K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

24 tháng 4 2021

Diễn biến :Triệu Quang Phục quyết định lui quân về vùng Dạ Trạch (Hưng Yên). Dạ Trạch là một vùng đồng lầy rộng mênh mông, lau sậy um tùm. Ở giữa có một bãi đất cao khô ráo, có thể ở được. Đường vào bài rất kín đáo, khó khăn, chỉ có thể dùng thuyền nhỏ, chống sào lướt nhẹ trên đám cỏ nước, theo mấy con lạch nhỏ mới tới được. Theo sử cũ, Triệu Quang Phục đã bí mật đem quân đóng trên bãi nổi. Ban ngày, nghĩa quân tắt hết khói lửa, im hơi lặng tiếng như không có người. Đêm đến, nghĩa quân chèo thuyền ra đánh úp trại giặc, cướp vũ khí, lương thực, Về sau, nhân dân thường gọi ông là Dạ Trạch Vượng. Quân Lương tăng cường lực lượng bao vây Dạ Trạch và cố sức tấn công. Nghĩa quân anh dũng chống trả. Tình thế giằng co kéo dài. Đến năm 550, nhà Lương có loạn, Trần Bá Tiên phải bỏ về nước. Chớp thời cơ đó, nghĩa quân Triệu Quang Phục phản công đánh tan quân xâm lược, chiếm được Long Biên.

Kết quả:Cuộc kháng chiến kết thúc thắng lợi.

26 tháng 2 2022

khởi nghĩa của Triệu Quang Phục

Nguyên nhân:

-Do cuộc khởi nghĩa Lý Bí thất bại dưới ách đô hộ của quân Lương(Tháng 5/545 ).

Diễn biến:

-Triệu Quang Phục chọn Dạ Trạch làm căn cứ kháng chiến.(Gọi ông là Dạ Trạch Vương).

-Sáng ẩn nấp, tối tiến công.

-Năm 550 nhà Lương có loạn, Triệu Quang Phục chớp thời cơ phản công và giành thắng lợi.

Kết quả.:

Trận chiến giành thắng lợi.

Ý nghĩa:

Ý chí đấu tranh ko ngại khuất phục, lược muốn hòa bình cho dân tộc.

15 tháng 5 2016

Khởi nghĩa Hai Bà Trưng:

a) Nguyên nhân;

- Do chính sách thống trị tàn bạo của triều đại phong kiến phương Bắc.

- Chồng bà Trưng Trắc là Thi Sách bị Tô Định giết chết.

b) Diễn biến;

- Mùa xuân năm 40 ( tháng 3 dương lịch ). Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa ở Hát Môn ( Hà Nội ), nghĩa quân nhanh chóng làm chủ Mê Linh rồi tìm hiểu Cổ Loa, Luy Lâu.

- Tô Định hốt hoảng bỏ thành lẻn trốn về Nam Hả, quân Hán ở các quận khác bị đánh tan.

c) Kết quả:

- Cuộc khởi nghĩa giành thắng lợi. 

15 tháng 5 2016

Mình góp ý chút về câu trả lời của bạn Kiệt ღ ๖ۣۜLý๖ۣۜ : Kết quả của cuộc khởi nghĩa Bà Triệu thất bại

24 tháng 3 2022

refer

 

Nguyên nhân thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn:

- Nhân dân có một lòng yêu nước nồng nàn, ý chí bất khuất, quyết tâm giành độc lập, tự do. Cùng với niềm tự hào dân tộc và tinh thần nhân đạo sáng ngời.

- Có sự lãnh đạo của các nhà anh hùng dân tộc Lê Lợi, Nguyễn Trãi,… với đường lối kháng chiến, chiến thuật tác chiến đúng đắn, sáng tạo. Những người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa đã biết dựa vào dân, từ một cuộc khởi nghĩa nhỏ phát triển thành cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc quy mô cả nước, hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ dân tộc.

Ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn:

- Kết thúc 20 năm đô hộ tàn bạo của phong kiến nhà Minh.

- Đất nước sạch bóng quân xâm lược, giành lại được độc lập, tự chủ, chủ quyền dân tộc.

- Mở ra thời kì phát triển mới của xã hội, đất nước, dân tộc Việt Nam - thời Lê sơ

24 tháng 3 2022

- Ngày 7/2/1418, Lê lợi dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn và xưng là Bình Định Vương.

