K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 6 2022

Làm gốm( ở Bát Tràng): 

- Cốt gốm được tạo thành dáng bằng tay và bàn xoay, hoàn toàn là dựa vào kinh nghiệm và cảm nhận của mỗi cá nhân người thợ gốm, và sản phẩm cuối cùng cho ra luôn mang đặc điểm cốt đầy, dày và khá nặng tay.

- Men được tráng là men tự nhiên, an toàn và thường có màu ngà, hơi đục.

*Làm lụa ( Ở Vạn Phúc):

 Lụa ở làng Vạn Phúc được đánh giá là đẹp và bền. Hoa văn trên lụa rất đa dạng, trang trí đối xứng với nhau, đường nét không rườm ra, phức tạp mà luôn tạo cảm giác phóng thoáng, dứt khoát.

8 tháng 5 2022

- Giới thiệu nghề bằng nhiều hình thức ( quảng cáo , đăng tin , ..... ) 

- Sáng tạo ra hình vẽ , tranh ảnh minh họa nghề 

- Chia sẻ nghề truyền thống 

học tốt 

7 tháng 8 2023

Tham khảo:

loading...

NG
6 tháng 8 2023

Tham khảo:
Một số công việc phổ biến của ngành cơ khí chế tạo:
- Thợ cơ khí (cơ khí hàn, cơ khí ô tô,...), kỹ sư cơ khí chế tạo máy, kĩ sư thiết kế cơ khí, nhân viên kĩ thuật - bảo trì thang máy.
- Đặc điểm nhận biết: thường làm việc với các vật liệu kim loại, mặc đồ bảo hộ lao động, thiết kế bản vẽ các chi tiết máy,...

16 tháng 12 2022
  • -Một số làng nghề truyền thống ở quận Cầu Giấy là:
  • 1. Làng Gốm Bát Tràng - Làng Nghề Cổ Tại Hà Nội 
  • 2. Làng Lụa Vạn Phúc – Làng Nghề Truyền Thống Ở Hà Nội
  • 3. Làng Nón Chuông - Làng Nghề Truyền Thống Tại Hà Nội 
  • 4. Làng Quạt Chàng Sơn - Làng Nghề Cổ Truyền Tại Hà Nội 
  • 5. Làng Rối Nước Đào Thục - Làng Nghề Truyền Thống Tại Hà Nội 
  • 6. Làng Nghề Tăm Hương Quảng Phú Cầu Hà Nội 
  • 7. Làng Nghề Thêu Ren Quất Động - Làng Nghề Cổ Truyền Tại Hà Nội 
  • 8. Làng Mây Tre Đan Phú Vinh - Làng Nghề Cổ Tại Hà Nội 
  • 9. Làng Đúc Đồng Ngũ Xã - Làng Nghề Cổ Ở Hà Nội
  • 10. Làng Nhạc Cụ Dân Tộc Đào Xá - Làng Nghề Cổ Truyền Hà Nội
  • 11. Làng Nghề Kim Hoàn Định Công - Làng Nghề Cổ Ở Hà Nội
  • 12. Làng Chuồn Chuồn Tre Thạch Xá
  • Cái tên đầu tiên không thể vắng mặt trong các làng nghề truyền thống tại Hà Nội đó là Làng Gốm Bát Tràng. Tọa lạc bên bờ tả ngạn sông Hồng, làng gốm Bát Tràng thuộc huyện Gia Lâm. Làng gốm Bát Tràng đã tồn tại với tư cách một làng nghề khoảng hơn 500 năm tuổi là thiên đường của các đồ vật bằng gốm, gốm ở đây vừa rẻ vừa đẹp, đặc biệt khách tham quan có thể tự làm gốm theo sở thích của mình. 
  • - Chúng ta cần tuyên truyền, chia sẻ với mọi người xung quanh về nghề truyền thống, sử dụng các sản phẩm của nghề truyền thống, tham gia các lớp học làm sản phẩm truyền thống. - Mỗi người cần phải trang bị một thái độ trân trọng, tích cực tìm hiểu về những làng nghề truyền thống.
21 tháng 4 2023

Nghề truyền thống là một phần không thể thiếu của văn hóa và lịch sử của mỗi quốc gia. Tại Hà Nội, nghề truyền thống cũng có giá trị đặc biệt và được bảo tồn và phát triển.

