K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:Napoleon – người chinh phục cả thế giới – đã nói: “Những ngày hạnh phúc thực sự của tôi gộp lại chưa được một tuần”, còn Helen Keller – người phải gánh chịu ba tầng khuyết tật: mù, câm, điếc – lại nói: “Cuộc đời tôi không có một ngày nào là không hạnh phúc.”Chúng ta không thể tùy tiện bình phẩm giá trị quan và hạnh phúc của người khác. Không bám víu vào sự đánh...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Napoleon – người chinh phục cả thế giới – đã nói: “Những ngày hạnh phúc thực sự của tôi gộp lại chưa được một tuần”, còn Helen Keller – người phải gánh chịu ba tầng khuyết tật: mù, câm, điếc – lại nói: “Cuộc đời tôi không có một ngày nào là không hạnh phúc.”

Chúng ta không thể tùy tiện bình phẩm giá trị quan và hạnh phúc của người khác. Không bám víu vào sự đánh giá hay thương hại của người khác, chỉ có chủ kiến của riêng mình mới sản sinh ra sự mãn nguyện và lòng biết ơn, điều này sẽ dẫn tới hạnh phúc.

Có khi nào tự bản thân bạn đã thấy hài lòng và vui vẻ rồi, nhưng để thuận mắt “người thứ ba ”không rõ chân tướng mà bạn cứ phải nhìn trước ngó sau? Nỗi bất mãn ngày một lớn dần của bạn có xuất phát từ việc quá bận tâm đến người khác không?

Tất nhiên không thỏa mãn với hiện tại, luôn buộc chính mình phải phấn đấu hơn nữa trong cuộc sống là một phẩm chất hết sức quý giá với sự trưởng thành của bản thân. Bên cạnh đó cũng có giả thuyết cho rằng ý niệm bản ngã của chúng ta giống như một chiếc gương tạo nên từ sự đánh giá và công nhận từ người khác.Nhưng cần phải tự do, không bị ràng buộc bởi cái nhìn của người khác, như thế mới có thể tin vào cách sống của bản thân và cảm thấy hạnh phúc...

Tôi xin hỏi:

- Hôm nay, bạn là chủ nhân của hạnh phúc bản thân, hay nô lệ của ánh mắt người đời?

Triết lí sống của riêng bạn là gì? Bạn có đủ dũng khí biến triết lí đó thành sự thật?

( Trưởng thành sau ngàn lần tranh đấu, RandoKim, Kim Ngân dịch

NXB Hà Nội 2016, tr. 249-250)

Câu 1: Nêu phương thức biểu đạt chính của đoạn trích

Câu 2: Theo tác giả, chủ kiến kiến riêng của con người sẽ sản sinh ra những điều gì?

Câu 3: Vì sao tác giả cho rằng: Chúng ta không thể tùy tiện bình phẩm giá trị quan và hạnh phúc của người khác?

Câu 4: Nêu thông điệp ý nghĩa nhất đối với anh/ chị.

0
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới. Yêu người, đó là một truyeèn thống cũ. "Chinh phụ ngâm", "Cung oán ngâm khúc" đã nói đến con người . Nhưng dù sao cũng là bàn đến  một hạng người. Với " Kiều", Nguyễn Du đã nói đến cả xã hội  người. Với "Chiêu hồn", cong người trong cái chết. "Chiêu hồn", con người trong từng giới, từng loài, "mười loài là những loài nào" với...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới.

 Yêu người, đó là một truyeèn thống cũ. "Chinh phụ ngâm", "Cung oán ngâm khúc" đã nói đến con người . Nhưng dù sao cũng là bàn đến  một hạng người. Với " Kiều", Nguyễn Du đã nói đến cả xã hội  người. Với "Chiêu hồn", cong người trong cái chết. "Chiêu hồn", con người trong từng giới, từng loài, "mười loài là những loài nào" với những nét cộng đồng phổ biến, điển hình của từng loài một". [...]

  Tôi muốn nói đến bài văn "Chiêu hồn", một tác phẩm có một không hai trong nền văn học chúng ta. (Nghĩ mà xem, trước "Chiêu hồn", chưa hề có bài văn nào đem cái "run rẩy mới" ấy vào văn học. Sau " Chiêu hồn" đã mở rộng địa dư của nó qua một vùng xưa nay ít ai động tới: cõi chết.