- Giữa năm 1418, quân Minh huy động một lực lượng bao vây chặt căn cứ Chí Linh, quyết bắt giết Lê Lợi. Trước tình hình nguy cấp đó, Lê Lai đã cải trang làm Lê Lợi, chỉ huy một toán quân liều chết phá vòng vây quân giặc. Lê Lai cùng toán quân cảm tử đã hi sinh. Quân Minh tưởng rằng đã giết được Lê Lợi nên rút quân.

 

- Cuối năm 1421, quân Minh huy động hơn 10 vạn lính mở cuộc vây quét lớn vào căn cứ của nghĩa quân. Lê Lợi lại phải rút quân lên núi Chí Linh. Tại đây, nghĩa quân đã trải qua muôn vàn khó khăn, thiếu lương thực trầm trọng, đói, rét. Lê Lợi phải cho giết cả voi, ngựa (kể cả con ngựa của ông) để nuôi quân.

- Mùa hè năm 1423, Lê Lợi đề nghị tạm hoà và được quân Minh chấp thuận. Tháng 5 - 1423, nghĩa quân trở về căn cứ Lam Sơn.

=>Trong giai đoạn đầu (1418–1423), nghĩa quân Lam Sơn gặp rất nhiều khó khăn và tổn thất lớn trong các càn quét của quân Minh.

Những năm đầu họat động của nghĩa quân Lam Sơn gặp rất nhiều khó khăn và thử thách:

+ Lực lượng còn non yếu.

+ Quân Minh liên tục tấn công, bao vây.

+ Phải ba lần rút lên núi Chí Linh.

+ Thiếu lương thực, thực phẩm

9 tháng 3 2021

Nguyên nhân: Do chính sách cai trị tàn bạo của nha Đường

Diễn biến:Cuộc k/n bùng nổ ở Hoan Châu, nhân dân Ái Châu, Diễn Châu nổi dậy hưởng ứng. Mai Thúc Loan xưng đế ( Mai Hắc Đế), chọn Sa Nam làm căn cứ 

Ông liên kết với nhân dân Giao Châu và Cham-pa, tấn công Tống Bình. Viên đô hộ Quang Sở Khách chạy về Trung Quốc.

Năm 722, nhà Đường đem 10 vạn quân sang đàn áp. Mai Hắc Đế thua trận.

Ý nghĩa: Thể hiện ý chí, quyết tâm cho nhân dân ta đấu tranh cho độc lập tự do của Tổ quốc

9 tháng 3 2021

Em tham khảo nhé !

 

Nguyên nhân: Do chính sách thống trị của nhà Đường.

Diễn biến:

- Khoảng cuối những năm 10 của thể kỉ VIII, nhân phải tham gia đoàn người gánh vải (quả) nộp cống, Mai Thúc Loan đã kêu gọi những người dân phu bỏ về quê, mộ binh nổi dậy.

- Nghĩa quân nhanh chóng chiếm thành Hoan Châu. Nhân dân Ái Châu, Diễn Châu nổi dậy hưởng ứng. Mai Thúc Loan chọn vùng Sa Nam (Nam Đàn) xây dựng căn cứ. Ông xưng đế, nhân dân gọi là Mai Hắc Đế (vua Đen)

- Mai Hắc Đế liên kết với nhân dân khắp Giao Châu và Cham pa kéo quân sang tấn công thành Tống Bình. Viên đô hộ Giao Châu là Quang Sở Khách phải chạy về Trung Quốc.

- Năm 722, nhà Đường cử Dương Tư Húc đem 10 vạn quân sang đàn áp. Mai Hắc Đế thua trận. Quân giặc điên cuồng tàn sát nghĩa quân và nhân dân

* Kết quả: Mai Hắc Đế thua trận.

* Ý nghĩa: Sau khi khởi nghĩa Mai Thúc Loan kết thúc, dù thất bại nhưng đó đã để lại những ý nghĩa vô cùng to lớn. Đó là cuộc khởi nghĩa đã thể hiện tinh thần quyết tâm chiến đấu của nhân dân ta trong cuộc đấu tranh giành độc lập và tự do cho dân tộc.

