K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 4 2022

a) Mở bài: Giới thiệu về cây cổ thụ

+ Em thấy nó ở đâu?

+ Nó là cây gì? (phượng vĩ, đa,... )

b) Thân bài: tả bao quát đến chi tiết

+ Nhìn xa, trông cây như thế nào? (to, cao, lớn,... )

+ Cây khoảng bao nhiêu tuổi?

+ Thân, lá, hoa có màu gì?

 

+ Rễ như thế nào? (uốn lượn, ngoằn nghèo,... )

+ Cành cây như thế nào? (vươn lên, tỏa nhiều cành)

+ Hoa như thế nào? (màu đỏ, vàng, đẹp, 5, 6 cánh)

+ Cây được dùng để làm gì? (làm cảnh, tạo bóng mát,... )

+ Kỉ niệm của em với cây?

c) Kết bài: Nêu cảm nghĩ

Tham khảo:

https://vndoc.com/lap-dan-y-ta-cay-da-co-thu-164612

2 tháng 4 2022

Tham khảo:

I. Mở bài:

Ngoài nhà văn hóa của thôn em có trồng một cây xà cừ rất to để lấy bóng mát. Cây đã có từ rất lâu rồi.

II. Thân bài:

* Tả hình dáng vẻ đẹp của cây xà cừ

Cây xà cừ này thật to. Nhìn từ xa, cây như một cái ô khổng lồ xanh ngắt đứng sừng sững giữa một khoảng sân rộng.Cây cao mấy chục mét, thân cây to đến mấy vòng tay em ôm không xuể.Vỏ cây màu nâu, xù xì rậm rạp, có những đoạn vỏ còn bong ra thành từng mảng rất cứng.Tán của cây xà cừ này xanh tốt vô cùng. Nhiều cành to, cành nhỏ chen chúc mọc trên thân cây.Ở phần gần gốc là những cành cây cực kì to, có cành còn to bằng cả thân những cây bạch đàn ở gần đó.Lá cây xà cừ không to lắm, nhưng cây nhiều lá và xanh ngắt. Lá cây xanh tốt vào mùa xuân và mùa hè. Mùa thu, lá xà cừ chuyển sang màu vàng và rụng như trút vào mùa đông.Rễ cây xà cừ rất to, có những phần còn nổi hẳn lên trên mặt đất. 

* Tác dụng của cây xà cừ

Cây xà cừ là một chiếc ô che mát cho cả một khoảng sân để chúng em có thể vui chơi ở đó.Dưới gốc xà cừ, có một bà cụ mở hàng nước ở đó. Người đi đường qua đây, nếu muốn nghỉ chân uống nước thì đây là một địa điểm hết sức lý tưởng.

III. Kết bài:

Cây xà cừ là người bạn thân thiết của mỗi đứa chúng em, nó đã cùng chúng em lớn lên với những kỉ niệm thời thơ ấu vô cùng ngọt ngào.Em sẽ cùng với các bạn bảo vệ cây xà cừ thật tốt, chúng em sẽ không trèo lên cây hay làm gì có hại cho cây.
2 tháng 4 2022

chx kịp đọc hết đề ;-;

13 tháng 1 2022

hừm cần gấp không?

13 tháng 1 2022

gấp

14 tháng 3 2021

link đây nha bạn : 

https://vndoc.com/lap-dan-y-ta-cay-da-co-thu-164612

14 tháng 3 2021

thanks

21 tháng 2 2018

Mỗi dịp Tết đến xuân về, lòng người lại bồi hồi, háo hức đón một cái Tết cổ truyền nữa của dân tộc. Hầu như nhà nào cũng tất bật chuẩn bị, sắm sửa đầy đủ cho một cái Tết sum vầy. Không khí ngày Tết tràn ngập khắp nơi nơi. Ngoài phố, ta thấy những cành hoa đào, hoa mai rực rỡ cả một góc trời. Trong bữa cơm gia đình đã xuất hiện thêm dưa hành, giò chả. Trên bếp lửa hồng, nồi bánh chưng đang sôi sùng sục. Mâm ngũ quả đẹp mắt đã được bày trên bàn thờ. Cả gia đình cùng nhau dọn dẹp đón năm mới. Nhưng dù có bận rộn thế nào đi chăng nữa, cũng không một ai quên mất việc đi chợ hoa, chọn những bông hoa tươi nhất, đẹp nhất để trang trí, bày biện, làm đẹp và góp phần giúp không khí Tết thêm rộn ràng. Chợ hoa thì có thể ngày nào cũng có, mùng một hay mười rằm dù có tấp nập hơn nhưng vẫn không thể nào đặc biệt bằng chợ hoa ngày Tết. Có lẽ sự khác nhau lớn nhất đó chính là không khí của mùa xuân, của ngày Tết làm cho chợ hoa cũng thêm phần tươi vui và rực rỡ lạ thường.

