K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Đọc đoạn thơ sau:Ngày xưa ta đi họcMười tuổi thơ nghe gió thổi mùa thuMắt ngẩng lên trông bản đồ rực rỡNhư đồng hoa bỗng gặp một đêm mơ.Bản đồ mới tường vôi cũng mớiThầy giáo lớn sao, thước bảng cũng lớn saoGậy thần tiên và cánh tay đạo sĩĐưa ta đi sông núi tuyệt vời.câu 1: xác định thể thơ của đoạn thơ trêncâu 2: hình ảnh thầy giáo trong đoạn hiện lên trong mắt cậu học trò như thế...
Đọc tiếp

Đọc đoạn thơ sau:

Ngày xưa ta đi học

Mười tuổi thơ nghe gió thổi mùa thu

Mắt ngẩng lên trông bản đồ rực rỡ

Như đồng hoa bỗng gặp một đêm mơ.



Bản đồ mới tường vôi cũng mới
Thầy giáo lớn sao, thước bảng cũng lớn sao
Gậy thần tiên và cánh tay đạo sĩ
Đưa ta đi sông núi tuyệt vời.


câu 1: xác định thể thơ của đoạn thơ trên

câu 2: hình ảnh thầy giáo trong đoạn hiện lên trong mắt cậu học trò như thế nào?

câu 3: chỉ ra biện pháp tu từ và nêu tác dụng trong câu thơ: "Mắt ngẩng lên trông bản đồ rực rỡ/Như đồng hoa bỗng gặp một đêm mơ."
câu 4: theo em, người thầy có vai trò gì trong việc khơi dậy học trò? em hãy lấy một ví dụ về một tác phẩm văn học mà em tâm đắc,  nêu lí do em thích thú về tác phẩm đó.

1
27 tháng 12 2022

cac ban oi giai cho mik bai bien phap tu tu trong cau truyen con tho trang thong minh ngu van

Bài 2. Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi: “Mười tuổi thơ nghe gió thổi mùa thu Mắt ngẩng lên trông bản đồ rực rỡ Như đồng hoa bỗng gặp một đêm mơ. Bản đồ mới tường vôi cũng mới 2 Thầy giáo lớn sao, thước bảng cũng lớn sao Gậy thần tiên và cánh tay đạo sĩ Đưa ta đi sông núi tuyệt vời.” Câu 1: Đoạn thơ trên trích từ tác phẩm nào? Tác giả? Câu 2: Cho biết hoàn cảnh sáng tác và thể thơ? Câu...
Đọc tiếp

Bài 2. Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi: “Mười tuổi thơ nghe gió thổi mùa thu Mắt ngẩng lên trông bản đồ rực rỡ Như đồng hoa bỗng gặp một đêm mơ. Bản đồ mới tường vôi cũng mới 2 Thầy giáo lớn sao, thước bảng cũng lớn sao Gậy thần tiên và cánh tay đạo sĩ Đưa ta đi sông núi tuyệt vời.” Câu 1: Đoạn thơ trên trích từ tác phẩm nào? Tác giả? Câu 2: Cho biết hoàn cảnh sáng tác và thể thơ? Câu 3: Tìm và nêu tác dụng của biện pháp tu từ có trong đoạn thơ trên? Câu 4: Câu thơ “Thầy giáo lớn sao, thước bảng cũng lớn sao” cho em thấy được tình cảm gì của tác giả đối với người thầy và lớp học? Câu 5: Qua đoạn thơ và những hiểu biết của em, hãy viết từ 5 – 7 dòng nêu cảm xúc của em về một bài thơ em thích nhất.

