K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

15 tháng 3 2022

Nội dung : Đoạn văn trên nói lên việc trở về sau một ngày lao động của người dân làng với những chiếc ghe đầy ắp cá. Những con cá tươi ngon thân bạc trắng được người dân chài lưới với làn da ngăm rám nắng bắt và hình ảnh chiếc thuyền mệt mỏi, lặng im sau ngày làm việc mệt mỏi/

14 tháng 5 2021

tác giả :  tế hanh (1921-2009) tên khai sinh là trần tế hanh . Sinh ra tại 1  làng chài ven biển tỉnh quảng ngãi . Ông có mặt trong phong trào thơ mới ở chặng cuối vs những bài thơ mang nỗi buồn và tình yêu quê hương 

- sau năm 1945 ông sáng tác phục vụ cho cách mạng và kháng chiến , ông đc nhà nc truy tặng giải thưởng hồ chí minh về văn học nghệ thuật 

-phong cách : thơ ông chân thực vs cách diễn đạt = ngôn ngữ giản dị tự nhiên và tha thiết

tác phẩm:bài thơ đc xuất bản năm 1939, bài thơ đã vẽ ra 1 bức tranh tươi sáng , sinh động về 1 làng quê miền biển . Trong đó nổi bật hình ảnh khỏe khoắn của người dân làng chài và cảnh sinh hoạt lao động chài lưới. bài thơ đc viết theo thể loại thơ 8 chữ

hoàn cảnh sáng tác : đc viết trong thời gian tác giả hc tại huế và nhớ quê hương , nỗi nhớ quê hương tha thiết . Bài thơ đc rút trg tập nghẹn ngào (1939) và in lại trg tập hoa niên (1945)

 

15 tháng 3 2022

Tham khảo:

Quê hương, hai tiếng vang lên thật ngọt ngào, da diết biết bao. Nó đánh thức trong mỗi con người tình yêu thương thiêng liêng, cháy bỏng với một miền quê — nơi mình sinh ra, trưởng thành. Tình yêu đó đã được hóa thân vào những bản nhạc du dương, những bức tranh tươi màu sắc và đặc biệt hóa thân vào những vần thơ chan chứa bao cảm xúc. Quê hương của nhà thơ Tế Hanh là một trong số những vần thơ như thế, những vần thơ có sức lay động lòng người, thể hiện tình yêu quê hương bất diệt. Mở đầu bài thơ, tác giả giới thiệu với người đọc về quê hương dấu yêu của mình:

“Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới:

Nước bao vây, cách biển nửa ngày sông”.

Chỉ qua hai câu thơ ngắn gọn, Tế Hanh đã cho người đọc biết đến một vùng quê ven biển, với “nghề chài lưới”. Cách gọi “làng tôi” thật dân giã, thân mật, khiến câu thơ không giấu nổi niềm cảm xúc tự hào. Nhà thơ đã đặc tả cụ thể vị trí của làng “nước bao vây, cách biển nửa ngày sông”. Ngôi làng hiện ra như một hòn ngọc giữa màu xanh trong của nước biển. Cách đo thời gian bằng không gian “nửa ngày sông”, không gian của sông nước thật độc đáo tạo cho người đọc ấn tượng mạnh mẽ về vùng quê chài lưới thanh bình, tươi đẹp. Vùng quê đó càng trở nên đẹp hơn, như một bức tranh tươi màu sự sống khi tác giả đặc tả cảnh dân chài ra khơi vào một buổi “sớm mai hồng”:

“Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng

Dân trai tráng hơi thuyền di đánh cá”.

Cả một khung cảnh bao la của vùng biển như được tác giả tái hiện qua câu thơ: “Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng”. Tất cả hiện lên ở vẻ đẹp viên mãn, tràn đầy nhất. Các tính từ “trong, nhẹ, hồng” đã tuyệt đối vẻ đẹp của tạo hóa. Đặc biệt vẽ ra bức tranh bình yên của vùng biển rộng lớn. Đó không phải là ngày biển ào ào dông tố mà là một ngày biển lặng, sóng êm. Câu thơ ngắt nhịp 3/2/3, với âm bằng chiếm chủ yếu phải chăng thể hiện những con sóng dạt dào vỗ vào bờ? Nổi bật lên giữa thiên nhiên đó là hình ảnh con thuyền ra khơi căng tràn sự sống:

“Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã

Phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường giang

Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng

Rướn thân trắng hao la thâu góp gió...”.