(Theo Tuyển tập Chế Lan Viên )

Xác định đối tượng được so sánh.

1
25 tháng 4 2018

- Đối tượng được so sánh: Chinh phụ ngâm, Cung oán ngâm, Truyện Kiều

- Đối tượng so sánh: Văn chiêu hồn

Câu 1 (3,0 điểm). Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: “…Em thân yêu! Buổi sáng ấy, khi kênh thời sự đưa tin trên toàn thế giới đã có hơn một trăm triệu người mắc Covid-19 và hơn hai triệu người bị "tử thần Covid" cướp đi sự sống; còn ở đất nước mình, dịch đang bùng phát trở lại và có thêm nhiều ca mắc mới thì đó cũng chính là lúc mẹ trở dạ sinh em. Chao ôi! Chị không thể nhớ nổi...
Đọc tiếp

Câu 1 (3,0 điểm). Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: “…Em thân yêu! Buổi sáng ấy, khi kênh thời sự đưa tin trên toàn thế giới đã có hơn một trăm triệu người mắc Covid-19 và hơn hai triệu người bị "tử thần Covid" cướp đi sự sống; còn ở đất nước mình, dịch đang bùng phát trở lại và có thêm nhiều ca mắc mới thì đó cũng chính là lúc mẹ trở dạ sinh em. Chao ôi! Chị không thể nhớ nổi cảm xúc của mình lúc đó như thế nào nữa. Chỉ biết rằng, rất nhanh chóng, phòng cách ly của mẹ biến thành phòng để sinh em. Các cô, các bác y tá, bác sĩ đều khẩn trương nhất có thể. Còn chị, chị ở phòng bên này ngóng sang bên đó, chờ đợi em trong cuộc hành trình đến với thế giới này. Chị hết đứng lên, ngồi xuống không yên. Đúng là ai chưa từng chờ đợi trong lo âu, phấp phỏng thì sẽ chẳng bao giờ cảm nhận được thời gian chờ đợi nặng nề, lê thê đến thế nào. ...Em à! Chị thật may mắn khi được ở đây trong những ngày qua. Thời gian gần một tháng trời đã cho chị hiểu rằng bên trong tấm biển "khu vực cách ly đặc biệt" kia không phải là những điều đáng sợ như người ta vẫn tưởng mà là cả một thế giới của sự ân cần chăm sóc, của những tấm lòng ấm áp yêu thương. Thế giới có những anh hùng thầm lặng, sẵn sàng cho đi mà không đòi hỏi bất cứ thứ gì. Nơi đây đã cho chị biết hạnh phúc không phải chỉ là được ăn ngon, mặc đẹp, được thoả sức vui chơi mà là được sống trong niềm tin về tình yêu thương giữa con người…” (Trích bức thư gửi em bé sinh ra trong bệnh viện, nơi người mẹ đang điều trị Covid19 của Đào Anh Thư (học sinh lớp 8A2, trường THCS Nguyễn Huy Tưởng, huyện Đông Anh, Hà Nội) a. Xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn trích trên. b. Chỉ ra thành phần khởi ngữ trong câu sau: “Còn chị, chị ở phòng bên này ngóng sang bên đó, chờ đợi em trong cuộc hành trình đến với thế giới này” c. Tìm và phân tích tác dụng của một biện pháp tu từ trong câu văn: “Nơi đây đã cho chị biết hạnh phúc không phải chỉ là được ăn ngon, mặc đẹp, được thoả sức vui chơi mà là được sống trong niềm tin về tình yêu thương giữa con người” ĐỀ THI THỬ LẦN 1 d. Trong đoạn trích tác giả viết: “Thế giới có những anh hùng thầm lặng, sẵn sàng cho đi mà không đòi hỏi bất cứ thứ gì”. Theo em, những anh hùng thầm lặng đó là ai? Hãy bộc lộ tình cảm của em về những con người đó bằng 3- 5 câu văn. Câu 2 (2.0 điểm). Từ nội dung đoạn trích trên, em hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) bàn về ý nghĩa của tình yêu thương trong cuộc sống. Câu 3 (5.0 điểm). Cảm nhận của em về 2 đoạn thơ sau: “Bỗng nhận ra hương ổi Phả vào trong gió se Sương chùng chình qua ngõ Hình như thu đã về” (Sang thu, Hữu Thỉnh) “Mọc giữa dòng sông xanh Một bông hoa tím biếc Ơi con chim chiền chiện Hót chi mà vang trời Từng giọt long lanh rơi Tôi đưa tay tôi hứng.” (Mùa xuân nho nhỏ, Thanh Hải)

