K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

13 tháng 3 2022

Thời gian

Quá trình xâm lược của pháp

1/9/1858

Quân Pháp nổ súng bắt đầu xâm nước ta 

2/1859

Chúng tấn công Gia Định

2/1861

Quân Pháp mở cuộc tấn công quy mô vào đại đồn Chí Hòa

- Ngày 1/9/1858, liên quân Pháp – Tây Ban Nha nổ súng vào thành Đà Nẵng.- Ngày 17-2-1859, Pháp tấn công vào Thành Gia Định.

Ngày 10 - 12 - 1861, đội quân của Nguyễn Trung Trực đã đánh chìm, tàu chiến Ét-pê-răng (Hi vọng) của địch trên sông Vàm cỏ Đông.

Từ ngày 20 đến 24/6/1867, thực dân Pháp đã chiếm ba tỉnh Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên ở Nam Kì

 

 

         Thời gian                                                                      Sự kiện
      Ngày 1-9-1858 Liên quân Pháp - Tây Ban Nha chính thức nổ súng xâm lược Việt Nam
     Ngày 17-2-1859 Quân Pháp nổ súng đánh thành Gia Định
     Ngày 24-2-1861 Quân Pháp nổ súng tấn công Đại đồn Chí Hòa
    Ngày 10-12-1861 Nghĩa quân của Nguyễn Trung Trực đốt cháy tàu Hi Vọng của Pháp trên sông Vàm Cỏ Đông
      Ngày 5-6-1862 Triều đình Huế kí với Pháp bản Hiệp ước Nhâm Tuất
     Ngày 24-6-1867 Thực dân Pháp chiếm được ba tỉnh Nam Kì gồm Vĩnh Long, An Giang và Hà Tiên
    Ngày 20-11-1873 Pháp nổ súng tấn công thành Hà Nội
    Ngày 21-12-1873 Diễn ra trận Cầu Giấy, tướng giặc là Gác - ghi - nê bị giết
     Ngày 19-5-1883 Diễn ra trận Cầu Giấy lần thứ hai, tướng Pháp là Ri - vi - e bị giết
      Ngày 6-6-1884 Triều đình Huế kí với Pháp Hiệp ước Pa - tơ - nốt

Có chỗ gì không đúng thì nhắn mình nhé bạn :))

Câu 1: Trình bày nguyên nhân thực dân Pháp xâm lược nước ta ? Tóm tắt diễn biến chính Chiến sự ở Đà Nẵng 1858 và Chiến sự ở Gia Định 1859 ? Câu 2:Tóm tắt cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta từ năm 1858 đến 1873 ?Câu 3: Trình bày âm mưu của Pháp và quá trình Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất 1873?Câu 4: Trình bày quá trình kháng chiến chống Pháp ở Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Kì (1873 - 1874) ?Câu...
Đọc tiếp

Câu 1: Trình bày nguyên nhân thực dân Pháp xâm lược nước ta ? Tóm tắt diễn biến chính Chiến sự ở Đà Nẵng 1858 và Chiến sự ở Gia Định 1859 ?

Câu 2:Tóm tắt cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta từ năm 1858 đến 1873 ?

Câu 3: Trình bày âm mưu của Pháp và quá trình Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất 1873?

Câu 4: Trình bày quá trình kháng chiến chống Pháp ở Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Kì (1873 - 1874) ?

Câu 5:Trình bày âm mưu của Pháp và quá trình Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ hai (1882) ?

Câu 6: Nhân dân Bắc Kì tiếp tục kháng Pháp lần thứ hai như thế nào ?

Câu 7: Phong trào Cần vương nổ ra và phát triển như nào?

Câu 8: Tóm tắt diễn biến chính Khởi nghĩa Hương Khê (1885 - 1895)

Câu 9: Trình bày nguyên nhân, diễn biến, nguyên nhân thất bại và ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Yên Thế (1884 - 1913)?