Các nghề truyền thống tại Hà Nội bao gồm:

Điêu khắc: Hà Nội có nhiều làng nghề điêu khắc nổi tiếng như làng nghề Đông Kinh Nghĩa Thục, làng nghề Phúc Tân, làng nghề Nghi Tàm, vv. Các sản phẩm điêu khắc được tạo ra từ gỗ, đá, ngọc, vv. và được sử dụng để trang trí các công trình kiến trúc, nội thất, vv.

Làng gốm: Hà Nội có nhiều làng gốm nổi tiếng như làng gốm Bát Tràng, làng gốm Phù Lãng, làng gốm Thổ Hà, vv. Các sản phẩm gốm sứ được tạo ra từ đất sét và được sử dụng để trang trí, dùng trong sinh hoạt hàng ngày, vv.

Làng thủ công mỹ nghệ: Hà Nội có nhiều làng thủ công mỹ nghệ nổi tiếng như làng nghề Lạc Tấn, làng nghề Hàng Bè, làng nghề Hàng Gai, vv. Các sản phẩm thủ công mỹ nghệ được tạo ra từ các nguyên liệu như lụa, vải, tre, đồng, vv. và được sử dụng để trang trí, dùng trong sinh hoạt hàng ngày, vv.

Làng đúc đồng: Hà Nội có nhiều làng đúc đồng nổi tiếng như làng nghề Đông Sơn, làng nghề Ngu Xá, vv. Các sản phẩm đúc đồng được tạo ra từ đồng và được sử dụng để trang trí, dùng trong sinh hoạt hàng ngày, vv.

Làng thêu: Hà Nội có nhiều làng thêu nổi tiếng như làng nghề Quất Động, làng nghề Ninh Hiệp, vv. Các sản phẩm thêu được tạo ra từ lụa, vải và được sử dụng để trang trí, dùng trong sinh hoạt hàng ngày, vv.

Những nghề truyền thống này không chỉ có giá trị văn hóa lịch sử mà còn có giá trị kinh tế, góp phần vào phát triển du lịch và kinh tế địa phương.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
19 tháng 11 2023

- Kể tên những nghề truyền thống ở nước ta mà em biết: nghề dệt vải, nghề làm gốm, đan giỏ, nghề làm nón, tráng bánh…

- Nghề truyền thống có những hoạt động đặc trưng: Làm việc tập thể, theo một khuân mẫu, đề cao chất lượng sản phẩm.

- Nghề truyền thống có vai trò  đối với người dân và xã hội: là bản sắc văn hóa dân tộc tạo công ăn việc làm cho nhiều người, giúp có thu nhập ổn định, tạo nên làng nghề truyền thống cho dân tộc…

- Liên hệ thực tế: Ở địa phương em có nghề truyền thống: làm đậu, tráng bánh, đan giỏ

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
19 tháng 11 2023

Chia sẻ với các bạn trong nhóm về những nghề truyền thống ở quê hương mình.

7 tháng 11 2023

   Làng nghề là một đơn vị hành chính cổ xưa mà cũng có nghĩa là một nơi quần cư đông người, sinh hoạt có tổ chức, có kỷ cương tập quán riêng theo nghĩa rộng. Làng nghề không những là một làng sống chuyên nghề mà cũng có hàm ý là những người cùng nghề sống hợp quần thể để phát triển công ăn việc làm. Cơ sở vững chắc của các làng nghề là sự vừa làm ăn tập thể, vừa phát triển kinh tế, vừa giữ gìn bản sắc dân tộc và các cá biệt của địa phương.

