K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

30 tháng 4 2021

3 loại 

1. Là trạng ngữ chỉ thời gian.

2. Là trạng ngữ chỉ địa điểm.

3. Là trạng ngữ chỉ mục đích

# HỌC TỐT #

nguyên nhân 

Kết quả

Phương tiện

Thời gian 

Địa điểm 

Mục đích

Tổng cộng là 6

23 tháng 7 2021

mượn từ hán việt / châu âu ( sử dụng tiếng anh hoặc tiếng khác )

28 tháng 1 2022

5

4 tháng 2 2022

5

15 tháng 5 2019

Việc học phần Tiếng Việt và Tập làm văn theo hướng tích hợp trong Chương trình ngữ văn 7, giúp học sinh có thể vận dụng nhuần nhuyễn các kĩ năng để học văn tốt hơn.

Ví dụ khi dạy bài Cuộc chia tay của những con búp bê (ngữ văn 7 tập 1) giáo viên tích hợp kiến thức của phân môn tiếng Việt, giáo viên có thể đặt câu hỏi:

Em hãy tìm những từ láy diễn tả tâm trạng của Thủy khi nghe yêu cầu chia đồ chơi của mẹ.

- Những từ láy đó có tác dụng gì trong việc biểu đạt dụng ý nghệ thuật của tác giả

Tích hợp với phần Tập làm văn, giáo viên có thể đặt câu hỏi:

- Văn bản được kể theo ngôi thứ mấy, tác dụng của ngôi kể đó.

1 tháng 6 2018

a,

- Truyện ngắn: Con hổ có nghĩa, thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng

- Truyện kí: Chuyện người con gái Nam Xương (truyền kì mạn lục)

- Tiểu thuyết chương hồi: Hoàng Lê nhất thống chí

- Tùy bút: Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh ( vũ trung tùy bút)

b, Thơ

- Thất ngôn tứ tuyệt: Nam quốc sơn hà, Thiên Trường vãn vọng

- Ngũ ngôn tứ tuyệt: Phò giá về kinh

- Thất ngôn bát cú: Qua Đèo Ngang, bạn đến chơi nhà, Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác, Đập đá ở Côn Lôn, Muốn làm thằng Cuội

- Song thất lục bát: Khóc Dương Khuê, Hai chữ nước nhà, Sau phút chia li

- Lục bát: Côn Sơn ca

- Thơ Nôm: Bánh trôi nước

c, Truyện thơ: Truyện Kiều, Lục Vân Tiên

d, Văn nghị luận

- Chiếu: chiếu dời đô

- Hịch: Hịch tướng sĩ

- Cáo: Bình Ngô đại cáo

- Tấu: bàn luận về phép học

18 tháng 10 2021

Bạn tham khảo nha:

   Một trong những nhà văn gắn liền tuổi thơ với trẻ em toàn thế giới mà chúng ta không thể không nhắc đến chính là nhà văn Đan Mạch nổi tiếng An-dec-xen. Và chắc hẳn trong chúng ta đều nhớ đến hình ảnh cô bé bán diêm, dường như khắc sau tấm trí mỗi người. Cô bé bán diêm nhưng chất chứa trong nhân vật ấy là những bài học đầy giá trị về cuộc sống và con người.

   Nhân vật cô bé bán diêm là hình ảnh trung tâm, xuyên suốt toàn tác phẩm. nhà văn dựa vào đó mà truyền tải những thông điệp về cuộc sống đến người đọc

   Nhà văn đã thành công khi xây dựng nên nhân vật điển hình cùng với bối cảnh trong tác phẩm một cách rất sinh động. Đó là hình ảnh ám ảnh về một cô bé tội nghiệp không nơi nương tự trong bầu không khí giá lạnh cắt da giữa đường phố tuyết, và càng cô độc hơn khi cô được đặt cạnh bầu không khí sum vầy của các gia đình.

   Trong không gian "Mọi nhà đều sang rực ánh đèn và trong phố sực nức mùi ngỗng quay" ấy thì cô bé bán diêm lại hồi tưởng lại những ngày sống trong quá khứ, khoảng thời gian bà còn sống, có dây thường xuân bám quanh ngôi nhà gợi lên sự ấm áp, hạnh phúc. Và cuộc sống ngày xưa đó hoàn toàn đối lập với cuộc sống hiện tại em trải qua, cuộc sống với người cha đầy sự tối tăm và mùi của địa ngục. Dù lạnh đấy, đói đấy em rất muốn về nhà nhưng lại sợ bị cha đánh đòn vì chưa bán được hộp diêm nào. Cô bé hiện lên với đầy sự trẻ thơ nhưng sớm sống trong cảnh thiếu thốn cả vật chất lẫn tinh thần. Chính thực tại đối lập ấy khiến em càng khao khát mãnh liệt một sự sum vầy đầm ấm trong những ngày đông : "chà! Bây giờ mà được quẹt một que diêm để sưởi ấm cho đỡ buốt nhỉ". Đối với ta đó chỉ một ước mơ nhỏ nhoi giữa chốn phồn hoa đô thị ngoài kia, nhưng chính chi tiết ấy cũng đủ để lấy đi nước mắt vì xót xa cho một đứa trẻ thơ mà bất hạnh. Và em đánh liều quẹt một que diêm "lúc đầu xanh lam,dần dần biến đi, trắng ra, rực hồng lên quanh que gỗ, sang chói trông đến vui mắt", thứ ánh sang nhỏ nhoi ấy làm em hạnh phúc phần nào. Nhưng sự khắc nghiệt của cái giá lạnh đã dập tắt đi ngọn lửa nhỏ đó.