21 tháng 2 2018

Khung cảnh chợ quê ngày Tết cũng khác hẳn mọi người, đông đúc và đa sắc màu như một bức tranh tuyệt đẹp hiện lên giữa quê nghèo. Người người chen chân nhau đi mua sắm, kẻ bán người mua vui cười hớn hở. Họ không kì kèo, mặc cả om sòm như mọi ngày, vì ai cũng muốn có những giây phút cuối cùng của năm cũ bình yên và nhẹ nhàng, an lòng nhau nhất.

Lúc trước đi chợ với mẹ, thấy mấy cô bán thịt, bán cá lớn tiếng lắm nhưng hôm nay nhìn họ ngoan ngoãn như “đứa trẻ con” được cho quà.

Hai bên con đường dẫn vào chợ là những nụ hoa đang chúm chím với đầy đủ màu sắc rợp cả một vùng. Những cánh đào màu hồng phớt nhẹ còn vương vài giọt sương mai tinh khiết khoe sắc trong nắng sớm ban mai của mùa xuân. E ấp hơn là những nụ tầm xuân khép mình lặng lẽ. Em thích nhất là được chọn hoa với mẹ, hít hà hương vị của từng loại hoa thật dễ chịu. Mọi người háo hức chọn cho mình những cành hoa tư

ơi thắm và rực rỡ nhất để bày biện trên bàn thờ ông bà tổ tiên. Ở chợ Tết vùng quê không nhiều hoa như ở thành phố, nhưng với người dân quê như thế này là quá sung túc, đủ đầy cho một năm mới sắp đến.

Những đứa trẻ con áo mới tinh tươm, nụ cười giòn vang khiến cho mùa xuân ấm áp và an lành hơn. Thực ra bọn trẻ con đi chợ Tết cuối năm cũng chỉ để xem người ta mua bán, xem không khí tết ùa về trên ngõ, xem những chiếc xe ô tô lớn chở đầy hoa đào.

Mùa xuân ùa về rộn rã trong những gian hàng bán bánh kẹo, năm nào cũng vậy, em thường giành phần chọn mua bánh kẹo. Những chiếc kẹo lấp lánh màu sắc, nằm ngoan ngoãn trong chiếc hộp nhỏ xinh khiến đứa trẻ háu ăn thèm thuồng. Và phiên chợ Tết mẹ cũng “hào phóng” hơn khi em đòi mua gì mẹ cũng cho.

Chợ Tết quê em đông đúc đến tận trưa mới vãn, ai cũng chất đầy túi những thứ cần thiết để đón năm mới. Ở gian hàng bán gia cầm dường như đông vui hơn vì có thêm âm thanh vui nhộn của những chú gà, vịt, ngan. Ngày Tết mọi người cũng phóng khoáng hơn trong việc mua sắm, mẹ em cũng mua rất nhiều thứ, và em thì cứ hí hửng theo sau xách đồ cho mẹ.

Ngày Tết đã về trên vùng quê nghèo miền Trung quanh năm vất vả nhưng chợ Tết cuối năm là dịp để mọi người trút bỏ nỗi lo, háo hức chuẩn bị đón một năm mới đến. Cho đến bây giờ, vào năm nào cũng vậy, em cứ chờ đến phiên chợ Tết để cảm nhận sự chuyển động của đất trời.

Tham khảo:

I. Mở bài

Giới thiệu đối tượng được miêu tả

II. Thân bài

a. Khái quát về chim công

Chim công còn có tên gọi khác là khổng tước - cái tên thanh cao đúng với dáng vẻ của loài chim này.Là loài động vật chỉ sinh sống sâu trong những cánh rừng nguyên sinh, hiện nay được con người đưa về các khu sở thú và trở nên gần gũi với chúng ta hơn.Trong sở thú, những chú công được giữ ở một khu riêng, ngăn cách bằng các hàng rào chắn cao. 

