K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

8 tháng 9 2022

Virus corona gây hội chứng hô hấp cấp tính nặng 2, viết tắt SARS-CoV-2, trước đây có tên là virus corona mới 2019 (2019-nCoV) và cũng được gọi là virus corona ở người 2019, là một chủng coronavirus gây ra bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus corona 2019, xuất hiện lần đầu tiên vào tháng 12 năm 2019, trong đợt bùng phát đại dịch COVID-19 ở thành phố Vũ Hán, Trung Quốc và bắt đầu lây lan nhanh chóng, sau đó trở thành một đại dịch toàn cầu. Vào ngày 12 tháng 1 năm 2020, nó được Tổ chức Y tế Thế giới gọi tên là 2019-nCoV, dựa trên một phương thức đặt tên cho virus corona mới. Đến ngày 11 tháng 2 năm 2020, Ủy ban Quốc tế về Phân loại Virus (ICTV) quyết định đặt tên chính thức cho chủng virus corona mới này là SARS-CoV-2 khi họ phân tích rằng nó cùng loài với virus SARS từng gây ra đại dịch năm 2003 nhưng là một chủng khác của loài. Virus này là một loại virus corona RNA liên kết đơn chính nghĩa. Trong khoảng thời gian đầu của đại dịch COVID-19, các nhân viên nghiên cứu đã phát hiện chủng virus này. hiện nay nó đã lây lan khắp thế giới. mỗi người dân chúng ta cần cẩn trọng  và lưu ý về loai virus nguy hiểm này

9 tháng 9 2022

Trước diễn biến phức tạp của tình hình và hậu quả tiêu cực do dịch COVID-19 (bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona gây ra), ngày 11/3, tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã tuyên bố dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 do chủng mới của virus corona (SARS-CoV-2) là một đại dịch toàn cầu và ở Việt Nam. Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định 447/QĐ-TTg ngày 1/4/2020 về việc công bố dịch COVID-19 trên toàn quốc. Thời gian xảy ra dịch được xác định từ ngày 23/1/2020 (thời điểm xác định trường hợp đầu tiên mắc ca bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona gây ra). Từ đây, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta lại bước vào “cuộc chiến đấu trong thời bình” - Cuộc chiến phòng, chống dịch COVID-19 với  tư tưởng chỉ đạo và phương châm hành động là“Chống dịch như chống giặc”.

 
 

Vì sao chống dịch phải như chống giặc?

“Chống dịch như chống giặc” được hiểu là sự nguy hiểm của dịch bệnh tương đương với sự nguy hiểm của giặc ngoại xâm.

 

Trước hết, do dịch COVID-19 là đại dịch toàn cầu, có tốc độ lây lan nhanh, không chỉ gây thiệt hại trên mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội, mà còn khiến số người tử vong ngày càng cao; được coi là vấn đề cấp bách nhất hiện nay.

Thứ hai, đối với Việt Nam, “trong dịch có giặc”: Đó là các thế lực thù địch và bọn cơ hội chính trị thường xuyên lợi dụng việc phòng chống dịch COVID-19 để chống phá cách mạng Việt Nam. Đó là những kẻ “nối giáo cho giặc”, là những người giấu bệnh, khai báo y tế không trung thực, chống và trốn cách ly, không chấp hành lệnh cấm tụ tập, tiếp xúc đông người… làm lây lan dịch bệnh. Đó là những kẻ lợi dụng dịch bệnh để đầu cơ trục lợi, nâng giá, bắt chẹt người mua, sản xuất hàng giả buôn lậu hàng hóa y tế ra nước ngoài; lợi dụng dịch bệnh để phạm tội. Đó là những kẻ lợi dụng dịch bệnh để phao tin đồn nhảm, làm rối lòng quân, gây hoang mang trong dân gây ảnh hưởng xấu đến công tác phòng, chống dịch của Việt Nam…

Các loại giặc trên đều nguy hiểm như nhau và là đối tượng phải tiêu diệt (dịch COVID-19 là “giặc vô hình” (mắt thường không thể thấy được làm người ta mắc bệnh và tử vong; đó là các thế lực thù địch và bọn cơ hội chính trị; do đó, chống giặc dịch được hiểu là chống “giặc COVID-19” để cứu người, bảo vệ Tổ quốc. Thứ “giặc” còn lại cũng nguy hiểm không kém nên đặt ra tính cấp bách và là “đối tượng” phải phòng, chống nhanh chóng và kịp thời.

 Chống giặc như thế nào?