Hơn thế nữa, nó còn cổ vũ tinh thần chiến đấu của nghĩa quân và nhân dân ta trong những cuộc khởi nghĩa ở giai đoạn tiếp theo.

15 tháng 4 2021

*Nguyên nhân: Đời sống nhân dân khổ cực.

_ Địa chủ, cường hào chiếm hết ruộng đất.

_ Quan lại tham nhũng.

_ Tô thuế nặng nề.

_ Nạn đói, dịch bệnh hoành hành.

* Diễn biến

_ Phan Bá Vành: Phan Bá Vành lập căn cứ chính ở Trà Lũ (Nam Định) đánh nhau hàng chục trận lớn với quân triều đình.

_ Nông Văn Vân: cuộc khởi nghĩa lan khắp miền núi Việt Bắc và một số làng người Mường, người Việt ở trung du. Nhà Nguyễn đã hai lần cử những đội quân lớn kéo lên đàn áp nhưng không hiệu quả. Lần thứ 3 (năm 1835) quân triều đình tấn công dữ dội từ nhiều phía và bao vây đốt rừng.

_ Lê Văn Khôi: cả sáu Tỉnh Nam Kỳ đều theo ông khởi nghĩa. Sau đó Viên tướng Thái Công Triều làm phản đầu hằng triều đình.

_ Cao Bá Quát: nghĩa quân phải khởi sự sớm hơn dự tính. Đầu năm 1855, trong trận chiến đấu ác liệt ở vùng Sơn Tây (Hà Nội) Cao Bá Quát hi sinh nghĩa quân vẫn tiếp tục chiến đấu.

* Kết quả: Đều thất bại.

*Nguyên Nhân :

Cuộc khởi nghĩa của Nông Văn Vân là một cuộc đấu tranh chống nhà Nguyễn của các dân tộc thiểu số ở Việt Bắc (Việt Nam) do Nông Văn Vân làm thủ lĩnh, xảy ra từ đầu tháng 7 (âm lịch) năm Quý Tỵ 1833 đến khoảng giữa tháng 3 (âm lịch) năm Ất Mùi (1835) thì bị triều đình dập tắt. Cuộc nổi dậy kết thúc khi quân nhà Nguyễn phóng hỏa đốt rừng Thẩm Pát (hay Thẩm Bát) ở Tuyên Quang và tuyên bố đã tìm thấy thủ lĩnh Nông Văn Vân bị chết cháy ở trong đó. Theo một số nhà nghiên cứu thì đây là cuộc đấu tranh rộng lớn và tiêu biểu nhất của các dân tộc thiểu số ở nửa đầu thế kỷ 19 tại Việt Nam

*Diễn Biến: Viên án sát Cao Bằng liền ra lệnh bắt 14 người thân thuộc Lê Văn Khôi, sai đào mả ông nội (Bế Văn Sĩ) và cha đẻ (Bế Văn Viên hay Kiện) của Lê Văn Khôi rồi đốt hài cốt ra tro. Nông Vân Vân lúc bấy giờ đang làm tri châu Bảo Lạc cũng bị triệu về tra hỏi...(Lịch sử Việt Nam[1427-1858], tr. 180) Sẵn lòng căm ghét, Nông Văn Vân liền vận động các người thân cùng chí hướng, các tù trưởng bất mãn, những người dân bị áp bức, được khoảng sáu ngàn người cùng đứng lên chống Nguyễn. Việc làm đầu tiên của Nông Văn Vân là thích bốn chữ “Tỉnh quan thiên hối” (quan tỉnh thiên tư, hối lộ) vào mặt phái viên do quan tỉnh cử đến rồi đuổi về. Ngày 2 tháng 7 năm 1833, Nông Văn Vân tự xưng là "Tiết chế thượng tướng quân" [4] lập đại bản doanh ở Vân Trung và Ngọc Mạo thuộc châu Bảo Lạc, rồi dẫn quân đi đánh chiếm đồn Ninh Biên (thuộc thị xã Hà Giang ngày nay), đồn Phúc Nghi (nằm bên hữu ngạn sông Gâm) và tỉnh thành Tuyên Quang. Đạt được thành công này khiến nhiều tù trưởng, đông đảo nhân dân các dân tộc ở Việt Bắc, và một số thợ mỏ người Hoa đã tự nguyện đứng vào đội ngũ. Thừa thế, quân nổi dậy lần lượt vây đánh các tỉnh thành lân cận là Thái Nguyên, Cao Bằng, Lạng Sơn. Trên chặng từ Ninh Biên vào đại bản doanh Vân Trung (Bảo Lạc) phải mất một tháng rưỡi. Dọc đường, quân triều đình và quân nổi dậy đã đụng nhiều trận ác liệt như ở Đồn Trinh, Đèo Bụt, ở rừng núi Bảo Lạc. Nông Văn Vân đành phải gom tàn quân chạy sang Trung Quốc. Nhưng khi quân triều rút đi, Nông Văn Vân và Bế Cận lại đem quân trở về đánh chiếm tỉnh thành Cao Bằng lần hai vào trung tuần tháng 6 năm Giáp Ngọ (1834). Hốt hoảng, các quan bố chánh, án sát và lãnh binh của tỉnh đều bỏ chạy. Nhận được tin cấp báo, vua Minh Mạng sai Tạ Quang Cự khẩn dẫn quân trở lên Cao Bằng, lại cử thêm mấy đại thần mang quân lên giúp sức...Nông Văn Vân bèn liên kết với thủ lĩnh Lê Văn Bột và Nguyễn Văn Nhàn ở Sơn Tây, hội quân được 6, 7 ngàn người, rồi cùng lập thêm căn cứ ở miền Vĩnh Tường thuộc Vĩnh Phú, để huy hiếp Hà Nội và Bắc Ninh.