   Các làng nghề truyền thống hầu hết tập trung ở vùng châu thổ sông Hồng như Hà Nội, Bắc Ninh, Thái Bình, Nam Định... Một số ít rải rác ở các vùng cao và châu thổ miền Trung và miền Nam.

   Những phát hiện về khảo cổ học, những cứ liệu lịch sử đã chứng minh được các làng nghề Việt Nam đã ra đời từ hàng ngàn năm trước đây[cần dẫn nguồn]. Cùng với sự phát triển của nền văn minh nông nghiệp, nhiều nghề thủ công cũng đã ra đời tại các vùng nông thôn Việt Nam, ban đầu là những công việc phụ tranh thủ làm lúc nông nhàn, để chế tại những vật dụng cần thiết trong sinh hoạt, phát triển lên thành nhu cầu trao đổi hàng hóa và tìm kiếm thu nhập ngoài nghề nông.

   Làng nghề truyền thống đạt 03 tiêu chí sau được quy định tại Thông tư số 116/2006/TT-BNN ngày 18/12/2006 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 66/2006/NĐ-CP ngày 07/7/2006 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn: Nghề đã xuất hiện tại địa phương từ trên 50 năm tính đến thời điểm đề nghị công nhận; Nghề tạo ra những sản phẩm mang bản sắc văn hoá dân tộc; Nghề gắn với tên tuổi của một hay nhiều nghệ nhân hoặc tên tuổi của làng nghề.

   Sản phẩm của các nghề truyền thống được nhìn nhận, đánh giá từ nhiều góc độ của kinh tế xã hội với những giá trị hết sức to lớn và độc đáo. Cũng cần nhận thấy rằng ở thời đại của công nghệ tin học và công nghệ cao khác ngày nay dẫu có phát triển tới đâu cũng không thay thế được sự sáng tạo của các nghệ nhân, nghề truyền thống và giá trị của nhiều nghề truyền thống vẫn còn mãi với thời gian.

   Nghề truyền thống đã làm ra các sản phẩm hết sức thiết dụng, độc đáo từ độ vận dụng trong gia đình hàng ngày tới các mặt hàng tinh xảo trong các lễ hội, chùa đình. Hàng vạn thợ giỏi và nghệ nhân đã tạo nên công ăn việc làm trong xã hội và các nghề được truyền lại trong dòng họ, làng xóm hoặc vùng miền, trở thành "Bí quyết" nghề nghiệp qua nhiều đời. Sản phẩm truyền thống không chỉ đem lại giá trị kinh tế trong nước mà còn đem lại giá trị ngoại tệ khi được xuất khẩu ra nước ngoài. Đức Đinh montage

   Sản phẩm của nghề truyền thống đã thể hiện rõ và bảo tồn được những nét, những sắc thái độc đáo của dân tộc. Những giá trị văn hóa của dân tộc thể hiện tư duy của người Việt triết lý Á Đông, phong tục tập quán đặc sắc, truyền thống dân tộc, phong cách sống... đều được thể hiện qua nét vẽ, hình mẫu, cách trang trí và cấu trúc của sản phẩm. Điều đó chỉ có được ở nghề truyền thống mới lột tả hết giá trị nhân văn, giá trị văn hóa. Những sản phẩm thủ công đều chứa đựng tình cảm, lòng yêu thiên nhiên đất nước qua bàn tay tài hoa của con người. Đây cũng chính là ưu thế của các sản phẩm truyền thống của người Việt khi mở rộng giao lưu trên thị trường quốc tế và mở rộng quan hệ văn hóa, nghệ thuật với các nước trên thế giới.

   Giữa du lịch làng nghề và làng nghề truyền thống có mối quan hệ chặt chẽ hữu cơ tác động qua lại với nhau. Phát triển du lịch tại các làng nghề truyền thống là một giải pháp hữu hiệu để phát triển kinh tế xã hội ở làng nghề truyền thống nói chung theo hướng tích cực và bền vững. Ngược lại các làng nghề truyền thống cũng tạo nên sức hấp dẫn mới lạ thu hút du khách và có những tác động mạnh mẽ trở lại đối với du lịch trong một mục tiêu phát triển chung.