Về mục tiêu: Trước mắt, nhanh chóng đẩy lùi, tiến tới công bố hết dịch trong thời gian sớm nhất; về lâu dài, nhanh chóng khắc phục những ảnh hưởng tiêu cực của dịch; đồng thời ra sức phát triển đất nước nhanh và bền vững.

Về quan điểm và phương châm: Tính mạng con người và lợi ích quốc gia, dân tộc là trên hết; “không để ai bị bỏ lại phía sau”. Đặc biệt, phải phòng bệnh hơn chữa bệnh. Theo đó, việc phòng, chống dịch Covid-19 hiện nay điều kiện tiên quyết là phải đề cao các biện pháp phòng dịch là chính; thậm chí “phải hy sinh lợi ích kinh tế để bảo vệ sức khỏe nhân dân” như tinh thần chỉ đạo của Ban Bí thư và Chính phủ.

Về sức mạnh và lực lượng: Phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, của cả hệ thống chính trị dưới sự lãnhđạo của Đảng, trong đó, ngành y tế, quân đội và công an là lực lượng nòng cốt; phát huy tối đa nội lực đồng thời tranh thủ sự giúp đỡ, hợp tác từ các nước trong khu vực và trên thế giới vì đây là vấn đề toàn cầu.

Về phương thức chống giặc:

Trong các chỉ thị, quyết định và hướng về phòng, chống dịch COVID-19 của Đảng, Nhà nước ta đều chỉ rõ: “Chủ động ngăn ngừa; phát hiện sớm, xử lý kịp thời, hiệu quả”. Đặc biệt, phải “cách ly kịp thời, khoanh vùng gọn, dập dịch triệt để, điều trị khỏi bệnh”. Trong đó, việc phát hiện sớm, tăng cường ngăn chặn là vô cùng quan trọng; bởi vì, nếu chúng ta không kịp thời, không nhanh chóng thì dịch bệnh sẽ lây lan cấp số nhân, lũy thừa. Đối với những người “nối giáo cho giặc” cần kịp thời phát hiện, ngăn chặn xử lý nghiêm minh theo đúng pháp luật; còn đối với các thế lực thù địch và bọn cơ hội chính trị thường xuyên lợi dụng việc phòng chống dịch COVID-19 để chống phá cách mạng Việt Nam thì kiên quyết tiêu diệt.

Không được chủ quan khinh địch, vì diễn biến dịch hết sức phức tạp và hậu quả xảy ra trên diện rộng do đó phải hết sức chủ động phòng, chống kịp thời và hiệu quả. Vì vậy toàn Đảng, toàn dân, toàn quân phải thực hiện tốt lời kêu gọi của  Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng: "toàn thể dân tộc Việt Nam ta hãy cùng chung sức, đồng lòng vượt qua mọi khó khăn, thách thức để chiến thắng đại dịch Covid-19!". Mỗi người dân  là một chiến sỹ trên mặt trận phòng, chống dịch bệnh. Đó chính là tinh thần chủ đạo chống dịch như chống giặc hiện nay.

Cấp ủy, chính quyền và đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức các cấp tích cực tuyên truyền giáo dục cho mọi đối tượng, nhất là bà con nhân dân vùng có dịch hiểu rõ, tác hại củadịch và tích cực, chủ động tham gia phòng, chốngdịch với nhiều hình thức và phương tiện tuyên truyền khác nhau hiệu quả. Đồng thời, phải khơi dậy và phát huy sức mạnh của Nhân dân trong phòng, chống dịch; phân công, phân nhiệm lực lượng phụ trách cụ thể với tác phong “đi tận ngõ, ngõ tận nhà”… nhằm phòng, chống dịch COVID-19 hiệu quả.

Phải kết hợp việc tiêu diệt giặc COVID-19 với thực hiện các nhiệm vụ chính trị khác. Đây là giải pháp căn cơ nhất bởi vì dịch bệnh có thể kéo dài, nếu chỉ tập trung mọi nguồn lực cho một nhiệm vụ sẽ dẫn tới nguy cơ đình trệ cho cả nền kinh tế, gây mất ổnđịnh chính trị, mất trật tự an toàn - xã hội… Do đó, mới đây (ngày 25/3/2020), tại phiên họp thứ 43 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, bày tỏ sự đồng cảm, chia sẻ trước tình hình khó khăn của người dân hiện nay, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho rằng: Thời điểm này rất cần sự đồng lòng, đoàn kết của toàn dân và sự vào cuộc của toàn hệ thống chính trị để vượt qua khó khăn, đảm bảo tình hình đất nước ổn định, chăm lo đời sống nhân dân. Đặc biệt, phải tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính trong bộ máy hành chính Nhà nước, không vì dịch bệnh mà đình trệ công việc. Trước mắt, là làm tốt mọi công tác chuẩn bị và tổ chức thành công Đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội lần thứ XII của Đảng.