Câu 10: Trình bày hoàn cảnh lịch sử và các nội dung chính, kết cục và ý nghĩa của các đề nghị cải cách ở Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX ?

Câu 11: Nêu các chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp và những chuyển biến về kinh tế, xã hội ở Việt Nam ?

Câu 12: Lập bảng niên biểu Phong trào yêu nước chống Pháp từ đầu thế kỉ XX đến năm 1918?

11
NG
14 tháng 10 2023

Câu 1 :
Nguyên nhân thực dân Pháp xâm lược Việt Nam có nhiều yếu tố, bao gồm:

- Khám phá và tham vọng thuộc địa: Thực dân Pháp đã có mong muốn mở rộng thuộc địa của mình và tìm kiếm các cơ hội kinh doanh mới. Việt Nam, với tài nguyên tự nhiên và vị trí địa lý quan trọng, đã trở thành mục tiêu hấp dẫn cho Pháp.

- Cạnh tranh với các cường quốc châu Âu: Trong thời kỳ này, các cường quốc châu Âu đang cạnh tranh để chia nhỏ và chiếm đóng các khu vực khắp thế giới. Pháp không muốn bị bỏ lại sau Anh, Tây Ban Nha và Hà Lan trong việc mở rộng thuộc địa ở Đông Nam Á.

- Xung đột với triều đình Việt Nam: Trong giai đoạn này, Việt Nam đang trong giai đoạn suy yếu và nội bộ tranh chấp. Pháp đã nhìn thấy điều này là cơ hội để can thiệp và chiếm lợi từ sự xung đột và bất ổn.

Tóm tắt diễn biến chính chiến sự ở Đà Nẵng 1858 và Gia Định 1859:

- Chiến sự ở Đà Nẵng 1858: Trong cuộc xâm lược này, Hải quân Pháp đã tiến hành tấn công Đà Nẵng vào ngày 1 tháng 9 năm 1858. Quân đội Pháp dưới sự chỉ huy của Amiral Charner đã đánh bại quân đội Việt Nam dưới sự chỉ huy của Hoàng Diệu. Đà Nẵng sau đó bị chiếm đóng bởi Pháp.

- Chiến sự ở Gia Định 1859: Sau thành công ở Đà Nẵng, quân đội Pháp tiếp tục tiến về Gia Định (nay là Thành phố Hồ Chí Minh). Với sự hỗ trợ của Hải quân Pháp, quân đội Pháp dưới sự chỉ huy của Jules Gros và Charles Rigault de Genouilly đã tấn công thành phố. Gia Định đã rơi vào tay Pháp sau khi triều đình Việt Nam không thể chống lại được cuộc tấn công mạnh mẽ từ quân đội Pháp.

NG
14 tháng 10 2023

Câu 2 :
- Chiến dịch Kháng Chiến Tây Nguyên (1858-1864): Sau khi Pháp xâm lược Đà Nẵng và Gia Định, nhân dân ta đã tổ chức cuộc kháng chiến quyết liệt để chống lại thực dân Pháp. Trong suốt giai đoạn này, các lực lượng kháng chiến do Trương Công Định, Trần Nhật Duật và người dân Tây Nguyên lãnh đạo đã tiến hành những cuộc trận đánh dũng cảm nhằm giải phóng các vùng miền Tây Nguyên.

- Khởi nghĩa Bắc Sơn (1868): Khởi nghĩa Bắc Sơn là một cuộc kháng chiến lớn tiêu biểu trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa là Lê Văn Khôi và người dân miền Bắc Sơn đã tổ chức kháng chiến chống lại quân đội Pháp, đánh tan nhiều đợt tấn công của Pháp và kéo dài cuộc kháng chiến lên đến một thời gian dài.