b. Miêu tả con chim đực

Con chim công đực là con đẹp hơn cả.Dáng chú công mảnh và cao, diện trên mình bộ lông màu lục óng ả như tơ.Điểm thu hút em nhất chính là bộ lông đuôi. Đuôi chú chim công đực có màu ánh đồng sang trọng.Mỗi sáng, chú ta lại đi ra khỏi tổ, quét chiếc đuôi dài của mình trên sân và làm động tác kiểu ngạo là khoe ra bộ lông đuôi sặc sỡ của mình. Khi xòe ra, chiếc đuôi trong như một chiếc quạt nan khổng lồ đính những vòng tròn đồng tiền như những viên ngọc bích với những lớp màu xanh lam, đỏ đồng, vàng và nâu nối tiếp nhau theo hình những tròn đồng tâm.Các màu sắc trên lông đuôi hòa vào nhau, tạo nên một bức chỉnh thể đẹp tựa tranh của một họa sĩ kì công tạo nên tác phẩm cho cuộc đời.Không phải lúc nào đến sở thú em cũng có thể nhìn thấy cảnh tượng chim công khoe ra bộ lông đuôi, nhưng may mắn là đã có lần em đã được nhìn thấy và cảm thấy choáng ngợp bởi nét đẹp tự nhiên trời ban của loài chim hoang dã này.Nét kiêu sa của chú chim không chỉ ở bộ lông đuôi mà còn ở chiếc mào đầu. Chiếc mào đầu có hình lá rẻ quạt, trông như một chiếc vương miện xứng đáng cho ngôi vương nhan sắc của loài chim công.

c. Miêu tả con chim cái

 Cũng mang những dáng vẻ như chim đực nhưng lại không có mào đầu và bộ lông đuôi lộng lẫy.Lông đuôi chú chim công cái ngắn, có viền ngoài màu nâu.Dù không được trời ban cho nhan sắc diễm lệ như chim đực nhưng những chú chim công cái lại không phải người đi “tán tỉnh” mà chính chim đực lại luôn là người đi thu hút chim cái bằng cách khoe bộ đuôi sặc sỡ của mình.

III. Kết bài

Nêu cảm nhận của em về đối tượng.
2 tháng 4 2022

hừm chả cần sửa đou:3 đọc cũng thấy được chỗ ý 2 ý em nên sửa lại thử đi, có thể nói là : Thân cây đa này rộng đến nỗi mà 4 người lớn ôm mới xuể:33

2 tháng 4 2022

em cảm ơn ạ 

21 tháng 11 2021

 

 

21 tháng 11 2021

tham khảo

 

I. Mở bài:

Giôn - xi giới thiệu về mình: Tôi là Giôn - xi, nhân vật trong truyện ngắn “chiếc lá cuối” cùng của O Hen - ri, là họa sĩ, sống cùng phòng với người bạn tên Xiu, lớn tuổi hơn 1 chút và cũng là họa sĩ nghèo. Mùa đông năm ấy, tôi bị sưng phổi nặng. Bệnh tật và nghèo túng khiến tôi trở nên tuyệt vọng không muốn sống nữa. Tôi đếm từng chiếc lá còn lại trên cây thường xuân, chờ khi nào chiếc lá cuối cùng rụng nốt thì tôi cũng buông xuôi, lìa đời. Tôi được cụ Bơ - men cứu sống nhưng rồi cụ đã qua đời do bệnh viêm phổi. Sau khi khỏi bệnh, tôi mong muốn được ra thăm mộ cụ Bơ - men để tạ ơn.

II. Thân bài:

1. Một buổi sáng mùa xuân (tả vài nét) sau khi tôi đã khỏe hẳn nên cùng Xiu ra thăm mộ cụ Bơ - men

Tả vài nét về quang cảnh nơi yên nghỉ của cụ Bơ - men: Men theo con đường đất đỏ là đến một quả đồi cao ráo nơi cụ Bơ - men yên nghỉ, cỏ mọc xanh tốt, trên tấm bia có khắc ghi rất rõ dòng chữ họa sĩ Bơ - men. Xiu và tôi đã đặt bó hoa tươi lên mộ, kính cẩn nghiêng mình, tưởng niệm người quá cố. Không khí lặng im, quang cảnh trang nghiêm tôi nghe rất rõ tiếng gió thì thào trong lá cây.