0
Đọc đoạn trích dưới đây và khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng cho mỗi câu hỏi:Ngày xưa ta đi học Mười tuổi thơ nghe gió thổi mùa thu Mắt ngẩng lên trông bản đồ rực rỡ Như đồng hoa bỗng gặp một đêm mơ. Bản đồ mới tường vôi cũng mới Thầy giáo lớn sao, thước bảng cũng lớn saoGậy thần tiên và cánh tay đạo sĩ Đưa ta đi sông núi tuyệt vời. Tim đập mạnh hồn ngây không sao hiểu Mê Kông...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích dưới đây và khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng cho mỗi câu hỏi:

Ngày xưa ta đi học 

Mười tuổi thơ nghe gió thổi mùa thu 

Mắt ngẩng lên trông bản đồ rực rỡ 

Như đồng hoa bỗng gặp một đêm mơ. 

Bản đồ mới tường vôi cũng mới 

Thầy giáo lớn sao, thước bảng cũng lớn sao

Gậy thần tiên và cánh tay đạo sĩ 

Đưa ta đi sông núi tuyệt vời. 

Tim đập mạnh hồn ngây không sao hiểu 

Mê Kông sông dài hơn hai ngàn cây số mông mênh.

(Cửu Long Giang ta ơi, Ngữ văn 6, Tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 2021)

Câu 1. Bài thơ Cửu Long Giang ta ơi do ai sáng tác?

A. Nguyên Hồng 

B. Nguyễn Tuân

C. Xuân Quỳnh 

D. Lâm Thị Mỹ Dạ 

Câu 2. Biện pháp tu từ nào đã được tác giả sử dụng trong các câu thơ: 

Mắt ngẩng lên trông bản đồ rực rỡ 

Như đồng hoa bỗng gặp một đêm mơ. 

A. So sánh 

B. Ẩn dụ

C. Nhân hoá 

D. Hoán dụ 

Câu 3. Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên là gì? 

A. Tự sự 

B. Biểu cảm 

C. Miêu tả

D. Nghị luận 

Câu 4. Bài thơ Cửu Long Giang ta ơi có nhắc đến những địa danh nào ở Việt Nam? 

A. Mê Kông, Cô Tô, Hang Én.

B. Thác Khôn, Trường Sơn, Hang Én 

C. Cô Tô, Trường Sơn, Long Châu 

D. Trường Sơn, Hà Tiên, Cà Mau 

PHẦN II. VĂN HỌC VÀ CUỘC SỐNG (8,0 điểm) 

Câu 1 (1,0 điểm). Xác định và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong câu thơ

“Gậy thần tiên và cánh tay đạo sĩ/ Đưa ta đi sông núi tuyệt vời”. 

Câu 2 (3,0 điểm). Bài thơ Cửu Long Giang ta ơi như một bức tranh rực rỡ với các hình ảnh sinh động, giàu sức gợi. Hình ảnh nào đã in đậm trong tâm trí em? Hãy trình bày cảm nhận về hình ảnh đó bằng một đoạn văn (7 – 9 câu). Trong đoạn văn có sử dụng ít nhất một từ láy (gạch dưới từ láy đó). 

Câu 3 (4,0 điểm). Câu thơ “Ngày xưa ta đi học” mở đầu bài thơ đã gợi em nhớ về những gì trong ngày đầu tiên đi học? Hãy sử dụng kết hợp phương thu tự sự và miêu tả để ghi lại phần kí ức tuyệt vời đó bằng một bài văn (khoảng 1 trang giấy thi).

0
1 tháng 1

cậu giỏi thế, tớ làm phải mất 10 phút ms xong cậu chỉ 2 phút:")

1 tháng 1

mạng c Lâm ơiii=))

24 tháng 12 2019

Phần 1: Từ đầu đến “Những buổi ngày xưa vọng nói về” : Mùa thu đất nước trong hoài niệm nhà thơ

Đáp án cần chọn là: A

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
20 tháng 12 2023

* Bài viết mẫu tham khảo: 

Bài thơ Đất nước được hình thành trong một quãng thời gian dài (1948-1955); lần đầu tiên được đưa vào tập Chiến sĩ (1956). Bài thơ được tổ hợp từ một số bài thơ khác như Sáng mát trong như sáng năm xưa (1948) và Đêm mít tinh (1949).