*Kết Qủa Tháng 10 năm 1834, triều đình Huế lại cử các tướng là: Lê Văn Đức, Phạm Văn Điển, Tạ Quang Cự, Nguyễn Tiến Lâm, Hồ Hữu, Nguyễn Đình Phổ và Nguyễn Công Trứ cùng mang quân đi tiễu trừ. Biết Nông Văn Vân đang ẩn ở xã An Quang, quan quân nhà Nguyễn liền đi truy nã, nhưng ông đã chạy thoát vào rừng Thẩm Bát (hay Thẩm Pát, Lũng Pát) Sau khi cho quân vây kín cả bốn mặt, ngày 11 tháng 3 năm 1835, tướng chỉ huy ra lệnh phóng hỏa đốt rừng. Nông Văn Vân bị chết cháy.

6 tháng 12 2021

Tham khảo

Câu 1 : Trình bày nguyên nhân, diễn biến, kết quả và ý nghĩa cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng năm 40, diễn ra như thế nào ? Câu 2 : Em

29 tháng 3 2016

Câu 1: Các cuộc khởi nghĩa trong thời kì Bắc thuộc :

- Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng

- Cuộc khởi nghĩa Bà Triệu

- Cuộc khởi nghĩa Lý Bí 

- Cuộc khởi nghĩa Triệu Quang Phục

- Cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan

- Cuộc khởi nghĩa Phùng Hưng

Câu 2:

a) -Nguyên nhân: 

             " Một xin rửa sạch nước thù,

        Hai xin đem lại nghiệp xưa họ Hùng,

               Ba kẻo oán ức lòng chồng,

         Bốn xin vẹn vẹn sở công lênh này."

- Diễn biến:

Hai Bà Trưng tập hợp các quận Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố cùng 65 thành ở Lĩnh ngoại cùng nhau đánh bại kẻ thù làm chủ Mê Linh.

- Kết quả: Giành thắng lợi

- Ý nghĩa: Thể hiện lòng yêu nước, kiên cường, bất khuất của nhân dân ta truyền thống đấu tranh của người phụ nữ

b) - Nguyên nhân: 

+) Do ách thống trị của nhà Lương

+) Mâu thuẫn sâu sắc của nhân dân và quan lại đô hộ

- Diễn biến: Mùa xuân năm 542, Lý Bí phất cờ khởi nghĩa, hào kiệt khắp nơi kéo về hưởng ứng. Ở vùng Chu Diên có Triệu Túc và con trai là Triệu Quang Phục, ở Thanh Trì ( Hà Nội ) có Phạm Tu, ở Thái Binhg có Tinh Thiều.

                     Trong vòng chưa đầy 3 tháng, nghĩa quân đã chiếm được hầu hết các quận, huyện. Tiêu Tư hoảng sợ, vội bỏ thành  Long Biên ( nay thuộc Bắc Ninh ) chạy về Trung Quốc.