1
11 tháng 3 2022

1.

a. PTBĐ chính: tự sự

b. KN: Còn chị

c. BPTT liệt kê: ăn ngon, mặc đẹp, thỏa sức vui chơi

=> Tác dụng: liệt kê ra những nhu cầu của con người để phủ định chúng.

d. Những anh hùng thầm lặng đó chính là những y bác sĩ, những tình nguyện viên ngày đêm chống giặc, những nhà hảo tâm không ngại gian khổ, vất vả, nguy hiểm để hỗ trợ tuyến đầu chống giặc. Đối với những người anh hùng thầm lặng đó, em cảm thấy rất biết ơn họ, trân trọng sự hi sinh, nỗ lực của họ... 

2. HS viết đoạn văn 200 chữ bàn về ý nghĩa của tình yêu thuơng. Gợi ý:

+ Giải thích tình yêu thương là gì?

+ Biểu hiện của tình yêu thương.

+ Ý nghĩa của tình yêu thương.

+ Dẫn chứng cụ thể.

+ Bài học liên hệ bản thân

Đọc đoạn văn sau và thực hiện theo yêu cầu:“Than ôi! Người ta thường nói:“Cứng quá thì gãy”. Kẻ sĩ chỉ lo không cứng cỏi được, còn gãy hay không là việc của trời. Sao lại đoán trước là sẽ gãy mà chịu đổi cứng ra mềm?Ngô Tử Văn là một chàng áo vải. Vì cứng cỏi cho nên dám đốt cháy đền tà, chống lại yêu ma, làm một việc hơn cả thần và người. Bởi thế được nổi...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và thực hiện theo yêu cầu:

“Than ôi! Người ta thường nói:“Cứng quá thì gãy”. Kẻ sĩ chỉ lo không cứng cỏi được, còn gãy hay không là việc của trời. Sao lại đoán trước là sẽ gãy mà chịu đổi cứng ra mềm?

Ngô Tử Văn là một chàng áo vải. Vì cứng cỏi cho nên dám đốt cháy đền tà, chống lại yêu ma, làm một việc hơn cả thần và người. Bởi thế được nổi tiếng và được giữ chức vị ở Minh ti, thật là xứng đáng. Vậy kẻ sĩ, không nên kiêng sợ sự cứng cỏi.”

(Trích Chuyện Chức Phán sự đền Tản Viên, SGK Ngữ văn 10, trang 60, tập II, NXBGD 2006)

Câu văn nào trong văn bản có ý bác bỏ quan niệm “đổi cứng ra mềm” của những kẻ sĩ cơ hội, cầu an? Cách bác bỏ thuyết phục người đọc nhờ dựa trên cơ sở nào?

1
24 tháng 3 2017

- Câu văn trong văn bản có ý bác bỏ quan niệm “đổi cứng ra mềm” của những kẻ sĩ cơ hội, cầu an: Vậy kẻ sĩ, không nên kiêng sợ sự cứng cỏi.

- Cách bác bỏ thuyết phục người đọc dựa trên cơ sở:

   + Lí lẽ: Than ôi! Người ta vẫn nói: “Cứng quá thì gãy”. Kẻ sĩ chỉ lo không cứng cỏi được, còn gãy hay không là việc của trời.