- Kháng chiến ở Nam Kỳ (1868-1873): Trong giai đoạn này, nhân dân Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu và các vùng lân cận đã tổ chức cuộc kháng chiến tiếp tục chống lại thực dân Pháp. Các lãnh đạo như Trần Huy Liệu, Nguyễn Tri Phương và Trương Định đã lập ra những quân đội kháng chiến và tiến hành các trận đánh để bảo vệ và giành lại độc lập cho đất nước.

Câu 1: Thực dân Pháp xâm lược nước ta vào thời gian nào?A. 2 / 9 / 1858                             B. 1 / 9 / 1858                    C. 1 / 9 / 1958                             D. 2 / 9 / 1945Câu 2: Ngay khi thực dân Pháp nổ súng xâm lược nước ta, nhân dân Nam Kì đã thể hiện thái độ như thế nào?A. Ủng hộ triều đình kí hòa ước với Pháp.B. Chấp nhận cho thực dân Pháp xâm lược.C. Căm thù giặc Pháp xâm lược, hình thành các cuộc khởi...
Đọc tiếp

Câu 1: Thực dân Pháp xâm lược nước ta vào thời gian nào?

A. 2 / 9 / 1858                             B. 1 / 9 / 1858          

          C. 1 / 9 / 1958                             D. 2 / 9 / 1945

Câu 2: Ngay khi thực dân Pháp nổ súng xâm lược nước ta, nhân dân Nam Kì đã thể hiện thái độ như thế nào?

A. Ủng hộ triều đình kí hòa ước với Pháp.

B. Chấp nhận cho thực dân Pháp xâm lược.

C. Căm thù giặc Pháp xâm lược, hình thành các cuộc khởi nghĩa lớn gây cho Pháp nhiều thiệt hại.

D. Không thể hiện rõ thái độ.

Câu 3. Vì sao triều đình nhà Nguyễn lại ra lệnh cho Trương Định giải tán nghĩa binh?

A. Triều đình muốn làm vừa lòng thực dân Pháp.

B. Cuộc khởi nghĩa của Trương Định nhỏ lẻ, ít có cơ hội thành công.

C. Triều đình đã kí hòa ước nhường ba tỉnh miền Đông Nam Kì cho Pháp.

D. Triều đình lo sợ khởi nghĩa thành công, Trương Định sẽ lên ngôi vua.

Câu4: Nêu những đề nghị cách tân đất nước của Nguyễn Trường Tộ?

A. Mở rộng quan hệ ngoại giao với nhiều nước, thông thương với thế giới.

B. Thuê người nước ngoài đến giúp nhân dân khai thác các nguồn lợi về biển, rừng.

C. Mở trường dạy đóng tàu, đúc súng, sử dụng máy móc ……

D. Cả ba ý trên đều đúng.

Câu 5: Vì sao vua quan nhà Nguyễn lại không muốn thực hiện những đề nghị canh tân đất nước của Nguyễn Trường Tộ?

A. Vua cho rằng những phương pháp cũ đã đủ để điều khiển quốc gia.

B. Họ không hiểu biết tình hình các nước trên thế giới.

C. Vì các quan không đồng ý.

D. Ý A và B đúng.

Câu 6: Triều đình Huế ký hiệp ước công nhận quyền đô hộ của thực dân Pháp trên toàn bộ nước ta vào năm nào?

A. 1883                 B. 1884                  C. 1885                  D. 1985

Câu 7: Ai là người đại diện cho phái chủ chiến?

A. Tôn Thất Thuyết

B. Đinh Công Tráng

C. Phan Đình Phùng

D. Phan Bội Châu

Câu 8: Phong trào Cần Vương nổ ra vào năm nào?

A. 1883                 B. 1884                  C. 1885                  D. 1985

Câu 9: Chính sách khai thác của thực dân Pháp đối với nước ta?