Chủ đề bao trùm của Đất nước là lòng yêu nước nồng nàn, thiết tha, ý thức độc lập tự chủ, là lòng tự hào về đất nước và nhân dân anh hùng, từ trong đau thương nô lệ, dưới sự lãnh đạo của Đảng đã quật khởi vùng lên chiến thắng huy hoàng. Đoạn mở đầu bài thơ là một bức tranh thu Hà Nội trong những ngày tác giả rời thủ đô đi chiến đấu và hình ảnh người ra đi:

                                                                                      Sáng mát trong như sáng năm xưa

                                                                                      …

                                                                                      Sau lưng thềm lá… đầy

Bài thơ Đất nước không viết về mùa thu nhưng khởi nguồn cảm hứng cho nhà thơ nghĩ về đất nước là một buổi sáng mùa thu ở chiến khu Việt Bắc mang đậm đặc trưng thu của Việt Nam với bầu trời trong xanh, làn gió mát thổi nhẹ hoà lẫn với hương cốm ngạt ngào. Là một nghệ sĩ – chiến sĩ của thời đại cách mạng, Nguyễn Đình Thi cảm nhận mùa thu bằng hương cốm mới. Các nghệ sĩ đặc biệt yêu món ăn Việt Nam đều ca ngợi vẻ đặc sắc, độc đáo của cốm. Chỉ với hình ảnh “hương cốm mới”, Nguyễn Đình Thi vừa gợi được thời gian, không gian thu, vừa bộc lộ được tấm lòng yêu nước thật bình dị mà không kém phần sâu lắng thiết tha của mình.

Từ buổi sáng mùa thu ấy, nhà thơ bồi hồi nhớ lại “mùa thu đã xa”. Đó là mùa thu phải từ biệt quê hương ra đi vì nghĩa lớn. “Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội”, câu thơ đã đưa lại cho bức tranh thu một nét vẽ thật cụ thể. Từ “chớm” và cụm từ “chớm lạnh” đã gợi rất đúng một ngày mới chớm vào thu của Hà Nội.

Dường như trong cái buổi sáng chớm lạnh ấy, chỉ có gió thổi trong những phố dài, làm cho phố như dài thêm ra vì vắng lặng. Từ nhạc điệu đến từ ngữ, câu thơ gợi cho ta cảm giác chưa thật phải là gió. Vì không phải là “heo may” mà là “hơi may”. Từ “xao xác” là một từ láy vừa gợi hình vừa gợi cảm. Ở đây tác giả sử dụng thủ pháp đảo ngữ đã tạo nên một hiệu quả biểu đạt khá cao. Hình như nghe “xao xác” rồi mới nhận ra “hơi may”. Một câu thơ chứa đầy tâm trạng: tâm trạng của những người thiết tha gắn bó với quê hương Hà Nội mà phải rời quê hương ra đi vì nghĩa lớn, lòng không thể thanh thản dửng dưng, trái lại luôn luôn trĩu nặng một nỗi yêu thương, bâng khuâng lưu luyến, mong nhớ lặng buồn:

                                                                                      Người ra đi đầu không ngoảnh lại

                                                                                      Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy

Đã có nhiều ý kiến khác nhau về hình ảnh người ra đi trong hai câu thơ trên. Câu thơ này cũng có nhiều cách ngắt nhịp khác nhau. Nguyễn Đình Thi đã có lần phát biểu về ý thơ này. Ông cho rằng vẻ đẹp của mùa thu là vẻ đẹp giản dị sâu lắng. Câu thơ gợi lên một khung cảnh rất đẹp nhưng có cái gì đó tĩnh lặng, hoang vắng, man mác buồn. Đó là tâm trạng buồn rất thực của những người rời Hà Nội vì mục đích, lẽ sống cao cả.