   + Dẫn chứng thực tế: hành động của Ngô Tử Văn được ngợi ca

Bài tập đọc hiểuĐọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầuCàng nhiều tuổi, tôi càng nhận ra mức độ tác động của thái độ sống đối với cuộc đời của mỗi người. Theo tôi, thái độ sống còn quan trọng hơn cả những gì diễn ra trên thực tế. Nó quan trọng hơn cả quá khứ, hơn cả học thức, hơn cả tiền tài, hơn cả hoàn cảnh, hơn cả thất bại, hơn cả thành công, hơn cả những gì người khác...
Đọc tiếp

Bài tập đọc hiểu

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu

Càng nhiều tuổi, tôi càng nhận ra mức độ tác động của thái độ sống đối với cuộc đời của mỗi người. Theo tôi, thái độ sống còn quan trọng hơn cả những gì diễn ra trên thực tế. Nó quan trọng hơn cả quá khứ, hơn cả học thức, hơn cả tiền tài, hơn cả hoàn cảnh, hơn cả thất bại, hơn cả thành công, hơn cả những gì người khác nghĩ, nói hoặc làm. Nó hơn cả vẻ bề ngoài, tài năng hoặc kĩ năng. Nó có thể tạo dựng hoặc phá hủy cả một gia đình, một doanh nghiệp. Điều đáng chú ý nhất, đó là mỗi ngày chúng ta đều có quyền lựa chọn thái độ sống cho ngày hôm đó. Quá khứ chắc chắn ta không thay đổi được. Chúng ta cũng không thể thay đổi được sự thật rằng mỗi người có cách hành xử khác nhau. Chúng ta cũng không thể biến đổi những gì không thể biến đổi. Điều duy nhất chúng ta có thể làm là thay đổi thái độ sống của chính mình. Tôi tin cuộc sống là 10% những gì xảy ra với tôi, và 90% còn lại nằm ở cách tôi phản ứng với sự việc đó. Và với bạn cũng tương tự như thế - ta là người quyết định thái độ sống của ta.

Charles Swindoll

(Trong sách Bài học cuộc sống của Brian E. Bartes, NXB Phụ nữ, 2014, tr.24)

Câu 1: Xác định kiểu văn bản, phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên.

Câu 2: Xác định chủ đề của đoạn trích.

Câu 3: Chỉ ra và phân tích hiệu quả diễn đạt của một biện pháp tu từ trong đoạn sau: Nó quan trọng hơn cả quá khứ, hơn cả học thức, hơn cả tiền tài, hơn cả hoàn cảnh, hơn cả thất bại, hơn cả thành công, hơn cả những gì người khác nghĩ, nói hoặc làm. Nó hơn cả vẻ bề ngoài, tài năng hoặc kĩ năng. Nó có thể tạo dựng hoặc phá hủy cả một gia đình, một doanh nghiệp.

1
30 tháng 1 2022

Câu 1: Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận
Câu 2: Chủ để của đoạn trích: Thái độ sống còn quan trọng hơn cả những gì diễn ra trên thực tế

Đề bài: “hãy nhìn ra thế giới xung quanh để thấy rằng bạn vẫn còn hạnh phúc so với những đau khổ mà người khác đang phải gánh chịu.”1.Mở bài: Giới thiệu câu nói của tác giả cần phân tích (2-3 câu).Thân bài: Liệt kê có tất cả bao nhiêu luận điểm (nội dung chính). Mỗi luận điểm có bao nhiêu luận cứ (để mô tả chi tiết, giải thích, chứng minh, bình luận) cho luận điểm đó.2.Luận điểm 1: Giới thiệu sơ...
Đọc tiếp

Đề bài: “hãy nhìn ra thế giới xung quanh để thấy rằng bạn vẫn còn hạnh phúc so với những đau khổ mà người khác đang phải gánh chịu.”

1.Mở bài: Giới thiệu câu nói của tác giả cần phân tích (2-3 câu).

Thân bài: Liệt kê có tất cả bao nhiêu luận điểm (nội dung chính). Mỗi luận điểm có bao nhiêu luận cứ (để mô tả chi tiết, giải thích, chứng minh, bình luận) cho luận điểm đó.

2.Luận điểm 1: Giới thiệu sơ lược về Bối cảnh hiện tại ( Dịch COVID-19, TPHCM, người dân khó khăn )

3.Luận điểm 2: Tác động của Dịch COVID-19 đến Việt Nam và Thế giới.

4.Luận điểm 3: Một số trường hợp nổi bật ơi TP.HCM bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch COVID-19.

5.Luận điểm 4: Chúng ta so với những người bị tác động nặng nề của Dịch COVID-19 để lại hậu quả ?

6.Luận điểm 5: Chúng ta hạnh phúc … (như câu đề bài yêu cầu)

7.Vậy chúng ta sẽ làm gì để chia sẻ bớt sự đau khổ cho người khác và làm cho cuộc sống của chúng ta tốt đẹp hơn?