   Em tiếp tục quẹt que thứ hai với ước muốn có cuộc sống ấm no. khung cảnh "hàng ngọn lửa nến sáng rực, lấp lánh trên cành lá xanh tươi và rất nhiều bức tranh màu sắc rực rỡ như những bức bày trong tủ hàng" hiện lên tươi đẹp nhưng vẫn bị thời tiết kia làm lụi tàn mất.

   Chỉ là một ngọn lửa bé nhỏ để sưởi ấm, chỉ là một chút ước mơ bé nhỏ để cuộc đời em có chút hi vọng nhưng tất cả đều bị chính môi trường bên ngoài, xã hội ngoài kia cùng với cái xô bồ...tất cả đã nhẫn tâm mà tước đi niềm hạnh phúc nhỏ nhoi ấy. thật xót thương cho số phận trẻ thơ sớm đã phải lớn, sớm phải chịu cảnh đày đọa của cuộc sống. và cuối cùng thì em chỉ muốn được tin tưởng dựa dẫm vào chính người bà tin yêu đã mất của mình. Que diêm thứ ba xuất hiện chính là hình ảnh người bà cùng cánh tay đang chào đón em. Và em đã đi cùng bà về một miền của sự hạnh phúc, đi để không phải bị cuộc đời này vùi dập nữa. đó chính là giây phút em từ giã trần đời, nhà văn An-dec-xen đã nhân hóa, phóng đại hóa cái chết của em cũng chính là tấm lòng xót thương, xúc động, tình cảm thương mến dành cho em, dành cho bao đứa trẻ thơ bất hạnh ngoài cuộc đời kia nữa.

   Bằng lối viết văn rất giản dị, ngôn ngữ trong sang mà nhà văn thiếu nhi An-dec-xen đã xây dựng thành công nhân vật cô bé bán diêm với tất cả niềm xót thương, yêu mến. Qua đó ta thêm hiểu hơn, biết trân trọng hơn về hạnh phúc dành cho con trẻ ngày nay.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
25 tháng 12 2023

Bài

Kiến thức tiếng Việt

Bầu trời

tuổi thơ

Mở rộng trạng ngữ trong câu bằng cụm từ:

Trạng ngữ trong câu có thể là từ hoặc cụm từ, nhờ mở rộng bằng cụm từ, trạng ngữ cung cấp

thông tin cụ thể hơn về không gian, thời gian,...

Ví dụ:

- Buổi sáng, cả khu vườn thơm ngát hương hoa bưởi, hoa cam, hoa chanh và hoa bạc hà, thật

mát lành.

- Buổi sáng mùa xuân, cả khu vườn thơm ngát hương hoa bưởi, hoa cam, hoa chanh và hoa bạc hà, thật mát lành.

Từ mùa xuân mở rộng cho từ buổi sáng, làm rõ hơn thời gian của sự việc được nêu trong câu.

Từ láy

Từ láy là loại từ được tạo thành từ hai tiếng trở lên. Các tiếng có cấu tạo giống nhau hoặc tương tự nhau về vần, tiếng đứng trước hoặc tiếng đúng sau.

Ví dụ:

- Trời mưa xối xả. => Từ láy bộ phần.

- Sấm chớp ầm ầm. => Từ láy hoàn toàn.

Mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm từ:

Khi nói hoặc viết, người ta có thể dùng những cụm từ có hình thức giống câu đơn bình thường,

gọi là cụm C – V, làm thành phần của câu hoặc của cụm từ để mở rộng.

Ví dụ:

Lá rơi cũng có thể khiến người ta giật mình. => Một tiếng lá rơi lúc này cũng có thể khiến người

ta giật mình.

=> Câu trên được mở rộng thành phần chủ ngữ giúp cho câu văn sinh động và đầy đủ hơn.

Khúc nhạc tâm hồn

Nói giảm nói tránh

Nói giảm, nói tránh là một biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển, tránh gây

cảm giác đau buồn, ghê sợ, nặng nề; tránh thô tục, thiếu lịch sự.

Ví dụ

Bác đã đi rồi sao, Bác ơi!

Mùa thu đang đẹp, nắng xanh trời

(Bác ơi! – Tố Hữu)

- Để tránh cảm giác đau buồn, nặng nề, tác giả dùng từ “đi” cho ý thơ thêm tế nhị để nói về việc Bác Hồ kính yêu đã không còn nữa.

