K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 4 2022

REFER

Giới Động vật được chia thành hai nhóm:

- Động vật có xương sống.

- Động vật không xương sống: Chiếm khoảng 95% các loài động vật, đa dạng về hình dạng, kích thước, lối sống.

- Động vật không xương sống bao gồm nhiều ngành: Ruột khoang, các ngành Giun, Thân mềm, Chân khớp,...

VD:

– Sống trong đất: Giun đất, bọ hung, …

– Sống dưới nước: cua, tôm, ốc, sứa, bạch tuộc, rươi, …

– Sống trên cạn: nhện, sâu, ốc sên, rết, bướm, …

3 tháng 4 2022

ĐV không xương sống là động vật không có xương cột sống. MT sống đa dạng như: dưới nước, trên cạn,....

12 tháng 3 2022

Ngành động vật không xương sống

Đặc điểm nhận biết

Đại diện

Vai trò và tác hại

Ruột khoang

Cơ thể đối xứng tỏa tròn, chỉ có một lỗ miệng

Sứa, thủy tức

- Làm thức ăn cho con người

- Cung cấp nơi ẩn náu cho động vật khác

- Tạo cảnh quan thiên nhiên độc đáo ở biển

- Một số loài gây hại

Các ngành Giun

Cơ thể dài, đối xứng hai bên; phân biệt đầu, thân

Giun đất, sán lá gan

- Làm tơi xốp đất, làm thức ăn cho gia súc, gia cầm

- Một số loài giun khác có hại cho người và động vật

Thân mềm

- Cơ thể mềm, không phân đốt

- Đa số các loài có lớp vỏ cứng bao bên ngoài cơ thể

Trai, ốc, sò

- Làm thức ăn cho con người

- Lọc sạch nước bẩn

- Ốc sên gây hại cho cây trồng

Chân khớp

- Có bộ xương ngoài bằng kitin

- Các chân phân đốt, có khớp động

Tôm, cua

- Làm thức ăn cho con người

- Thụ phấn cho cây trồng

- Có loài gây hại cho cây trồng

- Là vật trung gian truyền bệnh

 
12 tháng 3 2022

cảm ơn cậu nha :3

Đặc điểm chung

- Có xương sống chạy dọc cơ thể

- Sinh sản hữu tính

- Bộ xương trong bằng sụn hoặc bằng xương với dây sống hoặc cột sống làm trụ

- Hô hấp bằng mang hoặc bằng phổi

- Hệ thần kinh dạng ống ở mặt lưng

Môi trường sống

- Lớp cá: dưới nước.

- Lưỡng cư: Vừa nước vừa cạn.

- Bò sát: trên cạn và dưới nước.

- Lớp chim: trên cạn.

- Lớp thú: cả trên cạn và dưới nước.

13 tháng 3 2022

tham khảo

Động vật có xương sống (danh pháp khoa học: Vertebrata) là một phân ngành của động vật có dây sống, đặc biệt là những loài với xương sống hoặc cột sống. Khoảng 57.739 loài động vật có xương sống đã được miêu tả. Động vật có xương sống đã bắt đầu tiến hóa vào khoảng 530 triệu năm trước trong thời kỳ của sự bùng nổ kỷ Cambri, một giai đoạn trong kỷ Cambri (động vật có xương sống đầu tiên được biết đến là Myllokunmingia). Các xương của cột sống được gọi là xương sống. Vertebrata là phân ngành lớn nhất của động vật có dây sống và bao gồm phần lớn các loài động vật mà nói chung là rất quen thuộc đối với con người (ngoài côn trùng). Cá (bao gồm cả cá mút đá, nhưng thông thường không bao gồm cá mút đá myxin, mặc dù điều này hiện nay đang gây tranh cãi), động vật lưỡng cư, bò sát, chim và động vật có vú (bao gồm cả người) đều là động vật có xương sống. Các đặc trưng bổ sung của phân ngành này là hệ cơ, phần lớn bao gồm các khối thịt tạo thành cặp, cũng như hệ thần kinh trung ương một phần nằm bên trong cột sống. Các đặc trưng xác định khác một động vật thuộc loại có xương sống là xương sống hay tủy sống và bộ khung xương bên trong.

