K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Gọi x,y,z là số học sinh khối 6, 7, 8

(x,y,z>0, đvị là học sinh)

Đã biết khối học sinh lớp 8 ít hơn số hs khối 6 là 120 hs

x-z=120

x, y, z tỉ lệ với 8, 7, 5

x/8=y/7=z/5

Áp dụng tính chất dãy tỉ số bằng nhau có:

x/8=y/7=z/5= x-z/8-5=120/3=40

=> x/8= 40       => x=40.8=320        => số hs khối 6 là 320 hs

y/7= 40                 y=40.7= 280            số hs khối 7 là 280 hs

z/5= 40                 z=40.5=200              số hs khối 8 là 200 hs

7 tháng 2 2022

Em tham khảo:

Nguồn: Hoidap247

- Nhân hóa: con hổ có tiếng nói, cảm xúc, trạng thái như con người.

- Ẩn dụ: dùng hình ảnh con hổ bị nhốt trong vườn bách thú để nói về tâm trạng người Việt Nam bị giặc đô hộ.

Tác dụng:

- Làm cho đoạn thơ trở nên sinh động, hấp dẫn.

- Góp phần thể hiện dụng ý của bài thơ: mượn lời con hổ nói lên khát vọng được tự do của nhân dân ta lúc bấy giờ.

- Con hổ - tượng trưng cho sức mạnh dũng mãnh, đứng trên muôn loài. Do vậy, nhân hóa con hổ đang bị giam cầm trong cũi sắt cũng là muốn nói đến những người dân Việt Nam, đất nước Việt Nam đang phát triển thì lại bị lũ thực dân đàn áp, bóc lột, giam giữ về cả vật chất lẫn tinh thần. Qua đó, góp phần làm khắc họa rõ nét tâm trạng của tác giả nói chung và tất cả những người dân mất nước nói chung.

19 tháng 11 2016

Hồ Chí Minh là một lãnh tụ cách mạng thiên tài của dân tộc nhưng đồng thời, Người cũng là một nhà thơ sánh vai cùng những thi nhân của Đông Tây kim cổ. Trong những năm tháng chiến đấu chống Pháp gian khổ của dân tộc, bên cạnh những chủ trương, chiến lược đánh đuổi giặc tài tình, Người còn có những vần thơ khiến lòng người rung động. “Cảnh khuya” là một thi phẩm trong số ấy:

Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.

Bài thơ ra đời giữa lúc cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc ta đang hồi gay go, quyết liệt: năm 1947. Trên chiến khu Việt Bắc, sau những giờ phút mỏi mệt, trong cảnh đêm của núi rừng, Người bồi hồi xúc động trước cảnh đêm khuya êm ái. Điều đầu tiên Bác cảm nhận được nơi thiên nhiên hoang sơ là tiếng suối róc rách tuôn theo dòng chảy:

Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Lối so sánh của Bác thật kì lạ! Tiếng suối vốn được cảm nhận bằng thính giác nhưng nghe tiếng suối Người cảm nhận được độ “trong” của dòng chảy. Dòng suối ấy hẳn rất ngọt lành, trong mát, đó hẳn cũng là thứ quà riêng mà thiên nhiên núi rừng ban tặng riêng cho những người chiến sĩ trên đường hành quân xa xôi mệt mỏi. Chẳng những vậy, tiếng suối trong nhưng là “trong như tiếng hát xa”. “Tiếng hát xa” là thứ âm thanh rất đặc biệt. Đó phải là tiếng hát rất cao để có sức lan toả mạnh mẽ, để từ xa con người vẫn có thể cảm nhận được. Đó cũng là tiếng hát vang lên trong thời khắc yên lặng bởi nếu không, nó sẽ bị lẫn vào biết bao âm thanh phức tạp của sự sống, liệu từ xa, con người còn có thể cảm nhận được? Điều thú vị trong câu thơ của Bác Hồ là một âm thanh của tự nhiên được so sánh với tiếng hát của con người. Điều đó thể hiện cảm hứng nhân vãn sâu sắc trong những vần thơ của Bác.

 

Cảnh đêm khuya hẳn trong trẻo, tĩnh lặng đến nhường nào Người mới có thế lắng nghe được tiếng suối long lanh ấy. Điều này không khó hiểu bởi không gian núi rừng thường được bao phủ bởi nhịều âm thanh phong phú: tiếng chim kêu, tiếng gió thổi, tiếng cây rừng xao xác tiếng muông thú gọi bầy... Trong bài thơ “Cảnh rừng Việt Bắc”, Bác đã từng viết:

“Cảnh rừng Việt Bắc thật là hay

Vượn hót chim kêu suốt cả ngày”.