                      Tháng 4 năm 542, nhà Lương huy động quân từ Quảng Châu sang đàn áp. Nghĩa quân chủ động kéo quân lên phía bắc và đánh bại quân Lương, giải phóng thêm Hoàng Châu ( Quảng Ninh ).

                      Đầu năm 543, nhà Lương tổ chức cuộc tấn công đàn áp lần thứ hai. Quân ta chủ động đón đánh địch ở Hợp Phố. Quân Lương mười phần chết đến bảy, tám phần. Tướng địch bị giết gần hết.

 - Kết quả: Cuộc khởi nghĩa thắng lợi, Lý Bí lên ngôi hoàng đế gọi là Lý Nam Đế, đặt tên nước là Vạn Xuân, lấy hiệu là Thiên Đức, đóng đô ở cửa sông tô lịch ( Hà Nội ).

 - Ý nghĩa: Chứng tỏ nước ta có non sông, bờ cõi riêng, sánh vai và ko lệ thuộc vào Trung Quốc. Đây là ý trí độc lập của dân tộc Việt Nam

c) - Nguyên nhân:

+) Chính sách thống trị tàn bạo của nhà Đường

+) Nỗi vất vả, cực nhọc của việc đi phu gánh vải.

  - Diễn biến: Mai Thúc Loan liên kết  với nhân dân khắp Giao Châu và cả nhân dân Lâm Ấp, Chân lạp..... kéo quân tấn công thành Tống Bình. Viên đô hộ Giao Châu là Quang Sở Khách phải chạy về Trung Quốc.

   - Kết quả: Nền độc lập, tự chủ của dân tộc được duy trì trong gần một thập kỉ

  

 

 

 

 

30 tháng 3 2016

Câu 1 : Các cuộc khởi nghĩa trong thời kì bắc thuộc là:

- Khởi nghĩa Hai Bà Trưng.

Khởi nghĩa Bà Triệu.

- Khởi nghĩa Lí Bí.

- Khởi nghĩa Triệu Quang Phục.

- Khởi nghĩa Mai Thúc Loan.

- Khởi nghĩa Phùng Hưng.

Câu 2:

a) Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng:

a) Nguyên nhân;

- Do chính sách thống trị tàn bạo của triều đại phong kiến phương Bắc.

- Chồng bà Trưng Trắc là Thi Sách bị Tô Định giết chết.

b) Diễn biến;

- Mùa xuân năm 40 ( tháng 3 dương lịch ). Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa ở Hát Môn ( Hà Nội ), nghĩa quân nhanh chóng làm chủ Mê Linh rồi tìm hiểu Cổ Loa, Luy Lâu.

- Tô Định hốt hoảng bỏ thành lẻn trốn về Nam Hả, quân Hán ở các quận khác bị đánh tan.

c) Kết quả: 

- Cuộc khởi nghĩa dành thắng lợi. 

d) Ý nghĩa:

-Đem lại độc lập cho đất nước.

-Thể hiện tinh thần yêu nước, ý chí .

 

b) Cuộc khởi nghĩa Lí Bí :

a) Nguyên nhân:

- Do chính sách thống trị tàn bạo của nhà Lương.

b) Diễn biến:

- Năm 542, Lí Bí dựng cờ khởi nghĩa , được các hào kiệt và nhân dân khắp nơi trưởng ứng.

- Chưa đầy 3 tháng nghĩa quân đã chiếm được hầu hết các quận, huyên; thứ sử Tiên Sư hoảng sợ bỏ chạy về Trung Quốc.

- Tháng  năm 542, quân Lương huy động quân sang đàn ác, nghĩa quân đánh bại quân Luong, giải phóng Hoàng Châu.

- Đầu năm 543, nhà Lương tấn công lần 2, ta đánh địch ở Hợp Phố.

c) Kết quả:

- Năm 544, Lí Bí lên ngôi hoàng đế ( Lý Nam Đế ), đặt tên nước là Vạn Xuân.

- Dựng kinh đô ở cửa sông Tô Lịch.

- Lý Nam Đế thành lập triều đình mới với 2 ban: văn, võ.

d) Ý nghĩa: Chứng tỏ nước ta có giang sơn, bờ cõi riêng, sánh vai và không lệ thuộc vào Trung Quốc. Đây là ý trí độc lập của dân tộc Việt Nam.