A. Khai thác khoáng sản để chở về Pháp hay bán cho các nước khác.

B. Các nhà máy được xây dựng để sử dụng nguồn nhân công rẻ mạt ở nước ta.

C. Cướp đất, lập đồn điền trồng cao su, cà phê ……

D. Cả 3 ý trên đều đúng.

Câu 10: Cuối thế kỷ XIX – Đầu thế kỷ XX ở Việt Nam xuất hiện những tầng lớp giai cấp xã hội nào?

A. Công nhân, chủ xưởng, nhà buôn, viên chức, trí thức.

B. Quý tộc, nô lệ.

C. Viên chức, trí thức.

D. Cả 3 ý trên đều đúng.

Câu 11: Cuối thế kỷ XIX – Đầu thế kỷ XX xã hội Việt Nam có những thay đổi gì?

A. Bộ máy cai trị được hình thành.

B. Thành thị phát triển, buôn bán được mở rộng.

C. Các giai cấp, tầng lớp mới hình thành.

D. Cả 3 ý trên đều đúng.

Câu 12: Phong trào Đông du được thành lập vào năm nào?

A. 1904                 B. 1905                  C. 1906                  D. 1907

 

Câu 13: Mục đích của phong trào Đông du là gì?

A. Đưa những thanh niên Việt Nam yêu nước sang Nhật thăm quan.

B. Đưa những thanh niên Việt Nam yêu nước sang Nhật học tập.

C. Đưa những thanh niên Việt Nam yêu nước sang Nhật để làm công ăn lương.

D. Cả 3 ý trên đều đúng.

Câu 14: Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước vào năm nào, từ đâu?

A. 1911, tại bến cảng Nhà Rồng.

B. 1912, tại ga Sài Gòn.

C. 1913, tại ga Hàng Cỏ

D. 1913, tại nhà anh Lê.

Câu 15: Tại sao Nguyễn Tất Thành quyết ra nước ngoài để tìm đường cứu nước ?

A. Muốn đánh đuổi giặc Pháp, giành lại độc lập dân tộc.

B. Thấu hiểu tình cảnh đất nước và nỗi thống khổ của nhân dân.

C. Để tìm con đường cứu nước mới.

D. Cả 3 ý trên đều đúng.

Câu 16: Vì sao lại phải sớm hợp nhất 3 tổ chức cộng sản?

A. Để cho đủ số lượng người

B. Để cho tiện phân công nhiệm vụ.

C. Tăng thêm sức mạnh cho cách mạng Việt Nam.

D. Cả 3 ý trên đều đúng.

Câu 17: Hội nghị thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam diễn ra ở đâu?

A. Hồng Kông (Trung Quốc).                        B. Pari (Pháp).

C. Nhật Bản.                                                  D. Anh

Câu 18: Thời giân diễn ra phong trào Xô Viết Nghệ - Tĩnh là:

A. 1928 – 1929                                    B. 1929 - 1930

C. 1930 – 1931                                    D. 1931 –1932

Câu 19: Những thay đổi quan trọng trong các thôn xã ở Nghệ Tĩnh thời kỳ có chính quyền là:

A. Các thôn xã không xảy ra trộm cắp.

B. Phong tục lạc hậu đã bị đả phá.

C. Nông dân được chia ruộng đất, xoá bỏ các thứ thuế vô lý.

D. Cả 3 ý trên đều đúng.

Câu 20: Sự kiện Bác Hồ đọc “Tuyên ngôn Độc lập” ngày 02/9/1945 có ý nghĩa lịch sử như thế nào?

A. Đây là sự kiện trọng đại khẳng định quyền độc lập dân tộc.

B. Khai sinh nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà.

C. Là bước ngoặt mới: Từ đây, nhân dân ta được hưởng quyền độc lập, tự do.

D. Cả 3 ý trên đều đúng.

Câu 21: Ngày quốc khánh của nước Việt Nam là?

A. 3 – 9                 B. 12 – 9               C. 2 – 9                  D. 19 – 8

Câu 22: Nêu dẫn chứng về âm mưu quyết tâm cướp nước ta một lần nữa của thực dân Pháp.