Vậy thì có lẽ, đây là chút yên ả hiếm hoi của thiên nhiên núi rừng vào thời khắc đêm khuya. Thiên nhiên yên tĩnh nhưng cũng là tâm hồn con người yên tĩnh, thanh thản hoà mình vào vẻ đẹp của tự nhiên. Thiên nhiên vào giây phút ấy thật hữu tình biết mấy:

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

Hai từ "lồng" cùng nằm trong một câu thơ tạo những ấn tượng rất đặc biệt. "Lồng" là dộng từ chỉ việc các vật nằm vào trong một cách thặt khớp để tạo thành một chỉnh thể. Câu thơ hữu tình như một bức tranh duyên: ánh trăng mênh mông toả sáng bao trùm lên cây cổ thụ, bóng cây cổ thụ lại dịu dàng phủ mình lên những nhành hoa. Bác dùng từ "lồng" rất "đắt", nó trở thành "nhãn tự" cho câu thơ. Chỉ với một từ ấy, cảnh vật như đang giao hoà, nương dựa vào nhau một cách duyên dáng, đáng yêu. Đôi mắt người chiến sĩ cách mạng Hồ Chí Minh thật hữu tình, bác ái.

Cảnh khuya sống động, có hồn bao nhiêu càng chứng tỏ một điều: người thưởng cảnh đang xa rời giấc ngủ yên bình thường nhật. Bởi vậy nên:

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

Cảnh khuya trong trẻo, tĩnh lặng càng làm nổi bật hình ảnh Bác Hồ thao thức không yên trong đêm vắng. Người hoà mình vào thiên nhiên để cất tiếng thơ ngợi ca thiên nhiên núi rừng song đó chỉ là giây phút phiêu du vào mây gió còn tâm hồn người thực sự đang gửi gắm ở một chân trời khác: Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà Câu thơ vang lên như một sự bừng tỉnh cho người đọc. Ta cứ ngỡ Bác đang thảnh thơi thương cảnh chơi trăng nhưng kì thực tấm lòng người vẫn đau đáu cho nỗi niềm non nước. Bác "chưa ngủ" vì một lẽ rất Hồ Chí Minh: “vì lo nỗi nước nhà”. Nói vậy bởi Bác đã có nhiều đêm không ngủ, nhiều đêm trở trăn vì cuộc kháng chiến của dân tộc:

“Một canh, hai canh, lại ba canh

Trằn trọc băn khoăn giấc chẳng lành

Canh bốn, canh năm vừa chợp mắt

Sao vàng năm cánh mộng hồn quanh”.

Vậy là, dù có tạm để lòng mình hướng đến cảnh vật xung quanh (một lời hỏi thăm người bạn muôn đời của thi nhân kim cổ) tâm hồn Bác vẫn luôn dành trọn tâm tình cho non sông, dân tộc. Và nói như nhà thơ Minh Huệ:

“Đêm nay Bác ngồi đó

Đêm nay Bác không ngủ

Vì một lẽ thường tình

Bác là Hồ Chí Minh”

Bài thơ khép lại với bao dư âm mênh mang lan toả. Đã hơn một lần chúng ta xúc động trước tấm lòng cao cả, bác ái của Bác Hồ nhưng mỗi lần đọc lại “Cảnh khuya” ta lại bồi hồi với những tâm tình của một người mà cả cuộc đời chưa bao giờ nghỉ ngơi, chưa bao giờ an mình trong giấc ngủ.


 

15 tháng 10 2016

Người ta thường nói, sách là kho tàng tri thức của nhân loại. Có một câu danh ngôn về việc đọc sách như sau: “Gặp được một quyển sách hay nên mua liền dù đọc được hay không đọc được, vì sớm muộn gì cũng cần đến nó”.

Sách là nguồn cung cấp tri thức khổng lồ mà ta sẽ khó có thể khai thác hết. Có rất nhiều các loại sách: sách khoa học, sách văn học, sách kinh doanh,..Mỗi loại sách đó sẽ cho ta những kiến thức và hiểu biết khác nhau và phù hợp với từng đối tượng khác nhau. Doanh nhân sẽ tìm sách kinh doanh để đọc. Bác sỹ sẽ đọc sách về ngành y. Còn học sinh chúng ta nên đọc những loại sách khoa học, văn học và lịch sử để bổ sung kiến thức về các môn học. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều các loại sách có những nội dung không văn minh. Vậy nên, việc chọn sách để đọc là vô cùng quan trọng, bởi những kiến thức trong sách sẽ ảnh hưởng đến nhận thức và suy nghĩ của chúng ta.

