K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

30 tháng 3 2022

Tham khảo

Đồng chí là bài thơ tiêu biểu viết về người lính trong thời kì đầu cửa kháng chiến chống Pháp. Tình đồng chí trong bài thơ là tình cảm rất chân thật, giản dị. Bài thơ không chỉ thể hiện cơ sở xuất phát của tình đồng chí mà còn thể hiện tình đồng chí đó trong những gian khổ, thiếu thốn nơi chiến trường, trong chiến đấu khó khăn. Đoạn thơ hay nhất trong bài phải kể đến:

Ruộng nương anh gửi bạn thân cày 

Đầu súng trăng treo

    Đoạn thơ trích trong bài thơ Đồng chí của nhà thơ Chính Hữu đã thể hiện được tình đồng chí keo sơn gắn bó của những người lính. Thật vậy, hình ảnh những người lính hiện lên với sự hy sinh của họ khi gia nhập vào quân ngũ "Ruộng nương anh gửi bạn thân cày/ Gian nhà không mặc kệ gió lung lay". Những người lính không chỉ phải rời xa quê hương mà thái độ khi ra đi của họ chính là thái độ bất chấp, sẵn sàng hy sinh tất cả cho tổ quốc của mình. Thái độ ấy được thể hiện qua cách dùng từ "mặc kệ" vô cùng tài tình của tác giả. Đối với những người nông dân, ruộng nương, nhà cửa những thứ quý giá nhất. Hình ảnh ẩn dụ "Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính" đã khắc họa được chân dung của những người nơi hậu phương. Những người nơi hậu phương sẽ mãi chờ đợi những người con, người bạn, người chồng của họ trở về từ chiến trận. Và sự nhớ mong chờ đợi của quê hương với những chàng trai ra đi tạo cho hồn quê có sức sống mãnh liệt hơn. Tiếp theo, trong hàng ngũ quân đội, hoàn cảnh sống khó khăn và tình đồng chí keo sơn của những người lính lại càng hiện lên rõ ràng hơn bao giờ hết "Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh/Sốt run người vầng trán ướt mồ hôi/Áo anh rách vai/Quần tôi có vài mảnh vá/Miệng cười buốt giá/Chân không giày". Những câu thơ đã thể hiện được hoàn cảnh khó khăn và thiếu thốn về vật chất của những người lính trong quân ngữ. Tuy nhiên, những người lính ấy vẫn vững lòng theo kháng chiến, hơn tất cả, chính là nhờ tình yêu mà họ dành cho tổ quốc. Quan trọng nhất, tình đồng chí được thể hiện sâu sắc trong câu 'Thương nhau tay nắm lấy bàn tay". Tình đồng chí như những người con trong cùng một gia đình đã gắn kết những người lính và tạo cho họ sức mạnh cùng nhau chiến đấu và vượt qua khó khăn. Hình ảnh thơ cuối càng làm cho người đọc cảm thấy xúc động về tình đồng chí, đồng đội của những người lính ấy"Đêm nay rừng hoang sương muối...Đầu súng trăng treo". Họ gắn bó bên nhau trong chiến đấu để cùng nhau chống giặc. Hình ảnh thơ cuối "đầu súng trăng treo" là một hình ảnh lãng mạn cho thấy được sự lãng mạn trong thực tế chiến đấu gian khổ mà tác giả khám phá ra được. Tóm lại, đoạn thơ đã thể hiện được tình đồng chí và sức mạnh của tình đồng chí ấy trong cuộc sống và chiến đấu giữa những người lính.

    Bằng ngôn ngữ thơ rất giản dị, chân thực, Chính Hữu đã thể hiện chân thực và sinh động tình đồng chí, đồng đội của những người lính cách mạng qua những tình huống rất bình dị. Tình dồng chí của những người lính được thể hiện trong bài thơ rất sâu sắc, thiêng liêng, là tình cảm đẹp của những người lính cách mạng, tạo nên vẻ đẹp và sức mạnh tinh thần của người lính cách mạng.

NG
16 tháng 9 2023

Tham khảo

Chi tiết, hình ảnh biểu hiện tình đồng chí, đồng đội làm nên sức mạnh tinh thần của người lính cách mạng :

   - Sự cảm thông sâu xa những tâm sự, nỗi lòng của nhau : nỗi nhớ, lo toan quê nhà, giếng nước, gốc đa, những hình ảnh thân thương, bình dị đều mang nỗi xót xa Ruộng nương anh gửi bạn thân cày...nhớ người ra lính.

11 tháng 11 2018

Câu thơ “thương nhau tay nắm lấy bàn tay” thể hiện sức mạnh gắn bó sâu nặng của tình đồng chí.

       + Cử chỉ cảm động chứa chan tình cảm chân thành, sự cảm thông giữa những người lính.

       + Cái bắt tay không phải thông thường mà là những bàn tay tự tìm đến với nhau truyền cho nhau hơi ấm để cùng vượt qua giá lạnh, buốt giá.

    - Phản ánh tình đồng chí sâu đậm, có chiều sâu, để đi tới chiều cao cùng sống chết cho lí tưởng.

→ Tình thương, sự đoàn kết, chia sẻ thông qua “tay nắm bàn tay”.

Đoạn thơ là thước phim kỉ niệm của người lính. Hình ảnh thơ được trình bày hiện thực, nhưng cô đọng và cảm xúc. Phép đối lập "áo anh", "quần tôi" không được dùng để thể hiện sự tương phản mà để nhấn mạnh sự hòa hợp của những người chiến sĩ cách mạng. Điều đáng chú ý là người lính luôn nhìn bạn, nói về bạn trước khi nói về mình, từ "anh" luôn xuất hiện trước từ "tôi". Chính tình bạn đã sưởi ấm trái tim của những người lính để họ vẫn cười trong giá lạnh và vươn lên trên cái khổ cực, vất vả của thời chiến. Họ trao nhau những cái nắm tay đầy ấm áp động viên nhau vượt qua khó khăn. Ở những nơi khó khăn, thiếu thốn đủ điều như vậy, ta lại được chứng kiến tình người đích thực.