   Các làng nghề truyền thống thường gắn với một vùng nông thôn. Mỗi làng nghề là một môi trường văn hóa, kinh tế - xã hội và kỹ thuật truyền thống lâu đời. Là nơi bảo lưu những tinh hoa nghệ thuật, kỹ thuật sản xuất từ đời này sang đời khác đúc kết ở những nghệ nhân tài hoa. Bên trong các làng nghề thường chứa đựng những nét văn hóa thuần Việt với không gian văn hóa nông nghiệp: Cây đa, giếng nước, sân đình, với những câu hát dân gian, cánh cò trắng, lũy tre xanh... Đằng sau lũy tre làng là những mảng màu trầm mặc, những nét tinh hoa văn hóa của dân tộc, hiền hòa, yên ả khiến cho du khách ghé thăm đều có cảm giác yên lành, thư thái. Có thể nói rằng du lịch làng nghề truyền thống sẽ là địa chỉ lý tưởng để du khách tham quan tìm hiểu các giá trị văn hóa, các phong tục tập quán lễ hội trong điều kiện hiện đại khi mà nền sản xuất công nghiệp khiến môi trường ồn ào đến ghẹt thở. Đặc biệt du khách sẽ không khỏi ngỡ ngàng khi bắt gặp những sản phẩm thủ công độc đáo chỉ có được những người nghệ nhân tài hoa và có thể mua những món đồ lưu niệm tinh tế có một không hai ở các làng quê này.

   Ngoài ra làng nghề còn là nơi sản xuất ra những sản phẩm thủ công mỹ nghệ đặc biệt, có giá trị sử dụng và giá trị nghệ thuật cao, đặc trưng cho văn hoá một vùng quê, một dân tộc hiền hoà mà hiếu khách. Du khách đến du lịch làng nghề truyền thống không chỉ thỏa mãn được nhu cầu chiêm ngưỡng tìm hiểu các giá trị văn hóa độc đáo mà còn có dịp mua sắm cho mình hoặc người thân những món đồ thủ công tinh tế, độc đáo, thoả mãn nhu cầu mua sắm lớn của du khách.

   Làng nghề truyền thống là tài nguyên du lịch nhân văn góp phần thu hút số lượng lớn khách du lịch, làm cho hoạt động du lịch thêm phong phú đa dạng, tạo nên nhiều lựa chọn hấp dẫn cho du khách.

   Ngoài ra du lịch làng nghề truyền thống còn làm đa dạng các sản phẩm du lịch.

(đủ ko ạ?)

20 tháng 5 2019

- Những nghề thủ công truyền thống của Ấn Độ là:

    + Nghề luyện sắt và đúc sắt.

    + Nghề làm đồ gốm, có xưởng gốm mịn, tráng men màu thẫm, ngả từ màu xanh thép sang màu xám thẫm và đen bóng.

    + Nghề dệt bông, đay, dệt tơ lụa.

    + Nghề làm đồ gỗ.

- Những hàng thủ công nổi tiếng là:

    + Hàng len thô dệt bằng lông cừu.

    + Vải trắng dệt sợi bông.

    + Hàng dệt bằng tơ lụa.

    + Đồ gốm: chén, bát, đĩa... đạt trình độ cao.

23 tháng 3 2023

“Thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ
Cây nêu tràng pháo bánh chưng xanh”

Bánh chưng là một trong những món ăn không thể thiếu trong mỗi gia đình Việt Nam mỗi dịp Tết đến xuân về. Từ bao đời nay, bánh chưng đã như một món ăn gắn bó, sum vầy, mang đậm hương vị Tết cổ truyền dân tộc.

