cũ, đã ổn định đội hình tiểu đội trưởng hô “Thôi”. Nghe dứt động lệnh “Thôi”, các chiến sĩ quay mặt trở lại, đứng ở tư thế nghiêm. 

c. Giãn đội hình hàng dọc 

Khẩu lệnh: “Cự ly X bước nhìn trước – Thẳng” 

Khi nghe dứt động lệnh “Thẳng”, chiến sĩ làm chuẩn đứng nghiêm, các chiến sĩ còn lại lấy số đã điểm của mình trừ đi 1 rồi nhân với số bước quy định của tiểu đội trưởng để tính số bước mình phải di chuyển, đồng loạt quay đằng sau, đi đều về vị trí mới. Khi về đến vị trí mới, chiến sĩ cuối cùng hô “Xong”. Nghe dứt động lệnh “Xong”, các chiến sĩ đòng loạt quay về hướng cũ, nhìn thẳng về phía trước để gióng hàng. 

d. Thu đội hình hàng dọc 

Khẩu lệnh: “Về vị trí nhìn trước – Thẳng” 

Khi nghe dứt động lệnh “Thẳng”, chiến sĩ làm chuẩn đứng nghiêm, các chiến sĩ còn lại đi đều về vị trí cũ, nhìn thẳng về phía trước gióng hàng. Khi thấy các chiến sĩ đã đi đều về vị trí cũ, đã gióng hàng thẳng tiểu đội trưởng hô “Thôi”. 

6. Ra khỏi hàng, về vị trí 

Khẩu lệnh: “Đồng chí (số)…Ra khỏi hàng” ; “Về vị trí”. 

Chiền sĩ được gọi tên (số) của mình đứng nghiêm trả lời “Có”. Khi nghe lệnh “Ra khỏi hàng”, chiến sĩ hô “Rõ” rồi đi đều hoặc chạy đều đến trước tiểu đội trưởng, cách tiểu đội trưởng 2 – 3 bước thì dừng lại, chào và báo cáo “Tôi có mặt”. Nhận lệnh xong, hô “Rõ”. Khi đứng trong đội hình hàng dọc,chiến sĩ bước qua phải (trái) một bước rồi mới đi đều hoặc chạy đều đến gặp tiểu đội trưởng. Nếu đứng hàng thứ hai trong đội hình hàng ngang, chiến sĩ phải quay đằng sau rồi vòng bên phải (trái), đi đều hoặc chạy đều đến gặp tiểu đội trưởng. Kghi nhận lệnh “Về vị trí”, thực hiện động tác chào trước khi rời khỏi tiểu đội trưởng sau đó đi đều hoặc chạy đều về vị trí cũ.

II.ĐỘI HÌNH TRUNG ĐỘI



1. Đội hình trung đội hàng ngang 

Đội hình trung đội hàng ngang gồm: Trung đội 1, 2 và 3 hàng ngang 

Động tác của trung đội trưởng và cán bộ, chiến sĩ trong trung đội cơ bản như tập hợp cơ bản như tập hợp ở đội hình tiểu đội hàng ngang, chỉ khác: 

Bước 1: Tập hợp đội hình. 

Khẩu lệnh: “Trung đội X thành 1 (2, 3) hàng ngang – Tập hợp”. 

Khi thấy phó trung đội trưởng và tiểu đội 1 đã đứng vào vị trí tập hợp, trung đội trưởng chạy đều ề phìa trước, chính giữa đội hình, cách đội hình 5 – 8 bước dừng lại, quay vào đội hình đôn đốc tập hợp. 

Bước 2: Điểm số. 

Khẩu lệnh: “Điểm số” hoặc “Từng tiểu đội điểm số” . 

Khi nghe dứt động lệnh “Điểm số”, các chiến sĩ trong toàn trung đội thực hiện động tác điểm số như ở đội hình tiểu đội hàng ngang. 

