K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

24 tháng 2 2023

- Sự biến đổi của cây hoa hướng dương qua các giai đoạn được thể hiện rõ ràng nhất thông qua kích thước, khối lượng và sự phát sinh các cơ quan mới như rễ, thân, lá, hoa:

 + Gieo hạt.

 + Hạt nảy mầm.

 + Hạt xuất hiện lá mầm, rễ phát triển dài, đâm sâu.

 + Cây lớn dần, xuất hiện nhiều lá, rễ phân nhiều nhánh, đâm sâu.

 + Cây lớn dần, tăng chiều cao, rễ nhiều nhánh, xuất hiện hoa.

 + Cây cao, hoa nở.

- Sự biến đổi đó gọi là sự sinh trưởng và phát triển của cây.

31 tháng 3 2018

Đáp án: A

6 tháng 2 2023

Quan sát hình 9.1. ta thấy:

Cây không được tưới nước (hình đầu tiên) ta thấy lá bị héo, úa, không có sức sống. Sau khi được tưới nước, lá trở nên tươi hơn (hình ở giữa). Ở hình cuối, ta có thể thấy được lá trở nên xanh tốt, thấy được rõ phần thân, ở lá có thể thấy rõ các gân lá.

26 tháng 2 2023

→ Nhận xét sự thay đổi về kích thước, hình thái và các cơ quan của cây hoa hướng dương:

- Về kích thước của cây: tăng dần.

- Về hình thái và các cơ quan của cây: có sự phát sinh hình thái các cơ quan rễ, thân, lá, hoa, hạt của cây theo từng giai đoạn.

25 tháng 9 2023

tham khảo

Cây càng trường thành hệ rễ, lá, thân cây càng phát triển về cấu trúc và kích thước. Đến thời điểm thích hợp cơ quan sinh sản của cây (Hoa) sẽ được tạo ra giúp cây duy trì nòi giống.

22 tháng 7 2023

a, Sự thay đổi về tính chất vật lí => Mảnh giấy bị xé thành nhiều mảnh nhỏ và vụn

b, Sự thay đổi về tính chất hoá học => Nước trở nên ngọt hơn nhờ có đường

c, Sự thay đổi về tính chất vật lí => Đinh sắt sau khi uốn có hình dạng cong hơn ban đầu

d, Hiện tượng chất biến đổi thành chất khác => Mẩu giấy vụn cháy thành tro 

e, Hiện tượng chất biến đổi vật lí => Đường đun nóng sẽ từ các tinh thể rắn sang dạng lỏng, sôi.

g, Hiện tượng biến đổi chất thành chất khác => Đinh sắt bị môi trường làm gỉ (sự oxi hoá sắt thành oxit sắt)

Tìm các thông tin về lá biến dạng theo hướng dẫn dưới đây: - Quan sát cây xương rồng hoặc H.25.1 và hãy cho biết:      + Lá cây xương rồng có đặc điểm gì?      + Vì sao đặc điểm đó giúp cây có thể sống ở những nơi khô hạn thiếu nước? - Quan sát H.25.2 H.25.3 hãy cho biết:      + Một số lá chét của cây đậu Hà Lan và lá ở ngọn cây mây có gì khác với các lá bình thường?      + Những lá...
Đọc tiếp

Tìm các thông tin về lá biến dạng theo hướng dẫn dưới đây:

- Quan sát cây xương rồng hoặc H.25.1 và hãy cho biết:

     + Lá cây xương rồng có đặc điểm gì?

     + Vì sao đặc điểm đó giúp cây có thể sống ở những nơi khô hạn thiếu nước?

- Quan sát H.25.2 H.25.3 hãy cho biết:

     + Một số lá chét của cây đậu Hà Lan và lá ở ngọn cây mây có gì khác với các lá bình thường?

     + Những lá có biến đổi như vậy có chức năng gì đối với cây?

- Quan sát củ riềng hoặc củ dong ta (H.25.4)

     + Tìm những vảy nhỏ ở trên thân rễ, hãy mô tả hình dạng và màu sắc của chúng.

     + Những vảy đó có chức năng gì đối với các chồi ở thân rễ?

- Quan sát củ hành (H.25.5) và cho biết:

     + Phần phình to thành củ là do bộ phận nào của lá biến thành và có chức năng gì?

1
24 tháng 10 2018

- Ở H.25.1

     + Lá cây xương rồng biến thành gai.

     + Lá biến thành gai làm giảm sự thoát hơi nước qua lá phù hợp với điều kiện sống của cây ở nơi khô hạn.

- Ở H.25.2 H.25.3:

     + Lá chét của đậu Hà Lan hình thành tua cuốn, lá cây mây biến thành tay móc.

     + Tua cuốn, tay móc giúp cây bám vào giá thể để cây leo lên cao.

- Ở H.25.4

     + Các vảy nhỏ trên thân rễ có màu nâu, màu trắng.

     + Chúng có chức năng bảo vệ các chồi ở thân rễ.