A. Gửi tối hậu thư, đòi chính phủ ta phải giải tán lực lượng tự vệ, giao quyền kiểm soát Hà Nội cho chúng.

B. Chúng bắt dân cống nạp và bắt lính.

C. Chúng yêu cầu chúng ta giao vũ khí cho chúng.

D. Cả 3 ý kiến trên đều đúng.

Câu 23: Thực dân Pháp mở cuộc tấn công lên Việt Bắc nhằm mục đích gì?

A. Mở rộng căn cứ địa Việt Bắc.

B. Tiêu diệt cơ quan đầu não kháng chiến và tiêu diệt bộ đội chủ lực của ta để mau chóng kết thúc chiến tranh.

C. Kéo dài chiến tranh ở Việt Nam.

D. Cả 3 ý kiến trên đều đúng.

Câu 24: Quân ta đã chọn cứ điểm nào làm mục tiêu trọng điểm, mở màn chiến dịch Biên giới thu – đông năm 1950?

A. Cao Bằng.                         B. Đông Khê.

C. Biên giới Việt – Trung.       D. Chợ Đồn

Câu 25: Nêu kết quả và ý nghĩa thắng lợi của chiến dịch Biên giới thu – đông năm 1950.

A. Chúng ta đã diệt và bắt sống hơn 8000 tên địch.

B. Làm chủ được 750 km trên dải biên giới Việt –  Trung.

C. Căn cứ địa Việt Bắc được củng cố và mở rộng.

D. Cả 3 ý trên đều đúng.

1
16 tháng 12 2021

1.B

2.C

3.C

4.D

5.D

6.B

7.A

8.C

9.D

10.A

11.D

12.A

13.B

14.A

15.D

16.C

17.A

18.C

19.D

20.D

21.C

22.A

23.B

24.B

25.C

17 tháng 1 2022

: Nối thời gian và sự kiện lịch sử phù hợp: (MĐ2- 1đ) Thời gian Sự kiện lịch sử:

a.Thực dân Pháp bắt đầu xâm lược nước ta (2. Ngày 1/9/1858)

b. Đảng cộng sản Việt Nam ra đời (1. Ngày 3/2/1930)

c. Bác Hồ đọc bản tuyên ngôn độc lập (4. Ngày 2/9/1945)

d. Ngày kỉ niệm Cách mạng tháng 8 (3. Ngày 19/8/1945)

19 tháng 1 2022

: Nối thời gian và sự kiện lịch sử phù hợp: (MĐ2- 1đ) Thời gian Sự kiện lịch sử:

a.Thực dân Pháp bắt đầu xâm lược nước ta (2. Ngày 1/9/1858)

b. Đảng cộng sản Việt Nam ra đời (1. Ngày 3/2/1930)

c. Bác Hồ đọc bản tuyên ngôn độc lập (4. Ngày 2/9/1945)

d. Ngày kỉ niệm Cách mạng tháng 8 (3. Ngày 19/8/1945)

16 tháng 3 2021

Lý thuyết: Ôn tập lịch sử Việt Nam (từ năm 1858 đến năm 1918) – Kiểm tra học kì II sử 8

16 tháng 3 2021

* Bảng các phong trào kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta (1858 - 1884)

 

Giai đoạn

 

Diễn biến chính

 

Tên nhân vật tiêu biểu

 

1858 - 1862

 

- Pháp tấn công Đà Nẵng và Gia Định, nhân dân đã phối hợp cùng triều đình chống giặc, làm thất bại âm mưu “đánh nhanh, thắng nhanh” của Pháp.

 

- Khi Pháp đánh chiếm ba tỉnh miền Đông, nhân dân đã bất chấp lệnh bãi binh của triều đình, tiếp tục lập căn cứ kháng Pháp, gây nhiều tổn thất cho địch.