So sánh độc đáo “chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã”, giàu sức gợi tả, thể hiện sức mạnh không gì ngán nổi của những chiếc thuyền ra khơi. Bên cạnh đó tác giả sử dụng biện pháp đảo ngữ, đưa các động từ, tính từ đặc tả sức mạnh lên đầu câu: “phăng mái chèo”, “mạnh mẽ vượt”, một lần khẳng định những chiếc thuyền mang trên mình sức mạnh như vũ bão. Câu thơ mở ra một khung cảnh ra khơi hùng tráng, mĩ lệ. Khung cảnh đó càng trở nên kì vĩ hơn với hình ảnh:

“Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng

Rướn thân trắng bao la thâu góp gió...”.

Lấy cái hữu hình so sánh với cái vô hình, tác giả như muốn huyền thoại hóa, mang màu sắc linh thiêng thổi hồn vào cánh buồm. Cánh buồm là nơi chứa đựng bao ước mơ, khát vọng của người dân làng chài vì thế nó cũng giống như hồn vía của ngôi làng. Tế Hanh đã sử dụng từ ngữ miêu tả rất tinh tế: “cánh buồm giương to” chứ không phải “cánh buồm trương to”. Nếu “trương to” thì thật trần trụi, thô ráp, chỉ gợi độ rộng. Còn “giương to” vừa thể hiện sự rộng lớn vừa thể hiện xu hướng tiến về phía trước, đồng thời cũng đầy linh thiêng. Cánh buồm như kiêu hãnh hơn, mạnh mẽ hơn với hình ảnh: “Rướn thân trắng bao la thâu góp gió”. Động từ “rướn” diễn tả tư thế vươn mình tiến lên được đặt đầu câu nhấn mạnh sự chủ động. Cánh buồm như vươn mình ra xa đế thu hút hết những luồng gió, để tăng thêm sinh lực, mạnh mẽ vượt qua các con sóng lao ra khơi xa. Đoạn thơ miêu tả cảnh ra khơi chỉ gồm sáu câu nhưng đã lột tả được cái thần, cái chất của khung cảnh tráng lệ. Các câu thơ luôn kết thúc với âm mở: a, ang, o,... như mở ra một đại dương bao la, đầy hứa hẹn những mẻ cá đầy, nơi mà con thuyền đang hướng tới. Có lẽ trên văn đàn Việt Nam hiếm có cuộc ra khơi nào mà lại được miêu tả một cách hùng tráng, kì vĩ, thấm đượm chất biển như trong thơ Tế Hanh. Ông đã viết về quê hương dấu yêu với cả tình yêu quê hương tha thiết, dạt dào

15 tháng 3 2022

ũa em oi có đoạn văn nhỏ em phân tích cả bài thơ vậy.-. không biết thì đừng làm khiến người ta thất vọng đó:((, vậy nên làm thì hãy chắn chắn nhé:333

Bài 1: Viết một đoạn văn ngắn phân tích hiệu quả của các phép tu từ có trong hai câu thơ sau:Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằmNghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ(Tế Hanh, trích “Quê hương”)Bài 2: Đọc đoạn ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi:Các anh đứng như tượng đài quyết tửThêm một lần Tổ Quốc được sinh raDòng máu Việt chảy trong hồn người ViệtĐang bồn chồn thao thức phía Trường SaKhi...
Đọc tiếp

Bài 1: Viết một đoạn văn ngắn phân tích hiệu quả của các phép tu từ có trong hai câu thơ sau:

Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm

Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ

(Tế Hanh, trích “Quê hương”)

Bài 2: Đọc đoạn ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi:

Các anh đứng như tượng đài quyết tử

Thêm một lần Tổ Quốc được sinh ra

Dòng máu Việt chảy trong hồn người Việt

Đang bồn chồn thao thức phía Trường Sa

Khi hi sinh ở đảo Gạc Ma

Họ đã lấy ngực mình làm lá chắn

Để một lần Tổ Quốc được sinh ra.