Bộ khung xương bên trong để xác định động vật có xương sống bao gồm các chất sụn hay xương, hoặc đôi khi là cả hai. Bộ khung xương ngoài trong dạng lớp áo giáp xương đã là chất xương đầu tiên mà động vật có xương sống đã tiến hóa. Có khả năng chức năng cơ bản của nó là kho dự trữ phốtphat, được tiết ra dưới dạng phosphat calci và lưu trữ xung quanh cơ thể, đồng thời cũng góp phần bảo vệ cơ thể luôn. Bộ khung xương tạo ra sự hỗ trợ cho các cơ quan khác trong quá trình tăng trưởng. Vì lý do này mà động vật có xương sống có thể đạt được kích thước lớn hơn động vật không xương sống, và trên thực tế về trung bình thì chúng cũng lớn hơn. Bộ xương của phần lớn động vật có xương sống, ngoại trừ phần lớn các dạng nguyên thủy, bao gồm một hộp sọ, cột sống và hai cặp chi. Ở một số dạng động vật có xương sống thì một hoặc cả hai cặp chi này có thể không có, chẳng hạn ở rắn hay cá voi. Đối với chúng, các cặp chi này đã biến mất trong quá trình tiến hóa.

Hộp sọ được coi là tạo thuận lợi cho sự phát triển của khả năng nhận thức do nó bảo vệ cho các cơ quan quan trọng như não bộ, mắt và tai. Sự bảo vệ này cũng được cho là có ảnh hưởng tích cực tới sự phát triển của tính phản xạ cao đối với môi trường thường tìm thấy ở động vật có xương sống.

Cả cột sống và các chi về tổng thể đều hỗ trợ cho cơ thể của động vật có xương sống. Sự hỗ trợ này tạo điều kiện thuận lợi cho chuyển động. Chuyển động của chúng thường là do các cơ gắn liền với xương hay sụn. Hình dạng cơ thể của động vật có xương sống được tạo ra bởi các cơ. Lớp da che phủ phần nội tạng của cơ thể động vật có xương sống. Da đôi khi còn có tác dụng như là cấu trúc để duy trì các lớp bảo vệ, chẳng hạn vảy sừng hay lông mao. Lông vũ cũng được gắn liền với da.

Phần thân của động vật có xương sống là một khoang rỗng chứa các nội tạng. Tim và các cơ quan hô hấp được bảo vệ bên trong thân. Tim thường nằm phía dưới mang hay giữa các lá phổi.

Hệ thần kinh trung ương của động vật có xương sống bao gồm não bộ và tủy sống. Cả hai đều có đặc trưng là rỗng. Ở động vật có xương sống bậc thấp thì não bộ chủ yếu kiểm soát chức năng của các thụ quan. Ở động vật có xương sống bậc cao thì tỷ lệ giữa não bộ và kích thước cơ thể là lớn hơn. Não bộ lớn hơn như vậy làm cho khả năng trao đổi thông tin giữa các bộ phận của não bộ là cao hơn. Các dây thần kinh từ tủy sống, nằm phía dưới não bộ, mở rộng ra đến lớp da, các nội tạng và các cơ. Một số dây thần kinh nối trực tiếp với não bộ, kết nối não với tai và phổi.

Động vật có xương sống có thể tìm thấy ngược trở lại tới Myllokunmingia trong thời kỳ của sự bùng nổ kỷ Cambri (530 triệu năm trước). Cá không quai hàm và có mai (lớp Ostracodermi của kỷ Silur (444-409 triệu năm trước) và các loài động vật răng nón (lớp Conodonta)- một nhóm động vật có xương sống tương tự như lươn với đặc trưng là nhiều cặp răng bằng xương.

13 tháng 3 2022

Tham khảo:

 Động vật không xương sống: (thân lỗ, ruột khoang, giun dẹp, giun tròn, thân mềm, giun đốt, chân khớp, da gai) 
+ Không có bộ xương trong 
+ Bộ xương ngoài (nếu có) bằng kitin 
+ Hô hấp thẩm thấu qua da hoặc bằng ống khí 
+ Thần kinh dạng hạch hoặc chuỗi hạch ở mặt bụng 

- Hầu hết sống ở nước ngọt

13 tháng 3 2022

tham khảo

 Động vật không xương sống: (thân lỗ, ruột khoang, giun dẹp, giun tròn, thân mềm, giun đốt, chân khớp, da gai) 
+ Không có bộ xương trong 
+ Bộ xương ngoài (nếu có) bằng kitin 
+ Hô hấp thẩm thấu qua da hoặc bằng ống khí 
+ Thần kinh dạng hạch hoặc chuỗi hạch ở mặt bụng 

- Hầu hết sống ở nước ngọt

28 tháng 4 2016

Câu 1 :Động vật có xương sống có đặc điểm là : 
- Là động vật 
- có xương sống chạy dọc cơ thể 
- Sinh sản hữu tính ( trong tự nhiên )( có giống đực và giống cái )
Câu 2 :- Đầu cá thon nhọn về phía trước giúp giảm sức cản của dòng nước 