Việc đọc sách không chỉ giúp chúng ta mở rộng hiểu biết về chuyên môn mà sách còn giúp chúng ta hoàn thiện bản thân và nuôi dưỡng tâm hồn mỗi người. Sách dạy ta đạo làm người, cách đối nhân xử thế với cha mẹ và những người xung quanh. Sách dạy ta phải sống lương thiện và sống có ích. Ngoài ra sách còn dạy ta biết yêu thương bản thân mình và yêu thương nhân loại. Sách giúp ta biết khóc khi gặp những cảnh ngộ đáng thương bằng cách đi theo từng diễn biến tâm trạng của những nhân vật trong chuyện. Sách khiến ta biết cười để thấy tâm hồn mình rộng mở và chào đón những điều tốt đẹp sẽ đến với ta.

 

Để tiếp nhận được những kiến thức trong sách ta phải có phương pháp đọc sách đúng đắn. Đầu tiên, bạn nên đọc lướt để biết được nội dung chính của cuốn sách. Sau đó, bạn đọc kỹ từng câu từng từ để hiểu được một cách kỹ càng của từng chi tiết. Chúng ta không chỉ đọc một lần mà phải đọc đi đọc lại nhiều lần, có như vậy ta mới hiểu được nội dung cuốn sách một cách thấu đáo. Khi đọc sách, bạn nên tập trung chứ không nên vừa làm việc khác vừa đọc sách, vì như vậy bạn sẽ có cái nhìn không tổng thể và khó có thể hiểu được từng nội dung. Nói cách khác, chúng ta cần có cái tâm khi đọc sách, khi đó ta mới có thể hiểu được tâm tư, nguyện vọng mà các tác giả muốn truyền đạt thông qua từng cuốn sách.

Mỗi ngày, bạn nên dành cho mình ít nhất 30 phút để đọc sách. Bạn sẽ thấy có rất nhiều điều thú vị và còn rất nhiều thứ chúng ta phải học. Sách sẽ dạy chúng ta tất cả những gì chúng ta muốn học. Hãy chịu khó đọc sách để hoàn thiện kiến thức và kỹ năng cũng như nuôi dưỡng tâm hồn của chính chúng ta. Chỉ với 30 phút mỗi ngày, dần dần bạn sẽ thấy mình biết thêm rất nhiều thứ và học được rất nhiều điều. Nếu không đọc sách, bạn sẽ không thể hiểu được ông cha ta đã sống và đã hy sinh như thế nào? Bạn cũng sẽ không thể biết được những người nổi tiếng họ thành công bằng cách nào? Và làm thế nào để bạn có thể được như họ?. Thật đáng tiếc cho những ai không hiểu được tác dụng của việc đọc sách. Nếu không đọc sách, bạn sẽ trở thành người lạc hậu bởi sự hiểu biết của bạn bị hạn hẹp và vì thế bạn sẽ không thể thành công.

Việc đọc sách đối với mỗi người là vô cùng quan trọng. Bởi sách là nguồn tri thức quý giá mà nhân loại đã trao tặng cho bạn. Bạn nên có thói quen đọc sách và chọn sách là bạn đồng hành trên con đường hướng đến thành công của bạn. Bạn hãy trân trọng từng quyển sách và hãy cố gắng tiếp thu và thực hành những kiến thức trong sách – chắc chắn bạn sẽ có được những thứ mà bạn muốn!

7 tháng 7 2021

đây là tác dụng của đọc sách mà

Hôm nay là ngày em trực nhật nên em đi học rất sớm. Giờ này, dường như sân trường không có ai, em có dịp quan sát trường em trước buổi học.