(Nguyễn Việt Chiến, trích “Tổ quốc ở Trường Sa”)

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản?

Câu 2: Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ “Các anh đứng như tượng đài quyết tử”

Câu 3: Câu thơ “Để một lần Tổ Quốc được sinh ra” gợi cho em suy nghĩ gì?

Câu 4: Từ đoạn ngữ liệu trên, em hãy viết một đoạn văn trình bày suy nghĩ của mình về Tình yêu biển đảo Việt Nam. Trong đoạn văn có sử dụng câu nghi vấn.

2
2 tháng 3 2021

Tham khảo:

Bài 1:

- Ẩn dụ : nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ

Tế Hanh đã sử dụng biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác một cách một cách tinh tế. "Nghe" là động từ chỉ hoạt động của thính giác, "thấm" lại là cảm nhận của xúc giác. Con thuyền nằm nghỉ đồng thời cảm nhận từng chuyển động tinh vi nhất đang diễn ra trong mình. Cách viết ấy vừa gợi sự mệt nhọc thấm thìa của con thuyền vừa thể hiện được sự tinh tế tuyệt vời của nhà thơ, tưởng như Tế Hanh đồng cảm sâu sắc với cảm giác, cảm xúc của con thuyền...

- Nhân hoá : chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm

Biện pháp nhân hoá khiến người đọc hình dung rất rõ dáng vẻ nặng nề, thấm mệt của chiếc thuyền khi chậm chạp neo vào bến đỗ.  

Bài 2:

Câu 1:

PTBD: biểu cảm

Câu 2:Phép tu từ so sánh thể hiện sự dũng cảm, kiên cường, quyết chiến với kẻ thù của những người chiến sĩ trong nhiệm vụ bảo vệ đảo quê hương. 

Câu 3:Hai từ láy thể hiện rõ tâm trạng lo lắng, sẻ chia, yêu thương của những Dòng máu Việt chảy trong hồn người Việt dành cho Trường Sa.

Câu 4:

Nguồn:Hoidap247

Vấn đề giữ gìn biển đảo của nước ta thực sự là một vấn đề nhạy cảm mang tính chất chính trị dân tộc sâu sắc. Vì sao lại vậy? Theo như thời sự báo đài đưa tin, Trung Quốc đã có những hành vi xâm phạm vùng biển và vùng đặc quyền kinh tế thuộc chủ quyền của Việt Nam: kẻ đường lưỡi bò, đặt giàn khoan tùy tiện hay đưa tàu thuyền vào biển VN. Dưới nỗ lực đàm phán và giải quyết bằng các biện pháp hòa bình, phía VN đã yêu cầu TQ chấm dứt các hành động như vậy vì nó là vi phạm công ước quốc tế. Về phía nhân dân, cả nước VN chung lòng thống nhất hướng về biển đảo, hướng về với lòng biết ơn những người lính hải đảo đang hy sinh thầm lặng từng ngày bảo vệ chủ quyền đất nước. Họ chính là những người lính hải đảo với tình yêu biển đảo, yêu dân tộc sâu sắc của mình mà hy sinh hạnh phúc cá nhân, sống xa vợ con để mà cống hiến cho quê hương, giữ gìn từng tấc biển của dân tộc. Tình yêu đối với biển đảo của người dân VN đâu chỉ có thế, mà nó còn được thể hiện qua việc làm thiết thực hướng tới biển đảo của người dân. Đầu tiên, ta có thể nhận thấy rằng, các bạn trẻ thanh thiếu niên đã nhận thức được trách nhiệm và lòng tự hào dân tộc của mình khi chủ quyền đất nước bị xâm lăng. Trong nhận thức của những người trẻ, mỗi cá nhân đều cần nhận thức được tình yêu của mình đối với tổ quốc và hành động xâm lăng của Trung Quốc nói riêng và các nước khác nói chung là không thể chấp nhận được. Đó là sự chuyển biến trong nhận thức rất đáng kể. Thứ hai, các bạn thanh thiếu niên, người dân cả nước tích cực tham gia các hoạt động văn nghệ của địa phương, của các tổ chức đoàn thể uy tín để ca ngợi công ơn của các chiến sỹ hải đảo. Tuy nhiên, có 1 bộ phận nhỏ những bạn trẻ hay người dân thiếu hiểu biết nên bị các đối tượng xấu kích động, xúi giục đi biểu tình hoặc gây nên bạo loạn ở 1 số vùng vì đây là vấn đề nhạy cảm. Theo em, đối với vấn đề biển đảo VN, người dân đặc biệt là các bạn trẻ cần có tinh thần cảnh giác trước các đối tượng xấu lợi dụng kẽ hở chính trị của VN mà phản động, người dân cần đoàn kết chung lòng yêu nước bằng tinh thần sáng suốt, trong sạch. Đồng thời, nhà nước cũng luôn cần các chính sách vận động, tuyên truyền người dân về biển đảo để tình yêu biển đảo được thấm nhuần trong mỗi người dân, để tình yêu ấy luôn được trong sáng và mãnh liệt nhất.