 

c) Khởi nghĩa Mai Thúc Loan:

a) Nguyên nhân:

Do chính sách cai trị, bóc lột tàn bạo của nhà Đường.

b) Diễn biến:

- Năm 722 khởi nghĩa bùng nổ.

- Nghĩa quân nhanh chóng chiếm Hoan Châu, nhân dân Ái Châu và Diễm Châu hưởng ứng.

- Mai Thúc Loan chọn Sa Nam ( Nam Đàn - Nghệ An ) làm căn cứ; ông xuân đế ( Mai Hắc Đế ).

- Mai Thúc Loan liên kết với  nhân dân Giao Châu và Chăm - pa tấn công Tống Bình.

- Thứ sử Giao Châu bỏ chạy về Trung Quốc.

- Nhà Đường đem 10 vạn quân sang dàn ác cuộc khởi nghĩa.

c) Kết quả: Cuộc khởi nghĩa thất bại.

d) Ý nghĩa: Ca ngợi ý chí quyết dành lại độc lập cho đất nước ngay cả khi mất mạng hoặc hy sinh để đất nước độc lập.

28 tháng 11 2016

KHỞI NGHĨA HAI BÀ TRƯNG

Nguyên nhân :

+ Do lòng yêu nước và căm thù giặc

+ Do oán hận trước ách đô hộ của nhà Hán

Diễn biến :

Mùa xuân năm 40 tại cửa sông Hát , Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa ,... Nghĩa quân làm chủ Mê Linh rồi chiếm Cổ Loa , từ Cổ Loa tấn công Luy Lâu trung tâm của chính quyền đô hộ . Bị đánh bất ngờ quân Hán không dám chống cự , bỏ hết của cải , vũ khí , lo chạy thoát thân . Tướng Tô Định sợ hãi , cắt tóc cạo râu , mặc giả thường dân trốn về Trung Quốc .

Kết quả :

Trong vòng chưa đầy 1 tháng cuộc khởi nghĩa hoàn toàn thắng lợi

Ý Nghĩa :

+ Sau hơn hai thế kie bị phong kiến Phương Bắc đô hộ ,đây là lần đầu tiên nhân dân ta đã giành được độc lập .

+ Thể hiện tinh thần yêu nước đoàn kết đánh đuổi giặc ngoại xâm .

chúc bn hc tốt!

 

 

28 tháng 4 2017

kie là gì?

21 tháng 2 2022

Refer

 Khởi nghĩa Bãi Sậy:

*Người lãnh đạo: Nguyễn Thiện Thuật .

* Căn cứ: Bãi Sậy ( Hưng Yên)

* Địa bàn: Dựa vào vùng lau sậy um tùm và đầm lầy thuộc các huyện Van Lâm, Văn Giang, Khoái Châu, Yên Mĩ nghĩa quân đã xây dựng căn cứ kháng chiến và triệt để áp dụng chiến thuật du kích đánh địch.

* Diễn biến :-Trong những năm 1885-1889 TDP phối hợp với lực lượng tay sai do Hoàng Cao Khải cầm đầu mở cuộc tấn công quy mô vào căn cứ nhằm tiêu diệt nghĩa quân.

-Sau những trận chống càn liên tiếp, lực lượng nghĩa quân bị suy giảm và rơi vào tình thế bị bao vây, cô lập.

- Cuối năm 1889, Nguyễn Thiện thuật sang Trung Quốc, phomg trào tieps tục một thời gian rồi tn rã.

* Kết quả:Cuộc khởi nghĩa bị thất bại

Khởi nghĩa Ba Đình:

* Căn cứ Ba Đình thuộc huyện Nga Sơn tỉnh Thanh Hóa.

* Người lãnh đạo: Phạm Bành, Đinh Công Trán

* Thành phần nghĩa quân bao gồm cả người Kinh, người Mường và người Thái tham gia

*Diễn biến:

- Cuộc chiến đấu bắt đầu quyết liệt từ tháng 12/1886 đến 1/1887.

- Khi giặc Pháp mở cuộc tấn công quy mô vào căn cứ , nghĩa quân đã anh dũng cầm cự trong suốt 34 ngày đêm đẩy lùi nhiều cuộc tấn công của giặc .