Tiếp tục tăng cường hợp tác với các nước, triển khai đồng bộ các biện pháp để ngăn chặn nguồn dịch lây lan từ bên ngoài vào trong nước trên tinh thần vừa mềm dẻo, vừa cương quyết; sẵn sàng nhận hỗ trợ và chia sẻ về kinh nghiệm xử lý dịch, chữa trị người nhiễm với cộng đồng quốc tế. Đây chính là tư tưởng cách mạng tiến công của đường lối chiến tranh nhân dân được vận dụng sáng tạo vào “cuộc chiến chống dịch COVID-19” hiện nay.

Từ rất sớm, trong tác phẩm “Đường cách mệnh”, Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh đã luận giải:  “Trong mỗi giai đoạn cách mạng, Đảng căn cứ vào tình hình trong nước và trên thế giới, đề ra những khẩu hiệu, mục đích và kế hoạch đấu tranh. Đảng quy định ở giai đoạn nào thì phải dựa vào lực lượng nào, đoàn kết lực lượng nào, cô lập và phân hóa lực lượng nào, để tiêu diệt kẻ thù của giai cấp, của nhân dân. Khẩu hiệu chính trị đúng, thì toàn dân thấy rõ phương hướng, nhận rõ ai là bạn, ai là thù, đoàn kết chặt chẽ xung quanh Đảng, để đánh thắng kẻ thù của cách mạng”(*). Vì vậy, khẩu hiệu“chống dịch như chống giặc” trong phòng, chống dịch COVID-19 là sự vận dụng sáng tạo chỉ dẫn quý báu đó của Người và tất yếu Việt Nam sẽ sớm giành thắng lợi trước thứ giặc nguy hiểm này./.

12 tháng 10 2021

Bạn tham khảo ạ:

Xã hội ngày càng thay đổi ,nhu cầu học tập ngày càng trở nên quan trọng. Việc học không chỉ ảnh hướng rất lớn về xã hội mà việc học đánh vào tương lai của mỗi con người.Vì vậy ,trẻ em hiện nay cần cố gắng học tập để có thể giúp được cho xã hội được bấy nhiêu thì hay bấy nhiêu .Người ta thường có câu ,"trẻ em là tương lai của đất nước" búp măng non sau này cũng trở nên cao ráo ,vạm vỡ.Qua đó ,trẻ em hiện nay không chỉ cần học tập thật tốt mà còn có sức khoẻ tốt ,có thể mới có thể giúp ích được cho đất nước ,xã hội hôm nay và mai sau.Trẻ em như những chú linh chuẩn bị ra trận vậy..Tương lai đang kêu gọi chúng ta hãy kiên trì ,tiếp tục vươn lên rồi sẽ thành công

Biện phát tu từ:Trẻ em như những chú linh chuẩn bị ra trận vậy : So sánh 
                         Tương lai đang kêu gọi chúng ta hãy kiên trì ,tiếp tục vươn lên rồi sẽ thành công : Nhân hoá
                         Việc học không còn ảnh hướng rất lớn về xã hội mà việc học đánh vào tương lai của mỗi con người .: Điệp ngữ

Cre: Hoidap247

6 tháng 11 2021

hayhihi

 Trong đại dịch COVID, em đã có những trải nghiệm đáng nhớ nhất trong quãng đời học sinh. Thay vì đến trường học trực tiếp, chúng em dành thời gian học online ở nhà. Dẫu quãng thời gian ấy đầy căng thẳng và mệt mỏi nhưng vẫn có những niềm vui nho nhỏ khiến lớp gắn kết với nhau hơn. Trong lúc nghỉ dịch, em cũng có thêm thời gian để chăm sóc cho đời sống tinh thần và cải thiện những thiếu sót của bản thân. Nhưng vẫn có những ám ảnh khủng khiếp khi phải chứng kiến người thân của mình ra đi vì COVID. Dù đã trải qua điều gì trong thời đại dịch, ta hãy bỏ lại ở phía sau để tiến tới tương lai tốt đẹp hơn.

18 tháng 10 2023

Các bn bỏ từ "nhiều hơn " ra nhé, mình viết lộn ấy ạ.