Câu nghi vấn: in đậm 
2 tháng 3 2021

Hề hề hề hề 

14 tháng 5 2021

tk 

Bốn câu thơ tiếp theo ghi lại không khí làng chài đón đoàn thuyên đánh cá trở về:

"Ngày hôm sau, ồn ào, trên bến đỗ

Khắp dân làng tấp nập đón ghe về

Nhờ ơn trời, biển lặng, cá đầy ghe,

Những con cá tươi ngon, thân bạc trắng".

Sau một ngày đêm ra khơi đánh cá, đoàn thuyền đã trở về bến. Cả làng chài, hàng trăm người, già trẻ, gái trai, những ông bố bà mẹ, những người vợ đứa con... ra bến đợi từ sáng sớm. Đông vui "tấp nập" và "ồn ào". Có niềm vui sướng nào to lớn hơn? "Cá tươi ngon, thân bạc trắng" đầy ắp các khoang thuyền. Câu thơ "Nhờ ơn trời, biến lặng, cá đầy ghe" đã thể hiện một cách cảm động nỗi niềm, tâm trạng, tấm lòng của bà con làng chài: sống gắn bó với biển khơi, tin vào trời đất một cách thánh thiện. "Nhờ ơn trời" nên ra khơi gặp nhiều may mắn: biển lặng, sóng êm, gặp luồng cá đánh bắt được nhiều, "cá đầy ghe". Làm ruộng, đánh cá, hay đi rừng, đi biển,... qua hàng nghìn năm, sống gắn bó với thời tiết, với thiên nhiên, cho nên "ơn trời mưa nắng phải thì...", "Nhờ trời hạ kế sang đông...", "Trời cho chân cứng đá mềm", v.v... là lời cầu mong, là niềm tin thánh thiện, phác thực của bà con lao động xưa nay. Tế Hanh đã diễn tả niềm tin ấy, lời cầu mong chúc phúc ấy một cách giản dị chân thành. Tình cảm tốt đẹp ấy, gần 20 năm sau lại được Huy Cận nói lên tha thiết ngọt ngào trong bài thơ "Đoàn thuỵền đánh cá":

"Ta hút bài ca gọi cú vào

Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao

Biển cho ta cánhư lòng mẹ

Nuôi lớn đời ta tự thuở nào".

Bốn câu thơ cuối đoạn nói về những chàng trai làng chài, những con thuyền của họ. Tác giả tả ít mà gợi nhiều. Hình ảnh hoán dụ "làn da ngâm rám nắng" và "thân hình nồng thở vị xa xăm" ngợi ca những chàng trai làng chài khỏe mạnh, cường tráng, lao động dũng cảm, đã tôi luyện trong sóng gió đại dương. Từ làn da ngăm rám nắng đến thân hình của họ đều mang cái mặn mòi của biển khơi.

Và con thuyền được nhân hóa nằm ngủ im lìm sau một chuyến ra khơi vất vả và thắng lợi:

"Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm

Nghe chất muối thấm dấn trong thớ vỏ".