2. Giôn - xi hồi tưởng nhớ lại:

a) Nhớ về tình trạng bệnh tật và nỗi tuyệt vọng

 

- Đứng trước mộ cụ Bơ - men, tôi nhớ lại những ngày vật lộn với căn bệnh quái ác và nỗi tuyệt vọng nghĩ đến cái chết. Ngày đó do bị bệnh viêm phổi rất nặng, cuộc sống lại nghèo đói, không có tiền chữa trị nên tôi trở nên tuyệt vọng. Nhìn lá thường xuân cứ rụng dần tôi bỗng nghĩ rằng khi chiếc lá cuối cùng kia rụng thì mình cũng sẽ lìa đời cho dù Xiu hết lòng săn sóc, động viên, an ủi nhưng tôi không thoát được nỗi tuyệt vọng đó. Thế rồi sau một đêm mưa to gió lớn khi kéo tấm rèm lên, cứ đinh ninh rằng chiếc lá cuối cùng đã rụng và mình sẽ chết, nhưng kì lạ là chiếc lá vẫn còn bám trên cuống. Tôi thấy mình nghĩ đến cái chết là có tội, sau đó là đòi ăn, uống sữa, soi gương, muốn được đi vẽ ở vịnh Na - Phơ. Bác sĩ đến khám thông báo bệnh của tôi đã đỡ nhiều.

- Điều đáng buồn là cụ Bơ - men không còn nữa bởi vì chính cụ đã đem tính mạng của mình để giành giật lấy sự sống cho tôi.

b) Nhớ hình ảnh và việc làm của cụ Bơ - men

- Giờ đây nhìn dòng chữ họa sĩ Bơ - men trên tấm bia mộ tôi bỗng nhớ lại hình ảnh của cụ khi còn sống. Những hình ảnh ấy vẫn còn in rõ trong tâm trí tôi, đó là một họa sĩ già, râu xồm thích uống rượu trông khó tính, dữ dằn chỉ hay chê bai những người yếu đuối nhưng tốt bụng, có lòng nhân từ.

- Nhớ nhất là những lời kể của Xiu về việc làm âm thầm vẽ chiếc lá cuối cùng thay cho chiếc lá đã rụng để cứu tôi thoát khỏi tình trạng tuyệt vọng bởi ý nghĩ vớ vẩn cho dù không được chứng kiến việc làm đó mà chỉ được nghe lại qua lời kể của xiu nhưng tôi hình dung ra rất rõ việc làm của cụ Bơ - men trong đêm mưa to gió lớn chiếc lá ấy đã cứu tôi khỏi tay lưỡi hái của tử thần, đối lại cụ Bơ - men bị viêm phổi do nhiễm lạnh và đã qua đời.

 

3. Suy nghĩ cảm xúc Giôn - xi

- Cụ Bơ - men đã hết lòng cứu mình, việc làm ấy thật cao cả, cụ đã hi sinh thầm lặng vì người khác đây quả thật là 1 con người có trái tim nhân hậu.

- Tôi ân hận và trách mình quá yếu đuối vẩn vơ không chỉ làm hại bản thân mình mà còn khiến cụ Bơ - men phải lo lắng đem tính mạng để dành giật sự sống cho tôi, giá như tôi không sống như thế thì giờ đây cụ Bơ - men không ra nông nỗi này.

- Mọi chuyện cũng đã xảy ra, không làm lại được nữa, tôi thầm mang ơn và tiếc thương cụ biết bao nhiêu

- Suy nghĩ về tác phẩm của cụ: Là kiệt tác

- Suy nghĩ về cuộc đời của cụ: Là 1 họa sĩ chân chính đầy tài năng, tâm huyết rất đáng cảm phục ngưỡng mộ:

- Lời thầm hứa: Giờ đây cụ không còn nữa, thầm hứa với cụ “cụ Bơ - men ơi! cháu hứa với cụ là không bao giờ yếu đuối phải có nghị lực và quý giá sự sống, học tập, phấn đấu theo tấm gương của cụ”.

III. Kết bài:

Khi mặt trời đã đứng bóng thì tôi cùng Xiu ra về, lòng tôi buồn rười rượi tôi cảm thấy tiếc thương cụ Bơ - men và thấy trống vắng vô cùng.Tự nhủ trong lòng, không bao giờ quên cụ Bơ - men thường xuyên ra thăng viếng mộ cụ…
lập dàn ý chi tiết cho một trong các đề bài sau:1. Tả một loài hoa mà em thích2. Tả một loại trái cây mà em thích 3. Tả một dàn dây leo4. Tả một cây non mới trồng5. Tả một cây cổ thụChú ý: Viết đủ theo hàng bên...
Đọc tiếp

lập dàn ý chi tiết cho một trong các đề bài sau:

1. Tả một loài hoa mà em thích

2. Tả một loại trái cây mà em thích 

3. Tả một dàn dây leo

4. Tả một cây non mới trồng

5. Tả một cây cổ thụ

Chú ý: Viết đủ theo hàng bên dưới.

................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

0