Trên cổng trường là tấm biển ghi tên "Trường Tiểu học Nghĩa Lộ" Bao quanh trường là những hàng rào được quét vôi màu vàng xen kẽ màu trắng. Ngay giữa sân trường là những cây che bóng mát. Nhưng nổi bật hơn cả là những cây phượng vĩ tán lá xum xuê đang reo vui trong gió sớm nhưng đang giơ tay vẫy chào chúng em. Những bông hoa hồng được nhà trường trồng vào dịp Tết đang khoe vẻ đẹp trong nắng sớm, hương thơm thoang thoảng. Vài chú bướm lượn qua lượn lại, đang thập thò trước hương thơm quyến rũ. Mấy chú chim hót líu lo trên cành cây. Dưới đất, những sợi cỏ ướt đẫm, những giọt sương long lanh còn đọng trên đầu ngọn lá.

Sân trường mỗi lúc một đông. Kìa! Các bạn đang đi đến trường. Tiếng nói và tiếng cười ríu rít hòa lẫn vào nhau cùng với tiếng động cơ của xe máy, tạo nên một âm thanh náo nhiệt. Dưới gốc phượng, các bạn học sinh tụm năm, tụm bảy để ôn bài, đọc truyện. Còn một số bạn gái chơi nhảy dây, tay quay đều đều. Các bạn nam thì chơi bắn bi. ơ chỗ rộng hơn thì các bạn chơi cầu, những quả cầu bay lên, vụt xuống, chao qua, liệng lại thấy đẹp mắt và ai cũng muốn chơi. Nắng ban mai đang bắt đầu buông xuống. Ba tiếng trống báo hiệu giờ học đã đến. Trên sân trường, các trò chơi đều ngừng lại. Một ngày học mới lại bắt đầu.

Em rất thích quang cảnh trường em trước buổi học. Em đã học lớp năm, lớp cuối bậc tiểu học của trường, nhưng dẫu có phải xa mái trường thân yêu này thì những hình ảnh ngôi trường thân thương ấy sẽ mãi mãi trong tâm trí của em.

10 tháng 10 2021

Trả lời : 

Một thời tuổi thơ cắp sách đến trường đã để lại trong em biết bao kí ức, biết bao hình ảnh và hoài niệm đẹp đẽ. Nhưng có lẽ ấn tượng nhất với em vẫn là quang cảnh trường em trước buổi học, ấy là bức tranh đẹp đẽ và sống động nhất trong tâm trí em.

Mỗi buổi sáng đến trường là em lại đón chào một niềm vui mới. Được đi học, được gặp bạn bè, thầy cô, và đặc biệt là được đắm mình trong không gian trong lành của cảnh sắc trường học buổi ban mai. Mỗi sớm, những tán lá trong sân trường đều ẩm ướt những giọt sương đêm, những tán bằng lăng hoa tím biếc như nhuộm thêm cái sắc đằm thắm cho tuổi học trò, cánh phượng đỏ rực rỡ như một ngọn lửa hừng hực, bất diệt dưới ánh nắng của ngày mới. Những khóm hoa trong vườn trường rung rinh trong cơn gió đầu ngày, làm những giọt pha lê tí tách, tung tăng nhảy nhót. Đâu đó trong những vòm cây xanh biếc xanh là tiếng líu lo chào ngày mới của mấy cô cậu sơn ca, tiếng hót như tấu lên một khúc nhạc vui để chào đón những đứa trẻ đến trường. Khuôn viên trường hình chữ U, với lớp tường sơn vàng cùng kiến trúc năm tầng dần hiện lên rõ ràng khi ánh nắng vàng tươi tắn, tràn trề năng lượng chảy xuống mặt đất, xua đi lớp sương đêm còn vấn vương, tỏa sáng rực rỡ hình ảnh một ngôi trường hiên ngang, vững trãi, bề thế, rộng rãi. Trong những lớp học chưa có người, bảng đen im lìm đợi ngày mới, bàn ghế ngay ngắn như một sự chờ đợi, sắp đặt cho một công việc mới, một nhiệm vụ mới. Sân trường đón nhận bước chân sải dài của tia nắng nọ, tán cây rủ xuống những bóng râm xanh mát, những khóm hoa trong vườn trường vươn mình đón lấy hơi ấm đất trời, hòn non bộ nơi đầu sân lại thêm nổi bật và đẹp đẽ dưới sự chiếu sáng đầu ngày của bác mặt trời. Quang cảnh trường học trước buổi lên lớp mới đẹp đẽ và ấn tượng đến nhường nào.