Dân chài lưới và những con thuyền đã được tôi luyện trong sóng gió đại dương. Vần thơ của Tế Hanh thấm đượm ý vị triết lí: lao động sáng tạo, lao động là nguồn hạnh phúc vô giá.

Đoạn thơ trên đây là đoạn thơ trung tâm, đoạn thơ hay nhất của bài "Quê hương". Đoạn thơ đã thể hiện tình yêu thiết tha, sâu nặng của Tế Hanh đối với nơi chôn nhau cắt rốn, với bà con làng chài thân yêu của mình. Thể thơ tám chữ trong "Quê hương" mượt mà, tươi xanh, giàu âm điệu và nhạc điệu, vang xa thắm thiết ngọt ngào. Đó là tiếng lòng thương mến của đứa con li hương. Những hình ảnh ẩn dụ, nhân hóa và hoán dụ về con thuyền, mái chèo, dân chài lưới,... đã thể hiện một bút pháp nghệ thuật tươi mới, đặc sắc của một hồn thơ trẻ trung, dào dạt xúc cảm "Quê hương" là sự khởi đầu cho cảm hứng quê hương đất nước của Tế Hanh, một tiếng thơ "dung dị đậm đà, đáng yêu", một hành trình thơ hơn nửa thế kỉ.

27 tháng 12 2021

Bốn câu thơ tiếp theo ghi lại không khí làng chài đón đoàn thuyên đánh cá trở về:

"Ngày hôm sau, ồn ào, trên bến đỗ

Khắp dân làng tấp nập đón ghe về

Nhờ ơn trời, biển lặng, cá đầy ghe,

Những con cá tươi ngon, thân bạc trắng".

Sau một ngày đêm ra khơi đánh cá, đoàn thuyền đã trở về bến. Cả làng chài, hàng trăm người, già trẻ, gái trai, những ông bố bà mẹ, những người vợ đứa con... ra bến đợi từ sáng sớm. Đông vui "tấp nập" và "ồn ào". Có niềm vui sướng nào to lớn hơn? "Cá tươi ngon, thân bạc trắng" đầy ắp các khoang thuyền. Câu thơ "Nhờ ơn trời, biến lặng, cá đầy ghe" đã thể hiện một cách cảm động nỗi niềm, tâm trạng, tấm lòng của bà con làng chài: sống gắn bó với biển khơi, tin vào trời đất một cách thánh thiện. "Nhờ ơn trời" nên ra khơi gặp nhiều may mắn: biển lặng, sóng êm, gặp luồng cá đánh bắt được nhiều, "cá đầy ghe". Làm ruộng, đánh cá, hay đi rừng, đi biển,... qua hàng nghìn năm, sống gắn bó với thời tiết, với thiên nhiên, cho nên "ơn trời mưa nắng phải thì...", "Nhờ trời hạ kế sang đông...", "Trời cho chân cứng đá mềm", v.v... là lời cầu mong, là niềm tin thánh thiện, phác thực của bà con lao động xưa nay. Tế Hanh đã diễn tả niềm tin ấy, lời cầu mong chúc phúc ấy một cách giản dị chân thành. Tình cảm tốt đẹp ấy, gần 20 năm sau lại được Huy Cận nói lên tha thiết ngọt ngào trong bài thơ "Đoàn thuỵền đánh cá":

"Ta hút bài ca gọi cú vào

Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao

Biển cho ta cánhư lòng mẹ

Nuôi lớn đời ta tự thuở nào".

Bốn câu thơ cuối đoạn nói về những chàng trai làng chài, những con thuyền của họ. Tác giả tả ít mà gợi nhiều. Hình ảnh hoán dụ "làn da ngâm rám nắng" và "thân hình nồng thở vị xa xăm" ngợi ca những chàng trai làng chài khỏe mạnh, cường tráng, lao động dũng cảm, đã tôi luyện trong sóng gió đại dương. Từ làn da ngăm rám nắng đến thân hình của họ đều mang cái mặn mòi của biển khơi.

Và con thuyền được nhân hóa nằm ngủ im lìm sau một chuyến ra khơi vất vả và thắng lợi:

"Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm

Nghe chất muối thấm dấn trong thớ vỏ".