8.Kết luận: Thái độ, suy nghĩ sống tích cực của từng người. Phải có Hs chí phấn đấu, vượt qua nghịch cảnh để tiến thân và chia sẻ, đồng cảm với những người kém may mắn hơn, giúp đỡ người khác khi có thể, lần tỏa tình yêu thương và lòng nhân ái.

0
I.PHẦN ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)Đọc ngữ liệu sau và thực hiện yêu cầu bên dướiGÁNH MẸCho con gánh mẹ một lần,Cả đời mẹ đã tảo tần gánh con.Cho con gánh mẹ đầu non,Cả lòng mẹ đã gánh con biển trời...Ngày xưa mẹ gánh à ơi!Con xin gánh lại những lời mẹ ru.Đường đời sương gió mịt mù,Vì con hạnh phúc chẳng từ gian nan...Để con gánh mẹ đừng can,Sợ khi mẹ mất muộn màng gánh ai?Cho con gánh cả tháng...
Đọc tiếp

I.PHẦN ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)

Đọc ngữ liệu sau và thực hiện yêu cầu bên dưới

GÁNH MẸ

Cho con gánh mẹ một lần,
Cả đời mẹ đã tảo tần gánh con.
Cho con gánh mẹ đầu non,
Cả lòng mẹ đã gánh con biển trời...
Ngày xưa mẹ gánh à ơi!
Con xin gánh lại những lời mẹ ru.
Đường đời sương gió mịt mù,
Vì con hạnh phúc chẳng từ gian nan...
Để con gánh mẹ đừng can,
Sợ khi mẹ mất muộn màng gánh ai?
Cho con gánh cả tháng dài,
Gánh qua năm ròng những ngày đắng cay.
Cho con... gánh cả đôi vai,
Thân cò lặn lội sớm mai vai gầy.
Mẹ già lá sắp xa cây
Lỡ đâu lá rụng tội này gánh sao?
Mẹ ơi sóng biển dạt dào,
Con sao gánh hết công lao một đời.
Bông hồng cài áo đúng nơi,
Đâu bằng bông hiếu giữa trời bao la.
Cho con gánh lại mẹ già,
Để sau người gánh chính là con con...

                                                       (Quách Beem)

Câu 1. (1,0 điểm) Đoạn trích trên sử dụng phương thức biểu đạt chính nào?

 

Câu 2. (1,0 điểm) Em hiểu nghĩa của từ “gánh” trong đoạn trích là gì?

 

Câu 3. (2,0 điểm) Tìm, gọi tên và nêu tác dụng của các biện pháp tu từ có trong đoạn trích.

-

Câu 4. (2,0 điểm) Thông điệp mà đoạn trích trên gửi đến chúng ta là gì?

II.Viết (14,0 điểm)

Câu 1. (4,0 điểm)

Từ nội dung phần đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ của em về tình mẫu tử.

Câu 2. (10,0 điểm)

Hãy kể lại giấc mơ gặp và trò chuyện cùng Thánh Gióng. Trong cuộc đối thoại, Thánh Gióng đã khuyên em cần phải làm thế nào để trở thành tráng sĩ? 

2
8 tháng 3 2022

Câu 1. Biểu cảm

Câu 2. gánh ở đây nghĩa là chăm sóc, chăm lo, bảo vệ cho một ai đó.

Câu 3.  + Điệp ngữ: Cho con gánh .... (Thể hiện rõ sự hiếu thảo, tình yêu thương của tác giả với người mẹ của mình)

         + Ẩn dụ: biển trời, lời ru, thân cò lặn lội, bông hồng, bông hiếu 

         + Hoán dụ:Gánh mẹ đầu non, gánh à ơi, gánh tháng dài, gánh đôi vai

  -> Tác dụng: Thể hiện tình cảm, sự biết ơn của người con đối với người mẹ.

8 tháng 3 2022

Câu 1: Biểu cảm

Câu 2: Gánh nghĩa là chăm sóc, chăm lo, bảo vệ cho một ai đó.