- Da cá đc bao bọc bởi 1 lớp chất nhầy, đồng thời vẩy cá đc sắp sếp theo 1 chiều theo chiều di chuyển giảm ma sat của thân cá với nước 
- Cá hô hấp bằng mang, các phiến mang sếp song song và ngược chiều dòng nước giúp cá hô hấp tốt, hiệu quả cao 
- Cá di chuyển nhờ cử động thân và quan trọng là cử đọng của vây đuôi, vây ngực, các vây này có khung xương cứng và cơ vận động khỏe giúp cá di chuyển ngay cả trong khi bơi ngược dòng
 

Refer:

ĐỘNG VẬT CÓ XƯƠNG SỐNG
Động vật có xương sống hay còn gọi là Ngành Dây sống gồm những động vật có miệng thứ sinh và có những đặc điêm sau:
Có một trục chống đỡ đàn hồi chạy dọc lưng là dây sống ở nhóm thấp hoặc xương sống ở nhóm cao, giữ cho cơ thể có hình dạng ổn định.
Có hệ thần kinh tập trung phía trên dây sống thành ống thần kinh trung ương, phía đầu phình thành não bộ, phía sau là tủy sống.
Có phần đầu của ống tiêu hóa là hầu có thủng các khe mang làm nhiệm vụ hô hấp ở nhóm nguyên thủy, ở nhóm cao là các lá mang. Nhóm động vật cao mang chỉ tồn tại ở giai đoạn phôi.
Có đuôi sau hậu môn, là phần kéo dài của dây sống và cơ thân, có chức năng vận chuyển và điều chỉnh thăng bằng.
ĐỘNG VẬT KHÔNG CÓ XƯƠNG SỐNG
Động vật không có xương sống được gọi chung là loại động vật thân mềm (điển hình là giun) sống chủ yếu trong môi trường nước (ngoại trừ một số loài như Giun - sống trong môi trường đât...) có cấu tạo cơ thể là tập hợp các tế bào (không có xương - thân mềm) ban đầu cơ thể chuyển hóa từ động vật nguyên sinh rồi dần tới giáp xác, da gai, cơ thể của chúng có thể có lớp vỏ chống thấm nước.
Hệ thần kinh của chúng tiến hóa dần từ dạng thần kinh mạng lưới giống như ở thủy tức,rồi đến dạng chuỗi hạch, dạng bậc thang kép như ở giun đốt, chân khớp hay thân mềm.

13 tháng 5 2022

tham khảo

Động vật không xương sốngĐộng vật có xương sống
– Không có bộ xương trong. Bộ xương ngoài (nếu có) bằng kitin.

 

– Hô hấp thẩm thấu qua da hoặc bằng ống khí.

– Thần kinh dạng hạch hoặc chuỗi hạch ở bụng. (Thân lỗ, Ruột khoang, Giun dẹp, Giun tròn, Thân mềm, Giun đốt, Chân khớp, Da gai)

– Bộ xương trong bằng sụn hoặc bằng xương với dây sống hoặc cột sống làm trụ.

 

–Hô hấp bằng mang hoặc bằng phổi.

– Hệ thần kinh dạng ống ở mặt lưng, (nửa dây sống, Cá miệng tròn, Cá sụn, Cá xương, Lưỡng cư, Bò sát, Chim, Thú).

4 tháng 2 2017

vai trò của cá

undefined

môi trường sống : dưới nước

vai trò và đặc điểm của lưỡng cư

Trình bày đặc điểm chung của Lưỡng cư.
Là động vật có xương sống thích nghi với đời sống vừa ở nước vừa ở cạn:
- Da trần, ẩm ướt. Di chuyển bằng 4 chi.
- Hô hấp bằng phổi và bằng da.
- Tim 3 ngăn, 2 vòng tuần hoàn, tâm thất chứa máu pha. - Sinh sản trong môi trường nước, thụ tinh ngoài.
- Nòng nọc phát triển qua biến thái.
- Là động vật biến nhiệt.
b. Nêu vai trò của Lưỡng cư đối với con người.
- Có ích cho nông nghiệp: tiêu diệt sâu bọ phá hại mùa màng, tiêu diệt sinh vật trung gian gây bệnh.
- Có giá trị thực phẩm: ếch đồng - Làm thuốc chữa bệnh: bột cóc, nhựa cóc.
- Là vật thí nghiệm trong sinh lý học: ếch đồng.