20 tháng 4 2020

7,03 : 0,2 + 7,03 : 0,25 - 7,03 x 2+7,03 : 0,5 + 7,03
=7,03 : 0,2+7,03:0,25-7,03x2+7,03:0,5+7,03 x 1
=7,03 : (0,2+0,25+0,5)-7,03x(2+1)
=7,03 : 0,95-7,03x3
=7,4- 21,09
=-13,69

20 tháng 4 2020

7,03 : 0,2 + 7,03 :0,25-7,03x2+ 7,03:0,5 + 7,03
=7,03x5 + 7,03x4- 7,03x2 + 7,03x2+ 7,03x1
=7,03x(5+4-2+2+1)
=7,03x10
=70,3
Chúc em học tốt

26 tháng 11 2016

Yêu nước không có nghĩa là "đánh đuổi mọi ngoại bang". Yêu một ai là luôn muốn điều tốt cho người đó, chứ không phải là khư khư giữ người ta (nhất là khi mình không có khả năng đem lại hạnh phúc cho họ). Bởi vậy nếu Pháp, Mĩ có xâm chiếm VN, biến VN thành 1 quận, bang của họ mà làm cho người dân ấm no thì cứ để con cháu ta theo họ thôi. Yêu nước cũng không nên bắt nguồn từ nguồn cội, ví dụ như người Đài Loan thế hệ mới hoàn toàn chẳng nên coi mình là người TQ làm gì, họ hoàn toàn có quyền tự hào mình là người Đài Loan, vì nhân dân Đài Loan đã đổ mồ hôi xây dựng đất nước của riêng họ. Người Việt trẻ thế hệ 2 ở nước ngoài cũng hoàn toàn có quyền coi mình không phải là người VN. Tóm lại, ta nên tránh những cái sáo rỗng quá lố. Con người tự do yêu nước nào cũng được, người Mông, Tây người Thượng muốn yêu nước riêng của họ cũng được, chỉ cần con người sống tử tế là có ích, thế là đủ rồi.

27 tháng 11 2016

Khi cả gia đình tôi vừa dọn mâm cơm chiều ra thì lúc đó trăng cũng đã lên rồi. Lúc này, bầu trời cao vời vợi, những đám mây cứ trôi bồng bềnh. Kìa! Xa xa, phía chân trời vẫn ửng sáng. Màn đêm nhàn nhạt bao trùm khắp nơi. Vầng trăng đang từ từ nhô lên sau rặng tre đen của làng, tròn vành vạnh. Vầng trăng bây giờ đã lên cao, tỏa sáng khắp mọi nơi. Xa xa, phía đầu làng, là dòng sông hiền hòa, lóng lánh gợn sang lăn tăn. Dòng sóng sánh, vàng chói lọi như một đường trăng lung linh dát vàng. Ngoài đồng, quang cảnh thật vắng lặng, tĩnh mịch. Vạn vật say sưa tắm ánh trăng trong. Các chú đom đóm thì chơi trò ú tim bay lượn khắp nơi, trốn ở trong các kẽ lá hay quanh lũy tre. Những vì sao đêm long lanh như những ngọn nến đang giúp sức tỏa ánh sáng cùng vầng trăng ấy. Cây cối dựa vào nhau dường như đang chìm vào giấc ngủ. Gió đồng thổi lồng lộng, thảm lúa cứ nhấp nhô, nhấp nhô tới tận mãi chân trời. Nhìn từ xa, tôi cảm thấy làng mình là một bức tranh quê thanh bình, tĩnh mịch. Đứng ở sân ngắm ánh trăng đẹp và nghe khúc nhạc kì diệu của thiên nhiên, tôi cảm thấy lòng mình lâng lâng sảng khoái .

3 tháng 8 2017

Hình ảnh nụ hoa đào chớm nở, hoa mai đâm chồi hay những cành quất trĩu quả trên khắp nẻo đường, con phố báo hiệu một không khí xuân căng tràn đang về. Những bài hát về mùa xuân tựa như những dòng chảy nhỏ ca lên khúc yêu thương về một mùa mới, về khoảnh khắc giao cảm mãnh liệt trong tâm hồn mỗi người Việt.Mùa xuân cũng chính là khoảng thời gian có khí hậu ôn hòa nhất trong năm, la thời điểm hồi sinh của muôn loài sau một mùa đông giá lạnh. Mỗi con người ai cũng có mùa xuân sinh tươi hồn nhiên, nhưng phải biết nắm bắt, "mà xuân hết nghĩa là tôi cũng mất" nếu không biết trân trọng khoảnh khắc quý hiếm đó của cuộc đời mà vội vàng cảm nhận hưởng thụ nó, thì cũng uổng cuộc đời.Tháng giêng ngon như cặp môi hồng, một mùa xuân ngọt ngào , không thể nào cưỡng chế được,cái vẻ đẹp , hương sắc ngắn ngủi của nó.

So sánh: Tháng giêng ngon như cặp môi hồng;....

Điệp ngữ: Mùa xuân,...