Câu 3: 

+ Điệp ngữ: Cho con gánh .... (Thể hiện rõ sự hiếu thảo, tình yêu thương của tác giả với người mẹ của mình)

+ Ẩn dụ: biển trời, lời ru, thân cò lặn lội, bông hồng, bông hiếu 

+ Hoán dụ:Gánh mẹ đầu non, gánh à ơi, gánh tháng dài, gánh đôi vai

 =>Tác dụng: Thể hiện tình cảm, sự biết ơn của người con đối với người mẹ.

I.PHẦN ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)Đọc ngữ liệu sau và thực hiện yêu cầu bên dướiGÁNH MẸCho con gánh mẹ một lần,Cả đời mẹ đã tảo tần gánh con.Cho con gánh mẹ đầu non,Cả lòng mẹ đã gánh con biển trời...Ngày xưa mẹ gánh à ơi!Con xin gánh lại những lời mẹ ru.Đường đời sương gió mịt mù,Vì con hạnh phúc chẳng từ gian nan...Để con gánh mẹ đừng can,Sợ khi mẹ mất muộn màng gánh ai?Cho con gánh cả tháng...
Đọc tiếp

I.PHẦN ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)

Đọc ngữ liệu sau và thực hiện yêu cầu bên dưới

GÁNH MẸ

Cho con gánh mẹ một lần,
Cả đời mẹ đã tảo tần gánh con.
Cho con gánh mẹ đầu non,
Cả lòng mẹ đã gánh con biển trời...
Ngày xưa mẹ gánh à ơi!
Con xin gánh lại những lời mẹ ru.
Đường đời sương gió mịt mù,
Vì con hạnh phúc chẳng từ gian nan...
Để con gánh mẹ đừng can,
Sợ khi mẹ mất muộn màng gánh ai?
Cho con gánh cả tháng dài,
Gánh qua năm ròng những ngày đắng cay.
Cho con... gánh cả đôi vai,
Thân cò lặn lội sớm mai vai gầy.
Mẹ già lá sắp xa cây
Lỡ đâu lá rụng tội này gánh sao?
Mẹ ơi sóng biển dạt dào,
Con sao gánh hết công lao một đời.
Bông hồng cài áo đúng nơi,
Đâu bằng bông hiếu giữa trời bao la.
Cho con gánh lại mẹ già,
Để sau người gánh chính là con con...

                                                       (Quách Beem)

Câu 1. (1,0 điểm) Đoạn trích trên sử dụng phương thức biểu đạt chính nào?

 

Câu 2. (1,0 điểm) Em hiểu nghĩa của từ “gánh” trong đoạn trích là gì?

 

Câu 3. (2,0 điểm) Tìm, gọi tên và nêu tác dụng của các biện pháp tu từ có trong đoạn trích.

-

Câu 4. (2,0 điểm) Thông điệp mà đoạn trích trên gửi đến chúng ta là gì?

hép mi pờ li !!!!

2
19 tháng 4 2022

e cop hết nguyên cái đề vào luôn à

19 tháng 4 2022

Câu 1:PTBD:Biểu cảm

Câu 2: Em hiểu từ "gánh" là:

  Người con đã xúc động khi biết nỗi vất vả ,khó nhọc của người mẹ .Nên người con đã muốn gánh cho cả đời của người mẹ

Câu 3:

BPTT:Nhân hóa

Câu 4:

Thông điệp:

mẹ là người mà đã vất vả , nuôi nấng chúng ta thành người .Nên chúng ta phải biết quan tâm,giúp đỡ để đền đáp mọi công ơn lớn lao cao cả đó của mẹ.

10 tháng 1 2022

Em tham khảo:

1. Điều làm cho tác giả “sáng mắt” là sự gia tăng dân số trong thời hiện đại nó đã được đặt ra từ ý nghĩa của một bài toán thời cổ đại.