 

Trương Định, Nguyễn Trung Trực, Võ Duy Dương,…

 

1863 - trước 1873

 

- Sau Hiệp ước 1862, phong trào kháng chiến của nhân dân Nam Kì phát triển, nhiều trung tâm kháng chiến được xây dựng: Đồng Tháp Mười, Tây Ninh, Bến Tre, Rạch Giá, Hà Tiên,….

 

Trương Quyền, Nguyễn Hữu Huân, Nguyễn Trung Trực, Phan Tôn, Phan Liêm,…

 

1873 - 1884

 

- Pháp hai lần tấn công Bắc Kì, nhân dân sát cánh cùng triều đình, đào hào, đắp lũy, lập các đội dân binh chống giặc.

 

- Pháp thiệt hại nặng ở hai trận Cầu Giấy.

 

Hoàng Tá Viêm, Trương Quang Đản, Lưu Vĩnh Phúc, Phạm Văn Nghị,…

30 tháng 9 2021

Mik chọn C

30 tháng 9 2021

lả câu C

26 tháng 4 2017

ÂM MƯU PHÁP XL VN ĐỂ MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG VA NGLIEU CUA NC HỌ

26 tháng 4 2017

dau tien la do nha Nguyen(Nguyen Anh) da nho vi giam muc nguoi Phap dua con la sau nay la vua "Thanh Thai"(toi khong biet co nho dung khong).Vi nuoc Phap dang co cuoc chien tranh tu san nen khong toi duoc ma chi cung cap thuyen thep,linh,....Nhung Nguyen Anh da lat do trieu Tay Son truoc khi nha Phap gui thuyen toi nen sau nay nuoc Phap dua vao co nay ma sang xam luoc nuoc ta ,thu hai la nuoc Phap muon dua nuoc ta vao mot phan lanh tho nen cuoi cung da sang xam luoc nuoc ta va cung lay nuoc ta la ban dap de tan cong cac nuoc tren ban dao Dong Duoc ,ngoai nuoc ta ra con co Lao ,Cam-pu-chia

có  phải ôn 

Tham Khảo

một bộ phận nhỏ quân Pháp theo gót quân Anh vào miền Nam nhưng dựa vào gần 2 vạn lính Pháp còn lại tại Đông Dương và sự tiếp tay của quân Anh, ngày 23/9/1945, quân Pháp gây hấn đánh chiếm Nam Bộ, cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta bắt đầu.

 

Từ ngày 23/9/1945 đến năm 1946, cuộc kháng chiến diễn ra trên chiến trường Nam Bộ và Nam Trung Bộ. Mặc dù lực lượng vũ trang của ta ở đây rất nhỏ và yếu nhưng có những đoàn quân Nam tiến từ miền Bắc, miền Trung vào, những đoàn quân của Việt kiều từ Lào, từ Campuchia, từ Thái Lan về, nhất là nhân dân đứng lên tổ chức đánh địch nên đã từng bước ngăn chặn quân địch, làm phá sản chiến lược “đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp.

Tuy nhiên vào thời điểm này, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà non trẻ đang đứng trước muôn vàn khó khăn, không thể tiến hành một cuộc chiến tranh quy mô cả nước với thực dân Pháp. Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta chủ trương hoà hoãn nhân nhượng, cố gắng giải quyết cuộc xung đột Pháp-Việt bằng con đường hoà bình, chí ít cũng trì hoãn cuộc chiến tranh chậm nổ ra để ta có thời gian chuẩn bị lực lượng. Các cuộc hoà đàm Việt-Pháp diễn ra, Hiệp định Sơ bộ (6/3/1946) và Tạm ước Việt-Pháp (15/9/1946) được ký kết. Chiến tranh bị đẩy lùi một bước.