Nổi lên trên bức tranh thu Hà Nội với những hình khối, màu sắc và ánh sáng đầy ấn tượng vẫn là hình ảnh người chiến sĩ vừa hiên ngang kiên nghị, vừa có nét hào hoa tinh tế, gắn bó thiết tha với quê hương. Hình ảnh này làm ta nhớ đến hình ảnh tráng sĩ một thuở kiên quyết lên đường vì đại nghĩa với tâm hồn lãng mạn mộng mơ có sức hấp dẫn mạnh mẽ được diễn tả khá sinh động và đẹp đẽ trong những vần thơ của Thâm Tâm, Quang Dũng.

Nhịp điệu của câu thơ cuối nói riêng, đoạn thơ nói chung cũng đã góp phần diễn tả cái tâm trạng rất thực của người ra đi nói trên: chậm rãi đều đều trầm lắng như nhịp bước của người ra đi, quả quyết và lưu luyến, lặng lẽ, mà xao động.

Đoạn thơ chỉ có bảy câu thơ nhưng vừa có hình, có tình, có nhạc, có ánh sáng, màu sắc. Nó xứng đáng là một trong những đoạn thơ hay nhất viết về mùa thu. Đằng sau bức tranh thu nên thơ nên họa là tấm lòng gắn bó tha thiết với quê hương đất nước và niềm ngưỡng vọng của thi nhân đối với vẻ đẹp của những con người lên đường theo tiếng gọi của non sông.

Đọc thầm bài thơ sau:TIẾNG GÀ TRƯATrên đường hành quân xaDừng chân bên xóm nhỏTiếng gà ai nhảy ổ:"Cục, cục tác... cục ta..."Nghe xao động nắng trưaNghe bàn chân đỡ mỏiNghe gọi về tuổi thơ.Tiếng gà trưaỔ rơm hồng những trứngNày con gà mái mơKhắp mình hoa đốm trắngNày con gà mái vàngLông óng như màu nắng.Cứ hằng năm, hằng nămKhi gió mùa đông tớiBà lo đàn gà toiMong trời đừng...
Đọc tiếp

Đọc thầm bài thơ sau:

TIẾNG GÀ TRƯA

Trên đường hành quân xa

Dừng chân bên xóm nhỏ

Tiếng gà ai nhảy ổ:

"Cục, cục tác... cục ta..."

Nghe xao động nắng trưa

Nghe bàn chân đỡ mỏi

Nghe gọi về tuổi thơ.

Tiếng gà trưa

Ổ rơm hồng những trứng

Này con gà mái mơ

Khắp mình hoa đốm trắng

Này con gà mái vàng

Lông óng như màu nắng.

Cứ hằng năm, hằng năm

Khi gió mùa đông tới

Bà lo đàn gà toi

Mong trời đừng sương muối

Đế cuối năm bán gà

Cháu được quần áo mới.

Cháu chiến đấu hôm nay

Vì lòng yêu Tổ quốc

Vì xóm làng thân thuộc

Bà ơi, cũng vì bà Vì tiếng gà cục tác

Ổ trứng hồng tuổi thơ. (Xuân Quỳnh)

Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng:

Vì sao anh bộ đội lại khẳng định anh chiến đấu vì "tiếng gà cục tác, ổ trứng hồng tuổi thơ"?

1
3 tháng 12 2019

 Anh bộ đội chiến đấu vì "tiếng gà cục tác, ổ trứng hồng tuổi thơ" vì với anh đó là một phần của xóm làng thân thuộc, đó chính là cuộc sống êm ả, thanh bình. Ổ trứng hồng và tiếng gà là tuổi thơ vất vả nhưng tươi đẹp với tình yêu của người bà thân yêu. Với anh, đó là những gì đẹp đẽ, tốt lành. Tiếng gà cục tác và ổ trứng hồng tượng trưng cho hoà bình, sự yên ấm của quê hương, làng xóm. Với anh bộ đội, đó cũng là một phần của Tố quốc yêu thương.

(Theo Đặng Thị Ngàn)