Truyện xưa kể rằng, từ đời Hùng Vương thứ 6, hoàng tử Lang liêu đã được vua cha lựa chọn để truyền ngôi với món bánh chưng, một thức bánh làm từ lúa gạo, do chính con người làm ra. Bánh chưng thường đi liền với bánh dày, nếu như bánh dày hình tròn, tượng trưng cho trời thì bánh chưng lại hình tượng trưng cho đất, con người luôn phải biết ơn mảnh đất đã sinh ra và nuôi sống chúng ta. Bánh chưng bao gồm những nguyên liệu rất đơn giản: Lá dong dùng để gói bánh, gạo nếp làm vỏ bánh và đỗ xanh, thịt lợn, hành làm nhân bánh. Để chuẩn bị gói bánh chưng, ta phải chuẩn bị những lá dong với nhiều kích cỡ, rửa sạch. Gạo nếp và đỗ xanh phải được ngâm sẵn, thịt lợn thái miếng và hành thái lát mỏng. Sau đó đến công đoạn gói bánh chưng. Ngày trước ông bà ta gói bánh chưng thuần túy bằng tay, nhưng bây giờ thường có khuôn để gói bánh được vuông vắn và dễ dàng hơn. Đầu tiên là đặt hai chiếc lạt biên dưới khuôn, sau đó xếp một lớp lá dong vuông vắn lên bốn mép khuôn. Tiếp theo là một lớp gạo nếp. Sau khi đã đổ gạo nếp lần thứ nhất, ta sẽ cho nhân bánh chưng gồm có đỗ, thịt và hành vào, xan đều ra giữa bánh rồi lại đổ thêm một lớp gạo nếp nữa. Cuối cùng là gói bánh lại và dùng lạt để cố định bánh cho chắc chắn. Khi gói bánh ta không nên xê dịch để tránh bị góc lệch. Những chiếc bánh chưng được coi là đạt tiêu chuẩn khi phần gạo và nhân bánh được nằm vuông vắn trong lớp lá, khi gói bánh chưng, không được cho lớp lá quá mỏng hay rách bởi nếu vậy khi luộc ruột bánh sẽ bị bung ra ngoài. Sau khi gói xong bánh chưng, ta cần chuẩn bị một nồi lớn để luộc bánh, thường thì sẽ luộc bánh chưng bằng bếp củi vì mất khá nhiều thời gian, xếp lần lượt bánh chưng vào nồi sau đó đổ nước vào, để lửa cháy âm ỉ trong khoảng 6-10 tiếng. Bánh chưng cần luộc lâu để chín đều và mềm thơm. Sau khi luộc xong bánh chưng cần được ép cho vuông vắn. Lúc ấy một chiếc bánh chưng mới hoàn chỉnh.

Bánh chưng thường được dùng để cúng ông bà tổ tiên, mang làm quà biếu tặng mỗi dịp Tết đến xuân về, vừa gần gũi lại vừa lịch sự. Bóc bánh chưng, màu bánh phải xanh màu lá dong, gạo phải mềm và chín tới mới ngon. Bánh chưng không cắt bằng dao mà dùng chính lạt gói bánh để cắt rất dễ dàng. Lớp vỏ bánh dính chặt và thơm mùi gạo nếp, mùi lá dong, đỗ bở tới, quyện với thịt lợn và hành tươi tạo nên một hương vị độc đáo và riêng biệt. Bánh chưng thường được ăn kèm với hành muối và dưa món,… Những chiếc bánh chưng trong mâm cơm ngày Tết vừa là món ăn thân thuộc vừa là mong chờ và niềm chúc cho những điều tốt đẹp trong năm mới sẽ đến với mỗi gia đình.

Cho dù xã hội có phát triển đến đâu, những món ăn mới và ngon như thế nào có ra đời, vị trí của bánh chưng trong mỗi dịp lễ trọng đại của dân tộc vẫn không thể thay thế. Món bánh chưng mộc mạc giản dị mà đầy ý nghĩa, vừa là sự biết ơn với ông cha ta, vừa là nét đẹp văn hóa không thể phai mờ.