- Cuối cùng để kết thúc cuộc vây hãm quân giặc liều chết xông vào chúng phun dầu, thiêu trụi các lũy tre , triệt hạ và xóa tên ba làng trên bản đồ hành chính

*Kết quả:Nghĩa quân phải mở đường máu rút lên Mã Cao thuộc Miền Tây Thanh Hóa, tiếp tục chiến đấu thêm một thời gian rồi tan rã.

Diễn biến cuộc khởi nghĩa Hương Khê

Cuộc khởi nghĩa Hương Khê có thể chia thành hai giai đoạn chính trong thời gian hoạt động, cụ thể như sau

Giai đoạn I (1885-1888): Nghĩa quân tập trung chuẩn bị và xây dựng lực lượng Đầu năm 1887, Phó tướng Cao Thắng nhận trách nhiệm chỉ huy, Phan Đình Phùng ra bắc tập kết lực lượng khi nhận thấy lực lượng nghĩa quân suy yếu Giai đoạn này cuộc khởi nghĩa Hương Khê chủ yếu tập trung chiêu tập binh sĩ, huấn luyện nghĩa quân, trang bị vũ khí cùng với việc củng cố căn cứ ở vùng rừng núi Nghĩa quân chế tạo súng trường theo mẫu Pháp Giai đoạn II (1889-1896): Thời kí chiến đấu quyết liệt và hết mình của nghĩa quân Lãnh đạo Phan Đình Phùng từ Bắc Kì trở về trong tháng 9 năm 1889. Cuộc khởi nghĩa Hương Khê lúc này đã có khoảng ngàn lính. Nhờ Cao Thánh chỉ huy mà lúc này đã có 500 khẩu súng tốt. Nhận thấy công cuộc khởi nghĩa đã được chuẩn bị chu đáo, Phan Đình Phùng quyết định mở rộng đìa bàn khắp bốn tỉnh Nghệ An, Thanh Hóa, Quảng Bình và Hà Tĩnh = > Làm cản trở quá trình thôn tính và đàn áp nhân dân ta của thực dân Pháp. Đối phó với hành động này, quân Pháp bố trí nhiều đồn lẻ phong tỏa khu vực nhằm cản trở hoạt động của nghĩa quân Hương Khê. Chỉ tính riêng ở Hương Khê đã có 20 đồn với 30 lính canh tại mỗi đồn Quân Pháp bị đánh trả, tập kích suốt một vùng rộng lớn từ Nghi Lộc, Thanh Chương đến Diễn Châu, Yên Thành. Cuộc khởi nghĩa Hương Khê trong giai đoạn này đã tổ chức được 28 trận lớn nhỏ. Từ năm 1889, nghĩa quân Hương Khê liên tục mở các cuộc tập kích đẩy lùi nhiều trận càn quét, đồng thời cũng chủ động tấn công với nhiều trận thắng như trận công đồn Trường Lưu vào tháng 5 năm 1890, trận tập kích tại thị xã Hà Tĩnh vào tháng 8 năm 1892. Sau nhiều trận thất bại, đầu năm 1892 thực dân Pháp mở nhiều cuộc càn quét, đặc biệt là trận càn quét vào khu Hói Trùng và Ngàn Sâu vốn là căn cứ của tướng Cao Thắng. Nghĩa quân tiến đánh đồn Trung Lễ vào ngày 7 tháng 3 năm 1892. Nguyễn Hữu Thuận tiến đánh huyện Thanh Hà và bắt sống tri huyện, còn Cao Thắng cho quân giả lính khổ xanh bắt sống Đinh Nho Quang. Nguyễn Hữu Thành đã chỉ huy nghĩa quân Hương Khê đánh phá nhà lao và giải cứu được hơn 70 nghĩa sĩ bị cầm tù vào ngày 23 tháng 8 năm 1892. Tháng 11 năm 1893, Cao Thắng cùng 1.000 quân tấn công vào Nghệ An, tuy nhiên Cao Thắng bị thương rồi hy sinh gây tổn thất lớn cho nghĩa quân. Lợi dụng cơ hội này, quân Pháo siết chặt vòng vây, nghĩa quân cố gắng đánh trả nhưng thế lực suy yếu dần. Ngày 17 tháng 10 năm 1894, nghĩa quân giành thắng lợi trong trận chiến ở núi Vụ Quang. Ngày 28 tháng 12 năm 1895, Phan Đình Phùng bị thương nặng rồi hy sinh. Những thủ lĩnh cuối cùng một phần bị tử trận, phần không chịu được quá lâu nơi rừng sâu nước độc, hoặc bị bắt rồi giết. Đến đây, khởi nghĩa Hương Khê tan rã.