Khi nghe dứt động lệnh “Từng tiểu đội điểm số”, từng tiểu đội điểm số của tiểu đội mình (tiểu đội trưởng không điểm số). 

Trung đội 2 hàng ngang không điểm số. 

Trung đội 3 hàng ngang điểm số, chỉ có tiểu đội 1 điểm số (dộng tác điểm số như tiểu đội 1 hàng ngang), tiểu đội trưởng không điểm số. Tiểu đội 2, tiểu đội 3 không điểm số mà lấy số đã điểm của tiểu đội 1 để tính số của tiểu đội mình. Nếu tiểu đội 2 và tiểu đội 3 thiếu hoặc thừa quân so với quân số đã điểm của tiểu đội 1 thì người đứng cuối hàng của tiểu đội 2 và tiểu đội 3 phải báo cáo cho trung đội trưởng biết. Khi báo cáo phải đứng nghiêm, báo cáo xong, đứng nghỉ. 

Bước 3: Chỉnh đốn hàng ngũ. 

Khẩu lệnh: “Nhìn bên phải (trái) – Thẳng”. 

Động tác của trung đội trưởng và cán bộ, chiến sĩ trong trung đội cơ bản như tập hợp cơ bản như tập hợp ở đội hình tiểu đội hàng ngang. Khi chỉnh đốn hàng ngũ, trung đội trưởng chỉnh sửa từ tiểu đội 1, tiểu đội 2 đến tiểu đội 3. 

Bước 4: Giải tán 

2. Đội hình trung đội hàng dọc 

Đội hình trung đội hàng dọc gồm: Trung đội 1, 2 và 3 hàng dọc. 

Động tác của trung đội trưởng và cán bộ, chiến sĩ trong trung đội cơ bản như tập hợp cơ bản như tập hợp ở đội hình tiểu đội hàng dọc, chỉ khác: 

Bước 1: Tập hợp đội hình. 

Khẩu lệnh: “ Trung đội X thành 1 (2, 3) – Tập hợp”. 

Khi thấy phó trung đội trưởng và tiểu đội 1 đã đứng vào vị trí tập hợp, trung đội trưởng chạy đều ề phìa trước, cách đội hình 5 – 8 bước dừng lại, quay vào đội hình đôn đốc tập hợp. 

Bước 2: Điểm số (Trung đội 2 hàng dọc không điểm số) 

Khi nghe dứt động lệnh “Điểm số”, các chiến sĩ trong toàn trung đội từ 1 đến hết, các tiểu đội trưởng cũng điểm số. Động tác điểm số của từng người như điểm số trong đội hình tiểu đội hàng dọc. 

Khi nghe dứt động lệnh “Từng tiểu đội điểm số”, từng tiểu đội lần lượt điểm số của tiểu đội mình (tiểu đội trưởng không điểm số). 

Trung đội 3 hàng ngang điểm số, chỉ có tiểu đội 1 điểm số (dộng tác điểm số như tiểu đội 1 hàng ngang), tiểu đội trưởng không điểm số. Tiểu đội 2, tiểu đội 3 không điểm số mà lấy số đã điểm của tiểu đội 1 để tính số của tiểu đội mình. Nếu tiểu đội 2 và tiểu đội 3 thiếu hoặc thừa quân so với quân số đã điểm của tiểu đội 1 thì người đứng cuối hàng của tiểu đội 2 và tiểu đội 3 phải báo cáo cho trung đội trưởng biết. Khi báo cáo phải đứng nghiêm, báo cáo xong, đứng nghỉ. 

Bước 3: Chỉnh đốn hàng ngũ. 

Động tác của trung đội trưởng và cán bộ, chiến sĩ trong trung đội cơ bản như tập hợp cơ bản như tập hợp ở đội hình tiểu đội hàng dọc. Khi chỉnh đốn hàng ngũ, trung đội trưởng chỉnh sửa từ tiểu đội 1, tiểu đội 2 đến tiểu đội 3. 
 

Bước 4: Giải tán .