Dân chài lưới và những con thuyền đã được tôi luyện trong sóng gió đại dương. Vần thơ của Tế Hanh thấm đượm ý vị triết lí: lao động sáng tạo, lao động là nguồn hạnh phúc vô giá.

Đoạn thơ trên đây là đoạn thơ trung tâm, đoạn thơ hay nhất của bài "Quê hương". Đoạn thơ đã thể hiện tình yêu thiết tha, sâu nặng của Tế Hanh đối với nơi chôn nhau cắt rốn, với bà con làng chài thân yêu của mình. Thể thơ tám chữ trong "Quê hương" mượt mà, tươi xanh, giàu âm điệu và nhạc điệu, vang xa thắm thiết ngọt ngào. Đó là tiếng lòng thương mến của đứa con li hương. Những hình ảnh ẩn dụ, nhân hóa và hoán dụ về con thuyền, mái chèo, dân chài lưới,... đã thể hiện một bút pháp nghệ thuật tươi mới, đặc sắc của một hồn thơ trẻ trung, dào dạt xúc cảm "Quê hương" là sự khởi đầu cho cảm hứng quê hương đất nước của Tế Hanh, một tiếng thơ "dung dị đậm đà, đáng yêu", một hành trình thơ hơn nửa thế kỉ.

4 tháng 4 2022

nỗi nhớ quê của tác giả 

 

5 tháng 3 2021

Viết một đoạn văn diễn dịch từ 7 – 10 câu nêu cảm nhận của em về đoạn thơ trên. 

   - Đoạn thơ diễn tả cảnh thuyền cá trở về trong náo nức, ồn ào, tấp nập. 

   - Lời cảm tạ chân thành của người dân biển hồn hậu với đất trời đã đem đến cho họ sự bình yên, no ấm. 

   - Vẻ đẹp của người dân làng chài dẻo dai, kiên cường, từng trải, phong trần, mang trong mình vị mặn mòi của biển cả bao la. Những đứa con của biển cả được miêu tả vừa chân thực, vừa lãng mạn, phi thường, kì diệu. 

   - Con thuyền nhờ thủ pháp nhân hóa hiện lên sinh động. Nó cũng biết nghỉ ngơi thư giản sau những ngày lao mình trên biển đương đầu sóng gió. Nó đã đóng góp công sức không nhỏ tạo nên thành quả lao động cho người dân. Hình ảnh con thuyền như con người, có suy tư, cảm xúc, chất muối vào từng thớ mình để dạn dày, từng trải. 

→ Sự tinh tế trong cảm nhận của nhà thơ.

Em tham khảo :

Câu 1:

- Thể thơ : 8 chữ

- Nội dung:  Cảnh những chiếc ghe đánh cá về làng chài sau một chuyến đi biển.

Câu 2:

- Kiểu câu xét theo mục đích nói: Câu cảm thán ( có ! )

Câu 3: 

- Biện pháp tu từ: Nhân hoá (làm vật vô tri có cảm nhận, hành động riêng của nó như con người): "im bến mỏi", "trở về nằm", "nghe chất muối thấm dần".

- Biện pháp nhân hoá khiến người đọc hình dung rất rõ dáng vẻ nặng nề, thấm mệt của chiếc thuyền khi chậm chạp neo vào bến đỗ. Nó lặng im "Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ". Trong câu thơ này, Tế Hanh đã sử dụng biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác một cách một cách tinh tế. "Nghe" là động từ chỉ hoạt động của thính giác, "thấm" lại là cảm nhận của xúc giác. Con thuyền nằm nghỉ đồng thời cảm nhận từng chuyển động tinh vi nhất đang diễn ra trong mình. Cách viết ấy vừa gợi sự mệt nhọc thấm thìa của con thuyền vừa thể hiện được sự tinh tế tuyệt vời của nhà thơ, tưởng như Tế Hanh đồng cảm sâu sắc với cảm giác, cảm xúc của con thuyền... Từ đó toát lên tình yêu quê hương mặn nồng "thấm vào từng thớ thịt" của ông.