Nguyên nhân thất bại của cuộc khởi nghĩa Hương Khê

Vì sao cuộc khởi nghĩa Hương Khê thất bại là câu hỏi được nhiều người quan tâm, dưới đây là một số nguyên nhân chính:

Mặc dù là tập kết nhiều nghĩa sĩ trên 4 vùng rộng lớn, thế những cuộc khởi nghĩa Hương Khê vẫn chưa liên kết và tập hợp được lực lượng với quy mô lớn trên toàn quốc Sự hạn chế vì khẩu hiệu chiến đâu, sự chênh lệch về vũ khí, đạn dược Tương quan lực lượng quá chênh lệch giữa ta và địch Ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Hương Khê Cuộc khởi nghĩa Hương Khê đã để lại nhiều bài học và kinh nghiệm sâu sắc Có ý nghĩa lớn lao trong sự nghiệp giải phóng dân tộc.

 

 

 
30 tháng 4 2016

                    KHỞI NGHĨA MAI THÚC LOAN

  *  Nguyên nhân: - Do chính sách bóc lột nặng nề của nhà Đường.
   *Diễn biến:  Năm 722 khởi nghĩa bùng nổ, nghĩa quân nhanh chóng chiếm được Hoan Châu, nhân dân ái Châu, Diễm Châu hưởng ứng, Mai Thúc Loan xây dựng căn cứ ở Sa Nam ( Nghệ An) và xưng đế gọi là Mai Hắc Đế. Mai Hắc Đế liên kết với nhân dân khắp Giao Châu và Chăm Pa tấn công thành Tống Bình và giành thắng lợi. - Giặc: Sau đó nhà Đường cử 10 vạn quân sang đàn áp .                    * Kết quả: Mai Hắc Đế thua trận

KHỞI NGĨA PHÙNG HƯNG 

*  Nguyên nhân: - Do chính sách bóc lột nặng nề của nhà Đường.

* Diễn biến: Khoảng năm 776 anh em Phùng Hưng đã nổi dậy khởi nghĩa ở Đường Lâm (Ba Vì Hà Tây), được nhân dân hưởng ứng và giành quyền làm chủ vùng đất của mình. - Sau đó Phùng Hưng kéo quân về bao vây phủ Tống Bình và đã chiếm được thành. - Phùng Hưng mất, con trai là Phùng An nối nghiệp cha. - Năm 791 nhà Đường sang đàn áp, Phùng Hưng ra hàng.

* Kết quả: giành quyền làm chủ trong 9 năm.

30 tháng 4 2016

- Khởi nghĩa Mai Thúc Loan :

 + Diễn biến :

Đến thế kỉ 8 , khởi nghĩa bùng nổ ở Hoan Châu . Nhân dân Ái Châu , Diễm Châu nổi dậy hưởng ứng .

Mai Thúc Loan xưng đế ( Mai Hắc Đế ) , chọn Sa Nam ( Nam Đàn ) xây dựng căn cứ .

Mai Hắc Đế liên kết với nhân dân Giao Châu và Cham - pa tấn công Tống Bình . Viên đô hộ quân Sở Khách chạy về Trung Quốc

Năm 722 , nhà Đường cử 10 vạn quân sang đàn áp ,

+ Kết quả : Cuộc khởi nghĩa thất bại.

- Khởi nghĩa Phùng Hưng :

+ Diễn Biến :

Khoảng năm 776 , Phùng Hưng cùng em là Phùng Hải khởi nghĩa ở Đường Lâm , được nhân dân ủng hộ .

Nghĩa quân tiến về bao vây và chiếm được thành Tống Bình , sắp đặt việc cai trị .

Phùng Hưng mất , con là Phùng An nối nghiệp cha .

Năm 791 , nhà Đường đem quân sang đàn áp , Phùng An ra hàng .

- Kết quả : Cuộc khởi nghĩa thất bại.