K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

12 tháng 3 2021

Tham khảo:

Hoài Thanh - một nhà phê bình văn học nổi tiếng đã ý thức được vai trò to lớn của văn chương; vì vậy, trong tác phẩm “Ý nghĩa văn chương” của mình, ông đã từng khẳng định : “Văn chương luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có”. (1) Trước hết, "văn chương luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có" nghĩa là những tình cảm luôn thường trực trong tâm hồn ta được văn chương làm cho phong phú hơn, tinh tế hơn, trong sáng, cao cả, đẹp đẽ và sâu sắc hơn; nó được chứng minh qua nhiều tác phẩm văn học. (2) Đến với bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” của nhà thơ Minh Huệ, ta cảm nhận sâu sắc tình yêu thương, chăm chút của Bác dành cho các anh đội viên như người cha già với những đứa con, đặc biệt là tình cảm của Bác dành cho những người Bác chưa một lần gặp mặt. (3) Tình yêu thương mênh mông ấy của Người giúp cho tình cảm kính yêu Bác của chúng ta càng sâu đậm hơn. (4) Đọc văn bản “Cổng trường mở ra” của Lý Lan, ta thêm hiểu tâm trạng người mẹ trước ngày khai trường của con; từ đó, ta thêm kính yêu, biết ơn người mẹ của mình. (5) Cùng với tình yêu gia đình, văn bản “Mẹ tôi” của A-mi-xi qua lời tâm tình của bố với En-ri-co qua bức thư làm ta thật xúc động, nhận thấy tình cảm của mẹ dành cho con là vô bờ bến thật cao cả và thiêng liêng. (6) Cũng từ đó mà tình yêu và lòng biết ơn mẹ của chúng ta thêm sâu sắc và nhận thức được rằng mình luôn phải cố gắng trở thành con ngoan hiếu thảo của mẹ, không để mẹ phải buồn. (7) Cuối cùng là bài thơ “Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh, ta thấy được tình yêu thương, sự hy sinh thầm lặng của bà dành cho cháu; bà là người đã đem cho cháu bao niềm hanh phúc trẻ thơ mỗi khi xuân về tết đến;  để mỗi khi đi xa, người cháu luôn nhớ về bà với tình cảm kính yêu, biết ơn. (8) Ôi! (9)Ta thấy yêu với biết ơn bà biết bao, hiểu được tình yêu lớn lao và cao đẹp mà bà dành cho con cháu qua những việc làm nhỏ hàng ngày nhưng vô cùng to lớn. (10) Qua các tác phẩm văn học, ta khẳng định nhận định của Hoài Thanh là vô cùng chính xác: "văn chương luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có". (11)

Chú thích: 

- Câu đặc biệt in đậm: Ôi! - bộc lộ cảm xúc

Qua câu tục ngữ: “Đói cho sạch, rách cho thơm”, tác giả dân gian đã sử dụng hình ảnh đối xứng cùng những hình ảnh gần gũi để đề cao sự giữ gìn nhân phẩm trong sạch. Đối với mỗi con người, nhân phẩm chính là “tờ giấy” mà chúng ta luôn phải giữ nó thật trắng; khi chúng ta “đói”, “rách” thì chúng ta vẫn phải giữ gìn mình sao cho “sạch”, “thơm”. Dù nghèo khổ, thiếu thốn nhưng chúng ta vẫn phải ăn ở sạch sẽ. Trong những hoàn cảnh khó khăn nhất, chúng ta vẫn phải giữ cho nhân phẩm được trong sạch để không làm huê ố tổ tiên, không làm những điều trái với lương tâm. Trong những lúc cuộc sống khốn khó nhất, chúng ta vẫn phải giữ gìn nhân phẩm thơm ngát ngàn đời, không sa vào tôi lỗi. Nhân phẩm tạo cho chúng ta một sức mạnh to lớn, nhờ vào ý chí, niềm tin để nỗ lực, phấn đấu. Chúng ta hãy sống một cuộc sống tốt đẹp nhất, một cuộc sống vì mọi người và cũng vì chính chúng ta.