Lác đác trên sân đã vang lên tiếng cười của đôi ba người bạn, góc sân này râm mát thì có những trò đuổi bắt làm thú vui trước giờ vào học, bên kia sân nắng vàng trải dài thì thưa thớt bóng người nô đùa, chỉ còn những anh, chị lớp 9 đang đón lấy ánh nắng đầu ngày vươn mình tập thể dục. Tiếng cười đùa ngày càng náo nhiệt, những bạn học sinh đến ngày càng đông, sân trường bỗng chốc nhộn nhịp với đủ mọi thứ trò. Bác bảo vệ đang canh giờ để có những tiếng trống chính xác. Đến đúng bảy giờ sáng, tiếng trống trường rộn rã vang lên, âm thanh ấy dồn dập như một lời thúc giục học sinh hãy cố gắng, hãy nỗ lực cho một ngày học mới đầy hiệu quả. Mỗi sớm trên trường học đều bắt đầu từ sự yên bình đến thanh thản, thoải mái cho đến sự náo nhiệt, rộn ràng, tràn trề năng lượng của các bạn trẻ. Mỗi sáng là một niềm vui mới, mỗi khoảnh khắc trước giờ vào học đều là một kỉ niệm đẹp.

Sau tiếng trống vang lên, cô giáo đã bước vào lớp, giờ học mới lại bắt đầu. Chúng em tự nhủ phải hoàn thành tốt công việc ngày hôm nay và hắng say, đắm mình vào lời giảng. Trong lòng em lại thoáng gợn lên những xôn xao, mơ hồ, tự dặn mình hãy đến trường vào buổi sớm để đắm mình trong không gian trong lành, tươi đẹp của trường học trước giờ lên lớp.

22 tháng 3 2017

Bài 94:

\(\frac{6}{5}\)= 1\(\frac{1}{5}\)

\(\frac{7}{3}\)= 2\(\frac{1}{3}\)

-\(\frac{16}{11}\)= -1\(\frac{5}{11}\)

tk cho mk nha

22 tháng 3 2017

6/5=\(1\frac{1}{5}\)

7/3=\(2\frac{1}{3}\)

-16/11=\(-1\frac{5}{11}\)

  • Mở bài:

Cuộc sống không bao giờ dễ dàng. Đó là một điều cần thiết. Nếu mọi thành công đều đến quá dễ dàng, con người sẽ trở nên kiêu căng, xã hội sẽ loạn lạc. Chính vì, con người luôn phấn đấu mãnh liệt không ngừng để đạt được ước vọng khát khao của bản thân đã tạo nên động lực sống mạnh mẽ. Kiên trì luyện tập luôn là con đường ngắn nhất nhưng cũng nhiều chông gai nhất để đến thành công. Những người có bản lĩnh dám bước đi trên con đường đó thì mới thực sự tỏa sáng. bài học ấy thể hiện rõ ràng qua câu tục ngữ “Dao có mài mới sắc, người có học mới nên”.

  • Thân bài:

Câu tục ngữ trên đã mượn hình ảnh mài dao để ví dụ cho sự chăm chỉ rèn luyện của con người và khuyên ta có học thì mới nên người. Nếu con dao có làm từ sắc thép hay vàng bạc nhưng không mài dũa thì cũng chẳng chặt đứt được gì. Cũng giống như vậy, con người dù cho có thông minh đến mấy nhưng không chăm chỉ học tập và chủ quan thì cũng chỉ là những kẻ ngu dốt. Không chỉ trong học tập mà đời sống và công việc cũng như vậy.

Không ai là hoàn hảo, ai ai cũng có khuyết điểm. Nhưng khuyết điểm lớn nhất đó chính là không biết khuyết điểm của bản thân nằm ở chỗ nào để sửa chữa. Có cố gắng kiên trì, có quyết tâm và năng lực thì không gì có thể cản được ta làm những điều mình mong muốn. Nếu bản thân chúng ta quá kém cỏi thì hãy rèn luyện nhiều hơn nữa để tốt hơn. Học, học nữa, học mãi, không chỉ học sinh mới cần phải học mà ngay cả khi trưởng thành thì cũng phải học. Học để biết, học để giỏi và học để nên người. Luôn cố gắng vượt qua mọi khó khăn, không đầu hàng trước số phận chính là những điều cơ bản nhất để con người trở nên hoàn thiện.

Học không phải chỉ nằm trong sách vở mà còn phải học trong đường đời. Học từ những lần chúng ta thất bại để trở thành kinh nghiệm đến thành công. Đừng sợ ta không đạt được ước mơ, còn trẻ thì hãy học thật nhiều để khi đã già rồi thì mới cảm thấy không hối tiếc. Nhiều người không học nhưng vẫn thành tài, chúng ta vẫn thường nghĩ như vậy để che đi sự lười biếng của bản thân, họ thành tài vì họ đã có biết bao nhiêu lần thất bại và tuyệt vọng nên mới trở nên tài giỏi như thế.