Không từ bỏ ý đồ xâm lược, thực dân Pháp ngày càng lấn tới đòi nhân dân ta hạ vũ khí đầu hàng. Khả năng hoà hoãn không còn, với tinh thần “Thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mấy nước, nhất định không chịu làm nô lệ”, đêm 19/12/1946, theo lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Trung ương Đảng, cả nước đứng lên kháng chiến. Cuộc kháng chiến toàn quốc bắt đầu.

Đường lối kháng chiến của Đảng ta xác định ngay từ đầu cuộc chiến tranh là: Toàn dân, toàn diện, lâu dài, dựa vào sức mình là chính.

Từ ngày 19/12/1946 đến chiến thắng Việt Bắc Thu Đông 1947, quân dân ta đã chặn đánh tiêu hao lực lượng địch, bảo toàn lực lượng rút khỏi thành phố, phát triển lực lượng, phản công diệt địch trong Chiến dịch Việt Bắc. Sau khi mở rộng được địa bàn chiếm đóng trên cả nước, Thu Đông năm 1947, Pháp tập trung trên 2 vạn quân mở cuộc tiến công lớn hiệp đồng quân binh chủng từ nhiều hướng bao vây căn cứ Việt Bắc, tìm diệt quân chủ lực và đầu não kháng chiến của ta.

Ngày 7/10/1947, địch bắt đầu tiến công. Quân địch theo đường bộ số 3, số 4 và đường thuỷ sông Lô, sông Gấm hình thành thế bao vây Việt Bắc. Đồng thời, địch cho quân nhảy dù xuống thị xã Bắc Kạn, chợ Mới, chợ Đồn định diệt các cơ quan đầu não kháng chiến.

Trung ương Đảng và Bộ Tổng chỉ huy ta đã phán đoán âm mưu của địch nhưng việc nhảy dù xuống địa điểm cụ thể thì chưa lường hết nên lúc đầu có lúng túng. Sau khi nắm được kế hoạch của địch, ta đã điều chỉnh kế hoạch tác chiến.

Lực lượng ta dùng trong chiến dịch là 10 trung đoàn và 7 tiểu đoàn bộ binh cùng dân quân du kích tại chổ. Các chiến trường toàn quốc cũng đẩy mạnh tiến công phối hợp.

Trên hướng tiến công đường số 3, số 4 của địch, quân ta đánh phục kích, tập kích liên tục nhiều trận tiêu hao lực lượng địch. Bị thiệt hại nặng, địch phải quay lại.

Mục tiêu chiến dịch không đạt được, lại bị thiệt hại nặng và có nguy cơ bị bao vây tiêu diệt nên địch phải rút lui. Ngày 22/11, quân Pháp bắt đầu rút khỏi Việt Bắc. Dọc đường bị quân ta phục kích một số trận. Ngày 22/12/1947, chiến dịch kết thúc.

Chiến dịch Việt Bắc kết thúc giành thắng lợi có ý nghĩa chiến lược. Quân ta loại khỏi vòng chiến đấu 6.000 địch, đánh bại cuộc tiến công quy mô lớn của địch, làm phá sản chiến lược đánh nhanh thắng nhanh của chúng, bảo vệ cơ quan lãnh đạo, chuyển kháng chiến sang giai đoạn mới.

Từ năm 1948 đến chiến dịch Biên Giới (1950), phát triển chiến tranh du kích, đẩy mạnh vận động chiến tranh, chiến thắng Biên Giới.

Sau Chiến dịch Việt Bắc, thực dân Pháp phải chuyển hướng chiến lược chiến tranh. Từ chiến lược “Đánh nhanh thắng nhanh” phải chuyển sang đánh lâu dài, thực hiện chính sách “Lấy chiến tranh nuôi chiến tranh, dùng người Việt đánh người Việt”. Từ mở rộng vùng chiếm đóng chuyển sang củng cố vùng chiếm đóng, từ những cuộc hành quân lớn nhằm tiêu diệt quân chủ lực của ta chuyển sang nhiều cuộc hành quân nhỏ đánh vào cơ sở kinh tế, chính trị và diệt từng bộ phận lực lượng vũ trang ta. Chúng ra sức củng cố nguỵ quyền, phát triển nguỵ quân, tranh thủ viện trợ Mỹ.