2. NDC: Nói về vấn đề dân số trong hiện đại.

  Phần I: đọc hiểu ( 4 điểm): Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:          "Những ngày gần đây, nhiều nước trên thế giới và cả Việt Nam đang phải đối mặt với dịch bệnh viêm phổi cấp do virus corona gây ra. Giữa thời điểm dịch có nguy cơ lan rộng và bùng phát toàn cầu, Bộ Y tế khuyến cáo người dân nên đeo khẩu trang y tế khi đến nơi đông người. Lợi dụng điều này, không ít hiệu thuốc...
Đọc tiếp

  Phần I: đọc hiểu ( 4 điểm): Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

          "Những ngày gần đây, nhiều nước trên thế giới và cả Việt Nam đang phải đối mặt với dịch bệnh viêm phổi cấp do virus corona gây ra. Giữa thời điểm dịch có nguy cơ lan rộng và bùng phát toàn cầu, Bộ Y tế khuyến cáo người dân nên đeo khẩu trang y tế khi đến nơi đông người. Lợi dụng điều này, không ít hiệu thuốc đã đẩy giá khẩu trang y tế lên gấp 3, gấp 5 và thậm chí gấp 10 lần khiến người dân gặp khó khăn trong việc tìm mua. Tuy nhiên, nhiều tổ chức, cá nhân cũng đã phát khẩu trang miễn phí cho người đi đường để đối phó với dịch bệnh nguy hiểm này. Mới đây, cậu bé 11 tuổi có tên Andy Đào Nguyên đã dùng 10 triệu đồng tiền lì xì của mình để mua khẩu trang y tế phát tặng mọi người. Trước đó, Andy từng nhiều lần cùng mẹ phát khẩu trang miễn phí tại đường Lý Tự Trọng, Q.1, TP HCM. Nhận thấy số lượng trên vẫn chưa đủ, cậu bé quyết định tự mình bỏ tiền ra để mua thêm. Với nhiều đứa trẻ, có lẽ 10 triệu là một số tiền khá lớn nhưng với Andy, sức khỏe của cộng đồng mới là thứ quan trọng hơn cả. Cậu chia sẻ: “Con muốn mọi người cùng hiểu mối nguy hại từ dịch cúm do virus corona, nâng cao ý thức phòng, chống dịch bệnh. Tiền lì xì để dành cũng không có nghĩa gì khi người dân bị mối nguy về sức khỏe "                        (Nguồn http://tiin.vn/chuyen-muc/song, 04-02-2020)

Câu 1 (0,5điểm).Chỉ ra thành phần biệt lập và phương thức biểu đạt chính của đoạn trích?

Câu 2 (0,5điểm). Chỉ ra phép liên kết có trong đoạn văn sau:

                “Mới đây, cậu bé 11 tuổi có tên Andy Đào Nguyên đã dùng 10 triệu đồng tiền lì xì của mình để mua khẩu trang y tế phát tặng mọi người. Trước đó, Andy từng nhiều lần cùng mẹ phát khẩu trang miễn phí tại đường Lý Tự Trọng, Q.1, TP HCM. Nhận thấy số lượng trên vẫn chưa đủ, cậu bé quyết định tự mình bỏ tiền ra để mua thêm.”

Câu 3 (1,0 điểm). Nêu những việc làm của cậu bé Andy Đào Nguyên?

Câu 4 (1,0 điểm). Em hiểu như thế nào về lời nhận xét: Với nhiều đứa trẻ, có lẽ 10 triệu là một số tiền khá lớn nhưng với Andy, sức khỏe của cộng đồng mới là thứ quan trọng hơn cả.

Câu 5 (1,0 điểm). Những lời chia sẻ của cậu bé Andy Đào Nguyên đã gửi tới chúng ta thông điệp gì ?

2
5 tháng 7 2021

1. TPBL tình thái

'' Với nhiều đứa trẻ, có lẽ 10 triệu là một số tiền khá lớn nhưng với Andy, sức khỏe của cộng đồng mới là thứ quan trọng hơn cả. ''

PTBD: Nghị luận

2. Phép liên kết thế : Andy=> Cậu bé

3. Những việc làm của cậu bé Andy: Dùng 10tr tiền lì xì để mua khẩu trang phát miễn phí cho mọi người, trước đó cậu bé đã cùng mẹ phát khẩu trang ở Q1.

4. 10 triệu với nhiều cậu bé, cô bé thì thật sự là số tiền lớn do điều kiện gia đình có thể chưa bằng Andy, nhưng với Andy, tiền không quan trọng bằng sức khỏe của mọi người

5. Thông điệp: Sống là phải biết chia sẻ, cho đi và thương người khó khăn hơn mình

5 tháng 7 2021

c có thể giúp e viết 1 đoạn văn ngắn ( 5 - 7 dòng ) để lí giải phần thông điệp không ạ?