6 tháng 2 2017

1. Lớp bò sát

a. Đặc điểm chung

- Động vật có xương sống, thích nghi với đời sống ở cạn

- Da khô, cơ thể được bao bọc bởi tấm vảy sừng hoặc tấm xương bì, ít tuyến da

- Cổ dài, chi yếu, đầu ngón có vuốt sắc

- Đa số có màng nhĩ, mắt có mí

- Hô hấp hoàn toàn bằng phổi

- Tim 3 ngăn (trừ cá sấu 4 ngăn) Đã có vách ngăn tâm thất chưa hoàn toàn, máu đi nuôi cơ thể là máu pha.

- Động vật biến nhiệt.

- Phân tính: có con đực và con cái. Thụ tinh trong, con đực có cơ quan giao phối. Trứng lớn có vỏ dai hay thấm vôi.

b. Nơi sống

- Trên mặt đất: thằn lằn

- Trên cây và bay

- Dưới mặt đất

- Sống dưới nước: cá sấu, ba ba

c. Vai trò

- Nông nghiệp: tiêu diệt sâu bọ, chuột đồng...

- Có giá trị thực phẩm: thịt rắn, ba ba...

- Làm dược liệu: tắc kè...

- Sản phầm mỹ nghệ...

- Da cá sấu, rắn lớn ... làm nguyên liệu cho công nghiệp thuộc da

2. Chim

a. Đặc điểm

- Động vật có xương sống, thích nghi với đời sống bay lượn

- Có hình dạng ô van ngắn, chi trước biến thành cánh, chi sau biến đổi khác nhau để thích nghi với sống trên cây, đi trên cạn...

- Da mỏng, lông vũ bao phủ gần khắp cơ thể

- Tim 4 ngăn, máu đi nuôi cơ thể không bị pha trộn

- Hô hấp bằng phổi, có hệ thống túi khí phát triển len lỏi dưới các nội quan, giúp chim cách nhiệt giảm trọng lượng, hô hấp chủ yếu khi bay

- Động vật hằng nhiệt

- Thụ tinh trong

b. Môi trường sống

- Trên cây, bay và trên mặt đất

- Dưới nước: chim cánh cụt

c. Vai trò

- Nông nghiệp: chim ăn sâu bọ, côn trùng tiêu diệt số lượng lớn sâu bọ và côn trùng gây hại cho cây trồng

- Chim ăn quả rừng giúp cho việc phát tán cây rừng

- Chim hút mật: giúp hoa thụ phấn

- Làm thực phẩm

- Làm cảnh

- Lông nhiều loại chim có giá trị công nghiệp: làm gối, áo khoác...

3. Thú

a. Đặc điểm của thú

- Động vật có xương sống, sống chủ yếu trên cạn

- Cơ thể phủ lông mao, trù 1 số ít loài ko có lông

- Vỏ da có nhiều tuyến

- Bộ răng phân hóa

- Thị giác, thính giác phát triển

- Tim 4 ngăn, hồng cầu không nhân và lõm 2 mặt

- Hô hấp bằng phổi, phổi có cấu tạo hoàn chỉnh

- Động vật đẳng nhiệt

- Cơ quan giao phối có ở tất cả các loài thú. Thụ tinh trong.

b. môi trường sống

- Chủ yếu sống trên cạn

- dưới đất: chuột đồng, tê tê, chuột chũi

- sống ở cây: linh trưởng, thú túi

- Ở nước: thú mỏ vịt

c. Vai trò

- Cung cấp thực phẩm, sức kéo, làm dược liệu, làm đồ trang sức, mỹ nghệ

- Lấy thịt, da, lông

13 tháng 12 2021

TK: Thực vật và động vật thích nghi với môi trường khắc nghiệt, khô hạn của hoang mạc bằng cách tự hạn chế sự mất nước, đồng thời tăng cường dự trữ nước và chất dinh dưỡng trong cơ thể. ... 

13 tháng 12 2021

2.

Để thích nghi với môi trường khắc nghiệt và khô hạn, động thực vật đã tự hạn chế sự mất hơi nước trong cơ thể như đối với thực vật thì biến thành gai, thân cây bọc sáp…đối với động vật thì chui vào hang, vùi mình xuống cát, kiếm ăn ban đêm.

Ngoài ra, còn tăng cường dự trữ nước và chất dinh dưỡng trong cơ thể. Đối với thực vật thì thân cây hình chai, rễ dài…động vật thì chịu đói, chịu khát giỏi, uống nhiều nước, chạy nhanh, đi xa để tìm nước…

10 tháng 10 2018

Đáp án : A.