Về phía ta, sau chiến thắng Việt Bắc, lực lượng vũ trang ta trưởng thành một bước quan trọng. Ngày 28/8/1949, sư đoàn chủ lực đầu tiên - đại đoàn 308 ra đời, tiếp đó đầu năm 1950 đại đoàn 304 được thành lập. Chiến tranh du kích phát triển mạnh ở vùng sau lưng địch cả ở Bắc-Trung Bộ và Nam Bộ; đồng thời, ta chủ trương “Phải từng bước đẩy vận động chiến tiến tới”.

Tháng 6/1950, Thường vụ Trung ương Đảng quyết định mở Chiến dịch Biên Giới nhằm: tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực địch, khai thông biên giới Việt - Trung, gắn liền với phe xã hội chủ nghĩa, mở rộng và củng cố căn cứ địa Việt Bắc. Ngày 16/9, quân ta nổ súng đánh Đông Khê (Lạng Sơn) mở màn chiến dịch, sau đó đón đánh diệt 2 binh đoàn quân Pháp đến tăng cường cho Thất Khê sợ bị tiêu diệt, quân Pháp phải rút chạy khỏi các cứ điểm từ Thất Khê đến Lạng Sơn, quân ta truy kích diệt thêm một số quân Pháp.

Ở các địa phương, quân dân ta đẩy mạnh hoạt động tiến công phối hợp với chiến dịch Biên Giới. Ngày 14/10/1950, ta kết thúc chiến dịch. Chiến dịch Biên Giới, ta đã diệt được trên 8.000 quân địch, thu nhiều vũ khí trang bị, giải phóng vùng biên giới từ Cao Bằng đến Đình Lập (Lạng Sơn), mở rộng giao lưu quốc tế, làm thay đổi cục diện chiến tranh, giành quyền chủ động chiến lược trên chiến trường.

Từ năm 1951 đến chiến dịch Điện Biên Phủ, giữ vững quyền chủ động chiến lược đẩy mạnh tiến công và phản công, giành thắng lợi quyết định, kết thúc chiến tranh. Sau thất bại ở chiến trường biến giới, thực dân Pháp còn cố giành lại quyền chủ động chiến lược bằng cách tăng quân, thay tướng, xin thêm viện trợ Mỹ, De Latre de Tassigny, viên tướng được coi là tài giỏi nhất của nước Pháp lúc đó, được cử sang Việt Nam với kế hoạch: phát triển quân số, xây dựng hệ thống cứ điểm vững chắc, tập trung giữ chiến trường chính là Bắc Bộ, đồng thời tăng cường càng quét “bình định” Trung Bộ và Nam Bộ, kết hợp với đánh phá, bao vay kinh tế, chiến tranh tâm lý với vùng căn cứ kháng chiến.

Về phía ta, chủ trương chung là tiếp tục giữ khí thế chủ động tiến công liên tục tiêu diệt sinh lực địch, tiến tới giải phóng đồng bằng Bắc Bộ. Các đại đoàn 312, 316, 320, 351, 325 được thành lập. Nhiều chiến dịch lớn được mở như Chiến dịch Trần Hưng Đạo (tháng 12/1950-2/1951) ở Bắc Giang, Việt Trì; Chiến dịch Hoàng Hoa Thám (tháng 4/1951) dọc đường 18; Chiến dịch Quang Trung (tháng 5-6/1951) ở Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình; Chiến dịch Lý Thường Kiệt (tháng 9-10/1951) ở Nghĩa Lộ; Chiến dịch Hoà Bình (tháng 12/1951-2/1952); Chiến dịch Tây Bắc (tháng 10/1951-2/1952); đồng thời, đẩy mạnh chiến tranh du kích.