9 tháng 10 2016

giữ gì vệ sinh môi trường: ko vứt rác bừa bãi, vứt rác đúng nơi quy định, tham gia các cuộc dọn vệ sinh đường phố, tuyên truyền.

nếu làm được những việc đó thì môi trường sẽ xanh sạch đẹp

 

I/đọc hiểu ngữ văn bản và trả lời câu hỏi:(bài đức tính giản dị của bác hồ SGK tập 2 từ con người của bác đến tao nhã biết bao)a/đoạn văn trên trích từ văn bản nào , của ai?b/nêu hiểu biết của em về tác giả và văn bản trên.c/phương thức biểu đạt của đoạn văn trên là gì?d/nội dung của đoạn văn trên là gì ? đức tính giản dị của bác hồ được khắc họa trên những thông...
Đọc tiếp

I/đọc hiểu ngữ văn bản và trả lời câu hỏi:

(bài đức tính giản dị của bác hồ SGK tập 2 từ con người của bác đến tao nhã biết bao)

a/đoạn văn trên trích từ văn bản nào , của ai?

b/nêu hiểu biết của em về tác giả và văn bản trên.

c/phương thức biểu đạt của đoạn văn trên là gì?

d/nội dung của đoạn văn trên là gì ? đức tính giản dị của bác hồ được khắc họa trên những thông điệp nào?

e/em hãy tìm nghệ thuật liệt kê trong đoạn văn trên.Tác dụng của nghệ thuật đó.

g/qua đoạn văn trên em hãy viết 1 đoạn văn chỉ để lòng kính yêu thương bác hồ .Trong đó có sử dụng ít nhất 1 câu bị động , 1 câu chủ động , 1 câu đặc biệt . Đoạn văn từ 8 đến 10 câu chỉ ra câu chủ động , bị động

Câu 2:Em hãy viết 1 câu tục ngữ về con người và xã hội (ngữ văn tập 2 ) nêu nội dung của ba câu tục ngữ đó.

1
9 tháng 4 2019

giúp mình với ngày mai mình kiểm tra rồi

25 tháng 3 2020

Trong văn bản “Ý nghĩa văn chương”, nhà phê bình Hoài Thanh viết: “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có”. Thật vậy, văn chương đưa ta đến những tình huống, những hoàn cảnh, những số phận ta chưa từng gặp trong đời. Qua các nhân vật, các cảm xúc, thái độ,… của nhân vật, văn chương gây cho ta những tình cảm, cảm xúc mới mẻ, tạo ra sự đồng cảm giữa bạn đọc và tác giả. Truyện ngắn “Cuộc chia tay của những con búp bê” của tác giả Khánh Hoài làm rung động lòng trắc ẩn của mỗi chúng ta trước số phận những đứa trẻ tội nghiệp có bố mẹ li dị nhau. Không chỉ thế, người đọc còn thấy đồng cảm với tâm trạng, cảm xúc của những đứa trẻ sắp phải lìa xa người thân. Điều đó cũng xảy ra khi ta đọc những bài Ca dao than thân, “Sài Gòn tôi yêu”, “Xa ngắm thác núi Lư”,… Nhờ đó, mỗi chúng ta rút ra cho mình một bài học, gây dựng cho mình một tình cảm đúng đắn đối với những biểu hiện của cái đẹp, cái tốt cũng như cái xấu, cái ác trong cuộc đời này. Bên cạnh đó, văn chương còn “luyện” những tình cảm ta sẵn có. Từ thuở lọt lòng, ai ai cũng đã có những tình cảm nhất định đối với gia đình, bạn bè, thầy cô, quê hương,… Văn chương thực hiện nhiệm vụ hình dung sự sống và sáng tạo sự sống chẳng những phản ánh đầy đủ về những tình cảm ấy mà còn làm đẹp hơn, sâu sắc hơn những hiện thực vốn có tồn tại trong đời sống của con người. Nhờ vậy, chúng ta cảm nhận đủ đầy và sâu sắc hơn những tình cảm của lòng mình. Đọc ca dao về tình cảm gia đình với những hình ảnh như “núi Thái Sơn, nước trong nguồn”, “Anh em như thể chân tay”,… Đọc những bài thơ như “Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh, những bài ca dao về quê hương đất nước,…. Ta thêm yêu, thêm trân trọng hạnh phúc gia đình mình đang có, thêm yêu quê hương đất nước tươi đẹp của mình,… Chính những công dụng tuyệt vời đó khiến văn chương trở thành một loại hình nghệ thuật không thể thiếu trong đời sống con người.

Mk mải nhắn quá nên k để ý có trạng ngữ/câu đb hay ko,bn tự sửa nha