Không phải thất bại rồi là cứ làm lại như vậy để rồi thất bại một lần nữa. Thức tỉnh đi! Con người cần phải trở nên thay đổi. Tương lai vẫn đang chờ chúng ta. Hãy cố gắng đến cùng, hãy học đến khi không còn học được nữa.

  • Kết bài:

“Dao có mài mới sắc, người có học mới nên” là câu tục ngữ triết lý và lời động viên ý chí mãnh liệt. Hãy học khi còn có thể, quyết tâm cố gắng thì ta sẽ nhận được phần thưởng xứng đáng với công sức đã bỏ ra.

#Học tốt#

14 tháng 3 2020
  • Mở bài:

Cuộc sống không bao giờ dễ dàng. Đó là một điều cần thiết. Nếu mọi thành công đều đến quá dễ dàng, con người sẽ trở nên kiêu căng, xã hội sẽ loạn lạc. Chính vì, con người luôn phấn đấu mãnh liệt không ngừng để đạt được ước vọng khát khao của bản thân đã tạo nên động lực sống mạnh mẽ. Kiên trì luyện tập luôn là con đường ngắn nhất nhưng cũng nhiều chông gai nhất để đến thành công. Những người có bản lĩnh dám bước đi trên con đường đó thì mới thực sự tỏa sáng. bài học ấy thể hiện rõ ràng qua câu tục ngữ “Dao có mài mới sắc, người có học mới nên”.

  • Thân bài:

Câu tục ngữ trên đã mượn hình ảnh mài dao để ví dụ cho sự chăm chỉ rèn luyện của con người và khuyên ta có học thì mới nên người. Nếu con dao có làm từ sắc thép hay vàng bạc nhưng không mài dũa thì cũng chẳng chặt đứt được gì. Cũng giống như vậy, con người dù cho có thông minh đến mấy nhưng không chăm chỉ học tập và chủ quan thì cũng chỉ là những kẻ ngu dốt. Không chỉ trong học tập mà đời sống và công việc cũng như vậy.

Không ai là hoàn hảo, ai ai cũng có khuyết điểm. Nhưng khuyết điểm lớn nhất đó chính là không biết khuyết điểm của bản thân nằm ở chỗ nào để sửa chữa. Có cố gắng kiên trì, có quyết tâm và năng lực thì không gì có thể cản được ta làm những điều mình mong muốn. Nếu bản thân chúng ta quá kém cỏi thì hãy rèn luyện nhiều hơn nữa để tốt hơn. Học, học nữa, học mãi, không chỉ học sinh mới cần phải học mà ngay cả khi trưởng thành thì cũng phải học. Học để biết, học để giỏi và học để nên người. Luôn cố gắng vượt qua mọi khó khăn, không đầu hàng trước số phận chính là những điều cơ bản nhất để con người trở nên hoàn thiện.

Học không phải chỉ nằm trong sách vở mà còn phải học trong đường đời. Học từ những lần chúng ta thất bại để trở thành kinh nghiệm đến thành công. Đừng sợ ta không đạt được ước mơ, còn trẻ thì hãy học thật nhiều để khi đã già rồi thì mới cảm thấy không hối tiếc. Nhiều người không học nhưng vẫn thành tài, chúng ta vẫn thường nghĩ như vậy để che đi sự lười biếng của bản thân, họ thành tài vì họ đã có biết bao nhiêu lần thất bại và tuyệt vọng nên mới trở nên tài giỏi như thế.

Không phải thất bại rồi là cứ làm lại như vậy để rồi thất bại một lần nữa. Thức tỉnh đi! Con người cần phải trở nên thay đổi. Tương lai vẫn đang chờ chúng ta. Hãy cố gắng đến cùng, hãy học đến khi không còn học được nữa.

  • Kết bài:

“Dao có mài mới sắc, người có học mới nên” là câu tục ngữ triết lý và lời động viên ý chí mãnh liệt. Hãy học khi còn có thể, quyết tâm cố gắng thì ta sẽ nhận được phần thưởng xứng đáng với công sức đã bỏ ra.

Bài 2: 

Thay x=3 và y=-5 vào (d), ta được:

b-6=-5

hay b=1