- Ở H.25.5 phần phình to ở củ hành là bẹ lá phình to ra, có vai trò dự trữ chất dinh dưỡng cho cây.

16 tháng 8 2023

Tham khảo:

- Dẫn đến sự thay đổi địa hình, gia tăng mực nước biển, thay đổi độ mặn của nước biển và làm biến đổi chuỗi thức ăn của sinh vật do nhiệt độ tăng làm băng bị tan.

- So với thời kì tiền công nghiệp, nếu nhiệt độ tăng 2℃, dải băng Tây Nam Cực sẽ sụp đổ, mức nước biển sẽ dâng hơn 2m; nếu nhiệt độ tăng 6-9℃, hơn 70% lượng băng ở Nam Cực sẽ mất đi, mực nước biển sẽ dâng khoảng 40m.

4 tháng 2 2023

Kịch bản về sự thay đổi thiên nhiên châu Nam Cực khi có biến đổi khí hậu toàn cầu:

- Nhiệt độ tăng làm băng bị tan, dẫn đến sự thay đổi địa hình, gia tăng mực nước biển, thay đổi độ mặn của nước biển và làm biến đổi chuỗi thức ăn của sinh vật.

 

- So với thời kì tiền công nghiệp, nếu nhiệt độ tăng 2℃, dải băng Tây Nam Cực sẽ sụp đổ, mức nước biển sẽ dâng hơn 2m; nếu nhiệt độ tăng 6-9℃, hơn 70% lượng băng ở Nam Cực sẽ mất đi, mực nước biển sẽ dâng khoảng 40m.

22 tháng 2 2023

1. Khái niệm sinh trưởng: Sinh trưởng là sự tăng lên về kích thước và khối lượng của cơ thể do sự tăng lên về số lượng và kích thước tế bào, nhờ đó mà cơ thể lớn lên.

Khái niệm phát triển: Phát triển bao gồm sinh trưởng, phân hóa tế bào, phát sinh hình thái cơ quan và cơ thể.

2. Quan sát Hình 36.1 ta nhận thấy sự sinh trưởng của:

+ Cây cam: Hạt của cây cam nguyên phân để nảy mầm, tạo cây con, từ cây các tế bào trao đổi chất và phân chia tiếp để lớn lên thành cây trưởng thành, từ đó kích thước và khối lượng của cây cam đã tăng lên (từ hạt)

5 tháng 9 2023

Chu trình Calvin gồm 3 giai đoạn:

Giai đoạn 1: Cố định CO2

Trong giai đoạn này RuBP (ribulose bisphosphate)được chuyển hóa thành APG (Phosphoglyceric acid) và có sự tham gia của CO2 đồng thời ATP được chuyển hóa thành ADP và NADPH bị chuyển thành NADP+

Giai đoạn 2: Khử

APG bị khử thành AlPG (Aldehyde phosphoglyceric) và tạo ra glucose, glucose liên kết với các phân tử đường khác để tạo thành các polysaccharide như tinh bột, saccharose.

Giai đoạn 3: Tái tạo chất nhận

Giai đoạn này có sự tham gia của ATP, năng lượng từ ATP chuyển hóa AlPG (Aldehyde phosphoglyceric) thành RuBP (ribulose bisphosphate) để tiếp tục tổng hợp các polysaccharide mới.

23 tháng 3 2023

Chu trình Calvin gồm 3 giai đoạn:

- Giai đoạn 1. Cố định CO2: CO2 kết hợp với phân tử ribulose 1,5-bisphosphat (RuBP) dưới tác dụng của enzyme xúc tác rubisco tạo thành 2 phân tử 3 – phosphoglyceric acid (APG).

- Giai đoạn 2. Giai đoạn khử: 3 – phosphoglyceric acid (APG) được phosphoryl hóa nhờ enzyme phosphoglycerate kinase, quá trình này sử dụng năng lượng ATP và giải phóng ADP; sau đó sản phẩm tiếp tục bị khử bởi NADPH thành aldehyde phosphoglyceric (AlPG).

- Giai đoạn 3. Giai đoạn tái tạo chất nhận: Phần lớn AlPG được sử dụng để tái tạo RuBP. Trong loạt phản ứng, khung carbon của 5 phân tử AlPG được sắp xếp lại nhờ 3 phân tử ATP và tạo nên 3 phân tử RuBP để chuẩn bị nhận trở lại nhận 3 phân tử CO2 và 1 chu trình Calvin mới lại được bắt đầu.

20 tháng 12 2019

- Số lượng và trình tự các cặp nucleotit ở đoạn (b), (c), (d) khác so với đoạn (a)

+ Đoạn (b) là đột biến gen dạng mất (cặp X-G)

+ Đoạn (c) là đột biến gen dạng thêm (cặp T-A)

+ Đoạn (d) là đột biến gen dạng thay thế (cặp A-T thành cặp G-X)

 

- Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen do ảnh hưởng phức tạp của môi trường trong và ngoài cơ thể tới phân tử ADN xuất hiện trong điều kiện tự nhiên hoặc do con người gây ra.