Nghĩa của từ ngữ

Nghĩa của từ là nội dung (sự vật, tính chất, hoạt động, quan hệ…) mà từ biểu thị.

Ví dụ:

- Trường học là một cơ quan được lập ra nhằm giáo dục cho học sinh dưới sự giám sát của giáo

viên.

Nhân hóa

Nhân hóa là gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật… bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người; làm cho thế giới loài vật, cây cối, đồ vật trở nên gần gũi với con người, biểu thị

những suy nghĩ, tình cảm của con người.

Ví dụ

- Ông Mặt Trời vừa thức giấc, chim muông đã hót líu lo trên những cánh đồng vàng.

- Chị Gió ơi chị Gió ơi! Cho em đi làm mưa với!

Điệp từ

Điệp từ, điệp ngữ là một biện pháp tu từ trong văn học chỉ việc lặp đi, lặp lại một từ hoặc một

cụm từ, nhằm nhấn mạnh, khẳng định, liệt kê, ... để làm nổi bật vấn đề khi muốn nói đến.

Ví dụ

Điệp ngữ cách quãng:

“… Nhớ sao lớp học i tờ

Đồng khuya đuốc sáng những giờ liên hoan

Nhớ sao ngày tháng cơ quan

Gian nan đời vẫn ca vang núi đèo

Nhớ sao tiếng mõ rừng chiều

Chày đêm nện cối đều đều suối xa…”

Liệt kê

Liệt kê là sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ hay cụm từ cùng loại để diễn tả được đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế hay của tư tưởng, tình cảm.

Ví dụ

Bầu khí quyển ngày càng nghiêm trọng: các hợp chất của các-bon làm ô nhiễm, tầng ô-zôn bao bọc trái đất bị chọc thủng, các tia tử ngoại xâm nhập vào các dòng khí quyển xuống mặt đất…

Cội nguồn yêu thương

Số từ

Số từ là những từ chỉ số lượng và thứ tự của sự vật. Khi biểu thị số lượng sự vật, số từ thường

đứng trước danh từ. Khi biểu thị thứ tự, số từ đứng sau danh từ.

Ví dụ

- Con lợn ấy nặng cả trăm cân chứ không ít.

- Học giỏi nhất lớp tôi là bạn lớp phó học tập.

- Bóng của hai người bạn in trên con đường dài.

Phó từ

Phó từ là những từ chuyên đi kèm các động từ, tính từ để bổ sung ý nghĩa cho động từ, tính từ.

Ví dụ

- Chiếc xe bố vừa mua cho tôi rất đẹp và phong cách.

- Tôi vô cùng ngưỡng mộ bạn lớp trưởng lớp tôi.

Giai điệu đất nước

Ngữ cảnh và nghĩa của từ ngữ trong ngữ cảnh

Tùy vào từng ngữ cảnh được nhắc tới mà các từ ngữ có thể mang nhiều nghĩa khác nhau.

Ví dụ

- Từ “thơm” trong từ “thơm ngon” mang nghĩa là mùi hương hấp dẫn.

- Từ “thơm” trong từ “người thơm” mang nghĩa là con người có phẩm chất đẹp đẽ.

So sánh

So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng

sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

Ví dụ

+ Những ngôi sao thức ngoài kia

Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con

+ Cô giáo em hiền như cô tiên.

Màu sắc trăm miền

Dấu gạch ngang

Dấu gạch ngang (–) là một dấu câu có hình dạng tương tự dấu gạch nối và dấu trừ nhưng khác

với các ký hiệu này về chiều dài và trong một số phông chữ, chiều cao trên đường cơ sở.

Ví dụ

- VD 1: Đánh dấu bộ phận chú thích

Lan – lớp trưởng lớp tôi đã đạt giải nhất trong kì thi này.

- VD 2: Đánh dấu lời nói trực tiếp

Bố thường bảo với tôi rằng:

- Con muốn trở thành một người có ích thì trước tiên con phải là một cậu bé ngoan, biết yêu

thương mọi người.

Từ ngữ địa phương

Từ ngữ địa phương là từ ngữ chỉ sử dụng ở một (hoặc một số) địa phương nhất định.

Ví dụ

- U (mẹ), mô (đâu), tía (cha).

30 tháng 6 2018

a) - CN: tieng sao dieu

- VN: vang vong

- TN: khap ca canh dong

b) - TN: trong san truong

- CN1: may ban nam

-VN1: choi ban bi

( " còn" là quan hệ từ)

CN2: may ban nu

VN2: choi nhay day

c)- CN1: chúng em

VN1: không những được tự tay làm những chiếc bánh chưng thật ngon

CN2: chúng em

VN2: còn được học bao nhiêu điều về ngày tết

d) -TN: trong căn nhà

- CN: không khí

-VN: bao trùm

-TN: cả căn phòng